Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BDTX noi dung 12015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.14 KB, 40 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Ngày vào ngành: 31/12/2007 Chuyên ngành đào tạo: Toán Trình độ đào tạo: Đại học Nội dung bồi dưỡng: Ngày 7 tháng 8 năm 2015(Sáng) - Nội dung 1- 3 tiết Tên bài học: HỘI NGHỊ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN Đơn vị tổ chức: Sở GD&ĐT ( trực tuyến của BGD) Báo cáo viên: PGS - Tiến sĩ: Đặng Quốc Bảo Địa điểm: Phòng họp HĐ - Trường THCS Kinh Bắc Nội dung: CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Bốn vấn đề then chốt của đổi mới GD ( theo tinh thần nghị quyết 29) và minh triết của hoạt động dạy học. 1.Dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ. 2.Điều hành nhà trường theo tinh thần “ quản trị nhà trường” 3.Đảm bảo chất lượng cho các hệ thống GD. -Kiểm tra chất lượng ( QC) -Đảm bảo chất lượng (QA) -Thực hiện chất lượng tổng thể (TQM) 4.Kiến tạo nền GD mở và xây dựng xã hội học tập “Học nhi bất yếm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo nhân bất quyện” Dịch: (Học không biết chán Dạy không biết mỏi) Lời dạy của Khổng Tử được Bác Hồ coi là châm ngôn trong công tác học tập và huấn luyện – Nói ngày 6/5/1050 Những ý tưởng minh triết về việc học 1.Cái nợ khác có thể trả được Cái nợ học là cái nợ chung thân ( Thượng Chi) 2.Sau khi sinh ra, con người còn lại là học Các tiếp cận việc học từ nhất nguyên, nhị nguyên để bộ bốn 1.Tiếp cận nhất nguyên ( Khổng tử) « Nhân bất học bất tri lý » (Cái lý phục vụ cho ngũ luân – Trước công nguyên) 2.Tiếp cận nhị nguyên ( Hồ Chí Minh) « Học để làm việc, làm người… » (Phục vụ 2 nhiệm vụ - Hiểu trung thời đại mới- 1949) 3.Tiếp cận bộ bốn ( Jacques Delors) « Học để chung sống với nhau, để biết, để làm, để làm người » (Giải quyết các thách thức 4 phương tiện trên qui mô toàn cầu 1996) Từ học để làm gì, xác định học cái gì. Học để làm gì  Học để biết. Học cái gì  Học để kiến tạo tư duy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  . Học tổ chức công việc . Học để làm . Học ứng xử xã hội . Học để chung sống . Học xác định giá trị sống. Học để làm người. Từ học cái gì, xác định dạy cái gì. Học cái gì. Dạy cái gì. .  Dạy nhận thức/. Học kiến tạo tư duy. Hướng dẫn GD nhận thức. .  Dạy lao động/. Học tổ chức công việc. Hướn dẫn GD lao động. .  Dạy giao tiếp/. Học ứng xử xã hội. Hoạt động giao lưu vui chơi. .  Dạy tu dưỡng/. Học xác định giá trị sống. Hoạt động tu dưỡng đạo đức Lời dạy của Khổng tử.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> « Hiếu nhân bất hiếu học kì tế dã ngu Hiếu trí bất hiếu học kì tế dã đăng Hiếu tín bất hiếu học kì tế dã tặc Hiếu trực bất hiếu học kì tế dã giáo » Lời dịch ( Phan Ngọc) Thích là người nhân mà không học thì sai lầm ở chỗ ngu si Thích là người trí mà không học thì sai lầm ở chỗ lông bông phóng đãngi Thích là người tín mà không học thì sai lầm ở chỗ dễ làm liều Thích là người thẳng thắn mà không học thì sai lầm ở chỗ dễ xằng bậy Thích là người dũng mà không học thì sai lầm ở chỗ dễ phản bạn. Bốn trụ cột của việc học ( theo Bác Hồ nói 1050) « Học để sửa chữa Học để tu dưỡng Học để tin tưởng Học để hành ». Mô hình 2 nhân tố ( của Khổng Tử) « Ta hiểu ư biết chăng Ta không biết đâu ? » Mô hình 3 nhân tố ( của Châu âu) – công thức 3C C1: Collecting C2: Caleulating C3: Conmulicating.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mô hình 4 nhân tố ( Hồ Chí Minh) (Công thức 4H = Học - Hỏi - Hiểu - Hành).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Mô hình 5 nhân tố ( Hoa Kỳ) Công thức POREW P : Planning O : Organizing W : Working E: Evaluating R: Recognizing. Hai mươi tâm điểm tựa kim cương cho người QLGD MCL. NCL. ĐCL. ZCL. Ổn. Kế. Kì. Chuẩn. Thích. Tổ. Bí. Thiên. Tăng. Đạo. Thế. Mĩ. Phát. Kiểm. Thích. Ích. Chuyển. Quyết. Biến. Đạo. Hình. Điều. Chí. Pháp. Đức. Thông. Túc. Công. -----------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày 12 tháng 8 năm 2015. ( Nội dung 1- 3 tiết). Tên bài học: TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016 Đơn vị tổ chức: Sở GD&ĐT ( trực tuyến của BGD) Địa điểm: Phòng họp HĐ - Trường THCS Kinh Bắc Nội dung: 1. Những kết quả nổi bật - Sở GDĐT đã làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND phê duyệt cácchương trình, đề án, dự án, kế hoạch công tác để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 77 của UBND tỉnh về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030. - Công tác phổ cập giáo dục các cấp học được quan tâm chỉ đạo tích cực và đạt hiệu quả cao, đảm bảo vững chắc; triển khai chương trình "Sữa học đường" trong các trường mầm non có hiệu quả. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và triển khai mô hình, phương pháp giáo dục mới; chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà được ổn định, giữ vững, thực chất hơn, có chuyển biến tiến bộ; chất lượng học sinh giỏi quốc gia có tiến bộ rõ rệt; Việc dạy học ngoại ngữ được chỉ đạo tích cực; công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. Công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh được quan tâm chỉ đạo tích cực; các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua đi vào chiều sâu hiệu quả. - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đã được chuẩn bị chu đáo và được tổ chức theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Bắc Ninh. Kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng quy chế, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội, tạo ra những tiền đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu tương đối hợp lý. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp, đào tạo, tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn, trên chuẩn cao nhất cả nước, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - CSVC được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao nhất cả nước. Các trường học tích cực xây dựng hệ thống các phòng học, thư viện, phòng chức năng; cảnh quan sư phạm trường học trong các nhà trường có nhiều đổi mới, công trình vệ sinh, cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, sân chơi, bãi tập và các công trình phụ trợ khác đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Công tác quản lý tiếp tục được đổi mới từ Sở đến cơ sở, xác định trọng tâm, trọng điểm từng công việc. Công tác tham mưu đã bám sát chương trình công tác tháng, năm, có nhiều chủ trương mới, chỉ đạo sát thực tế, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong ngành và xã hội.Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần đổi mới tác phong quản lý của người đứng đầu các đơn vị. 2. Kết quả công tác Thi đua, Khen thưởng Ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015. Năm học 2014-2015, Ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và lĩnh vực công tác, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành GD&ĐT đã xét duyệt kết quả công tác và đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân như sau: + 01 tập thể và 01 cá nhân được đề nghị tặng Huân chương Lao động; 02 đơn vị đề nghị tặng Cờ thi đua Chính phủ; 02 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. + 01 đơn vị đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, 6 tập thể và 15 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng. + 5 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, 07 xã có phong trào giáo dục toàn diện, 125 tập thể lao động xuất sắc; 21 tập thể lao động tiên tiến; 17 tập thể và 15 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 23 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 311 cá nhân được công nhận CSTĐ cấp cơ sở, 1.816 cá nhân được công nhận đạt danh hiệu LĐTT. -------------------------------------------------------------------------Ngày 10 tháng 10 năm 2015 ( Nội dung 1- 3 tiết) Tên bài học: HỘI NGHỊ THÔNG BÁO NHANH KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LẦN THỨ XIX NHIỆM KÌ 2015-2020 VÀ QUÁN TRIỆT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ BẮC NINH LẦN THỨ XXI, NHIỆM KÌ 2015-2020 Đơn vị tổ chức: Phòng GD&ĐT Báo cáo viên: Đ/c Lương Đình Thực-Phó chủ tịch UBND Thành phố BN Địa điểm: Hội trường TTVH Kinh Bắc - Thành phố BN Nội dung: I/ Công tác Đại hội:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nhân sự 50 đ/c bầu được 43 đ/c trong BCH. -BTV tỉnh ủy: 15 đ/c; đ/c Nguyễn Quốc Tuấn Ủy viên BTV khóa XIX. -Bầu 30 đ/c dự ĐH Đảng bộ Tỉnh ( Ngành GD có Đ/c Nguyễn Văn Hải –PGD Thành phố và đ/c Sơn - Trường THPT Hàn Thuyên). -Bầu 17 đ/c dự ĐH Dảng Trung ương. II/ Chuyên đề Đại hội: Thành phố: +Xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh +Xây dựng TP Bắc Ninh văn minh, hiện đại +Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Tỉnh thêm 2 nội dung: +Phát huy sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc Bắc Ninh Kinh Bắc +Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành TP trực thuộc TW vào những năm 20 của thế kỷ XXI. *Nội dung cụ thể nghị quyết: 1.Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện 2010-2015: - Kết quả đạt được: Hoàn thành toàn diện nhiệm vụ đề ra ( hoàn thành 22/25 chỉ tiêu; Tỉnh hoàn thành 22/24 chỉ tiêu) +Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18% +Điều chỉnh tiêu chí xây dựng nông thôn mới(XD chợ, trường học,làng văn hóa…) +Các công trình phúc lợi cho người dân được quan tâm. +Công tác quốc phòng an ninh được giữ vững -Tồn tại: -Thành phố: +Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt chưa cao.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> +Tỉ lệ XD trường chuẩn (do đặc thù tiếp nhận 9 xã về) +Một số khu phố chưa XD nhà văn hóa. -Tỉnh: +tỉ trọng dịch vụ tỉnh mới đạt 20,5/25% +Tỉ lệ đô thị hóa mới đạt 35/40 2. Tồn tại, hạn chế của Đảng bộ trong 5 năm qua: ( 11 tồn tại) 2.1.Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững 2.2. Công tác quản lí XD đô thị còn nhiều vấn đề; lấn chiếm vỉa hè lòng đường; 2.3. Xử lí ô nhiễm môi trường còn chưa tốt. 2.4.Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn 2.5. An ninh trên địa bàn còn nhiều phức tạp 2.6.Quản lí lễ hội trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn 2.7.Trách nhiệm điều hành và trách nhiệm điều hành của người đứng đầu chưa cao 2.8.Qui trình, thời gian giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn kéo dài. 2.9.Qui trinh, an ninh trật tự còn nhạy cảm, phức tạp 2.10. Công tác XD, tổ chức cơ sở Đảng còn hạn chế 2.11.Hoạt động của một số đoàn thể còn hành chính *Nguyên nhân khách quan: +Thành phố BN đô thị hóa nhanh +Tình hình kinh tế trong nước và ngoài nước suy thoái +Một số chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. +Môi trường bị ô nhiễm nặng nề +Chế tài xử lí trong văn hóa, xã hội chưa cụ thể. *Nguyên nhân chủ quan:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> +Năng lực của cán bộ chưa đúng +Chưa tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên *Bài học: +Duy trì sự đoàn kết +Tranh thủ sự giúp đỡ +Phát huy lợi thế +Công tác cán bộ +Chọn việc và chỉ đạo quyết liệt 3/Xác định phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới: *Phương hướng: -XD thành phố trở thành đô thị hạt nhân, quận của Trung ương. -Phát triển kinh tế đô thị, ưu tiên dịch vụ thương mại -Phát triển kinh tế gắn với xã hội -Kết hợp chặt chẽ với XH thành hệ thống vững mạnh -XD thành phố SMAT CITY *Mục tiêu: Lồng trong 9 giải pháp: 1.Phát huy lợi thế so sánh tập trung phát triển toàn diện 2.Tập trung giải phóng kết cấu hạ tầng đồng bộ. 3. Xây dựng nếp sống văn minh,văn hóa 4.Đổi mới căn bản giáo dục một cách toàn diện 5.Đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội 6.Thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh 7.Không ngừng nâng cao năng lực của bộ máy hành chính nhà nước thể hiện sự tâm huyết của cán bộ, phục vụ nhân dân, quản lý cán bộ, đánh giá khách quan..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 8.Xây dựng mặt trận TQ và các đoàn thể vững mạnh 9.Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và tổ chức cơ sở Đảng (nâng cao sinh hoạt chi bộ, công tác cán bộ). *Phân tích giải pháp thứ tư: “ Phát triển toàn diện đổi mới căn bản giáo dục” -Phát huy truyền thống khoa bảng, khoa cử -Học để làm việc -Củng cố vững chắc các phổ cập -quan tâm đến việc giáo dục ý thức công dân -Dạy âm nhạc trong các trường học ( dạy hát quan họ) -Vấn đề học ngoại ngữ *Người thày cần có: -Cần có kiến thức -Có hiểu biết sư phạm, hiểu biết xã hội -Dùng lời nói tác động tới tâm hồn học sinh -Có kĩ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động nhất của trái tim con người. KL: “ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” -----------------------------------------------------------------Ngày 1 tháng 12 năm 2015. ( Nội dung 3-15 tiết - mô đun 1). Tên bài học: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH THCS Hình thức tổ chức: Tự học Địa điểm: Tại nhà Nội dung: A- Giới thiệu tổng quan:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần cho phét tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất , trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức...của các em. Bởi vậy giáo viên cần nắm được vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí thiếu niên, những khó khăn, thuận lợi trong sự phát triển tâm sinh lí của HS để giảng dạy, giáo dục học sinh. B- Mục tiêu: Về kiến thức: Nắm được vị trí ,ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS trong sự phát triển cả đời người, những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của sự phát triển lứa tuổi: về thể chất, nhận thức, giao tiếp, nhân cách. Về kỹ năng: vận dụng các hiểu biết về đặc điểm tâm , sinh lí của hs, những thuận lợi, khó khăn của lứa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục hs có hiệu quả. Về thái độ: thông cảm chia sẻ và giúp đỡ hs đặc biệt với học sinh cá biệt do các em đang giai đoạn phát triển quá độ với nhiều khó khăn. C- Nội dung: I. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS. 1. Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh THCS. - Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5, 6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát riển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại. Các em nam ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại. Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg. Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các em có long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. - Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạch máu lại phát triển.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi khi làm việc. - Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh. Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức. Vì thế các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động. - Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn địu, kéo dài. Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự định lớn lao. - Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi học sinh THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh hưởng của mội trường tư nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14 tuổi. Đến 15. 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là sự trưởng thành về mặt xã hội. Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS không có sự cân đối giữa sự phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đợm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa người bạn khác giới. Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoan, lo ngại. 2. Sự thay đổi của điều kiện sống. - Đời sống gia đình của các em học sinh THCS. Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc …, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực. Các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Những thay đổi đó đã động viên, kích thích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ. - Đời sống trong nhà trường của học sinh THCS. Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập. Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THCS có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước. - Đời sống của học sinh THCS trong xã hội. Ở lứa tuổi này các en đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm sóc gia súc … Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều người và được nhiều người cùng tham gia. Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển.. ----------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày 3 tháng 12 năm 2015. ( Nội dung 3- 15 tiết). Tên bài học: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH THCS Hình thức tổ chức: Tự học Địa điểm: Tại nhà Nội dung: II. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS. 1. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS. Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó. Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau: - Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập. - Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. - Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. - Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải: - Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học. - Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Tài liệu phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập. - Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó. - Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp. 2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS. - Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. - Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải: + Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic. + Cần giải thích cho các em rỏ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào. + Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình. + Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện. - Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó. Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ. Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và khả năng bị thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Hoạt động tư duy của học sinh THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngoài tư duy trực quan – hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu tượng. 