Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÌM HIỂU VỀ NGHÊ THUẬT MÚA BÓNG RỖI KHU VỰC NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 12 trang )

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ NGHÊ THUẬT
MÚA BĨNG RỖI KHU VỰC NAM BỘ
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2. Múa bóng rỗi
3. Mục đích u cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM THỜ THÁNH MẪU Ở
NAM BỘ
1.1 Tục thờ thánh mẫu ở Nam Bộ
1.2 So sánh tục thờ mẫu ở Bắc bộ và Nam Bộ
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT MÚA BÓNG RỖI NAM BỘ
2.1 Cơ sở hình thành nghệ thuật múa bóng rỗi ở Nam Bộ
2.2 Đặc điểm Nghệ thuật múa bóng rỗi Nam Bộ
2.2.1 Các điệu múa bóng rỗi
2.2.2 Đặc điểm về nghệ thuật múa bóng rỗi:
2.2.2.1Kỹ thuật múa bóng rỗi:
2.2.2.2Nghệ nhân múa bóng rỗi
2.2.3Sự khác biệt giữa lên đồng và múa bóng:
CHƯƠNG III: KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT MÚA BÓNG RỖI
PHẦN TỔNG KẾT

1


1.Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật múa Việt Nam từ buổi đầu hình thành đã mang dấu ấn của cư dân
nông nghiệp thông qua các vũ điệu tả cảnh sản xuất, săn bắn. Bằng tài năng của
người nghệ sĩ những hình ảnh bình dị đời thường đã được nghệ thuật hố . Thế nên


nghệ thuật múa giữ vị trí quan trọng và là một thành tố trong văn hoá Việt Nam.
Từng là một sinh viên học tập tại trường múa cũng như qua thời gian hoạt
động nghệ thuật, biên đạo. Bắt gặp những hình ảnh trên sân khấu và những hỉnh
ảnh thuở nhỏ cùng bà, mẹ đi cúng miếu, cúng đình với bà thánh mẫu uy nghi,
những bà “bóng” múa rỗi đã ăn sâu vào tiềm thức. Với những hoạt động mang màu
sắc lạ kỳ về một thế giới tâm linh, những câu hát, điệu múa, tạp kỹ…
Đặc biệt, điệu múa mâm vàng ngày ấy cũng đã tạo trong tôi một ấn tượng
sâu sắc. Hình ảnh bà “bóng” với đơi tay điêu luyện xử lí linh hoạt với chiếc mâm
dán đầy giấy hàng mã, vàng bóng. Thật dự, đó là một thành tựu sáng tạo chung của
nhân dân, thể hiện những nét tâm linh đặc trưng của con người Miền Nam nói riêng
và Việt Nam nói chung trong việc thờ cúng thánh mẫu.
Để nghệ thuật múa bóng rỗi khơng bị mai một và mất đi những nét truyền
thống, nghi thức và tục lệ xưa. Trên tinh thần ấy, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm
hiểu nghệ thuật múa bóng rỗi ở Nam Bộ”, qua đó đóng góp phần nhỏ trong việc
làm sáng tỏ và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này.
2. Múa bóng rỗi
Múa bóng rỗi là nét nghệ thuật dân gian đã quá quen thuộc với đời sống của
cư dân Nam Bộ, vẫn được duy trì qua thời gian. Trong nhiều năm qua, đã có khá
2


