Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.45 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
Mã số sinh viên
:
Ngày sinh
:

TS.Nguyễn Vinh Hưng

Hà Nội – Tháng 11/2021


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể đều phải tự tìm kiếm cho mình một nguồn vốn
nhất định và tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn đó. Tuy nhiên khơng phải lúc nào họ cũng
tự đáp ứng được điều đó. Tại một thời điểm bất kỳ luôn xảy ra hiện tượng người thừa vốn
và người thiếu vốn, hiện tượng này đòi hỏi sự điều hòa nguồn vốn, điều này đã làm xuất
hiện hoạt động tín dụng. Một trong những loại hình tín dụng phổ biến nhất hiện nay là tín
dụng của tổ chức tín dụng hay cịn gọi là tín dụng ngân hàng.
Trong tình hình hiện nay, với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định


hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước, tín dụng ngân hàng được sử dụng
như một đòn bẩy, một động lực to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Thực chất
quan hệ tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ vay mượn vốn phát sinh giữa các tổ chức
tín dụng với các tổ chức, cá nhân. Hình thức pháp lý của quan hệ này chính là hợp đồng tín
dụng ngân hàng. Trong những năm gần đây, pháp luật về hợp đồng tín dụng của tổ chức tín
dụng đã ngày càng hoàn thiện, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động ngân hàng, bên cạnh
đó vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi, đặc biệt là pháp luật
về hợp đồng tín dụng. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, tôi chọn đề tài “Pháp luật về hợp
đồng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam” để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
Bài tiểu luận về đề tài “Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”,
ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung được kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về tín dụng và hợp đồng tín dụng ngân hàng
Phần 2: Những quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam
Phần 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam

NỘI DUNG
Phần 1. Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.

Khái quát chung về tín dụng và hợp đồng tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng
a. Khái niệm tín dụng

1


- Thuật ngữ "tín dụng" có nguồn gốc từ chữ la tinh: "Creditium", có nghĩa là sự tin

tưởng, tín nhiệm. Hành vi tín dụng có thể thực hiện bởi bất cứ ai.
Ví dụ: được thực hiện bởi hai cá nhân cho nhau vay tiền hoặc hai doanh nghiệp trong
việc mua bán chịu hàng hóa...
- Theo thời gian, việc thực hiện hành vi tín dụng được chun nghiệp hơn, loại hình
phổ biến nhất là ngân hàng thương mại. Quan hệ được thiết lập giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng là quan hệ tín dụng ngân hàng. Ngồi ra, tín dụng hoạt động rất phong phú và
đang dạng được biểu hiện cả dưới hình thức tín dụng Nhà nước, tín dụng thuê mua, tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng
Các quan điểm về định nghĩa tín dụng
- Theo SCHUCK H. Và ZAHRIG A. Thì tín dụng phát sinh khi người này (chủ nợ)
giao cho người kia (con nợ) sử dụng một số tiền nhất định, khi tới hạn trả con nợ phải hoàn
trả cho chủ nợ toàn bộ số tiền đã vay kèm theo khoản lãi mà hai bên đã thỏa thuận.
- Dưới góc độ kinh tế, tín dụng có thể được hiểu là một quan hệ kinh tế hình thành
trong q trình chuyển hóa giá trị dưới hình thái hiện vật hay hình thái tiền tệ từ chủ thể này
sang chủ thể khác theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời hạn nhất định.
- Dưới dốc độ pháp lý, tín dụng là mqh chuyển giao vốn từ những người thừa vốn sang
những người thiếu vốn theo nguyên tắc hồn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm.
b, Đặc trưng của tín dụng
- Tín dụng bao giờ cũng phát sinh trên cơ sở sự tín nhiệm, có nghĩa là để thiết lập quan
hệ tín dụng bên chuyển giao vốn và bên nhận chuyển giao vốn phải tin tưởng nhau có thể là
tín nhiệm về khả năng tài chính hoặc tình cảm.
- Bên chuyển giao vốn chuyển giao cho bên khác sử dụng trong một thời gian nhất
định
- Khi hết thời gian sử dụng vốn, bên nhận chuyển giao phải hoàn trả vốn cho bên
chuyển giao cùng với lãi suất. Trên thực tế, sự hồn trả này thường có giá trị lớn hơn so với
khoản tín dụng ban đầu, khoản dơi ra này được gọi là lãi suất tín dụng.
1.1.2 Khái niệm và đặc trưng hợp đồng tín dụng ngân hàng
a, Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng

