Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DE THI HKI HOA HOC 9 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.53 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRỌNG DUYỆT. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC 9. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang, gồm 30 câu) Ngày kiểm tra: 10/01/2017 ---------------------------------------------------------Mã đề thi 132 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Hòa tan kali oxit vào nước, sau đó nhúng quỳ tím vào thì quỳ tím A. hóa xanh. B. hóa đỏ. C. hóa hồng. D. không đổi màu. Câu 2: Nhỏ nước dư vào ống nghiệm đựng canxi oxit, dùng đũa thủy tinh trộn đều, sau đó để yên một thời gian thấy dưới đáy ống nghiệm có chất rắn màu trắng. Chất rắn đó là A. canxi cacbonat.. B. canxi oxit.. C. canxi hiđroxit.. D. canxi.. Câu 3: Trong tự nhiên, nhiều hợp chất của sắt tồn tại dưới dạng quặng sắt. Một số quặng sắt quan trọng là quặng pirit sắt dùng để sản xuất khí lưu huỳnh đioxit, axit sunfuric; hay quặng hematit và quặng manhetit là nguyên liệu để sản xuất gang. Thành phần chính của quặng pirit sắt, quặng hematit và quặng manhetit lần lượt là A. FeS, Fe2O3, Fe3O4. B. FeS2, Fe3O4, Fe2O3. C. FeS2, Fe2O3, Fe3O4. D. FeS, Fe3O4, Fe2O3. Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. Al, FeO, SO2, CuCl2, HCl, Zn(OH)2. B. CO2, Al2O3, HNO3, FeCl2, SO3, CuSO4. C. P2O5, Al2O3, SO2, H2SO4, Cu, Al. D. H2S, CO2, KNO3, Fe2(SO4)3, Al, HCl. Câu 5: Dãy gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động là A. Na, Mg, Fe, Ag. B. Fe, Zn, Al, Mg. C. Ag, Cu, Zn, Fe. D. Cu, Fe, Ag, Zn. Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng trao đổi? A. AgNO3  KCl  B. Zn  H2SO4   AgCl  KNO3  ZnSO4  H2 C. CuCl2  2NaOH  D. NaOH  HCl   Cu(OH)2  2NaCl  NaCl  H2O Câu 7: Để loại bỏ khí SO2 và CO2 trong hỗn hợp khí X gồm CO, SO2 và CO2, có thể dẫn X qua dung dịch A. H2SO4. B. BaCl2. C. HCl. D. NaOH. Câu 8: Dãy gồm các chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là: A. NaOH, Al, HCl. B. KOH, NaOH, Al. C. Fe, H2SO4, NaOH. D. Al, NaOH, Al(OH)3. Câu 9: Cho các cặp chất sau: (1) AgNO3 và NaCl; (2) FeCl2 và CuSO4; (3) NaHCO3 và NaOH; (4) K2SO3 và HCl; (5) KNO3 và ZnCl2; (6) MgCl2 và KOH; (7) HNO3 và Ba(OH)2; (8) HCl và H2SO4. Số cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 10: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về nước Gia-ven và nước clo? A. Nước Gia-ven là dung dịch NaClO. B. Nước clo và nước Gia-ven đều có tính tẩy màu. C. Nước clo làm quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu. D. Từ NaCl có thể điều chế được nước Gia-ven. Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm kẽm, đồng và bạc tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 5,376 lít khí (đktc) và còn lại 14,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của kẽm trong hỗn hợp X là A. 35%. B. 48%. C. 65%. D. 52%. Trang 1/4 – Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 12: Khi nói về phân bón hóa học, có các phát biểu sau: 1. KCl, K2SO4 là những loại phân kali. 2. Trong một số loại phân đạm thường dùng như urê CO(NH2)2, amoni nitrat NH4NO3, amoni sunfat (NH4)2SO4 thì urê có hàm lượng nitơ cao nhất. 3. Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, có thể tan tốt trong nước. 4. Thành phần chính của phân supephotphat là canxi đihiđrophotphat. 5. Phân điamoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4 cung cấp đồng thời đạm và lân. 6. Phân bón vi lượng chứa một số nguyên tố mà cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như bo, kẽm, nitơ, mangan, ... 7. Phân NPK thuộc loại phân bón kép. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 13: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được khối lượng kết tủa là A. 0 gam. B. 39,4 gam. C. 29,55 gam. D. 19,7 gam. Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Hòa tan 8 gam NaOH rắn vào 400 gam dung dịch H2SO4 4,9%. 2. Nhỏ 8 ml dung dịch HCl 1M vào 10 ml dung dịch KOH 0,8M. 3. Nhỏ 250 ml dung dịch HCl 0,8M vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 8,55%. 4. Trộn 450 gam dung dịch Ba(OH)2 5,7% với 125 gam dung dịch H2SO4 9,8%. 5. Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch H2SO4 0,5M và NaOH 1M. Các thí nghiệm mà sau khi tiến hành thu được dung dịch có pH = 7 là A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 5. C. 2, 3, 4. D. 2, 4, 5. Câu 15: Cho 8,4 gam một kim loại M vào dung dịch CuSO4 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,6 gam đồng. Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Zn. Câu 16: Cho các phương trình phản ứng sau:. 1. Cu  2AgNO3   2Ag  Cu(NO3 ) 2. o. t 6. MgO  H 2   Mg  H 2O. t 2. Fe  Cl2   FeCl2. 7. Cu  2H 2SO 4 (đặc, nguội)   CuSO 4  SO 2  2H 2O. 3. 2KCl  Ba(NO3 ) 2   BaCl2  2KNO3. 8. NaOH(d­)  CO 2   NaHCO3. 4. 2NaOH  Cl2   NaCl  NaClO  H 2O. 9. BaCO3  Na 2SO 4   BaSO 4  Na 2CO3. 5. Ba  ZnSO 4   Ba SO 4  Zn. 10. K 2SO3  2HCl   2KCl  SO 2  H 2O. o. Số phương trình phản ứng sai là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 17: Hỗn hợp rắn X ở dạng bột gồm Cu, Fe, Zn, Al. Để thu lấy đồng (không lẫn các kim loại khác, khối lượng không thay đổi so với ban đầu) từ hỗn hợp X, ta dùng dung dịch chất Y. Chất Y là A. CuSO4. B. AgNO3. C. HCl. D. MgCl2. Câu 18: Nung hoàn toàn m gam CaCO3 (chứa 4% tạp chất trơ), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng giảm 264 gam so với lượng CaCO3 lấy ban đầu. Giá trị của m là A. 600. B. 620. C. 624. D. 625. Trang 2/4 – Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 19: Khi cho mẩu natri vào dung dịch CuSO4 thì A. mẩu natri tan, có khí không màu thoát ra và xuất hiện kết tủa màu đen. B. mẩu natri tan, dung dịch xanh lam nhạt màu dần và có chất rắn màu đỏ gạch tách ra. C. không xảy ra phản ứng. D. mẩu natri tan, có khí không màu thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh lơ. Câu 20: Dẫn khí H2 dư qua ống chứa hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Fe3O4 và CuO, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho NaOH dư vào Y, khuấy kĩ thấy còn phần không tan Z. Trong Z chứa A. Mg, Al, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. MgO, Al2O3, Fe, Cu. Câu 21: Chỉ dùng nước và dung dịch HCl có thể nhận biết được 4 chất rắn X, Y, Z và T đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Các chất X, Y, Z, T không thể là A. CaCO3, BaSO4, MgO, NaCl. B. BaSO4, Al2O3, Na2SO3, NaNO3. C. AgNO3, K2CO3, ZnCl2, CaSO3. D. NaOH, Na2CO3, KCl, BaSO4. Câu 22: Dùng m gam mỗi chất KMnO4, KClO3 và KNO3 để điều chế khí oxi và cũng m gam MnO2 để điều chế khí clo. Cho hiệu suất các phản ứng là 100%. Trường hợp sinh ra thể tích khí lớn nhất ứng với chất tham gia là A. KMnO4. B. MnO2. C. KNO3. D. KClO3. Câu 23: Phèn chua là muối sunfat kép kali và nhôm ngậm nước, có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (viết gọn là KAl(SO4)2.12H2O). Phèn chua có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống (làm trong nước đục, cầm màu, …). Hòa tan phèn chua vào nước thu được dung dịch X chứa 2 muối K2SO4 và Al2(SO4)3. Nhỏ một lượng dung dịch chất Y vào X cho đến khi kết tủa tạo thành (chỉ chứa 1 chất duy nhất) vừa bắt đầu tan thì dừng lại. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch còn lại thu được một hỗn hợp rắn chứa 2 chất. Chất Y có thể là A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. NaOH. D. KOH. Câu 24: Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ mất nhãn A, B, C, D, E chứa dung dịch của một trong các chất sau: BaCl2, H2SO4, Mg(NO3)2, Na2CO3, HCl; và lọ F chứa dung dịch Ba(OH)2 (có ghi nhãn); ngoài ra không còn hóa chất nào khác. Một học sinh muốn nhận biết trong mỗi lọ chứa chất gì đã tiến hành làm thí nghiệm như sau: Nhỏ một lượng dung dịch từ các lọ A, B, C, D, E vào từng ống nghiệm, ghi tên trên ống nghiệm trùng với tên của lọ. Sau đó nhỏ dung dịch Ba(OH)2 từ lọ F vào mỗi ống nghiệm cho tới dư, kết thúc phản ứng thấy ở các ống nghiệm A, C, E xuất hiện kết tủa trắng; các ống nghiệm B, D không quan sát thấy hiện tượng gì. Giữ nguyên các ống nghiệm A, C, E. Nhỏ dung dịch từ lọ D vào mỗi ống nghiệm A, C, E thì thấy không có hiện tượng gì. Tiếp tục nhỏ đến dư dung dịch từ lọ B vào mỗi ống nghiệm A, C, E thì quan sát thấy ở ống nghiệm A vẫn không có hiện tượng gì, ở ống nghiệm C kết tủa tan dần, còn ở ống nghiệm E kết tủa tan dần đồng thời có khí thoát ra. Theo kết quả thí nghiệm trên, các lọ A, B, C, D, E lần lượt chứa A. H2SO4, BaCl2, Mg(NO3)2, HCl, Na2CO3. B. Mg(NO3)2, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. C. Mg(NO3)2, BaCl2, H2SO4, HCl, Na2CO3. D. H2SO4, HCl, Mg(NO3)2, BaCl2, Na2CO3. Câu 25: Nhúng một đoạn dây nhôm vào 500 ml dung dịch chứa muối clorua của kim loại R (hóa trị II). Sau một thời gian phản ứng lấy dây nhôm ra, rửa sạch đem cân thì thấy khối lượng tăng 27,6 gam so với ban đầu; đồng thời dung dịch sau phản ứng có nồng độ AlCl3 là 0,8M. Cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể và toàn bộ kim loại R tạo thành bám vào dây nhôm. Kim loại R là A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 26: Hòa tan hết một lượng Na2CO3 bằng 445 ml dung dịch HCl 1,6M thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch X. Dùng V1 ml dung dịch NaOH 5% khối lượng riêng 1,06 g/ml để trung hòa X. Tiếp tục nhỏ V2 ml dung dịch AgNO3 10% khối lượng riêng 1,09 g/ml vào thu được 62,566 gam kết tủa. Giá trị (V1  V2 ) là A. 880.. B. 760.. C. 840.. D. 800. Trang 3/4 – Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 27: Hỗn hợp X gồm nhôm và sắt. Chia X thành 2 phần với tỉ lệ khối lượng giữa phần 1 và phần 2 là 4 : 5. Hòa tan phần 1 bằng một lượng vừa đủ HCl thu được 10,08 lít khí (đktc). Hòa tan phần 2 bằng một lượng vừa đủ NaOH thu được 8,4 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của sắt trong X có giá trị gần nhất với A. 38%. B. 61%. C. 82%. D. 79%. Câu 28: Khử hoàn toàn 41,76 gam một oxit sắt bằng khí CO, sau đó dẫn toàn bộ khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 18 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 7,52 gam. Oxit sắt ban đầu là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 29: Để hòa tan 30 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO và Al2O3 cần vừa đủ 500 gam dung dịch H2SO4 8,82%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là A. 65. B. 66. C. 67. D. 68. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp X gồm nhôm và sắt trong khí oxi vừa đủ thu được hỗn hợp rắn Y chỉ chứa Al2O3 và Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cho NaOH dư vào Z thu được m1 gam kết tủa T. Lọc lấy T rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m 2 gam chất rắn. Giá trị (m1  m2 ) gần nhất với A. 12. B. 12,5. C. 6,5. D. 7. -------------HẾT-------------. Trang 4/4 – Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRỌNG DUYỆT. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC 9. Mã đề thi 132 Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Đáp án. A. C. C. B. B. B. D. A. A. A. D. A. D. B. A. Câu. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Đáp án. A. C. D. D. C. D. D. C. D. C. C. B. B. B. C.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×