Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

VDKTLM DINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.41 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN. Trường THCS Lê Văn Tám Địa chỉ: xã Bình Hòa – huyện Krông Ana - Đăk Lăk Email: thcslevantam.pgdkrongana.edu.com.vn Điện thoại: 0500.3635.044 Nhóm học sinh thực hiện : 1. Võ Văn Phi (Trưởng nhóm) Năm sinh: 2002 2. Lê Thị Tứ Linh Năm sinh: 2002. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm học: 2016 – 2017 I. Tình huống: ĐÁNH BẮT THỦY SẢN BẰNG XUNG ĐIỆN: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI. Đánh bắt cá bằng điện ở địa phương xã Bình Hòa Trên đường đi học từ Thôn 6 (E Chai) đến trường THCS Lê Văn Tám ở trung tâm xã Bình Hòa, chúng em thường xuyên thấy cảnh người dân địa phương Bình Hòa và người dân ở nơi khác đến đánh bắt cá tôm bằng điện dọc khu vực sông Krông Ana đoạn từ Thôn 6 (E Chai) xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk đến đoạn bến cát xã Bình Hòa. Nhất là vào đợt lũ lụt gần đây, nhân dân trong thôn và rất nhiều người nơi khác đến đánh bắt cá tôm do họ nghĩ là lượng cá tôm trong các lồng nuôi, các ao, hồ nuôi thả cá bị sổng ra nhiều. Ngoài việc dùng lưới kéo, dùng đơm, đó, vợt… thì một lượng không nhỏ người dân dùng điện bằng bình ắc quy, thậm chí họ còn dùng cả máy phát điện hoặc điện lưới để đánh bắt cá trên sông, trên cánh đồng ngập lụt ở xã em. Chúng em được chứng kiến cuộc trò chuyện của một số người gần đó, có người hỏi: Vì sao ông không dùng lưới bắt cá? ông kia trả lời tỉnh bơ: “Chài lưới thì lâu lắm! Biết bao lâu mới kéo được số cá như mong muốn. Dùng kích điện cho nhanh”. Người kia lại nói đây là hình thức tận diệt, lực lượng chức năng thấy sẽ phạt. Ông kia lại bảo: “Đi kích giữa trưa, ngay ngày nghỉ, ai thấy đâu mà phạt. Biết đây là hình thức đánh bắt tận diệt, biết là phạm pháp nhưng vì mưu sinh, kiếm vài đồng về mua gạo, anh ạ!”. Ông kia cũng thừa nhận, so với mấy năm trước thì lượng cá bây giờ giảm hẳn. Trước thực tế đó, chúng em thiết nghĩ: Việc đánh bắt cá tôm bằng điện như vậy không những tận diệt nguồn lợi thủy sản mà còn là sự coi rẻ tính mạng và xem thường pháp luật của những người đánh bắt cá . Vậy phải làm thế nào trước thực trạng đó? II. Mục tiêu giải quyết tình huống: 1. Kiến thức: Thông qua việc giải quyết tình huống trên, chúng em muốn: - Mọi người dân làm nghề (hoặc thỉnh thoảng) đánh bắt cá tôm ý thức được việc làm của họ là có ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, tận diệt nguồn lợi thủy sản, coi rẻ tính mạng và còn vi phạm pháp luật của Nhà nước ta..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khi đánh bắt cá tôm, ngư dân hãy dùng những hình thức đánh bắt sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến môi trường thủy sản, không nguy hại đến tính mạng con người, không vi phạm pháp luật mà vẫn đạt năng suất, hiệu quả cao. - Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường thủy sản, hệ sinh thái, bảo vệ tính mạng con người và ý thức chấp hành pháp luật . - Là học sinh phải biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn xảy ra trong cuộc sống đời thường. 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng giải quyết tình huống một cách nhanh nhẹn, có văn hóa. - Biết cách vận dụng các kiến thức liên môn để phát huy trí tuệ giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống phù hợp với đạo lí và pháp luật. - Tích cực tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc đánh bắt thủy sản trên sông, hồ… 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường thủy sản, môi trường sinh thái, bảo vệ tính mạng con người… III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:. Đánh bắt cá bằng điện trên sông Krông Ana xã Bình Hòa huyện Krông Ana. Những năm gần đây, việc người dân sử dụng điện đánh bắt thủy sản diễn ra khá phổ biến. Chỉ cần đầu tư khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng mua một bình ắc