2



Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng tín dụng.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì việc cho vay phải được lập
thành hợp đồng tín dụng có đầy đủ các nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn
vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức sử dụng vốn vay, hình
thức bảo đảm tiền vay, giá trị tài sản bảo đảm, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, chuyển
nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng.
Như vậy, hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi
là bên cho vay) với khách hàng vay vốn (gọi là bên đi vay), theo đó bên cho vay cấp chó
bên đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trong một thời hạn nhất định và khi hết hạn
đó, bên đi vay phải hồn trả lại cả gốc và lãi.
Với định nghĩa này, hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố:
- Về phương diện hình thức, sự thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với
khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản.
- Về phương diện nội dung, bên cho vay thỏa thuận để bên vay được sử dụng một số
tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hồn trả, dựa trên sự tín nhiệm.
b .Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Ngồi những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng cịn có một số
đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia họp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ chức tín
dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định pháp luật. Cịn chủ thể
bên kia (bên đi vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thoả mãn những điều
kiện vay vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định.
Thứ hai, hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng bắt buộc phải bằng văn bản. Sau
khi tổ chức tín dụng quyết định cho khách hàng vay vốn thì tổ chức tín dụng và khách hàng
phải ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng. Đây là một tất yếu bởi tính rủi ro của quan hệ tín
dụng ln cao, do đó phải có những ràng buộc pháp lý giữa hai bên.

Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên
cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đơng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể
địi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và
3


bất trắc càng lớn và vì thế tổ chức tín dụng càng phải quan tâm đến việc áp dụng các biện
pháp quản trị rủi ro, đồng thời phải quy định lãi suất cho vay cao hơn nhằm thu hồi đủ các
chi phí bỏ ra cho việc quản lí các khoản cho vay dài hạn vốn có mức độ rủi ro cao.
Thứ tư, cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ. Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ
chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện
trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi
nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín
dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ
đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ
hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi...).
Thứ năm, hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng ln nhằm mục đích thu lợi
nhuận. Việc thu lợi nhuận khơng chỉ xuất phát từ lợi ích của tổ chức tín dụng mà cịn xuất
phát từ lợi ích của người gửi tiền và lợi ích của xã hội.
c .Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
- Là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015, là sự thỏa thuận giữa các bên ,
theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên
cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Là một dạng hợp đồng song vụ, khi hai bên đã thỏa thuận tất cả các điều khoản của
hợp đồng tín dụng ngân hàng và hợp đồng đã được kí kết thì hợp đồng bắt đầu phát sinh
hiệu lực và bên đi vay có quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ cấp tín dụng.
Phần 2. Những quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
2.1 Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Nội dung cùa hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư

cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật, về
lí thuyết, nội dung của hợp đồng tín dụng (các điều khoản của hợp đồng) phải do các bên tự
định đoạt trên nguyên tắc tự do ý chí và thống nhất ý chí, phù hợp với pháp luật và đạo đức
xã hội.
Theo quy định về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng, nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:

4


- Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ
trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thoả mãn thì hợp đồng tín
dụng mới có hiệu lực. Chẳng hạn, bên vay phải có năng lực chủ thể, có tình hình tài chính
lành mạnh hay phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba...
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong điều khoản này, các bên phải thoả thuận
về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.
- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín
dụng về ngày, tháng, năm ừả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng.
Neu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong hợp đồng
tín dụng, cịn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thoả thuận sau trong q trình thực hiện hợp
đồng tín dụng (nếu thấy cần thiết).
- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Đây là một điều khoản rất quan
trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế, các bên phải thoả
thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả tồn bộ một
lần khi họp đồng vay đáo hạn. Nêu khoản vay được thoả thuận thanh tốn theo từng kỳ hạn
thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với
khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ.
- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Trong điều khoản này, các bên cần ghi rõ
vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hố để kỉnh doanh hay
mua hàng hoá để tiêu dùng...). Việc thoả thuận điều khoản này trong hợp đồng tín dụng