nhiều nhà nghiên cứu về việc thờ cúng thánh mẫu, nữ thần và nghệ thuật bóng rỗi.
Nhưng Múa bóng rỗi là một thể loại nghệ thuật dân gian, theo không gian và thời
gian lại có sự biến tấu. Vì vậy đã gây khơng ít khó khăn trong q trình nghiên cứu.
Theo lời của GS - TS Ngô Đức Thịnh: “Múa bóng rỗi Nam bộ là loại hình
Văn hóa nghệ thuật, hình thức cũng tương tự như: hát ả Đào, hát Bội, hát Chầu
văn, hát Cải lương. Vì đây là nghệ thuật đặc trưng của vùng đất phương Nam mà
nghệ nhân phải trải qua sự luyện tập rất là công phu mới đạt được thành quả....”.
Như vậy, rõ ràng múa bóng rỗi khơng chỉ là một nét văn hóa dân gian trong thờ
cúng mà còn đậm chất nghệ thuật sân khấu.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM
THỜ THÁNH MẪU Ở NAM BỘ
1.1 Tục thờ thánh mẫu ở Nam Bộ
Từ bao đời nay khi nói đến văn hóa Nam bộ người ta thường nhắc đến Đờn
ca tài tử, cải lương, các điệu lý – điệu hị với sự phóng khóang, bao dung, tính bình
dị - dân dã. Song khi phải đối mặt với những thử thách to lớn, những giới hạn mà
bản thân khơng thể vượt qua thì những lời ca tiếng hát đó khó có thể đem lại niềm
tin và động lực thực sự, chỉ có tơn giáo, tín ngưỡng mới là những giá đỡ tin thần,
những động lực giúp con người ta vượt qua những thử thách trong cơn tuyệt vọng.
Và, đạo Mẫu là một trong những nền tảng tâm linh mà người dân vẫn thường
gửi gắm. Qua những đợt cúng miễu người dân có dịp cầu mong sự an lành, cầu
mong cho tai qua - nạn khỏi, cuộc sống gặp nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi trong
năm…Nên việc tơn thờ nữ thần đã có một ý nghĩa sâu sắc về vũ trụ quan, về ý
niệm thiêng hóa tự nhiên để bảo vệ thiên nhiên, mơi trường sống của con người.
Cùng với quá trình giao thoa văn hóa của nhiều lớp dân cư của người
Khơme, Việt, Chăm, Hoa và sự phổ quát rộng rải của việc thờ cúng linh thiêng này,
vì thế hiện nay hình các vị nữ thần được thờ rộng rãi ở thôn ấp Nam Bộ.
3


Mỗi đại phương có một nét riêng trong cách thờ phụng. Có thể xem đây là
một đặc thù tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ. Theo một thống kê cho thấy thì ở Sài
Gịn có 11 đền, điện, Bình Dương có 7 đền, điện, Đồng Nai có 4 đền, điện . Ngồi
ra cịn thấy rải rác ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt...
Đặc biệt việc ai và khi nào người Việt đã mang đạo Mẫu và kèm theo đó là
nghi thức Hầu bóng vào Nam Bộ, mọi việc vẫn còn bỏ ngỏ.

1.2 So sánh tục thờ mẫu ở Bắc bộ và Nam Bộ
Cùng với sự khác biệt về địa lý, hình thế nên phong tục tập quán của từng

vùng miền cũng khác nhau, từ đó đã tạo nên nét riêng biệt về việc thờ cúng thánh
mẫu.
Ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định, mà biểu
hiện rõ rệt nhất là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần. Thí dụ Vương
Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu... và phần lớn là nhân thần có nguồn gốc từ hồng tộc
như hồng hậu, cung phi cơng chúa để có thể tạo sự phân biệt với các nữ thần khác
như: Mẹ Lúa, Tứ pháp...,
Riêng ở Nam Bộ, sự phân biệt giữa hai lớp Nữ thần và Mẫu thần thường ít rõ
ràng hơn. Thí dụ, nếu như ở Nam Bộ, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Ngọc (Thiên Ya Na),
Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen được coi như là những Mẫu thần và được tôn xưng
là Thánh Mẫu, thì Bà Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ) trong đó đặc biệt là
Bà Thủy Long, Bà Hoả thì là Nữ thần hay Mẫu thần. Bên cạnh tín ngưỡng thờ Nữ
thần và Mẫu thần, nhiều nơi đã thấy các đền, điện thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và
kèm theo là nghi lễ Hầu bóng.
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT MÚA BĨNG RỖI NAM BỘ
2.1 Cơ sở hình thành nghệ thuật múa bóng rỗi ở Nam Bộ
Từ thuở xa xưa, cái thời đất rừng còn hoang vu những con người Nam Bộ bình
dị bắt đầu khai khẩn đất hoang, lập ấp, lập điền. Qua quá trình lao động cần đến
4


những giá trị tinh thần, tâm linh nhầm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn
của con người đối với thần linh, đối với tổ tiên và những người đã khuất. Bên cạnh
đó, các buổi tế lễ được tổ chức còn nhằm tỏ lòng tri ân đến các vị thánh thần đã độ
trì cho dân giàu, ấm no hạnh phúc, chống được thiên tai định mệnh. Từ đó việc
hình hành các thể loại nghệ thuật dân gian, mà múa bóng rỗi đã trở thành một nét
đẹp văn hóa đặc trưng theo hình thức diễn xướng nghi lễ dân gian.
Múa bóng rỗi cịn được gọi là múa bóng hoặc hát bóng rỗi, là một loại hình
nghệ thuật múa hát nghi lễ, gắn với các di tích đình - miếu ở các thôn ấp Nam Bộ
vào các dịp lễ hội hàng năm. Nghi thức Múa bóng rỗi được chia làm 2 phần chính:

