Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hoi dap ve TT22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.7 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. Tại sao phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 30?</b>
<i><b>Trả lời:</b></i>


Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 Quy
định đánh giá HS tiểu học (Thông tư 30).


Mặc dù việc đổi mới đánh giá HS tiểu học theo Thơng tư 30 có rất nhiều ưu
điểm, phù hợp với xu thế đổi mới đánh giá giáo dục của các nước có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới (đó là đánh giá vì sự tiến bộ của HS, giúp HS học được, tự tin,
thích học, học tốt, khơng so sánh HS này với HS khác, nhấn mạnh đánh giá quá
trình) nhưng cũng thể hiện một số bất cập:


a) Về nội dung Quy định ĐGHSTH theo Thông tư 30:


- Quy định nhận xét bằng lời và viết nhận xét trong thông tư chưa rõ, cứng
nhắc nên giáo viên hiểu chủ yếu là ghi nhận xét, do vậy ghi nhận xét từng HS vào
vở và sổ theo dõi chất lượng giáo dục làm nặng công việc của giáo viên.


- Quy định ghi sổ theo dõi chưa hợp lý; hồ sơ đánh giá HS còn áp lực cho GV.
- Cha mẹ học sinh chưa nắm bắt kịp thời mức độ học tập, rèn luyện của con
em do chưa có lượng hóa đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh.


- Quy định việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên có nhiều lúng túng.
b) Về quá trình tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 30:


- Chưa làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, giải thích để cha mẹ HS và
xã hội hiểu đúng bản chất, mục đích, yêu cầu ĐGHSTH theo Thông tư 30.


- Công tác tập huấn bồi dưỡng GV, CBQLGDTH triển khai thực hiện Thông tư


30 chưa làm thường xun


- Cơng tác quản lý các cấp cịn máy móc, hành chính cũng gây nặng nề cơng
việc cho giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Một số nội dung chính trong Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 là</b>
<b>gì?</b>


<i><b>Trả lời:</b></i>


Một số nội nội dung chính sửa đổi, bổ sung quy định ĐGHSTH ban hành kèm
theo Thông tư 30 là:


a) Chỉnh sửa tên Điều 4 “Nguyên tắc đánh giá” thành “Yêu cầu đánh giá”
trong đó có ghi rõ “Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng
<i>điểm số kết hợp với nhận xét”.</i>


b) Gộp nội dung đánh giá về năng lực và phầm chất ở Điều 5 thành một nội
dung đánh giá về năng lực, phẩm chất và viết lại cho gọn, dể thực hiện:


<i>-“ Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;</i>


<i>- Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật;</i>
<i>đoàn kết, yêu thương.</i>


c) Gộp nội dung về đánh giá thường xuyên ở các Điều 6, 7, 8, 9 và viết gọn
lại trong Điều 6 ( rồi bãi bỏ Điều 7, 8, 9), quy định rõ “Giáo viên dùng lời nói chỉ ra
<i>cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở</i>
<i>hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết”, “Giáo viên căn cứ vào các biểu</i>
<i>hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận</i>


<i>xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời” đồng thời hướng dẫn HS cách tự nhận xét và</i>
nhận xét sản phẩm học tập của bạn, “tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn,
<i>nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hồn thiện bản</i>
<i>thân”, khuyến khích cha mẹ HS tham gia quá trình nhận xét, đánh giá con em họ.</i>


d) Gộp nội dung về đánh giá định kì ở Điều 10 và tổng hợp đánh giá ở Điều
11 và viết gọn lại trong Điều 10 ( rồi bãi bỏ Điều 11), quy định rõ:


- Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn
cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để ĐGHS đối
với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành và
Chưa hoàn thành; giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận
thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và
phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức Tốt, Đạt,
Cần cố gắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và giữa học kì II. Bài kiểm tra được trả cho HS sau khi nhận xét, sửa lỗi và cho
điểm.


đ) Quy định lại về hồ sơ đánh giá chỉ còn Học bạ học sinh và Bảng tổng hợp
kết quả đánh giá HS của lớp. GV chủ nhiệm ghi học bạ vào cuối năm học; GV ghi
Bảng tổng hợp vào giữa và cuối mỗi học kì.


e) Quy định về nghiệm thu, bàn giao chất lượng đơn giản, dễ thực hiện hơn.
g) Khen thưởng học sinh vào cuối năm học:


- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh
giá các mơn học đạt Hồn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra
định kì cuối năm học các mơn học đạt 9 điểm trở lên;



- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một mơn
học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp
công nhận.


h) Tăng trách nhiệm cho sở, phòng, hiệu trưởng, tăng quyền chủ động cho GV:
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách
nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
ĐGHSTH tại địa phương.


- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện ĐGHS
theo quy định; đảm bảo chất lượng ĐG; tôn trọng quyền tự chủ của GV trong việc
thực hiện quy định ĐGHS; chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì; giải trình,
giải quyết thắc mắc, kiến nghị về ĐGHS trong phạm vi, quyền hạn của hiệu trưởng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×