Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Tiết 2 Bài 2: Thường thức mĩ thuật: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: *. Về kiến thức: - Nắm được sơ lược về bối cảnh lịch sử xã hội thời Nguyên Thủy, cổ đại: + Hiểu được sơ lược về thời kì đồ đá. + Hiểu được sơ lược về thời kì đồ đồng - Hiểu được một số đặc điểm hình vẽ trang trí trên các đồ dùng thông dụng là sự phản ánh tiến trình phát triển của mĩ thuật cổ đại của dân tộc. - Nhận thức chung về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của các di vật, các đồ vật, sản phẩm văn hóa, đời sống của mĩ thuật thời cổ đại. *. Về kỹ năng: - Nhớ được mốc giai đoạn lịch sử và một số địa điểm có di vật khảo cổ khai quật được thời kì Nguyên thủy, cổ đại. - Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật. - Nhận biết được một số giá trị chung của di vật thời cổ đại. - Nhớ và trình bày được một số nét về giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông Sơn. *. Về thái độ: - Học sinh trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại. - Ý thức, tinh thần tham gia học tập - Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: SGK, giáo án tranh, ảnh về những di tích, di sản, di vật của thời kì cổ đại Việt Nam, tranh trống đồng cỡ lớn, Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt nam. Giấy roki kẻ sẵn những khung chữ trong trò chơi ô chữ. - Học sinh: vở chép bài, bút nét to. 2. Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp học nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Đặt vấn đề: Thời kì cổ đại qua đi để lại cho mĩ thuật Việt Nam những sản phẩm vô giá. Đó là những sản phẩm về điêu khắc, chạm khắc mang đậm nét hào hùng và tinh thần dân tộc sâu sắc. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi nét về Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử. I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử: - GV treo lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt nam và chỉ những Địa danh có các hiện vật và di chỉ của lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại . - HS theo dõi.. Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt nam. - GV: Chỉ trên bản đồ vị trí đất nước Việt Nam: Việt Nam: Là một trong những cái nôi loài người có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ. - GV hỏi: Thời kì lịch sử Việt Nam được phân chia làm mấy giai đoạn? - HS trả lời: 3 giai đoạn: Thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng và thời đại Hùng vương. 1. Thời kì đồ Đá: Thời kì Nguyên thủy - GV hỏi: Thời kì đồ đá được chia làm mấy thời kì? - HS trả lời vận dụng kiến thức môn lịch sử để trả lời: + Được chia làm hai thời kỳ:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thời kỳ đồ đá cũ: Gồm các hiện vật được phát hiện ở di chỉ núi Đọ (Thanh hoá). - Thời kỳ đồ đá mới: Gồm các hiện vật được phát hiện với nền văn hoá Bắc Sơn (Miền núi phía Bắc) và Quỳnh Văn (ven biển Miền Trung) nước ta. 2.Thời kì đồ Đồng gồm 4 giai đoạn kế tiếp, liên tục từ thấp tới cao:(Cách khoảng 4000- 5000 năm). - Sơ kì đồ đồng: Giai đoạn Phùng Nguyên (cách đây khoảng 4000 năm đến 5000 năm) - Trung kì đồ đồng: Giai đoạn Đồng Đậu (cách đây khoảng 3300 năm đến 3500 năm) - Hậu kì đồ đồng: Giai đoạn Gò Mun (cách đây khoảng 3000 năm) - Sơ kì đồ sắt: Giai đoạn văn hoá Đông Sơn (cách nay khoảng 2000 đến 2800 năm) 3. Thời đại Hùng vương: Với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của văn hóa- xã hội trong đó có mĩ thuật. - GV tích hợp kiến thức môn Ngữ văn hỏi: Nhắc đến thời đại Hùng Vương thì các em nhớ đến trong văn học có những truyền thuyết nào? - HS vận dụng kiến thứ môn Ngữ văn 6 để trả lời - GV Tích hợp với môn ngữ văn 6- tập một để giới thiệu về thời đại Hùng vương Người Việt cổ cùng với nền văn minh lúa nước đầu tiên và với đời sống lao động thường nhật của mình đã sáng tạo ra những huyền thoại, một hệ thống siêu nhiên giống với con người nhằm giải thích và triết lý toàn bộ xã hội con người thời Hùng Vương. Đó là những truyền thuyết như: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng và Sơn tinh, Thuỷ tinh. Thời Hùng Vương, một thời đại đã đi vào huyền sử, chỉ còn lại những truyền thuyết được dân gian trân trọng. Và đây cũng là những cứ liệu khá xác thực cùng với hoa văn trên trống đồng về một nền nghệ thuật diễn xướng giai đoạn Hùng vương..