phần múa dâng lễ và múa tạp kỹ (hay múa biểu diễn).
Múa dâng lễ thường gồm các điệu: múa dâng bơng (cúc, huệ), múa dâng
mâm (mâm vàng hình tháp, mâm lộc trầu cau). Phần này thường mang nặng tính
chất nghi lễ. Múa dâng lễ thông qua những động tác tạo hình biểu hiện sự kính
dâng lễ vật lên thần linh.
Múa tạp kỹ thường gồm các tiết mục như múa lu – khạp, múa dao, múa
ghế…phần này thường nặng tính biểu diễn hơn là nghi lễ, mục đích chính là “…
hầu bà, làm cho bà vui”
Trong môi trường đời sống tâm linh ấy, các nghệ nhân múa hát bóng từ đời
này qua đời khác cha truyền con nối đã cùng nhau sáng tạo và lưu truyền những lời
ca, điệu múa, những trị diễn tạp kỹ tinh xảo. Góp phần làm phong phú đời sống
tinh thần và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân
dân ở thơn ấp.
Nghệ thuật Múa bóng rỗi thể hiện tính đa văn hóa và q trình tiếp xúc và
tích hợp văn hóa giữa người Việt với văn hóa Chăm, Hoa và Khơme. Do vậy, Bóng
rỗi Nam Bộ vừa mang trong mình tính cội nguồn tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ vừa tạo
nên sự mới mẻ trong mơi trường văn hóa phương Nam.
2.2

Đặc điểm Nghệ thuật múa bóng rỗi Nam Bộ
2.2.1 Các điệu múa bóng rỗi
5


1. Điệu “Múa dâng bông” : Người ta dùng một chén đựng đầy bông trang hay
bông vạn thọ đưa cho bà bóng. Bà bóng tiếp nhận chén, để chén bơng trên đầu một
cây gậy dài, bắt đầu thể hiện những điệu múa uốn lượn cơ thể, tay chân, miệng hát
rỗi theo nhịp sên, phách của ban nhạc. Động tác cuối cùng của múa dâng bông là để
chén bông trên đầu, múa lượn bằng cổ đơi ba vịng rồi quỳ xuống. Sau đó có người
bước đến lấy chén bơng trên đầu đặt lên bàn thờ.

2. Điệu “Múa dâng mâm” người múa sẽ sử dụng một chiếc mâm vàng để biểu
diễn.
Mâm vàng là một thứ đồ mã đã dán trên chiếc mâm nhôm. Người ta dùng các
loại giấy khác màu để tạo hình ngơi tháp. Tùy theo địa phương, theo lị của các bà
bóng mà hình dạng, màu sắc của mâm vàng có những sắc thái khác nhau. Mâm
vàng hình tháp là lễ vật mang tính linh thiêng để dâng lên các nữ thần.
Múa mâm vàng có nhiều động tác, như dùng tay cuộn để dâng mâm, đội mâm
lên đỉnh đầu, trên trán, trên cằm, trên môi, chuyển mâm trên vai, trên lưng, thậm
chí dùng bàn chân để dâng mâm. Hình tượng múa mang tính thần kỳ, cịn nghệ
thuật gần với xiếc tạp kỹ. Khi một người múa dâng mâm thì có vài người khác chơi
đàn cò, kèn, thanh la, trống, tạo nên khơng khí vừa linh thiêng vừa sơi động. Sau
khi múa xong, người ta đem đốt ngơi tháp đó đi.
3. Điệu “Múa dâng lộc” với một mâm trầu cau, hay dĩa trầu cau được phủ vải
đỏ sẵn sàng để bà bóng bưng lên và múa. Bà “Bóng” đội mâm lộc để trên đầu cây
thăng bằng qua một ống cây dài rồi di chuyển và múa nhịp nhàng, uyển chuyển.
Múa xong thì đem lộc này dâng thần linh và phát cho mọi người để lấy lộc.
Cũng có người dùng tiền để mua lộc này.
4.Điệu “Múa ghế” Tiết mục này lúc nào cũng gây được sự hứng thú cho người
xem. Bà bóng sử dụng kỹ thuật thăng bằng dùng bảy, tám chiếc ghế chồng lên
nhau, rồi dùng miệng cắn chân ghế và múa.