được xem như giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín
dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện vào các mục đích
phiêu lưu, mạo hiểm. Mặt khác, để bảo đảm lợi ích củá cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn
đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên
có quyền thoả thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện
sử dụng vốn đã thay đổi.
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Đây là điều khoản mang tính
chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thoả thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng
con đường thương lượng, hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp
cho mình. Nếu trong hợp đồng tín dụng khơng ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên
khơng thoả thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5


2.2 Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Theo luật các tổ chức tín dụng 2017, tuy khơng có điều khoản nào trực tiếp quy định
rằng hợp đồng tín dụng phải được kí kết bằng văn bản nhưng thực tế cho thấy các tổ chức
tín dụng ln kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng bằng hình thức văn bản. Sở dĩ như
vậy là bởi việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản có những ưu điểm sau đây:
Một là hợp đồng tín dụng được kí kết bằng văn bản sẽ tạo ra bằng chứng cụ thể cho
việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Hai là việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự cơng bố cơng
khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết
rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an tồn trong trường hợp cần
thiết.
Ba là việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan có
trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu thuế,
lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm sốt hoạt động thương mại của các chủ thể kinh
doanh trên thương trường.

Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồm văn bản viết
và văn bản điện tử. Hợp đồng tín dụng được xác lập thơng qua phương tiện điện tử dưới
hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Các văn bản hợp đồng điện
tử được coi là có giá trị pháp lí như văn bản hợp đồng viết và có giá trị chứng cứ trong quá
trình giao dịch
Việc pháp luật quy định mọi hợp đồng tín dụng phải được kí kết bằng văn bản cùng
với sự chấp nhận hai hình thái vật chất nói trên của văn bản hợp đồng tín dụng có thể xem là
những nỗ lực rất đáng kể của các nhà lập pháp nhằm bảo đảm sự an tồn pháp lí cho các bên
tham gia hợp địng tín dụng.
2.3 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng dựa vào các vấn đề như: năng lực của các bên
tham gia kí kết hợp đồng, hình thức và nội dụng của hợp đồng, sự tự nguyện, bình đẳng và
tự do ý chí của các bên tham gia kí hợp đồng. Ngồi ra, phải xét các yếu tố liên quan đến
hiệu lực pháp lý đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Ví dụ, hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ bị vơ hiệu tồn bộ nếu ben vay là đối tượng
cấm được cho vay hoặc là loại cho vay bị cấm.
6


Hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể bị vơ hiệu toàn bộ hoặc từng phần. Trong trường
hợp hợp đồng tín dụng ngân hàng được các bên kí nhưng vi phạm các điều cấm của luật thì
hợp đồng này sẽ bị vơ hiệu tồn bộ và khơng làm phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào
giữa các bên. Còn nếu hợp đồng được ký kết không bị vi phạm các điều luật cấm mà chỉ vi
phạm đến lợi ích của một trong các bên tham gia kí kết thì chỉ vơ hiệu một phần nào đó
trong hợp đồng, trong trường hợp này các bên phải sửa đổi hoặc hủy bỏ nội dung trái pháp
luật.
2.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.4.1.Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
Với tư cách là bên cấp tín dụng, đồng thời là chủ nợ trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có
những quyền và nghĩa vụ pháp lí cơ bản sau đây:

- Nghĩa vụ chuyến giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách- hàng
vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân). Nghĩa vụ này phát sinh do việc bên cho vay đã cam kết
cho khách hàng vay được sử dụng số tiền của mình trong thời hạn nhất định với điều kiện
có hồn trả. Mặt khác, cơ sở khọa học để quy định nghĩa vụ này cho bên cho vay chính là ở
chỗ, thực tế người vay chỉ có thể thực hiện được quyền sử dụng vốn vay và cũng chỉ có
nghĩa vụ hồn trả tiền vay khi nào có bằng cớ chứng minh rằng họ đã nhận được tiền vay do
bên cho vay chuyển giao đúng thời hạn đã thoả thuận. Tuy vậy, nếu bên cho vay vi phạm
nghĩa vụ này (nghĩa vụ giải ngân) như giải ngân chậm hoặc không chịu giải ngân theo thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng thì vấn đề trách nhiệm pháp lí của họ là như thế nào? Với
hiện trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam, trong trường hợp đó bên cho vay bị coi là đã vi
phạm nghĩa vụ họp đồng, vì thể có trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy
ra cho bên vay. Ngoài ra, bên cho vay còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình như đã
cam kết, trừ trường hợp cả hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời
hạn.
- Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng. Bên cho
vay có trách nhiệm phải kiểm tra q trình sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng
nhằm nâng cao chất lượng quản trị các khoản tín dụng. Mặt khác, khách hàng vay cũng
buộc phải chấp nhận sự kiểm tra, giám sát này từ phía bên cho vay nhằm tạo điều kiện để
bên cho vay tiến hành các biện pháp quản trị tín dụng hiệu quả.
- Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thoả thuận, kể cả tiền phạt, tiền bồi
thường thiệt hại (nếu có). Quyền năng này mặc dù cũng phát sinh trên cơ sở các thoả thuận
7