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV kết luận: Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của xã hội loài người. Nghệ thuật cổ đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỉ và đã đạt được những đỉnh cao trong sáng tạo. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. II. Sơ lược về mĩ thuật thời kì cổ đại. 1.Tìm hiểu về hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội( Hoà Bình). GV vận dụng kiến thức môn lịch sử lớp 6 để giới thiệu về Hình mặt người được khắc trên vách đá: Người Nguyên thủy đã biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình. Trong quan hệ thị tộc, tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó.. Những viên đá cuội có khắc hình mặt người được tìm thấyở Na-ca (Thái Nguyên).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngoài ra còn có Rìu đá; chày; bàn nghiền được tìm thấy ở Phú Thọ, Hoà Bình … - GV hỏi: + Hình vẽ mặt người được khắc ở đâu? - HS trả lời: trên vách hang đồng nội. Khắc gần cửa hang, trên vách núi ở độ cao từ 1,5m- 1,75m vừa với tầm mắt. + Nêu những đặc điểm của hình vẽ mặt người? - HS trả lời: Các mặt người đều có sừng cong ra 2 bên. + Nêu nghệ thuật diễn tả của chạm khắc thời kì đồ đá? - HS trả lời Đặc điểm nghệ thuật: Góc nhìn chính diện đường nét dứt khoát, rõ ràng, bố cục cân xứng. - GV vận dụng kiến thức môn lịch sử lớp 6 bài 10 nói về Sự xuất hiện của kim loại (thay cho đồ đá), đầu tiên là đồng sau đó là sắt, đã thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam. Đó là sự chuyển dịch từ hình thái xã hội Nguyên thuỷ sang hình thái xã hội Văn minh..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.Tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật thời kì đồ đồng: GV hỏi: Kể tên những dụng cụ đồ Đồng của Mĩ thuật Việt Nam?.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Công cụ: Rìu, dao găm, giáo mác, mũi lao. + Đồ trang sức và tượng nghệ thuật: “ Người đàn ông bằng đá” ( Văn Điển- Hà Nội). - GV giới thiệu thêm về Trang sức Người Việt thời cổ đã biết tự làm đẹp bằng những vòng cổ, vòng tay, vòng chân... Sang thời đại đồng thau, đồ trang sức càng đựơc chú ý, do có thể đúc ra hàng loạt. Ba kiểu vòng tay trong ảnh đều tìm được tại Thanh Hoá.. + Thạp Đào thịnh - GV giới thiệu Thạp Đào Thịnh tìm được xã Đào Thịnh (Yên Bái), là chiếc thạp khá lớn đẹp và phong phú hơn cả trong số thạp đã được khảo sát ở nước ta. Thạp này có nắp đậy kín, gồ lên cao. Thân thạp có 25 vành hoa phân bố phía trên gần miệng và phía dưới chân, chừa lại khoảng giữa cho sáu hình thuyền tiếp nhau vòng hết thân thạp . Hình thuyền và hình người trên thuyền biến cách phong phú, không lặp lại giống nhau. ảnh: Thạp Đào Thịnh cao 81cm, nắp nhô cao 15cm. Đường kính chỗ to nhất là 70cm.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thạp đồng Thanh Hoá..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Một số hiện vật khác. Trống minh khí Tượng người thổi khèn Tượng người. trên cán muôi. cõng nhau nhảy múa Quả câ n. Thố. Trống Đồng. Bình. Tượng người làm giá đỡ đèn. ấm.