3. Sự hình thành kiểu quan hệ mới. Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em. Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn. Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này. Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em. 4. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè. Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau và do đó.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm tới giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gái … Các em gái rất bực và không hài long. Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu bằng thái độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ. Có nhiều học sinh lớp 8.9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy. Ở học sinh lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8,9 thì nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em. Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác. Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng. 5. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS. Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người. Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình. 6. Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS. Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc xem phim, xem kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét. Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn nhất. Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi lúc mâu thuẫn. Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển ting cảm của các em. Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau. Các em đối với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cứu bạn lúc nguy hiểm. Các em tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình. Các em sống không thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình, các em cảm thấy khổ tâm, buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là một đòn tâm lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em./..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngày 15 tháng 2 năm 2016. ( Nội dung 3-10 tiết - mô đun 13). Tên bài học: NHU CẦU VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC Hình thức tổ chức: Tự học Địa điểm: Tại nhà Nội dung: A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Vấn đề nhu cầu và động cơ học tập của học sinh (HS) nói chung, học sinh trung học co sờ (THCS) nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng và cáp thiết nhất của nhà truửng phổ thông hiện nay. Thái độ học tập của học sinh ảnh hương rất lớn đến kết quả của quá trình dạy học. Tại sao trong giờ học, học sinh này thì húng thú, hào hứng, tích cục, trong khi học sinh khác lại buồn chán, thử ơ, thụ động? Trong Tâm lí học, người ta đã phát hiện được cơ chế phát triển nhu cầu và động lục học tập của học sinh. Nắm được cơ chế này, người giáo viên sẽ thường xuyên tạo được mọi điều kiện thuận lợi để làm thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh trong các giờ học trên lóp, đặc biệt là biết sử dụng các phuơng pháp và kĩ thuật để xác định nhu cầu học tập và động cơ học tập trong việc xây dụng kế hoạch dạy học hằng năm. Modun này giúp người học nắm đuợc khái niệm, cơ chế hình thành nhu cầu và động cơ, trên cơ sở đó xây dựng và sử dụng đuợc một sổ phuơng pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập của học sinh trong quá trình dạy học và xây dung kế hoạch năm học. Về nhận thức Hiểu nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong quá trình dạy học. Về kĩ năng Sử dụng được phưong pháp và kỹ thuật để 3QC định được nhu cầu và động cơ học tập của học sinh phục vụ cho việc xây dụng kế hoạch dạy học. Về thái độ Tôn trọng những đặc điểm riêng về nhu cầu, động cơ học tập của học sinh trong quá trình dạy học. B. NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiếu nhu cầu và nhu cầu học tập của học sinh trung học cơ sở. I.. MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nắm được khái niệm nhu cầu, nhu cầu họctập của học sinh THCS. II.. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Học viên tụ đọc thông tin, chia se, thảo luận với đong nghiệp để trả lời những câu hối được ghi trong tài liệu. III. THÔNG TIN 1. Nhu cầu * Câu hỏi : - Nhu cầu là gì ? - Con người có nhũng nhu cầu nào? - Nhu cầu có vai trò giữ vai gì trong cuộc sống và xã hội? * Thông tin: Nhu cầu là hình thúc liên hệ giữa cơ thể sổng và thế giới bên ngoài, nguồn gổc tính tích cực của cơ thể sổng. Nhu cầu như là bản chất bên trong thúc đẩy cơ thể tiến hành những hình thúc hoạt động có chất lượng nhất định, cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cá thể và loài. Trong các hình thức sinh học ban đầu, nhu cầu xuất hiện như là sự đòi hỏi của cơ thể đổi với một cái gì đó nằm ngoài cơ thể và cần thiết cho hoạt động sổng của cơ thể. Các nhu cầu của cơ thể có tính chất nội cân bằng: hoạt động mà nó thúc đẩy luôn hướng tới việc đạt được mức độ thực hiện chức năng tối ưu của các quá trình sổng, nhu cầu tiếp tục xuất hiện khi các chức năng đi chệch khỏi mức độ này và dừng lại khi đạt được múc độ đó. Nhu cầu của động vật tập trung vào việc duy trì cá thể và tiếp tục giống loài: trao đổi chất với môi trường xung quanh, phát triển và hoàn thiện các kĩ xảo định hướng... Đa sổ các nhu cầu ở động vật có hình thức bản năng, trong các bản năng bẩm sinh không chỉ ghi dấu những thuộc tính của các nhu cầu liên quan đến đối tượng mà cả tiến trình (sụ tuần tụ, kế tiếp) cơ bản của các hành động thích ứng cần thiết để chiếm lĩnh đổi tượng. Vấn đề bản chất nhu cầu cửa con người vẫn đang để mở. Một sổ nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu của con người là bẩm sinh (A.H. Maslow). Những nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tính xã hội của tất cả các nhu cầu của con người - không có ngoại lệ - được thể hiện trong nội dung, trong diễn biến và phương thức thoả mãn. Nhu cầu của con người đa sổ không phải bẩm sinh, chúng được hình thành trong quá trình con người lĩnh hội hoạt động xã hội và hình thành nhân cách. Sự phát triển nhu cầu của con người diễn ra thông qua sự mở rộng và thay đổi phạm vi đối tượng của nhu cầu. Nền sản xuất tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần quy định sự phát triển của các nhu cầu xã hội được cá nhân lĩnh hội trong quá trình gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá tinh thần và vật chất của loài người. Tính chất của hoạt động do nhu cầu thúc đẩy chúng thể hiện là cơ sở cơ bản để phân loại nhu cầu. Dựa trên cơ sở này, ta có thể phân thành các nhu cầu sau: tự vệ, dinh dưỡng, tình dục, nhận thức, giao tiếp, vui chơi, sáng tạo. Trong số đó, cần phân biệt các nhu cầu thực tế: những nhu cầu mà ý nghĩa của nó được xác định bởi các hình thức tác động qua lại với.