6


Mỗi động tác uốn éo của bà bóng thường nhận được một tràng pháo tay và
người ta thi nhau để tiền vào lịng những chiếc ghế đó như là sự tưởng thưởng cho
công sức và sự khéo léo của người múa.
5. Điệu “Múa bông huệ” Với những nhánh bông huệ đã tạo nên một nét nghệ
thuật đặc sắc, lạ lung, điêu luyện.
Bà bóng dùng hai cành bơng huệ dài, hai cành huệ chồng lên nhau tự nhiên, bà

bóng cắn một đầu nhánh huệ, một để thẳng đứng, đầu của nhánh thẳng xuống tiếp
xúc với đầu của nhánh còn lại. Khi thể hiện những điệu múa thuần thục, nhuần
nhuyễn, bà bóng di chuyển liên tục mà nhánh huệ không bao giờ rớt. Trên các
nhánh huệ này có rất nhiều tiền của người xem gắn vào để thưởng công6. Điệu
“Múa dao” Những động tác điêu luyện của điệu múa này cũng gần như một tiết
mục xiếc của bà bóng.
6.Điệu “Mùa dao”
Bà bóng dùng miệng cắn một đầu cán dao, mũi dao đưa ra ngồi. Năm, sáu cây
dao cịn lại được chất lên nhau thẳng đứng trên con dao nằm ngang. Bà bóng di
chuyển nhiều lần, múa đẹp mà dao cũng không bị rớt.
7. Điệu “Múa khạp” mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lại là màng thu hút
khán giả. Những động tác này làm người múa khá tốn sức, đồng thời còn đòi họ sự
điêu luyện nữa. Quả là nguy hiểm khi một bà bóng đã ngồi 60 tuổi dùng tay nâng
khạp quay nhiều lần, sau đó chỉ đặt một cạnh của miệng khạp lên trán mình rồi
bng tay ra, lắc lư điệu múa. Thực hiện thành công điệu múa này, bà bóng nhận
được nhiều tiền hơn cả. Người ta thi nhau thảy tiền vào khạp để thưởng công.
8. Điệu “Múa rót rượu” Người múa dùng một chai rượu, trong đó phân nửa có
sẵn rượu, để nằm ngay giữa đỉnh đầu. Người múa cứ lắc lư cơ thể, di chuyển qua
lại mà chai rượu không bị lăn xuống đất. Sau nhiều động tác múa, nhảy khá điệu
nghệ, người múa quỳ xuống, từ từ cúi đầu. Người khác cầm một cái dĩa, trong đó
có một cái ly nhỏ để trước mặt người múa. Người múa cúi đầu sao cho rượu trong
chai chảy được vào ly (không hề dùng tay) và chai rượu cũng không bị rớt xuống.
7


2.2.2 Đặc điểm về nghệ thuật múa bóng rỗi:
2.2.2.1

Kỹ thuật múa bóng rỗi:


Có thể nói các loại hình múa như: dân gian, đương đại, balet có những yêu
cầu về kỹ thuật, kỷ xảo múa chuyên nghiệp . Riêng múa bóng rỗi lại mang nét đặc
trưng riêng, tuy cũng thuộc phàm trù “múa” sân khấu dân gian nhưng có vẻ mang
yếu tố xiếc, tạp kỹ.
Những chuỗi động tác nhanh, gọn, dứt khoát ; những điệu múa uyển chuyển,
khi cong tay, lúc vòng chân, khi sát người trên mặt đất như thế từ thân hình mảnh
mai, thướt tha của vũ cơng mà hịa quyện một cách mơng lung, hư ảo vào những
cụm khói nhang, khói trầm đang tỏa lan nghi ngút.
Động tác của hai tay rất đơn giản, khơng có quy tắc cụ thể, hầu hết các động
tác chỉ xoay quanh cổ tay, chủ yếu là động tác guộn tròn tay, chỉ sử dụng động tác
như một cách giữ thăng bằng, không có điệu bộ cho động tác chân, chân và thân
mình thường nhún lên xuống theo trục thẳng đứng của cơ thể, các bước chân lên
xuống không theo nhịp bắt buộc, thân hình ln uốn éo, nhúng lên xuống thoải mái
tự do, mặt ln hướng về phía bàn thờ.
Có lẽ những kỹ xảo tinh túy nhất của múa bóng rỗi nằm ở những điệu “múa
mâm vàng”, “múa bông” và :múa dao”. Đặc biệt, với nghệ thuật múa này không
được phép bà Bóng có sai sót về các tuyệt kỹ múa tế. Khi người nghệ nhân múa
bóng trình diễn thì tâm hồn và thể xác hòa nhập làm một. Từ tâm thức cúng tế thần
linh họ đã tạo nên một sự kỳ ảo tuyệt vời cùng với khói nhang và chung quanh đã
tạo nên nên sự thần bí nhưng gần gũi.
2.2.2 Nghệ nhân múa bóng rỗi
“Tơi khơng múa điệu con sóng mà tơi chính là con sóng và tơi chính là bọt
sóng tung tóe trên khối đá” – Carolyn Carlson.
Thật vậy, một người múa chân chính thì những điệu múa chính là tâm hồn.
Múa “bóng” là hình thức thơng qua những động tác tạo hình biểu hiện sự kính dâng
8