quy 12V, bộ kích điện (biến áp) và 2 cần tự chế là có ngay một “bộ đồ nghề”. Đây là cách khai thác thủy sản phản khoa học, có tác hại lâu dài, phá hủy hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường sống và tận diệt các loài thủy sản khác, đồng thời còn nguy hại đến tính mạng của người sử dụng và vi phạm pháp luật nước ta. Mặc dù đã được các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm đến tính mạng và sự nguy hại đối với môi trường sinh thái, tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương trên toàn huyện Krông Ana mà cụ thể hơn là trên địa bàn xã Bình Hòa..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Từ thực trạng trên, chúng em cảm thấy mình cũng phải có phần trách nhiệm vì cuộc sống, vì môi trường sinh thái, vì tương lai đất nước…việc vận dụng kiến thức liên môn trong trường học để giải quyết vấn đề thực tiễn một cách triệt để là một việc làm cần thiết trong trường hợp này. Cụ thể là việc nghiên cứu các vấn đề liên quan như: - Nguyên nhân ngư dân dùng xung điện đánh bắt thủy sản. - Tình hình xử lí các vi phạm pháp luật theo quy định của chính phủ tại xã Bình Hòa. - Hậu quả từ việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện. - Tình hình tuyên truyền pháp luật của cơ quan chức năng tại địa phương . - Biện pháp, giải pháp giải quyết sau khi xử lí vi phạm luật đánh bắt thủy sản tại địa phương. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Trong quá trình giải quyết tình huống trên, chúng em đã tìm hiểu và vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết tình huống này. Cụ thể là: - Môn GDCD lớp 6: Vận dụng kiến thức của bài 7: “Yêu thiện nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” để tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường sinh thái, môi trường thủy sản nói riêng. - Môn GDCD lớp 7: Vận dụng kiến thức của bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” để tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường sinh thái, môi trường thủy sản nói riêng. - Môn GDCD lớp 8: Vận dụng kiến thức của bài 17: “Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng” để tuyên truyền ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật Nhà nước. - Môn Sinh học lớp 7: Vận dụng kiến thức của bài 57: “Đa dạng sinh học” để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nói chung. - Môn Sinh học lớp 9: Vận dụng kiến thức của các bài: 41,50,53,54,58,59,60,61,62 để phân tích, tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái và tuyên truyền ý thức khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái…. - Môn Vật lí lớp 9: Vận dụng kiến thức của bài 19: “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” ; bài 28: “Động cơ điện một chiều”. - Môn Tin học: Chèn hình ảnh vào văn bản, các tư liệu, hình ảnh trên mạng internet. - Môn Địa lí: Tình hình mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện Krông Ana. - Môn Ngữ Văn: Sử dụng kiểu văn bản nghị luận để đưa ra quan điểm, nhận định của chúng em; Kiểu văn bản thuyết minh và một số kiểu văn bản khác để thuyết trình, diễn giải, giải quyết vấn đề. - Môn Toán: Dùng con số thống kê tình trạng đánh bắt cá trên địa bàn xã Bình Hòa nói riêng, địa bàn huyện Krông Ana nói chung trong thời gian gần đây. - Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền. - Ngoài ra còn sử dụng một số môn học khác và các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương. V. Thuyết minh về quá trình giải quyết tình huống: 1. Bộ kích điện bằng bình ắc quy có đặc điểm, cấu tạo như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Vận dụng kiến thức môn Công nghệ lớp 8 và môn Vật lí lớp 9, chúng em đã tìm hiểu về: + Bộ kích điện ắc quy gồm: - 1 bình ắc quy 12V - 1 bộ kích điện (biến áp) - 2 đoạn tre khô, chắc, dài 2,5m đến 3m có gắn hai thanh sắt nhọn ở đầu. - 2 đoạn dây điện có gắn kẹp ở đầu để kẹp 2 cực của bình ắc quy và gắn với 2 cần tre có đầu sắt nhọn để nhúng xuống nước. - 2 bộ công