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đổi tương (ăn uổng, nhận thúc) và những nhu cầu chức năng: những nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động vì chính bản thân quá trình hoạt động (vui chơi, sáng tạo), còn có hàng chục các tiêu chí khác để phân loại nhu cầu của con người. Trong các cách phân loại đó có một sổ cách phân loại tương đổi phổ biến và chỉ ra được bản chất của nhu cầu: theo nguồn gổc (nhu cầu tạo sự sổng, tạo tâm lí và xã hội); theo chủ thể (cá nhân, nhóm, xã hội); theo khách thể (vật chất và tinh thần); theo chức năng (nhu cầu tồn tại sinh học và xã hội, nhu cầu duy trì và nhu cầu phát triển)... Nhiều nhu cầu khó có thể phân loại một cách thuần nhất theo các tiêu chí trên, tức là có nhu cầu kết hợp cả vật chất và tinh thần, cả đạo đức và nhận thức. Nhu cầu của con người hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân trên cơ sở những tiền đề bẩm sinh, những tiền đề này tạo ra những khả năng tác động qua lại khác nhau (của chủ thể) với thế giới và tạo ra sự cần thiết trong các hình thức khác nhau của tính tích cực được xác định bởi các chương trình của hoạt động sổng sinh học và xã hội. Kinh nghiệm hoạt động trong giai đoạn của sự phát triển được thực hiện với sự cộng tác của người lớn, là điều kiện cơ bản cho sự hình thành nhu cầu trong hoạt động và trở thành phuơng tiện thoả mãn nhu cầu khác. Ví dụ, nhu cầu uổng rượu phát triển trong quá trình sử dụng rượu, ban đầu là phương tiện để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, tự khẳng định, nhu cầu thuộc về một nhóm hay là hậu quả của việc bắt chước người lớn. Nhu cầu được thể hiện trong hành vi của con người khi nó ảnh hường tới sự lựa chọn động cơ. Các động cơ này xác định xu hướng hành vi trong mọi tình huổng cụ thể. Nhu cầu của con người là một hệ thống thứ bậc Nhu cầu, định nghĩa đơn giản nhất là sự cần thiết về một cái gi đó. Nhu cầu- đòi hỏi của đời sổng, tự nhiên và xã hội. Mọi người có nhiều nhu cầu, các nhu cầu không phải lúc nào cũng hoàn toàn được thoả mãn, vì nhu cầu luôn thay đổi và phát triển, chẳng hạn: nhu cầu ăn, từ có cái ăn đến ăn no rồi phát triển tới ăn ngon... để nói lên nhu cầu của con người là không có giới hạn. Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động, vì mọi hoạt động đều nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu. Thoả mãn nhu cầu cá nhân và động lục thúc đẩy học tập có mổi quan hệ như thế nào? A. Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thổng các nhu cầu của con người gồm 5 bậc: Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định. -. Nhu cầu được kính trọng. - Nhu cầu xã hội văn hoá. - Nhu cầu về an toàn tính mạng, tài sản. - Nhu cầu sinh lí cơ bản: ăn, ở, vệ sinh, tình dục... Quan điểm cửa Maslow đã bị chỉ trích vì cá nhân không luôn luôn chứng tỏ những nhu cầu theo thứ tự như ông dự đoán. Thực tế, đại đa số cá nhân có nhu cầu theo thứ tự từ thấp đến cao, từ cơ bản đến tinh thần, nhưng cũng có hệ thống nhu cầu ngược lại – từ tinh thần đến cơ bản, hoặc một lúc có cả nhu cầu cơ bản lẫn nhu cầu tinh thần..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. Nhu cầu học tập * Câu hỏi thảo luận 4- Hoạt động học tập là gì? 4- Nhu cầu học tập có những đặc điểm gì giổng và khác với nhu cầu khác? 4- Nhu cầu học tập có ý nghĩa gì đổi với hoạt động học tập? 4- Cơ chế phát triển nhu cầu học tập là gì? Hoạt động học tập: Sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, là sự lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ sảo mới thông qua sự huấn luyện, giảng dạy chính quy và hoạt động thực tiễn hằng ngày của con người. Học tập luôn là quá trình nhận thức tích cực. Bản chất của quá trình học tập là nắm vững tri thúc, kĩ năng, kỹ xảo. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa học ngẫu nhiên với hoạt động học (hoạt động học tập). Việc nắm vững tri thức, kinh nghiệm, hình thành kĩ năng, kĩ sảo cũng như các phương thức hành vi khác thông qua việc thực hiện các hoạt động trong cuộc sổng hằng ngày gọi là học ngẫu nhiên. còn hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tụ giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ sảo mới, những phương thức hành vi mới. có thể nói, hoạt động học tập là một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sụ chỉ đạo của giáo viên. Tóm lại: Hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng & cơ bản của con người, đuợc điều khiển bởi mục đích tự giác là chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ sảo mới tương ứng và các phương thức khái quát của hoạt động học tập bằng phuơng pháp nhà trường. Chủ thể hoạt động học tập là người học với sự giác ngộ về động cơ, mục đích của việc học đổi với bản thân trở thành động lực thúc đẩy tiến hành hoạt động học tập. chỉ khi nào người học say mê, tích cực học tập nhằm chiếm lĩnh đổi tượng thì chủ thể đích thực của hoạt động học. Về cẩu trúc, hoạt động học tập cũng bao gồm các thành tố cơ bản của hoạt động nói chung..