Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai 33 Van de chuyen dich co cau kinh te theo nganh o Dong bang song Hong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.68 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 33/ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG</b>
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


<b>VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở</b>
<b>ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG</b>


1. Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ
thuật tới sự phát triển kinh tế.


- Vị trí địa lí : Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, biển, khoáng sản…


- Kinh tế-xã hội: Nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật


- Khó khăn: Một số tài nguyên bị xuống cấp, thiên tai, số dân, mật độ dân số cao nhất cả nước, vấn đề
việc làm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.


2. Những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế-xã hội ( quỹ đất nông nghiệp, sức ép việc làm )
3. Lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thực trạng và các định hướng chính.


<b>• KHÁI QT CHUNG:</b>


<b>- Gồm: thành phố Hà Nội và Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, </b>
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình (10 tỉnh, thành phố)


- Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích tồn quốc)
- Dân số (năm 2006) 18,2 triệu người (chiếm 21,6% dân số cả nước).
<b>1/ CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG:</b>


<b>a/Vị trí địa lí:</b>



-Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp các vùng có nhiều thế mạnh kinh tế (Đơng Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ)
giúp mở rộng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Phía Đơng và Đơng Nam giáp 1 vùng biển giàu tiềm
năng thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.


- Là vùng kinh tế năng động, có nhiều tỉnh nằm trong điạ bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng
trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
b/Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú và đa dạng:


<b>TÀI</b>


<b>NGUYÊN</b> <b>Ý NGHĨA</b>


<b>Đất đai</b> Là tài nguyên có giá trị hàng đầu ở ĐBSH. Tỉ lệ diện tích đất đai được sử dung rất cao,
chiếm 82,8% DT đất tự nhiên (trong đó sử dụng vào NN chiếm 51,2%). Chủ yếu là đất
phù sa do hệ thống sơng Hồng và Thái Bình bồi đắp với khoảng 70% đất NN có độ phì
cao và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển NN.


<b>Khí hậu</b> Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh vừa thuận lợi cho vùng phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới và thế mạnh sản xuất vụ đông đặc trưng.


<b>Nước </b> -Tài nguyên nước rất phong phú nhờ sự có mặt của hệ thống sơng Hồng và Thái Bình,
nước sơng chứa nhiều phù sa.


- Nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng tốt. Ngoài ra ở 1 số nơi (Hải Phịng,
Ninh Bình) cịn có nước khống, nước nóng.


<b>Tài ngun </b>
<b>Biển</b>


-Có đường bờ biển dài trên 400 km.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Khống sản</b> Đáng kể nhất là đá vơi (Hải Phịng, Hà Nam, Ninh Bình) , sét, cao lanh (Hải Dương)
Ngồi ra cịn có than nâu (Hưng n) và tiềm năng về khí đốt (Thái Bình).


<b>C/Điều kiện kinh tế - xã hội:</b>


- Dân cư - Nguồn lao động: Số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong cả nước → Lực lượng lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nguồn lao động có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, chất lượng lao
động đứng hàng đầu cả nước.


- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hàng loạt các tuyến giao thông huyết
mạch đã được nâng cấp như các quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18… Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.


- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao ở nước ta. Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề
truyền thống, các trường Đại học, viện nghiên cứu…


- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với 2 trung tâm KT-XH vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội và Hải
Phòng; việc mở rộng ranh giới vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của vùng.


- Là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai nước ta, sau vùng Đông Nam Bộ.
- Các thế mạnh khác: Thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…
<b>2/ CÁC HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA VÙNG:</b>


-Là vùng có số dân đơng, mật độ dân số vào loại cao nhất trong cả nước. Mật độ dân số cao 1225


người/km2 , gấp 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (2006) → gây sức ép rất lớn đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội ở đồng bằng. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, vấn đề việc làm nhất là ở khu
vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.



- Vùng chịu ảnh hưởng nhiều của tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán) gây tác hại nhiều mặt đến sản
xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.


- Một số loại tài nguyên (đất, nước mặt…) bị suy thối do khai thác q mức, gây khó khăn cho việc nâng
cao năng suất cây trồng vật nuôi.


- Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến nên chi
phí lớn, giá thành sản phẩm cao...Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của
vùng.


<b>3/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH:</b>
Đồng bằng sơng Hồng phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:


- Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Là vựa lúa lớn thứ hai
của nước ta và là vùng phát triển công nghiệp dịch vụ quan trọng của cả nước.


- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế khơng phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Trong cơ cấu
ngành nơng nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng, công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phát
triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>a) Thực trạng:</b>


- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.


-Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm
29,9%; dịch vụ chiếm 45,0%.


- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng cịn chậm.
<b>b) Các định hướng chính:</b>



- Xu hướng chung: Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu
vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ
nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.


