Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.22 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề: MẮT (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức - Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. - Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì. - Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này. - Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.. b. Kĩ năng - Nhận biết được kính cận, kính viễn trong thực tế. - Giải được các bài tập về mắt. c. Thái độ - Tích cực, chủ động trong học tập. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng (sự điều tiết của mắt, các tật khúc xạ của mắt...); tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm khác nhau, từ quan sát thực tế); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới (dự đoán cách khắc phục các tật của mắt). - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về mắt và thấu kính để giải thích các tật của mắt. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm. - Năng lực thực hành thí nghiệm: thí nghiệm về sự lưu ảnh của mắt. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tranh ảnh, các phần mềm mô phỏng: cấu tạo của mắt, sự tạo ảnh qua thấu kính mắt..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Thí nghiệm về sự lưu ảnh của mắt. III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Hướng dẫn chung Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:. Các bước. Hoạt động. Khởi động. Hoạt động 1. Hoạt động 2 Hình thành Hoạt động 3 Hoạt động 4 kiến thức Hoạt động 5 Luyện tập Hoạt động 6. Thời Tên hoạt động lượng dự kiến Tạo tình huống vấn đề về cách quan 10 phút sát của mắt. Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt 15 phút Tìm hiểu sự điều tiết của mắt 15 phút 10 phút Tìm hiểu năng suất phân li của mắt Tìm hiểu các tật của mắt. 25 phút. Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập mắt.. 10 phút. Vận dụng Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu hiện 5 phút Tìm tòi mở Hoạt động 7 tượng lưu ảnh của mắt. rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động HĐ1: Tạo tình huống vấn đề về cách quan sát của mắt. a) Mục tiêu hoạt động: - Từ các tình huống thực tế ( cách quan sát ban ngày, ban đêm của mắt) tạo cho HS sự quan tâm đến hoạt động của mắt. - Nội dung hoạt động: + GV đưa tình huống thực tế về cách quan sát của mắt vào ban ngày và ban đêm. Hình thành cho sự tò mò muốn tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của mắt. + HS trao đổi nhóm, thảo luận về những hiểu biết thực tế về mắt để đưa ra các nhận định về mắt. + Thống nhất vấn đề nghiên cứu. Mắt được cấu tạo như thế nào? Nguyên tắc nhìn của mắt như thế nào? Mắt thường bị những tật nào? Cách khắc phục? b) Gợi ý tổ chức hoạt động:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV phát vấn vì về cách nhìn của mắt khi di chuyển vào trời đêm không trăng (mắt mở to tối đa), di chuyển vào trời nắng to (mắt thường him lại) - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận trả lời - Nhận xét các phương án trả lời - Thống nhất về các vấn đề nghiên cứu c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày thảo luận của nhóm HĐ2 : Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt a) Mục tiêu hoạt động: - HS thực hiện được các nhiệm vụ để tìm hiểu cấu tạo của mắt - Nội dung hoạt động: + HS làm việc nhóm, đọc SGK thảo luận nêu và chốt lại kiến thức về cấu tạo của mắt + Các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm, trao đổi rút ra nhận xét chung về cấu tạo của mắt b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV trình chiếu hình ảnh mô phỏng cấu tạo của mắt - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm kết hợp SGK thảo luận nêu tên các bộ phận và chức năng của từng bộ phận trong cấu tạo của mắt. - Yêu cầu thảo luận để đi đến thống nhất về cấu tạo - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về cấu tạo của mắt. c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh: các báo cáo kết quả làm việc nhóm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ3 : Tìm hiểu sự điều tiết của mắt a) Mục tiêu hoạt động: - HS thực hiện được các nhiệm vụ để tìm hiểu sự điều tiết, điểm cực viễn, điểm cực cận - Nội dung hoạt động: + HS làm việc nhóm, thực nghiệm sự điều tiết của mắt (quan sát ngón tay di chuyển ra xa, lại gần), quan sát phần mềm mô phỏng sự điều tiết của mắt, đọc.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> SGK thảo luận nêu và chốt lại kiến thức về sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn. + Các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm, trao đổi rút ra nhận xét chung về sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV trình chiếu hình ảnh mô phỏng sự điều tiết của mắt - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát TN mô phỏng, kết hợp SGK thảo luận về sự điều tiết; thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt. - Yêu cầu thảo luận để đi đến thống nhất về sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn. c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh: các báo cáo kết quả làm việc nhóm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ4 : Tìm hiểu năng suất phân li của mắt a) Mục tiêu hoạt động: - HS thực hiện được các nhiệm vụ để tìm hiểu năng suất phân li của mắt - Nội dung hoạt động: + HS làm việc nhóm, đọc SGK thảo luận nêu và chốt lại kiến thức về năng suất phân li của mắt + Các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm, trao đổi rút ra nhận xét chung về năng suất phân li của mắt b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV trình chiếu hình ảnh biểu diễn để diễn đạt năng suất phân li - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát, kết hợp SGK thảo luận về năng suất phân li