Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.95 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Thuyết minh về hoa sen</b></i>


Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đơng. Đây là
một lồi thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa
trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu
thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.


Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà
khơng hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế
giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và
không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.


Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ
quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với mơi trường có khí hậu nhiệt đới
như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi
người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp
miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra
cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ,
người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính u của chúng ta:


“Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”


Trong lịng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang
và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen ln là nguồn cảm hứng bất
tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, khơng người Việt Nam nào khơng thuộc bài ca dao
đầy tính triết lý này:


“Trong đầm gì đẹp bằng sen


Lá xanh bơng trắng lại chen nhuỵ vàng


Nhuỵ vàng bông trắng là xanh


Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người
Việt. Sen cịn là món q vơ giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm
bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, khơng có
mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa
bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen
thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm
sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen
khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hồ với nước uống mỗi ngày cịn giúp
thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen
thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu
hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà
bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một khơng khí ấm áp mà thân
thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường,
vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng
là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản
sắc văn hóa dân tộc.


Hãng hàng khơng Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bơng sen sáu cánh làm biểu tượng của
mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt
Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã
được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đồn tụ,
hạnh phúc, hịa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên
thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in
đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải
trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững
bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang


tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.


Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tơi tin bơng hoa sen dù có trải
qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như
con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai
nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.


“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ


Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ


Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phơi”


Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hồn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh
tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách
nhân văn của người Việt Nam.


<i><b>Thuyết minh về loài chó</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và hiện nay cịn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một
chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.


Chó là lồi động vật ni đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm
vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của lồi chó là chó sói. Lồi vật này được sử dụng để giữ nhà
hoặc làm thú chơ Tổ tiên của lồi chó bao gồm cả cáo và chó sói là một lồi động vật có vú
gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Cịn lồi chó
như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một lồi chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ
Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm
săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí cịn giết nhau.


Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con
người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó
nhà.


Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn
hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con khơng có răng nhưng chỉ sau 4 tuần
tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của lồi thú này là 42 chiếc.


Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía
trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35.
000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có
thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia
vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn cịn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong
rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật
thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế
thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đơng lạnh,
thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó
có đến 2 lớp lơng: lớp bên ngồi như chúng ta đã thấy, cịn lớp lót bên trong giúp cho
chúng giữ ấm, khơ ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí cịn có nhiệm vụ "hạ nhiệt"
trong những ngày oi bức.


Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương
ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó
bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những
giống chó nhỏ hoặc chó thơng minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng
khơng có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con
người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình
nghĩa với con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Em hãy thuyết minh về một trò chơi dân gian- trò chơi thả diều</b></i>



Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong
suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của
người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của
Việt Nam được hình thành mà những trị chơi dân gian cũng vơ cùng phong phú và độc
đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như
những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trị chơi
dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trị chơi thả diều.


Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trị chơi này được hình
thành trong q trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và
trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa,
cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động,
làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có
thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trị chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây
là cách thức giải trí độc đáo của ơng cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy
lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.


Thả diều là trị chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những
cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây
dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con
diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại
thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối
cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con
diều này là dựa váo sức gió. Vì vậy mà hơm nào trời khơng có gió thì khơng thể chơi thả
diều.


Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi khơng có kĩ năng thả, khơng biết cách đưa con
diều bay ngược chiều gió để lên khơng trung thì con diều cũng không bay được như mong
muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì


những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho
con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre
hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm
cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng khơng
cao. Cịn nếu như phần khung này có mềm, khơng có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con
diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng
từ tám đến mười mét.


Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ
vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất.
Thời điểm người ta đi thả diều đơng nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ
rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ
tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu
bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng
tạo của con người là khơng có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể
tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những
âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những
chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên
cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.


Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều
vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đơng đảo sự u thích của rất nhiều người, hàng năm
vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rấ nhiều người lựa chọn, tham
gia.


<i><b>Thuyết minh về cây tre Việt Nam</b></i>



Cây tre gắn bó với người nơng dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê
Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai
và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược.


Cây tre đã đi vào văn hố Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai
chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một
thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ,
bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều ngun nhân khác nhau.


Về tính năng, khơng thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà
cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất
tơm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương,
con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…


Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật
dụng sinh hoạt từ cái địn gánh và đơi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng
và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thơng thống để
bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi,
cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái
ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi
đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thơn dã ta cịn thấy, đến
những cánh diều mà hơm nay con trẻ cịn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng
có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế.
Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là
chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao
khơng còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng
bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được
giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngồi phần cơng sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp,


thì cịn có phần cơng sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.


Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung
với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí
sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi
bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây
nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy
chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”


“Tre xanh, xanh tự bao giờ


Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”


Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa.
Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao
đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một
lần và vịng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.


Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt
cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với
người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt
bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân
mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Khơng phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được
người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng
ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần
kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn
học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến


các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có khơng ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây
tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre cịn góp
mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một
trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ
tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người
Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lịng qn được hình ảnh lũy tre làng thân
thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt
nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×