trong hợp đồng tín dụng nhưng thơng thường sẽ được pháp luật bảo đảm thực hiện bằng
nhiều phương cách, vì khi thực hiện quyền này, tổ chức tín dụng (bên cho vay) có tư cách là
chủ nợ có vị trí đặc biệt quan trọng. Với tư cách là chủ nợ, bên cho vay sẽ thực hiện quyền
yêu cầu đối với bên vay (người mắc nợ) bằng các giải pháp mà pháp luật cho phép như
khiếu nại đòi tiền; chủ động phát mại tài sản bảo đảm tiền vay; thương lượng hoà giải hoặc
khởi kiện bên vay trước một cơ quan tài phán có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết...

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Với tư cách là người hưởng tín dụng, đồng thời là con nợ trong quan hệ tín dụng, bên
vay có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
- Quyền từ chối các yêu cầu khơng hợp lí của tổ chức tín dụng khi kí kết, thực hiện và
thanh lí họp đồng tín dụng. Quyền năng này được pháp luật quy định nhằm tạo cho khách
hàng vay khả năng chống lại các yêu cầu rõ ràng là khơng hợp lí của tổ chức tín dụng, có
thể gây ra những bất lợi cho họ nếu buộc phải thoả mãn các yêu cầu này.
Ví dụ, khách hàng vay có quyền từ chối cung cấp các thơng tin về hoạt động kinh
doanh của mình nhưng rõ ràng là khơng liên quan gì đến việc sử dụng vốn và hồn trả vốn
vay cho tổ chức tín dụng...
- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc các vi phạm
hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng. Đây là quyền năng pháp định, với mục tiêu nhằm
bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng vay trước những hành vi khơng có căn cứ hợp pháp
của tổ chức tín dụng.
- Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng. Quyền năng này của bên vay cũng chính là nghĩa vụ của bên cho vay, đều
phát sinh trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Do có quyền này mà bên vay
được yêu cầu bên cho vay trả tiền bồi thường thiệt hại đã xảy ra cho mình, trong trường hợp
bên cho vay không thực hiện đúng nghĩa vụ giải ngân theo thoả thuận mà gây thiệt hại.
- Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả và đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng. Nghĩa vụ này phát sinh do điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay đã được ghi
trong hợp đồng tín dụng, nhằm đặt người vay vào tình trạng bị kiểm tra, giám sát thường
xuyên bởi người cho vay. Tuy nhiên, nghĩa vụ này sẽ không cản trờ người vay áp dụng các
biện pháp nhằm đem lại tính hiệu quả cho phương án sử dụng vốn của mình như được
quyền lựa chọn mơ hình cơng nghệ thích hợp nhất để đầu tư, lựa chọn loại vật tư, nguyên
8


liệu trong nước hay nhập khẩu để mua sắm bằng nguồn vốn tín dụng được cấp... Ngồi ra,
hậu quả pháp lí của việc bên vay khơng thực hiện đúng nghĩa vụ này là họ sẽ bị bên cho vay