tắc để bật, tắt điện . - 1 vỏ can 20 lít đã cắt bỏ phần trên đầu hoặc 1 cái giỏ nhựa để đựng bình ắc quy và 2 dây đeo vai. + Nguyên lý hoạt động: Khi chọc 2 cần tre có gắn 2 đầu sắt xuống nước, bật công tắc sẽ xảy ra hiện tượng xung điện với dòng điện tạo ra có thể lên tới 110V – 220V, những động vật nằm trong bán kính 1,5m – 2m sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tổn vĩnh viễn, trong đó, toàn bộ cá con, trứng cá hay sinh vật phù du ở dưới nước đều bị hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, dẫn đến sụt giảm nhanh chóng số lượng các loài thủy sản, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. 2. Nguyên nhân, thực trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện trên địa bàn xã Bình Hòa Tình trạng người dân sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: - Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người dân sống ở những vùng nông thôn gần đồng ruộng, sông ngòi, ngoài việc làm ruộng, rẫy, những lúc rảnh rỗi, họ thường cầm lưới, chài, và bộ kích điện bằng ắc quy đi kiếm chút để gọi là “cải thiện bữa ăn” cho gia đình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Theo anh đi kiếm “chút mồi”. Ngay cả trẻ nhỏ cũng tập làm việc này - Nguyên nhân chính của tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản là do người dân chưa hiểu tác hại trong việc hủy hoại môi trường nước khiến các loại thủy hải sản bị tiêu diệt tận gốc, không phát triển được. Nhiều người biết, nhưng vì lợi ích trước mắt nên vẫn đánh bắt, bất chấp chính quyền địa phương và luật pháp quy định. - Một số người khác, việc làm ruộng rẫy chỉ là nghề dành cho vợ con, còn đánh bắt thủy sản mới là nghề truyền thống của gia đình, dòng họ từ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế theo họ vào vùng kinh tế mới này để làm ăn sinh sống mấy chục năm nay..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Anh em “thực hành” việc “truyền nghề” của cha mẹ ở thôn 6 xã Bình Hòa - Một số người dân nơi khác đến đánh bắt thủy sản bằng cách này họ cho biết việc đánh bắt kiểu này vừa đơn giản lại vừa nhanh; dụng cụ “hành nghề” lại rẻ.. Đánh bắt thủy sản trên sông Krông Ana bằng xung điện - Nhận thức của người dân chỉ nghiêng về khai thác, còn việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản chưa cao, trong khi đó công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được xã hội hóa, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương chưa chặt chẽ, không thường xuyên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản còn bị bỏ ngỏ. - Nguyên nhân còn do một phần lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở cơ sở quá mỏng và chưa có sự vào cuộc một cách tích cực, quyết liệt của chính quyền địa phương, mặt khác cũng chưa có một chế tài đủ mạnh để xử phạt, nghiêm cấm. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể và kiểm soát chặt chẽ hết được số người trên địa bàn xã sử dụng các phương tiện đánh bắt, khai thác thủy sản không đúng quy định. Số người.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tham gia đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện nhiều nhưng ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương phát hiện và xử lý còn ở mức độ khiêm tốn. 3. Tác hại của việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện: - Nghề đánh bắt cá bằng xung điện ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hàng năm của ngư dân. Vì nó có thể làm chết hầu hết các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng ảnh hưởng của xung điện. - Ngoài ra, còn hủy hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản hoặc chim, cò.... Theo khảo sát, những người đi đánh bắt cá bằng xung điện không hiểu rằng đễ bắt được 1 con thì sẽ giết chết 200 con khác do bị ảnh hưởng của điện từ phóng ra và cứ thế, thủy sản ngày càng cạn kiệt.. Dùng điện đánh bắt cá khiến các loài vật nhỏ bé khác chết theo. Cá lớn chết được vớt lên thuyền còn cá nhỏ và sinh vật khác chết nổi trắng mặt nước.