Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

de thi thu sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.49 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II Năm học 2016 – 2017 Môn thi: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:................................. Câu 1: Các bước của phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen gồm: (1). Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3 (2). Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ (3). Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình (4). Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả Trình tự các bước mà Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra quy luật di truyền gồm A. (2), (1), (4), (3). B. (1), (2), (4), (3). C. (4), (1), (2), (3). D. (3), (1), (4), (2). Câu 2: Vốn gen của quần thể là A. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể. B. toàn bộ gen trong tế bào chất của các cá thể trong quần thể. C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở một thời điểm xác định. D. toàn bộ các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Câu 3: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Vậy có thể phát hiện tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết ? A. 12. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 4: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. bộ ba mã hóa. B. gen. C. bộ ba đối mã. D. mã di truyền. Câu 5: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất ? Ab Ab A. aB x aB .. B. AaBb x AaBb. C. AaXBXb x AaXbY. D. AaXBXB x AaXbY. Câu 6: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. D. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. Câu 7: Thể đa bội lẻ A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1. B. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội. C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Câu 8: Đột biến gen là A. là những biến đổi trong cấu trúc của của ADN, liên quan đến một hoặc một số NST..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến sự thay đổi giữa các bazơ nitơ A, T, X , G ở các vị trí ngẫu nhiên trên ADN. C. là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN. D. là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. Câu 9: Trong một quần thể thực vật ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số các kiểu hình như sau:. Kiểu hình Cao, xanh Cao, đỏ Thấp, xanh Thấp, đỏ. Tỉ lệ (%) 76,44 14,56 7,56 1,44. Cho biết gen T - cao, gen t - thấp; gen R – xanh, gen r – đỏ. Tỉ lệ cây dị hợp tử hai cặp gen trong quần thể là A. 20,16%. B. 48%. C. 76,44%. D. 42%. Câu 10: Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn không có ý nghĩa A. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. lập bản đồ di truyền. C. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. D. giúp duy trì sự ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định. Câu 11: Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao (5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người (6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây. Các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen là A. (1), (3), (4), 5). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (6). D. (1), (3), (5), (6). AB Câu 12: Trong quá trình giảm phân bình thường ở một cơ thể có kiểu gen ab đã xảy ra. hoán vị gen với tần số là 32%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là A. 16%. B. 24%. C. 32%. D. 8%. Câu 13: Với hai gen alen B và b nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, kiểu hình khác nhau ? A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình. B. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình. C. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình. D. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. Câu 14: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3'→5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (2) → (3) → (1) → (4). B. (1) → (2) → (3) → (4)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (4) → (3) → (2). Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì? A. Tạo ưu thế lai. B. Tạo giống mới. C. Tạo loài mới. D. Tạo dòng thuần chủng. Câu 16: Gen đa hiệu là gen A. điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. C. có sự tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. tạo ra nhiều loại mARN. Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng hình quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên ? Ad A. aD Bb.. AD. BD C. bd Aa.. Ad. B. ad Bb. D. AD BB. Câu 18: Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi ADN và phiên mã là A. việc lắp ráp các đơn phân diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. đều có sự xúc tác của enzim ADN–pôlimeraza. D. trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện nhiều lần. Câu 19: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần AB Ab Ab số 20%. Tính theo lí thuyết, phép lai ab x aB cho đời con có kiểu gen Ab chiếm tỉ lệ. A. 40%. B. 4%. C. 16%. D. 10%. Câu 20: Giả sử ở một giống lúa, alen A gây bệnh vàng lùn trội hoàn toàn so với alen đột biến a có khả năng kháng bệnh này. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên từ một giống lúa ban đầu có kiểu gen AA, người ta thực hiện các bước sau: (1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. (2) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (3) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. (4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Quy trình tạo giống theo thứ tự A. (2), (3), (4), (1). B. (1), (3), (4), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (4), (2), (3). Câu 21: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ. (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 22: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Quy ước: : Nữ bình thường. I II. : Nam bình thường. III. : Nữ bị bệnh. ?. : Nam bị bệnh. Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được đứa con trai đầu lòng không bị bệnh này là bao nhiêu ? 18 A. 36 .. 1 B. 36 .. 17 C. 36 .. 2 D. 36 .. Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F 1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F 2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1 A. 3 .. 3 B. 4 .. 2 C. 3 .. 1 D. 4 .. Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là A. enzim nối. B. tế bào cho. C. thể truyền. D. tế bào nhận. Câu 25: Hóa chất 5 - brôm uraxin gây đột biến gen vào thời điểm nào ? A. Khi tế bào ở kì giữa. B. Khi tế bào ở kì trung gian. C. Khi tế bào ở kì sau. D. Khi tế bào ở kì đầu. Câu 26: Thể đột biến là A. những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền. B. những cá thể mang đột biến gen, nhưng chưa biển hiện trên kiểu hình. C. những cá thể mang đột biến gen đã thể hiện trên kiểu hình cơ thể. D. là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. Câu 27: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp; B quả tròn, b quả bầu dục. Các gen này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Khi tiến hành lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng thân thấp, quả bầu dục với cà chua thân cao, quả tròn thu được F 1. Sau đó cho F1 lai phân tích, ở thế hệ lai xuất hiện 4 kiểu hình: thân cao, quả tròn; thân cao, quả bầu dục; thân thấp, quả tròn và thân thấp, quả bầu dục. Để tính tần số hoán vị gen dựa trên tần số của các kiểu hình ở kết quả lai phân tích, cách nào dưới đây là đúng ? A. Tổng tần số cá thể có kiểu hình khác cây bố mẹ. B. Tổng tần số cá thể có kiểu hình giống cây bố mẹ. C. Tổng tần số cá thể có kiểu hình thân cao, quả tròn và thân thấp, quả bầu dục. D. Tổng tần số cá thể có kiểu hình thân cao, quả tròn và thân cao, quả bầu dục. Câu 28: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể một ? A. Hội chứng Tơcnơ. B. Bệnh máu khó đông. C. Hội chứng Đao. D. Bệnh phêninkêto niệu. Câu 29: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh. B. dịch mã..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. phiên mã. D. nhân đôi ADN. Câu 30: Một phân tử mARN ở E. coli có U = 20%, X = 22%, A = 28%. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN này là A. A = T = 20% , G = X = 30% . B. A = T = 30% , G = X = 20% . C. A = T = 28% , G = X = 22% . D. A = T = 24% , G = X = 26% . Câu 31: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là A. ADN. B. mARN. C. rARN. D. tARN. Câu 32: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì ? A. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. B. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. C. Số lượng cá thể con lai phải lớn. D. Bố mẹ phải thuần chủng. Câu 33: Trường hợp bộ nhiễm sắc (NST) 2n bị thừa 1 NST được gọi là A. thể một. B. thể đa nhiễm. C. thể ba. D. thể không. Câu 34: Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là A. lai giống. B. thay đổi môi trường. C. sử dụng các tác nhân vật lí. D. sử dụng các tác nhân hoá học. Câu 35: Gen A trội hoàn toàn so với gen a. Biết rằng không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 ? A. Aa x Aa. B. AA x Aa. C.. AA x aa. D. Aa x aa. Câu 36: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm A. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn. C. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. Câu 37: Pôliribôxôm là A. tổng số ribôxôm tham gia dịch mã trên toàn bộ mARN trong tế bào. B. các nuclêôxôm trên đoạn ADN mang gen mã hóa cho prôtêin. C. các phân tử prôtêin tham gia vào cấu trúc của một nuclêôxôm. D. các ribôxôm cùng tham gia dịch mã trên một mARN. Câu 38: Đơn vị khoảng cách centimoocgan trên bản đồ gen được tính bằng bao nhiêu % tần số hoán vị gen ? A. 10%. B. 1%. C. 0,1%. D. 100%. Câu 39: Một quần thể cân bằng Hacđi–Vanbec, tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi nào ? A. Khi tần số alen trội gần bằng không và tần số alen lặn gần bằng 1. B. Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn. C. Khi tần số alen trội gần bằng 1 và tần số alen lặn gần bằng không. D. Khi tần số alen trội bằng 2 lần tần số alen lặn. Câu 40: Cừu Đôly có kiểu gen giống với con cừu nào nhất ? A. cừu cho tế bào trứng. B. cừu cho tế bào tuyến vú. C. cừu mang thai. D. cừu cho tế bào trứng và cừu mang thai. --------------------------------------------------------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×