đình chỉ việc sử dụng vốn hoặc bị thu hồi vốn vay trước thời hạn, sau khi đã được bên cho
vay nhắc nhở bằng vãn bản.
- Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạm hợp đồng tín dụng và
tiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có). Đây là một trong những nghĩa vụ chính
yếu của bên vay, phát sinh trên cơ sở hợp đồng tín dụng hoặc phát sinh trên cơ sở phán
quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền. Thơng thường, nghĩa vụ
hồn trả tiền vay cả gốc và lãi sẽ phát sinh khi hợp đồng tín dụng bắt đầu có hiệu lực và
chúng phải được bên vay thực hiện khi thời hạn sử dụng vốn vay đã hết. Còn nghĩa vụ trả
tiền phạt vi phạm hợp đồng hay tiền bồi thường thiệt hại thì chỉ phát sinh khi xảy ra sự vi
phạm hay sự thiệt hại mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc phát sinh do
phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của tồ án hay trọng tăi. về nguyên tắc, các nghĩa vụ
này của bên vay sẽ chấm dứt khi nào chúng đã được bên vay thực hiện xong trên thực tế.
Phần 3. Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hồn
thiện các quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
Những năm gần đây, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín
dụng ngân hàng nói riêng tại Việt Nam được quan tâm và khơng ngừng hồn thiện. Hệ
thống văn bản pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đã tạo ra khung
pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển. Là một thành
viên của tổ chức thương mại quốc tế, thực thi các cam kết quốc tế, hệ thống pháp luật của
Việt Nam đã có những thay đổi căn bản theo hướng đảm bảo tính tương thích, phù hợp giữa
hệ thống pháp luật quốc gia và với thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy hoạt động về tài chính
ngân hàng vận động khơng ngừng và thay đổi rất mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế, hình thái
giao dịch, phương thức giao dịch mới thường xuyên phát sinh dẫn đến khuôn khổ pháp lý
trong hoạt động của nền kinh tế nói chung, đặc biệt khn khổ pháp lý trong hoạt động tài
chính, ngân hàng cần phải điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tạo điều kiện cho các hoạt động
tài chính ngân hàng được phát triển trong khn khổ pháp luật, tạo mơi trường bình đẳng
giữa các tổ chức có hoạt động tài chính ngân hàng và ngăn chặn rủi ro pháp lý cho các tổ
chức tín dụng, đồng thời giúp cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước và

9



thanh tra hiệu quả. Ngồi những ưu điểm nói trên thì pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân
hàng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cần thực hiện một số giải pháp như:
- Rà soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng
ngân hàng trong thời gian qua để từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục và
sửa đổi.
- Chú trọng hơn nữa đến vấn đề hòa giải, xuất phát từ các quan hệ trong xã hội, các
tranh chấp hợp đồng tín dụng thường xảy ra khi các bên tham gia hợp đồng không thống
nhất được vấn đề mà các bên cần giải quyết khi các bên cần đến sự can thiệp Tòa án xem
xét quyền và nghĩa vụ của các bên, nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như
việc thực hiện nghĩa vụ của các đương sự, cơng tác hịa giải trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng cần phải được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp
luật về hợp đồng tín dụng nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật cho toàn nhân dân nắm rõ
những quy định cơ bản về hợp đồng tín dụng ngân hàng trong thời buổi ngày nay.
- Thiết chế chặt chẽ về nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng trước khi ký hợp đồng tín
dụng liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm, nhất là khi tài sản bảo đảm là
tài sản có giá trị lớn, đảm bảo việc ký kết hợp đồng dựa trên sự tự nguyện.

10


KẾT LUẬN
Hiện nay, pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng đã được Nhà nước ta quan tâm và
không ngừng hoàn thiện và phát triển đã làm ổn định các hoạt động tại Ngân hàng cũng như
tạo cho khách hàng sự yên tâm khi thực hiện giao dịch. Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân
hàng bước đầu đã tạo sự bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo
quyền tự do định đoạt của các bên chủ thể , từng bước hoàn thiện với pháp luật các nước
khác và thông lệ quốc tế, tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng, an tồn, thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực trạng áp dụng
pháp luật về hợp đồng tín dụng cịn gặp phải nhiều hạn chế. Vì vậy, pháp luật về hợp đồng
tín dụng cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt
động cho vay vốn cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, đảm
bảo lợi ích chung của tồn xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
2. Luật các Tổ chức tín dụng, 2010;
3. Trần Thị Diệu Hà, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cá nhân khi ký kết hợp đồng
tín dụng ngân hàng, 2020;
4. Nguyễn Hồng Long, Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế
chấp tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019;
5. Phạm Văn Quyết, Hợp đồng Tín dụng và Biện pháp bảo đảm tiền vay, 2012.

11



×