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Việc đánh bắt cá tôm bằng điện còn là việc làm coi rẻ tính mạng của chính những người đang trực tiếp sử dụng, không ít trường hợp tử vong khi đánh bắt cá bằng xuyệt, xung điện để lại sự đau thương, mất mát lớn cho gia đình, vợ con, dòng họ.... - Việc đánh bắt cá tôm bằng điện còn là vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Thủ tướng Chính phủ theo Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Chỉ thị nêu rõ "Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản", và "Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước".. - Việc khai thác cá tôm bằng điện còn tạo ra thói quen, thậm chí tạo suy nghĩ đó sẽ là “nghề” sau này truyền lại cho con cháu. Điều này rất nguy hại. Như vậy, việc đánh bắt cá bằng xung điện lợi ích thì ít mà tác hại thì nhiều. Việc làm này tiếp diễn là trách nhiệm của ai? Xử lí thế nào? Giải pháp ra sao?... 4. Việc xử lí vi phạm của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện ngày càng gia tăng nên môi trường sinh thái ở các sông ngòi, ao, hồ, đồng ruộng… đang bị đe dọa nghiêm trọng; số lượng cá tôm, sinh vật có ích ngày càng bị sụt giảm, môi trường bị suy kiệt. Thêm vào đó, tính mạng người dân cũng rất nguy hiểm khi dùng những dụng cụ tự chế này để đánh bắt cá, tôm. Theo chúng em được biết, việc đánh bắt cá không những đã và đang là công việc mưu sinh của rất nhiều ngư dân mà còn là một ngành đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, việc để cho người dân tùy tiện sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trên địa bàn xã Bình Hòa lại là một vấn đề nan giải không chỉ của chính quyền địa phương tại xã em mà còn là vấn đề nan giải của cả cộng đồng, của Nhà nước ta hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2008 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì đối với hành vi sử dụng bộ kích điện không giao thẩm quyền xử phạt hành chính cho chính quyền cơ sở mà chỉ dừng ở biện pháp tịch thu phương tiện nên không đủ sức răn đe và việc quản lý cũng trở nên khó khăn, lỏng lẻo.. Công an lập biên bản tịch thu và xử phạt người dân sử dụng kích điện(Ảnh minh họa) 5. Biện pháp, giải pháp giải quyết vấn đề đánh bắt thủy sản bằng xung điện trên địa bàn xã Bình Hòa. Trước thực trạng nêu trên, chúng em đã mạnh dạn nêu ra một số biện pháp, giải pháp hạn chế sử dụng xung điện để đánh bắt cá trên địa bàn xã như sau: Một là, để hạn chế tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện, UBND xã Bình Hòa cần tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua hình thức phát tờ rơi, ápphích, pa-nô, tập huấn, báo chí, loa phát thanh, đài truyền hình… đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản và các văn bản liên quan về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Qua đó, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thông báo cho người dân nắm được cụ thể hơn về Quy định của Nhà nước ta như: Theo Nghị định số 103/2013/NĐ/CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác. 3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ kích điện; công cụ kích điện trên tàu cá; công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 điều này..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hai là, để bảo vệ nguồn thủy sản thì các ngành chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra, tăng cường xử phạt việc sử dụng kích điện bắt cá. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân cũng như phân tích tác hại, nguy hiểm của việc kích điện để những người đánh bắt cá bằng điện từ bỏ nghề, hoặc chuyển hình thức đánh bắt. Qua đó, nhằm hạn chế những cái chết thương tâm góp phần duy trì bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và mai sau. Ba là, để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường mặt nước cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân; tạo ra thế trận toàn dân tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bốn là, thành lập tổ, đội hoặc nhóm thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm vi phạm. Nhà nước sớm điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý đánh bắt thủy sản bằng xung điện như: Bổ sung hành vi, vi phạm và mức xử phạt đối với sử dụng xung điện cầm tay, giao thẩm quyền xử phạt cho các cấp xã, huyện, tỉnh, thủ trưởng các ngành. Hiện nay, tổ chức thanh tra chuyên ngành thủy sản chưa thành lập, chủ yếu là kiêm nhiệm, nên ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, tiếp tục tổ chức giao khoán mặt nước, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác trên sông, vùng nội đồng, tạo việc làm để giảm số người khai thác cá tôm trên sông, vùng nội đồng. Cần xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều đề tài, dự án bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn xã. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng trên, chúng em vận dụng kiến thức liên môn để chỉ ra một vài điều sau: - Trước thực trạng nêu trên, thiết nghĩ, ngoài biện pháp răn đe, chế tài bằng pháp luật, việc tiếp tục tổ chức tuyên truyền vận động, giáo dục công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên đến mọi tầng lớp nhân dân là rất cần thiết. - Người dân đã ý thức hơn trong việc đánh bắt cá tôm, họ không sử dụng xung điện mà quay lại với những cách đánh bắt truyền thống bằng lưới, cần câu, dùng nơm úp,… - Một số người dân còn chuyển đổi nghề đánh bắt cá bằng một nghề mới là nuối cá lồng trên sông, hồ, hoặc chăn nuôi trâu, bò, dê,… - Tích cực tìm hiểu, tuyên truyền cho bạn bè, người thân và những người xung quanh về vấn đề bảo vệ môi trường thủy sản, môi trường sinh thái là trách nhiệm của mỗi công dân. - Học sinh cũng là một thành viên trong việc bảo vệ môi trường sống, nhất là những bạn có người thân đang làm nghề đánh cá bằng hình thức dùng điện ở xã Bình Hòa. Các bạn hãy tích cực tuyên truyền hơn nữa, vận động người thân không sử dụng điện đánh bắt thủy sản, khuyên họ chuyển đổi nghề nghiệp để bảo vệ môi trường thủy sản, hệ sinh thái . Qua việc giải quyết tình huống trên, nhóm chúng em cũng rất mong các bạn học sinh trong trường thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn để hiểu sâu,.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> hiểu rõ hơn về những tác hại của việc đánh bắt cá tôm bằng điện. Từ đó, các bạn cũng thấy được vai trò của tất cả các môn học là như nhau, không môn học nào được coi là chủ yếu, quan trọng hơn môn học nào. Nhất là việc vận dụng kiến thức liên môn Ngữ Văn và môn Giáo dục công dân trong nhà trường nói riêng được tích cực, đúng đắn hơn. Trong quá trình giải quyết tình huống có thể còn những thiếu sót, hạn chế nhất định, rất mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá, góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh. Xin chân thành cảm ơn. Bình Hòa, ngày 18 tháng 12 năm 2016 Những người thực hiện : 1. Võ Văn Phi 2. Lê Thị Tứ Linh. MỤC LỤC I. Tình huống: Đánh bắt cá bằng điện: Lợi ích và tác hại Trang 3 II. Mục tiêu giải quyết tình huống…………………………………………………… Trang 4 III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống…………Trang 4 IV. Giải pháp giải quyết tình huống…………………………………………………..Trang 4 V. Thuyết minh về quá trình giải quyết tình huống………………………………… Trang 5 1. Bộ kích điện bừng bình ắc quy có cấu tạo như thế nào? Trang 5 2. Nguyên nhân, thực trạng đánh bắt cá bằng xung điện trên địa bàn xã Bình Hòa. Trang 6 3. Tác hại của việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện Trang 8 4. Việc xử lí vi phạm của chính quyền địa phương đối với việc đánh bắt thủy sản bàng điện theo quy định của pháp luật Trang 9 5. Biện pháp, giải pháp giải quyết vấn đề đánh bắt cá bằng xung điện trên địa bàn xã Bình Hòa Trang 9 VI. Ý nghĩa của việ giải quyết tình huống………………………………………… Trang 12 Mục lục…………………………………………… Trang 13.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×