lễ vật lên thần linh. Múa bằng sự tơn kính, dâng cúng cho những người mà họ tin
tưởng, sung bái.

Có lẽ xưa nay, hể nói tới người múa bóng rỗi – hay gọn hơn bà bóng – người ta liên
tưởng ngay đến các cậu bóng, tức là nam giới nhưng vẫn được coi là nữ giới.
Người múa bóng khơng giới hạn về tuổi tác mà điều quan trọng đó là kỹ năng.
2.2.3

Sự khác biệt giữa lên đồng và múa bóng:
Theo phong tục thờ cúng có thể thấy rằng, cả hát, múa bóng rỗi và lên đồng

đều là những nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Nữ thần nhưng lại ở hai
hệ thống khác nhau.
Múa bóng, diễn viên vừa học vừa hành, chủ yếu nhờ thiên tư mà sớm được
hành nghề. Và tất nhiên sẽ khơng có một chương trình quy chuẩn nào u cầu Bà
Bóng phải thơng qua. Bà Bóng thường mặc trang phục rất cầu kỳ, đầy đủ áo, mũ,
váy, khăn choàng cổ, ngạch quan. Việc trang điểm cũng kỹ, đậm phấn son thể hiện
sự uy nghi, tôn kính.
Múa bóng rỗi trái ngược hồn tồn với múa trong lên đồng. Đó là điệu múa
của con người để dâng lễ trước thần linh. Lời rỗi gọi mời mềm mại, mượt mà
cùng những động tác múa điêu luyện là kết quả của q trình tập luyện khơng
ngừng của những người hát bóng.
Múa trong lên đồng là múa của thần linh, là biểu tượng sự tái hiện của thần
linh trong thân xác ơng đồng, bà đồng qua hình thức “nhập hồn” và “thoát hồn”.
Mỗi một thánh, thần là một biểu hiện khác nhau từ trang phục đến tính cách đến
năng lực. Hơn nữa, loại hình múa này địi hỏi người biểu diễn phải có thể lực rất
tốt. Những người múa bóng phải chịu khó tập luyện để có thể trình diễn những
động tác múa khá điêu luyện, khéo léo như làm xiếc, khiến người xem lúc nào
cũng hồi hộp, tò mò chờ đợi.
Về hình thức lên đồng là dạng nhập – thốt hồn của ơng, bà đồng. Để có
được sự “tự kỷ ám thị” mình, đưa ơng, bà đồng vào trạng thái ngây ngất để thoát
hồn vào thế giới siêu nhiên hay hồn thần linh có thể nhập vào xác ơng, bà đồng,
9