của mắt. - Yêu cầu thảo luận để đi đến thống nhất về năng suất phân li của mắt - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về năng suất phân li của mắt. c) Sản phẩm hoạt động:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sản phẩm của nhóm học sinh: các báo cáo kết quả làm việc nhóm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh HĐ5:Tìm hiểu các tật của mắt a) Mục tiêu hoạt động: - HS thực hiện được các nhiệm vụ để tìm hiểu các tật và cách khắc phục các tật của mắt - Nội dung hoạt động: + HS làm việc nhóm, quan sát phần mềm mô phỏng từng tật của mắt và cách khắc phục do GV trình chiếu, đọc SGK thảo luận nêu và chốt lại kiến thức về: Đặc điểm mắt bị tật, phương án khắc phục và loại kính đeo, cách đeo phù hợp + Các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm, trao đổi rút ra nhận xét chung về các tật và cách khắc phục các tật của mắt b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV trình chiếu hình ảnh mô phỏng các tật và cách khắc phục các tật của mắt - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát TN mô phỏng, kết hợp SGK thảo luận về: Đặc điểm mắt bị tật, phương án khắc phục và loại kính đeo, cách đeo phù hợp lần lượt cho từng tật một - Yêu cầu thảo luận để đi đến thống nhất về các tật và cách khắc phục các tật của mắt - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về các tật và cách khắc phục các tật của mắt. c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh: các báo cáo kết quả làm việc nhóm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ6: Hệ thống hóa kiến thức – Bài tập a) Mục tiêu hoạt động: - Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về sự điều tiết của mắt - Nội dung hoạt động: + HS làm việc nhóm tóm tắt kiến thức về cấu tạo mắt, sự điều tiết, điểm cực cận-cực viễn, các tật và cách khắc phục của mắt ( có thể dùng sơ đồ tư duy diễn đạt) + Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng và giải bài tập 9 SGK..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV yêu cầu các nhóm dùng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức - Các nhóm hoạt động hoàn thành sản phẩm, giới thiệu sản phẩm trước lớp - Huy động HS giải nhanh BT 9 SGK c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm các nhóm và hiệu quả việc giải TB HĐ 6: Hướng dẫn về nhà a) Mục tiêu hoạt động: a) Mục tiêu Học sinh tìm hiểu được vai trò của mắt đối với cuộc sống; Hiểu được các tật và cách khắc phục các tật của mắt. Biết được cách bảo vệ mắt Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu cách quan sát của mắt - Tìm hiểu cách bảo vệ mắt và các khắc phục các tật của mắt - Báo cáo kết quả trước lớp. b) Gợi ý tổ chức hoạt động: Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả. Giáo viên: Hướng dẫn các thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập. c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề Câu 1: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng: A: Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi B: Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi C: Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi D: Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc thì không Câu 2: Mắt không có tật là mắt: A: Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc B: Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc C: Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc D: Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc Câu 3: Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở: A: Điểm cực viễn B: Điểm cực cận C: Trong giới hạn nhìn rõ của mắt D: Cách mắt 25cm Câu 4: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV O. V F.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> được tạo ra: A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V. C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh. Câu 5: Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra: A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V. C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh. Câu 6: Một người khi không đeo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 40cm đến 1m. Người này mắc tật là: A. Viễn thị lúc già. B. Cận thị lúc già. C. Cận thị lúc trẻ. D. Viễn thị lúc trẻ. Câu 7: Chọn phát biểu sai A. Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong các mặt giới hạn của thuỷ tinh thể để ảnh hiện rõ trên võng mạc. B. Khi mắt điều tiết thì tiêu cự của thuỷ tinh thể thay đổi. C. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc thay đổi. D. Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật ở trong giới hạn thấy rõ. Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực? A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết. C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có tật và điều tiết tối đa. Câu 9: Muốn nhìn rõ vật thì : A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt. C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông a=amin. D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt. Câu 10: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người đó muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là: A. -8,33 điôp B. 8,33 điôp C. -2 điôp D. 2 điôp Câu 11: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết A. 0,5đp B. –1đp C. –0,5đp D. 2đp Câu 12: Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm . Điểm cực cận cách mắt 25cm . Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. f = 20,22mm B. f = 21mm C. f = 22mm D. f = 20,22mm Câu 13: Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 40cm.Tính độ tụ của kính mà người ấy sẽ đeo sát mắt để có thể đọc được các dòng chữ nằm cách mắt gần nhất là 25cm. A. 1,5điôp B. 2điôp C. -1,5điôp D. -2điôp.
<span class='text_page_counter'>(9)</span>