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV hướng dẫn cho HS xem tranh trống đồng Đông Sơn trên ĐDDH ý * GV giới thiệu về: - Trống đồng Đông Sơn: Ở Đông Sơn (Thanh Hóa) nằm bên sông Mã. Là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện được một số đồ đồng vào năm 1924. - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam thể hiện ở cách tạo dáng và nghệ thuật trang trí trên mặt trống và tang trống rất sống động bằng lối vẽ hình học hoá.Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hỏi: Nghệ thuật trang trí mặt trống và tang trống có gì đặc biệt? - Nghệ thuật trang trí mặt trống và tang trống là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và chữ S với hoạt động của con người, chim thú rất nhuần nhuyễn, hợp lí.. - GV hỏi: Bố cục của mặt trống Đồng được trang trí như thế nào? - HS trả lời: Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hỏi: Những hoạt động của con người chuyển động như thế nào? - Những hoạt động tập thể của con người đều thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, gợi lên vòng quay tự nhiên. - GV hỏi Trống đồng Đông Sơn là nhạc cụ thuộc bộ gì? - HS vận dụng kiến thức môn Âm nhạc lớp 6 trả lời: Trống Đồng Đông Sơn thuộc bộ gõ. Kết luận: Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật Đông Sơn là hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới của muôn loài (Các hình trang trí trên trống đồng như cảnh giã gạo, chèo thuyền, các chiến binh và vũ nữ …). Các nhà khảo cổ học đã chứng minh Việt Nam có một nền nghệ thuật đặc sắc, liên tục phát triển mà đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn. Hoạt Động 3: Đánh giá kết quả học tập: GV hỏi- HS trả lời và sau đó tổ chức trò chơi ô chữ. - Nêu mốc giai đoạn lịch sử và một số địa điểm có di vật khảo cổ khai quật được thời kì cổ đại? - Kể tên một số hiện vật mĩ thuật? - Trình bày một số nét về giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông Sơn? * Trò chơi ô chữ: Có 7 hàng ngang và1 hàng dọc(ô chữ chìa khóa). GV chia lớp làm 4 nhóm. GV giới thiệu luật chơi, GV đọc câu hỏi, các nhóm giơ tay để dành quyền trả lời, trả lời đúng ô chữ theo hàng ngang được 10 điểm, giải được ô chữ chìa khóa được 20 điểm..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV dán giấy roki kẻ toàn bộ các khung chữ lên bảng. - GV điều khiển các nhóm trả lời. Thông báo điểm của từng nhóm. - GV tổng kết và trao quà cho nhóm có số điểm cao nhất. Câu hỏi: 1. Thời kì mĩ thuật đầu tiên trong thời kì nguyên thủy là gì?(4 chữ cái) 2. Tên gọi chung của Rìu, giáo mác, lao…là gì? (6 chữ cái) 3. Tượng người đàn ông tiêu biểu cho mĩ thuật thời kì đồ đồng là gì?(7 chữ cái). 4. Tượng người trên vách hang đồng nội được khắc ở đâu?(7 chữ cái). 5. Hoa văn trang trí chủ yếu trên mặt trống đồng theo hình gì?(4 chữ cái) 6. Hình ảnh nào chiếm vị trí chủ đạo trong trang trí? (8 chữ cái). 7. Một trong 3 giai đoạn cao nhất của thời kì mĩ thuật đồ đồng? (5 chữ cái).. C C Ử A H C C O N N G Ò. Đ Ồ C H Â A N H Ữ G Ừ M U. Đ Ô N G S Ơ N. Á N G C Ụ Đ È N. I. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau mỗi nhóm 2 em chuẩn bị 1 tờ giấy A 3. Rút kinh nghiệm:………………………………………………………. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Học sinh vận dụng môn lịch sử để trả lời một số câu hỏi liên quan đến Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại: Nêu được mốc giai đoạn lịch sử và một số địa điểm có di vật khảo cổ khai quật được thời kì Nguyên thủy, cổ đại. Kể tên được một số hiện vật mĩ thuật.Trình bày một số nét về giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông Sơn. 8. Các sản phẩm của học sinh: Kiểm tra tại lớp sau khi học xong bài học: 7/5 em ở các lớp 61, 62, 63, 64 , 65 đều tích hợp kiến thức lịch sử 6 để trả lời về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. Kiểm tra bài cũ vào ngày khác. STT LỚP Số lượng ĐẠT CHƯA ĐẠT GHI CHÚ kiểm tra 01 61 4 4 0 02 62 4 4 0 03 63 4 3 1 04 64 4 3 1 05 65 4 4 0.
<span class='text_page_counter'>(15)</span>
<span class='text_page_counter'>(16)</span>