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày 20 tháng 2 năm 2016. ( Nội dung 3- 5 tiết). Tên bài học: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Đơn vị tổ chức: Tổ KHTN - Trường THCS Kinh Bắc Báo cáo viên: Đ/c Ngô Thị Thu Thủy - Tổ trưởng Địa điểm: Phòng tổ KHTN - Trường THCS Kinh Bắc Nội dung: 3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3.1.Trong văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục đã đề cập việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học như sau : a) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm(mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. Ví dụ: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, không sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc thay cho giáo viên dạy nhạc. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn học khác; b) Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập; c) Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học;.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> d) Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint. Tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục. 3.2.Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp… Và cao hơn, với E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình… Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như: Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc… Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel… Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước. Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện tử. Nhà trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu lại để GV dự giờ, phân tích, góp ý xây dựng bài). … 3.3.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ rằng: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng. Cần tránh việc dùng slide trình chiếu chỉ để thay việc viết bảng mà lại coi đó là tiết dạy ứng dụng CNTT (cần phân biệt thế nào là giáo án điện tử, bản trình chiếu, bài giảng điện tử hay bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning). 3.4.Sử dụng thành thạo diễn đàn, email, mạng xã hội… Xây dựng website nhà trường ngày một hữu ích và được nhiều người biết đến, trở thành cầu nối hiệu quả với gia đình học sinh cũng như các đơn vị bạn. Cũng qua đó, giáo viên và các tổ chức đoàn thể có thể thăm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh, nhằm kết hợp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. 3.5. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CNTT CỤ THỂ TRONG DẠY HỌC 3.5.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn thảo giáo án bằng MS Office hay OpenOffice Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ: - Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex, MATHEMATICA v3.0 , GeoGebra, AUTO GRAPH,Cabri, MatLAB . . . - Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0, CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile - NetOp School hỗ trợ mạng . -Các loại tự điển , phần mềm học tiếng Anh, Tiếng Pháp … -Soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS PowerPoint,OpenOffice Impress , Mindjet MindManager, FreeMind hay một số phần mềm sau: - Adobe Photoshop - Macromedia Flash.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Violet - Adobe Pressenter, Lecture Maker để soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây chưa lâu được xem là không cho phép. 3.5.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học qua việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… 3.5.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng… Từ điển mở: - Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org) - Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: - Từ điển tiếng việt mở : - Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở (OpenCourseWare). Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng…nhưng.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet từ các địa chỉ Websites/ forums hay khai thác ngân hàng giáo án điện tử, hoặc kho tư liệu của Website Bộ Giáo dục để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình. 3.5.4. Ứng dụng trong đánh giá Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu… Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. 3.5.5. Ứng dụng trong học tập của học sinh Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học dưới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet. - Tham gia các lớp học qua mạng. - Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm. - Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn. - Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online). -… 3.6. Ứng dụng CNTT trong quản lí nhà trường -Hệ thống thông tin quản lý -Phần mềm quản lý Phần mềm quản lý là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hóa các quá trình quản lý truyền thống, nó không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông tin..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> + Quản lý cán bộ: + Quản lý tài chính: + Quản lý học tập: + Xếp thời khóa biểu: + Quản lý thi trắc nghiệm: - Sử dụng Internet hoặc thư điện tử (Email), Sử dụng Website nhà trường. - Tìm kiếm thông tin trên Internet - Sử dụng phần mềm xếp thời khóa biểu - Sử dụng phần mềm quản lý học tập Đơn cử như giáo viên và nhà trường có thể sử dụng bộ phần mềm Vemis của Bộ Giáo dục hay SMAS 2.0 của Viettel … 3.7. Một số chú ý khi sử dụng CNTT trong giảng dạy. - Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. -Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide -Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng -Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình - Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu -Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng -Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu -Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 4. Những vấn đề cụ thể do Sở Giáo dục-đào tạo Sơn La chỉ đạo: a. Tiếp tục các chương trình tập huấn ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục nhằm: - Phổ cập trình độ tin học cho CBQLGD,GV: 100% CB-GV biết sử dụng CNTT trong công tác. Tổ chức điều tra thật chính xác trình độ ICT của cán bộ giáo viên. Có biện pháp hiệu