Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.5 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>DAO ĐỘNG & SÓNG Họ và tên :....................................................................Trường:THPT..................................................................... Câu 1: Hai con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng lần lượt là 2m và m. Tại thời điểm ban đầu đưa các vật về vị trí để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hai vật dao động điều hòa. Biết tỉ số cơ năng dao động của hai con lắc bằng 4. Tỉ số độ cứng của hai lò xo là: A.2. B.1. C.4. D.8. Câu 2: Khi thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp O1O2 cách nhau 12 cm và có phương trình u1=4cos(40πt+π/6)cm; u1=3cos(40πt-5π/6)cm. Vận tốc truyền sóng 60cm/s. Tìm số điểm dao động với biên độ 5 cm trên đoạn O1O2? A. 9. B. 8. C. 18. D. 16. Câu 3: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Nâng vật lên để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Khi vật đi qua vị trí có tọa độ x=2,5 2 cm thì có vận tốc 50 cm/s. Lấy g=10m/s2 Tính từ lúc thả vật, thời gian vật đi được quãng đường 27,5 cm là A.5,5 s. B.2π 2 /15 s C.5 s. D. π 2 /12 s Câu 4: Trên dây AB có sóng dừng với đầu B là một nút. Sóng trên dây có bước sóng λ. Hai điểm gần B nhất có biên độ dao động bằng một nửa biên độ dao động của bụng sóng cách nhau một khoảng là: A. λ/12; B. λ/6; C. λ/4. D. λ/3; Câu 5: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T=2π (s), quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc làa=-2(cm/s2) thì một vật có khối lượng m2 với (m1 = 2m2 ) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m 1, có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m 2 ngay trước lúc va chạm là 3 3 (cm/s). Quãng đường mà vật m1 đi được kể từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là: A. 6 cm. B. 4 cm. C. 6,5 cm. D. 2 cm. Câu 6: Một sóng hình sin có biên độ A không đổi, truyền theo chiều dương của trục Ox từ nguồn O với chu kì T, bước sóng λ. Gọi M và N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng phía so với O sao cho OM-ON=4λ/3. Các phân tử vật chất môi trường đang dao động. Tại thời điểm t, phần tử môi trường tại M có li độ A/2 và đang tăng, khi đó phần tử môi trường tại N có li độ bằng: A. A/2 B. - A C.-A 3 /2 D. A 3 /2 Câu 7: Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với chiều dài lò xo biến thiên từ 52 cm đến 64 cm. Thời gian ngắn nhất chiều dài lò xo giảm từ 64 cm đến 61 cm là 0,3 s. Thời gian ngắn nhất chiều dài lò xo tăng từ 55 cm đến 58 cm là: A. 0,15 s. B. 0,6 s. C. 0,3 s. D. 0,45 s. Câu 8: Một chất điểm dao động điều hoà có độ dài quỹ đạo là 20 cm và chu kì T=0,2 s. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật trong khoảng thời gian 1/15 s bằng: A.2,1m/s. B.1,5m/s. C.2,6m/s. D.1,3m/s. Câu 9: Trong dao động điều hoà của một vật thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,9s. Giả sử tại thời một thời điểm vật đi qua vị trí có thế năng W t , động năng Wđ và sau đó thời gian Δt vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm 3lần. Giá trị nhỏ nhất của Δt bằng: A. 0,15s B. 0,3s; C. 0,6s. D. 0,45s Câu 10: Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt nước dao động với phương trình uA=uB=4cos10πt mm. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v=15cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1-BM1=1cm và AM2-BM2=3,5cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là: A.-3 3 mm B.-3mm C.- 3 mm D.3mm Câu 11: Con lắc lò xo có độ cứng k=100 N/m, khối lượng vật nặng m=1 kg. Vật nặng đang đứng ở vị trí cân bằng, ta tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình F=F0cos10πt (t tính bằng giây). Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định với biên độ A=6 cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng: A. 0,6 cm/s. B. 60π cm/s. C. 60 cm/s. D. 6π cm/s. Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=8cos(8πt+π/6)cm. Kể từ thời điểm t=0 thì thời điểm chất điểm qua vị trí có li độ x=-4cm lần thứ 2012 là A. 12065/48 s B. 12061/48 s C. 4021/16 s D. 12067/48 s Câu 13: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100 gam và lò xo có độ cứng 40 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hoà cưỡng bức với biên độ Fo và tần số f1=4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 A. A2 A1 B. A2 > A1 C. A2 = A1 D. A2 < A1 Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có g=10m/s2, có độ cứng của lò xo k=50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4N và 2N. Tốc độ cực đại của vật là: A. 30 5 cm/s. B. 40 5 cm/s. C. 60 5 cm/s. D. 50 5 cm/s. Câu 15: Một vật có khối lượng m = 0,5kg thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> góc 4π rad/s, x1=A1cos(ωt+π/6) cm, x2=4sin(ωt-π/3) cm. Lấy π2 =10. Biết độ lớn cực đại của lực hồi phục tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động là 2,4N. Biên độ A 1 của dao động x1 là: A. 7 cm. B. 6 cm. C. 5 cm. D. 3 cm. Câu 16: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng k=50N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1=100g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10 cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2=400g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang μ=0,05 Lấy g=10m/s 2 .Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại là: A. 2,16 s. B. 2,06 s. C. 0,31 s. D. 2,21 s. Câu 17: Một tên lửa bắt đầu bay lên theo phương thẳng đứng với gia tốc a = 3g. Trong tên lửa có treo một con lắc đơn dài l=1m khi bắt đầu bay thì đồng thời kích thích cho con lắc thực hiện dao động nhỏ. Bỏ qua sự thay đổi gia tốc rơi tự do theo độ cao. Lấy g=10m/s2;π2=10. Đến khi đạt độ cao h=1500m thì con lắc đã thực hiện được số dao động là: A. 14. B. 10. C. 20. D. 18. Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt chất lỏng với 2 nguồn A, B phát sóng kết hợp ngược pha nhau. Khoảng cách giữa 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song với AB, cách AB một đoạn 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên xx' là A. 1,50cm. B. 2,15cm. C. 1,42cm. D. 2,25cm Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=8cos(4πt)cm. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ thời điểm t1=1/12 s đến thời điểm t2=4/3 s là A. 48 cm/s B. 128 cm/s C. 96 cm/s D. 64 cm/s Câu 20: Đặt một âm thoa phía trên miệng của một ống hình trụ. Khi rót nước vào ống một cách từ từ, người ta nhận thấy âm thanh phát ra nghe to nhất khi khoảng cách từ mặt chất lỏng trong ống đến miệng trên của ống nhận hai giá trị liên tiếp là h1 =75cm và h2 = 25cm .Tần số dao động của âm thoa là f = 340Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là: A. 310m/s B. 338m/s. C. 340m/s. D. 342m/s. Câu 21: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng AB=12cm dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ=1,6cm. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8(cm). Số điểm dao động cùng pha với nguồn ở trên đoạn CD là : A. 3. B. 6. C. 10. D. 5. Câu 22: Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với biên độ A=4cm, chu kỳ T. Biết khối lượng của vật m=100g và trong mỗi chu kì dao động, thời gian lực đàn hồi có độ lớn lớn hơn 2N là 2T/3. Lấy π2=10. Chu kì dao động là: A. 0,3s. B. 0,1s. C. 0,4s. D. 0,2s. Câu 23: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động x1=A1cos(ωt+π/3)cm và x2=A2cos(ωt-π/2)cm. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động này là: x=6cos(ωt+φ)cm. Biên độ A1 thay đổi được. Thay đổi A1 để A2 có giá trị lớn nhất. Tìm A2 max? A. 16 cm. B. 12 cm. C. 18 cm. D. 14 cm. Câu 24: Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68dB Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80dB. Số ca sĩ có trong ban hợp ca là: A. 18 người B. 10 người. C. 16 người. D. 12 người. Câu 25: Hai con lắc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường đều E có phương thẳng đứng hướng xuống, gọi T0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện là q 1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết T1 = 0,8T0 và T2 = 1,2T0. Tỉ số q1/q2 là: A. 44/81. B. -44/81. C. 81/44. D. -81/44.. ĐÁP ÁN.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>