- Trọng tâm là phát triển và hiện đại hố cơng nghiệp chế biến, các ngành cơng nghiệp khác và dịch vụ gắn
với yêu cầu phát triển nền nơng nghiệp hàng hố.


<b>+ Đối với khu vực I:</b>


Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.


Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực


phẩm, cây ăn quả.


<b>+ Đối với khu vựcII: Quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm </b>
(chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ
khí – kĩ thuật điện – điện tử).


<b>+ Đối với khu vực III:</b>


Du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng.


Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo... cũng phát triển mạnh.



<b>c) Ý nghĩa:</b>


-Về mặt kinh tế: Khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.


-Về mặt xã hội: Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.


- Đôi với tài nguyên - môi trường: Khai thác và sử dung hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vê môi trường tạo
sự phát triển bền vững.


<b>II/ CÂU HỎI:</b>


<b>1/ Tại sao ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước. Các biện pháp chính giải quyết vấn </b>
<b>đề dân số ở ĐBSH?</b>


<b>a/ Nơi tập trung đơng dân cư, vì:</b>


<b>- ĐBSH là đồng bằng lớn thứ 2 sau ĐBSCL, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước phong phú là điều kiện </b>
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao địi hỏi nhiều lao động.
-Q trình CNH-ĐTH nhanh…


-Có thủ đơ HN trung tâm KT-CT lớn của cả nước…
<b>b/ Biện pháp giải quyết:</b>


- Triển khai KHHDS nhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số.


- Phân bố lại dân cư & lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (di dân đến Tây
Nguyên, ĐNB…)



- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Áp dụng KH-KT, thâm canh tăng năng suất &sản lượng LT-TP.


<b>2/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước?</b>
Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là vùng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao
nhất trong cả nước do ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơng nghiệp:


-Vị trí địa lí:


+Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp biển và gắn với các vùng khác trong cả nước (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ và biển Đông) là những vùng giàu tài ngun khống sản, nơng – lâm -thuỷ sản.


+ Nằm trong điạ bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội -Hải Phịng -
Quảng Ninh, có thủ đơ Hà Nội – trung tâm kinh tế lớn của cả nước.


+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn thứ 2 của cả nước nên có nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.


<b>-Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên: </b>


<b>+Nước: Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, có trữ năng thuỷ điện lớn: Hệ thống sơng Hồng có trữ năng thủy điện </b>
cao nhất: 11 triệu KW, chiếm 37% trữ năng thuỷ điện của cả nước trong đó riêng sơng Đà 6 triệu KW.
+ Tài nguyên khoáng sản: phong phú (nhất là than) tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận. Ngoài ra cịn có đá
vơi, đất sét trắng, khí đốt, than nâu…


<b>*Đ/K KT-XH:</b>


-Dân cư - lao động: Tập trung nhiều đơ thị lớn. Số dân đơng (18.0395 nghìn người 2005). Mật độ DS cao
nhất trong cả nước (1225 người/km2) → Lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nguồn
lao động có truyền thống và kinh nghiệm SX, tỉ lệ lao động có kỹ thuật đông đảo hơn so với các vùng khác.


- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hàng loạt các tuyến giao thông huyết
mạch đã được nâng cấp như các quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18… Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sông được đảm bảo. Cơ sở vật
chất – kỹ thuật tôt hơn nhiều vùng khác trong cả nước và ngày càng đạt trình độ tiên tiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2/ Dựa trên những điều kiện thuận lợi nào Hà Nội và Hải Phịng trở thành 2 trung tâm cơng nghiệp </b>
<b>lớn nhất ở vùng đồng bằng sơng Hồng?</b>


*Do có những điều kiện thuận lợi sau:


<b>Các yếu tố</b> <b>Hà Nội</b> <b>Hải Phịng</b>


<b>Vị trí địa lí</b>
<b>thuận lợi:</b>


Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, Hà Nội nằm trên địa bàn
trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc.
Hà Nội là thủ đơ, là trung tâm văn hóa, chính trị của
cả nước, có sức hút mạnh mẽ đối với các vùng lân
cận, dễ dàng giao lưu với các vùng khác và quốc tế.


Giáp biển với cảng biển lớn, cửa
ngõ xuất – nhập khẩu hàng đầu ở
miền Bắc.


Hải Phòng nối với Hà Nội qua
quốc lộ 5.


Cùng với Hà Nội, Hải Phòng đây là 2 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế của các tỉnh
phía Bắc.



<b>Điều kiện</b>
<b>tự</b>
<b>nhiên – tài</b>


<b>nguyên</b>
<b>thiên nhiên</b>


Nằm liền kề vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
giàu tài ngun khống sản, thủy điện và ngun
liệu cây cơng nghiệp, cây đặc sản


Nằm gần biển giàu tài nguyên thủy
sản.