quả để 100% CB-GV biết sử dụng máy tính và sử dụng ICT vào công tác hiệu quả. 100% CB-GV biết sử dụng internet để công tác. Đảm bảo đường truyền internet phục vụ sưu tầm, truy cập thông tin, dạy và học. Có kế hoạch đảm bảo 100% CB-GV biết sử dụng internet để truy cập thông tin, giao tiếp và thực hiện công tác theo yêu cầu. - Nâng cao hiệu xuất công tác lãnh đạo: 100% CBQL biết sử dụng ICT trong dạy học. Cán bộ quản lý các đơn vị nên am hiểu hệ thống ICT trong giáo dục nhất là ICT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Khai thác tiềm năng ICT trong CB-GV và học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị. 100% CBQL biết sử dụng ICT trong điều hành. CBQL biết sử dụng và sử dụng có hiệu quả ICT trong công tác quản lý, lãnh đạo: lập kế hoạch, triển khai, đánh giá, sơ kết, tổng kết. b. Xây dựng các hoạt động trực tuyến: Cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động trực tuyến có hiệu quả: - Báo cáo trực tuyến. - Học tập trực tuyến. - Chia sẻ thông tin trực tuyến. c. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong điều hành và quản lý giáo dục: - Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý theo định hướng quản lý trực tuyến thông qua internet. - Xây dựng trang web (WWW.thuậnchau.edu.vn) phổ cập nhằm nắm bắt tình hình chuyên cần của học sinh; dự báo, phòng ngừa từ xa tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học; hỗ trợ công tác thống kê tình hình chuyên cần của học sinh trên địa bàn của huyện..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Tổ chức đăng tải công khai trên website các thủ tục hành chính đạt cấp độ 2 trở lên với một số nội dung cụ thể: + Đăng tải tất cả các mẫu đơn hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (như đơn xin vào lớp đầu cấp…..) + Tra cứu kết quả học tập, điểm thi trực tuyến miễn phí trên website. - Cung cấp và cập nhật kịp thời các văn bản hành chính trong trang “Thủ tục hành chính” đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thực hiện đầy đủ quy định “3 công khai” đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục. d. Ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp CNTT trong từng bộ môn theo định hướng tăng cướng các ứng dụng e_learning. e. Thiết lập và sử dụng hệ thống e_mail: Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống e_mail có tên miền của ngành giáo dục và đào tạo huyện (WWW.thuậnchau.edu.vn). Đảm bảo trên nguyên tắc: + Mỗi một đơn vị, cơ sở giáo dục có địa chỉ mai theo tên miền giáo dục trong quan hệ công tác. + Mỗi cán bộ, giáo viên đều có địa chỉ e-mail của ngành để quan hệ, giao tiếp trong công việc. f. Nâng cấp kết nối mạng internet: Các đơn vị, cơ sở giáo dục kiểm tra, nâng cấp kết nối internet băng thông rộng. * Riêng các trường THCS cần tập trung thực hiện : 1. Nghiên cứu và thực hiện đúng nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo về CNTT. 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ ICT trong đơn vị (trường) và đơn vị trực thuộc (Phòng GD&ĐT). 3. Triển khai thực hiện website của đơn vị. Khai thác website đúng chức năng, phục vụ tốt quản lý, dạy - học. 4. Tổ chức kiểm tra thực hiện, đánh giá tình hình, điều chỉnh các nội dung công tác ICT..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 5. Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng ICT trong công việc. Bằng nhiều nguồn tài chính hợp pháp và vận động để trang bị, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất về ICT trong trường từ đó kích thích cán bộ giáo viên sử dụng ICT vào công tác, đảm bảo nhu cầu sử dụng ICT của cán bộ giáo viên. Tránh lãng phí, tạo tâm lý không tốt trong cán bộ giáo viê 6. Ngăn ngừa tình trạng lạm dụng internet trong CB-GV và học sinh. 7. Chỉ đạo mỗi giáo viên phải có bài tham gia thư viện bài giảng điện tử. 8. Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn phải có bài giảng điện tử e_learning tham gia dự thi hàng năm kỳ thi của Bộ GD&ĐT. 9. Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn phải có hồ sơ bài giảng dạy học tham gia dự thi hàng năm kỳ thi của cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh... KẾT LUẬN: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên. Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. Về phía lãnh đạo các cấp cũng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc ứng dụng CNTT trong ngành. Cơ sở hạ tầng về CNTT trong trường học đã dần được đầu tư để đáp ứng được việc ứng dụng CNTT và công tác dạy và học của các trường. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường THCS. Vì vậy, ứng dụng thành công hay không, có mang lại lợi ích như mong muốn hay không chỉ còn là sự quyết tâm và phương pháp tổ chức của trường bên cạnh sự nỗ lực của từng giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày 22 tháng 2 năm 2016. ( Nội dung 3- 10 tiết – môđun 18). Tên bài học: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Người báo cáo: Ngô Thị Thu Thủy Hình thức: - Học tại trường 4 tiết. Thời gian học: 22/2/2016. - Học tại nhà 6 tiết. Thời gian học từ 23/2/2016 đến 15/3/2016. Nội dung: III/. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực 1/. Giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các CNTT vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của HS trong hoạt động nhận thức. 2/. Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế… 3/. Chương trình và sách giáo khoa: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để học sinh tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học. 4/. Thiết bị dạy học.