họ cần tới những công cụ. Bằng lời rỗi khi ngọt ngào, khi ai oán, nỉ non, bằng
những động tác múa đẹp mắt, những người hát, múa bóng rỗi tạo một cảm giác an
tâm cho những người trông cậy vào mình để gửi lễ vật hay lời cầu xin lên Bà.
Qua các màn biểu diễn ta thấy trong đó tích hợp nhiều hình thức văn hóa
dân gian khác nhau. Đặc biệt, từ múa hát nghi lễ mang tính linh thiêng, các điệu
múa dâng mâm vàng, dâng hoa mang tính kỳ diệu đã phát triển và tích hợp các trị
tạp kỹ vừa tạo nên tính thần bí, vừa gần gũi đời sống thường ngày, thỏa mãn nhu
cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân.
CHƯƠNG III: KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
MÚA BĨNG RỖI
Văn hóa nói chung và bóng rỗi nói riêng là thành tựu sáng tạo chung của
quần chúng nhân dân, của cả cộng đồng. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, sự nghiệp
lưu giữ và phát triển của bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng được giao phó vào
tay các nghệ nhân dân gian.
Múa bóng rỗi ra đời và tồn tại trong mơi trường tín ngưỡng tơn giáo dân gian
cũng khơng nằm ngồi quy luật chung đó. Do vậy, bên cạnh việc phát huy, kế thừa
và phát triển mặt tốt đẹp, lành mạnh của Múa bóng rỗi, thì cũng phải đấu tranh với
những mặt hạn chế và tiêu cực của nó. Có như vậy, các giá trị đích thực của nghệ
thuật Múa bóng rỗi Nam Bộ mới ngày một tỏa sáng, góp phần vào sự nghiệp bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
của Đảng: Xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Về mặt cơ bản, trò diễn múa Bóng vẫn giữ được nét truyền thống xưa, các
nghệ nhân ln trung thành với tư tưởng giáo lý của mình. Các thế hệ nghệ nhân
nối tiếp nhau giữ gìn và bồi đắp thêm cái hay cái đẹp trong lời ca, điệu múa. Tuy
nhiên, hiện nay do sự truyền nghề vừa ít về số lượng, vừa “tam sao thất bản” về
chất lượng, nên lớp nghệ nhân sau này không giỏi bằng các lớp người đi trước.
10



Những người nắm vững nghệ thuật này thì tuổi cũng đã cao, sức khỏe giảm sút
nhiều.
Nên chăng, cơ quan chức năng cần có giải pháp sớm sưu tầm, lưu trữ lại
những vốn hiểu biết của người nghệ sĩ già này để truyền lại cho hậu thế. “Để hoạt
động múa bóng lành mạnh theo đúng nghĩa của một loại hình nghệ thuật, nên
chăng, tỉnh cần có biện pháp hạn chế tối đa sự xuất hiện của các đồn múa bóng tự
phát. Cùng với đó nên thành lập các câu lạc bộ hát chầu văn múa bóng theo cơ chế
xã hội hóa.
Thực tế để nghiên cứu và bảo tồn những điệu múa bóng rỗi khơng q khóa
khăn, nhưng do nhiếu yếu tố khách quan dẫn đến bị mai một. Hơn nữa vì sự nhận
thức của con người ngày một khoa học hơn đã tác động khơng nhỏ vào trị diễn.
Thêm vào đó là một số kẻ “mua thần bán thánh” làm cho trị diễn bị thối hóa, biến
dạng, gây mất lịng tin trong dân gian.
Trên thế giới cũng có nhiều điệu múa dân tộc khác nhau thể hiện tâm linh
tính ngưỡng cùng với những nghi lễ độc đáo. Mỗi nơi có một đặc trưng khác nhau,
nhưng vẫn cùng hướng tới một đối tượng tâm linh. Tại sao trên thế giới, các nước
vẫn giữ được nét văn hóa riêng của mình? Và tại sao Việt Nam nói chúng và Nam
Bộ nói riêng khơng lưu giữ và bảo tổn nghệ thuật múa bóng rỗi đặc sắc này?
Múa bóng rỗi là một nét đẹp văn hóa theo hình thức diễn xướng nghi lễ dân
gian, thể hiện được giá trị văn hóa nghệ thuật cao, cần được bảo tồn và phát huy.
PHẦN TỔNG KẾT
Nghệ thuật múa bóng rỗi từ lâu đã trở thành một hiện tượng văn hóa tâm linh
của người Nam Bộ từ thuở cha ông đi “mang gươm mở cỏi”, là một nét văn hóa
của người dân vùng sơng nước, ruộng đồng. Múa bóng rỗi đã lột tả được hết những
sáng tạo của nhân dân từ thuở khai hoang lập điền. Múa bóng rỗi sau bao thăng
trầm, vẫn còn chút ánh sáng lấp lánh trong kho tàng văn hóa của quê hương.
11



Là một người con của Nam Bộ luôn muốn giữ gìn và phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc. Mong rằng các nhà nghiên cứu, các cơ quan thẩm quyền
sẽ tạo cơ hội cho nghệ thuật múa bóng rỗi được tồn tại, lưu giữ và truyền thụ lại
những kỹ năng để nó được phát triển và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

12



×