Cả 2 đều nằm trong vùng có địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào; nằm trong
vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu từ nông –
lâm – thủy sản phong phú.


<b>Dân đông,</b>
<b>nguồn lao</b>


<b>động</b>
<b>đông đảo:</b>


Là thành phố đông dân thứ 2 cả nước, trình độ dân
trí cao, lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề đông nhất so với các tỉnh phía Bắc.


Cũng là thành phố có số dân đơng.


Lực lượng lao động có kỹ thuật
khá dồi dào


<b>Các nguyên</b>
<b>nhân khác</b>


Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.


Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng khá mạnh,
là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc


Có cơ sở vật chất kĩ thuật và kết
cấu hạ tầng khá hoàn thiện.
Đều được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài vào lĩnh vực cơng nghiệp


<b>3/ Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Trung du – miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng?</b>
Mối quan hệ về kinh tế giữa Trung du – miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng:


- TDMNBB và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có vị trí địa lí giáp nhau trong phát triển XH. Để phát triển
KT-XH, mỗi vùng có những tiềm năng riêng, thơng qua đó nó tạo cho từng vùng có những thế mạnh KT khác
nhau. → Từ những thế mạnh đó dân đến 2 vùng này có mối quan hệ khăng khít qua lại ràng buộclẫn nhau.
<b>- Mối quan hệ giữa 2 vùng này thể hiện ở chỗ: 2 vùng vừa là vùng nguyên liệu vừa là vùng tiêu thụ của </b>
nhau.


+ ĐBSH cung cấp cho TDMNBB nguồn lương thực (lúa), thực phẩm (thịt lợn, cá, rau...), nguồn nhân lực dồi
dào đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề cao, các loại thiết bị công nghệ, các mặt hàng tiêu dùng...
+TDMNBB cung cấp cho ĐBSH các loại vật liệu như sắt, thép, các loại khống sản kim loại đen, màu, hóa
chất và cả phân bón. Đặc biệt là cung cấp gỗ, lâm sản quý, các sản phẩm cây công nghiệp như chè búp, sơn,
hồi, thuốc lá, các dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt và ôn đới, thịt, sữa...



+ TDMNBB có thế mạnh phát triển cơng nghiệp khai thác – chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhưng lại thiếu nguồn nhân lực, thiếu lương thực, thiếu cán bộ
khoa học – kỹ thuật, thiếu công nghê nên TDMNBB trở thành thị trường tiêu thụ chính của đồng bằng sông
Hồng về lao động, lương thực, công nghệ, vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

sản quý, các sản phẩm cây công nghiệp nên trở thành thị trường tiêu thụ của Trung du – miền núi Bắc Bộ về
các sản phẩm như khống sản, phân bón, lâm sản, chè, sữa, gia súc.


<b>III/ TRẮC NGHIỆM</b>


Câu 1.Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13
Câu 2. Đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng chiếm (%) đất của vùng


A. 57,9. B. 51,2. C. 67,5. D. 58,9
Câu 3. Đường bờ biển của Đồng bằng sông Hồng dài (km)


A. 300. B. 400. C. 500. D. 600
Câu 4. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với


A. Biển Đông. B. Bắc Campuchia
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Lào


Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?


A. Vĩnh Yên. B. Bắc Giang. C. Hưng Yên. D. Ninh Bình.
Câu 6. Diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sơng Hồng khoảng (nghìn km²)
A. 12 B. 13. C. 14. D. 15



Câu 7. Số dân của vùng đồng bằng sông Hồng năm 2006 là (triệu người)
A. 16,2 B. 17,2 C. 18,2 D. 19,2


Câu 8. Tỉ lệ diện tích tự nhiên và dân số của vùng đồng bằng sơng Hồng trong tổng diện tích tự nhiên
và dân số nước ta năm 2006 lần lượt là:


A. 4,5% và 21,6%. B. 30,5% và 14,2%.
C. 15,6% và 12,7%. D. 13,4% và 10,5%.


Câu 9. Đất nơng nghiệp có độ phì cao và trung bình của Đồng bằng sơng Hồng chiếm (%)
A. 60. B. 70. C. 75. D. 80


Câu 10. Ý nào sau đây khơng đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.


B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đơng).


D. Giáp với Thượng Lào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

A. Khí hậu. B. Đất. C. Nước. D. Khoáng sản.


Câu 12. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Đất ở. B. Đất chuyên dùng.