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác. Trong qúa trình biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, các tác giả đã chú ý lựa chọn danh mục thiết bị và chuẩn bị các thiết bị dạy học theo một số yêu cầu để có thể phát huy vai trò của thiết bị dạy học. Những yêu cầu này rất cần được các cán bộ chỉ đạo quản lý quán triệt và triển khai trong phạm vi mình phụ trách. Cụ thể như sau: - Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong qúa trình học tập. - Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là những thiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu được. Các nhà thiết kế và sản xuất thiết bị dạy học sẽ quan tâm để có giá thành hợp lí với chất lượng đảm bảo. - Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tự tiến hành các bài thực hành TN. Những thiết bị đơn giản có thể được GV, HS tự làm góp phần làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường. Công việc này rất cần được quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo trường … - Đối với những thiết bị dạy học đắt tiền sẽ được sử dụng chung. Nhà trường cần lưu ý tới các hướng dẫn sử dụng, bảo quản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường đề ra các quy định để thiết bị được giáo viên, học sinh sử dụng tối đa. Cần tính tới việc thiết kế đối với trường mới và bổ sung đối với trường cũ phòng học bộ môn, phòng học đa năng và kho chứa thiết bị bên cạnh các phòng học bộ môn. 5/. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp cấp. Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu được xác định. Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> cho mọi học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. 6/. Trách nhiệm quản lý: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường mình, đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên, đồng thời cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. IV/. Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống: Đối mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào qúa trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể. Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu. Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Vì vậy, phương pháp thuyết trình còn có tên gọi là phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò. Thầy giáo nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> tin tri thức đến học sinh. Học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ. Như vậy, những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này gần như đã được thầy "chuẩn bị sẵn" để trờ thu nhận, sự hoạt động của trò tương đối thụ động. Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức mà thôi. Do đó, theo hướng hoạt động hóa người học, cần phải hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề. Đây là kiểu dạy học bằng cách đặt học sinh trước những bài toán nhận thức, kích thích học sinh hứng thú giải bài toán nhận thức, tạo ra sự chuyển hóa từ qúa trình nhận thức có tính nghiên cứu khoa học vào tổ chức qúa trình nhận thức trong học tập. Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi học sinh tự mình giải quyết vấn đề đặt ra. Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề mà giáo viên tŕnh bày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgic, biết cách phát hiện vấn đề, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu ra. Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy do giáo viên trình bày cũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của học sinh. Nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm. Muốn vậy, lớp không nên quá đông, có điều kiện thuận lợi cho đối thoại, đồng thời học sinh phải có thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng trước vấn đề nêu ra. Như vậy, để kích thích tư duy tích cực của học sinh cần tăng cường mối liên hệ ngược giữa học sinh và giáo viên, giữa người nghe và người thuyết trình. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi "có vấn đề" để học sinh trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giáo viên đưa ra câu trả lời. Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp thuyết trình ngay khi mở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới hình thức những câu hỏi có tính chất định hướng, hoặc có tính chất "xuyên tâm". Trong qúa trình thuyết trình bài giảng, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh như sau:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Trình bày kiểu nêu vấn đề: Trong qúa trình trình bày bài giảng giáo viên có thể diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của học sinh. - Thuyết trình kiểu thuật chuyện: Giáo viên có thể thông qua những sự kiện kinh tế xã hội, những câu chuyện hoặc tác phẩm văn học, phim ảnh… làm tư liệu để phân tích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tượng, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học. - Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích: Giáo viên có thể dùng công thức, sơ đồ, biểu mẫu… để mô tả phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ lôgíc, lập luận chặt chẽ để làm rõ bản chất của vấn đề. - Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết: Giáo viên đưa vào bài học một số giả thuyết hoặc quan điểm có tính chất mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng tình huống có vấn đề thuộc loại giả thuyết (hay luận chiến). Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn quan điểm đúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình. Đồng thời học sinh phải biết cách phê phán, bác bỏ một cách chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính không khoa học và nguyên nhân của nó. - Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựng những mặt tương phản thì giáo viên cần xác định những tiêu chí để so sánh từng mặt, thuộc tính hoặc quan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từng tiêu chí so sánh. Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra kết luận nhằm góp phần làm tăng tính chính xác và tính thuyết phục của vấn đề. - Hiện nay, bài giảng hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây, để minh họa nội dung bài giảng, giáo viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay có cả một loạt phương tiện để giáo viên lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... Tiến tới mọi giáo viên phải có khả.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu qủa, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(41)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×