C. Đất nông nghiệp. D. Đất chưa sử dụng, sông suối.
Câu 13. Loại đất có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Hồng là


A. Đất mặn. B. Đất phù sa sông bồi đắp hằng năm
C. Đất không được bồi đắp phù sa hằng năm D. Đất xám phù sa cổ



Câu 14. Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng năm 2006 là (người/km²)
A. 1225. B. 1522. C. 1252. D. 1223


Câu 15. So với mức trung bình của cả nước, mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng gấp (lần)
A. 3. B. 4,8. C. 3,8. D. 5,8


Câu 16. Ở đồng bằng sông Hồng nới tập trung đơng dân nhất là


A. Ninh Bình. B. Hưng Yên. C. Hà Nội. D. Hà Nam
Câu 17. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là


A. Khả năng mở rộng diện tích cịn khá lớn B. Nhiều nơi, đất đai bị thối hóa, bạc màu
C. Đất phù sa khơng được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn


D. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt


Câu 18. Quy mơ cơng nghiệp loại trung bình của Đồng bằng sơng Hồng thuộc về tỉnh
A. Hải Phòng. B. Vĩnh Yên. C. Hưng Yên. D. Hà Đông
Câu 19. Năm 2005, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp ở đồng bằng sông Hồng chiếm (%)
A. 25,1. B. 29,9. C. 45,0. D. 26,1 (SNC:16,8-2005)


Câu 20. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sơng
Hồng là:


A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III


D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III



Câu 21/Trong cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở đồng bằng sơng Hồng, ngành giữ vị trì hàng đầu là ngành
A. Chăn nuôi. B. Trồng cây lương thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Câu 22. Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
A. Hưng Yên, Hải Dương. B. Hà Nam, Bắc Ninh
C. Hà Nam, Ninh Bình. D.Nam Định, Bắc Ninh
Câu 23. Chuyên mơn hóa sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu của Hưng Yên là
A. Cơ khí, vật liệu xây dựng. B. Cơ khí, điện tử, hóa chất
C. Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng D. Cơ khí, sản xuất ơ tô


Câu 24. Trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội. B. Nam Định. C. Hưng Yên. D. Hải Phòng
Câu 25. Cho các nhận định sau về Đồng bằng sông Hồng


(1). Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm
(2). Đất ít có khả năng mở rộng diện tích


(3). Lịch sử khai phá lãnh thổ khá sớm


(4). Mật độ dân số gấp 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long và 13,6 lần Tây Nguyên
(5). Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất, thu hút đầu tư nước ngoài thứ hai cả nước
Nhận định đúng là


A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (4), (5)
C. (1), (2), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5)
Câu 26. Loại khống sản có giá trị nhất ở đồng bằng sông Hồng là
A. Sét Cao lanh và than nâu. B. Sét Cao lanh và khí đốt
C. Than nâu và đá vôi. D. Đá vôi và sét Cao lanh
Câu 27. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?


A. Hồng và Đà. B. Hồng và Mã


C. Hồng và Thái Bình. D. Hồng và Cả


Câu 28. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là
A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản


B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

C. Dân số đông D. Tài nguyên không nhiều


Câu 30. Tài nguyên du lịch nhân văn ở đồng bằng sông Hồng đa dạng và phong phú, tập trung nhiều
A. Lễ hội. B. Làng nghề truyền thống


C. Các di tích lịch sử - văn hóa D. Di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống
Câu 31. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?


A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng
B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới


C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp


D. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp


Câu 32. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sơng Hồng thấp hơn mức trung bình của cả
nước do:


A. Diện tích đất canh tác khá lớn



B. Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống canh tác
C. Dân số thuộc loại đông của cả nước


D. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm


Câu 33. Thiên tai chủ yếu thường gặp và gây thiệt hại lớn đối với Đồng bằng sông Hồng là
A. Đất bạc màu. B. Bão, lũ lụt. C. Triều cường. D. Hạn hán, lũ lụt
Câu 34. Cơ cấu GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng chiếm (%) năm 2005?
A. 25,1. B. 29,9. C. 45,0. D. 26,9


Câu 35. Tỉnh nào của đồng Đồng bằng sông Hồng không giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vĩnh Phúc. B. Bắc Ninh. C.Hưng Yên. D. Hải Phòng


Câu 36. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:
A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động


B. Vùng mới được khai thác gần đây
C. Có nhiều trung tâm cơng nghiệp


D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú
Câu 37. Lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng gồm;
A. Đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

D. Các đồng bằng và đồi núi xen kẽ


Câu 38. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông
Hồng?


A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi



C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi


Câu 39. Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng
khác là:


A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ


B. Chất lượng nguồn lao động vào loại dẫn đầu cả nước


C. Nguồn lao động đông đảo với kinh nghiệm sản xuất phong phú
D. Dân cư có truyền thống thâm canh lúa nước


</div>

<!--links-->

×