Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ly 6 Tuan 678

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.73 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 2/3 Ngày dạy: 11/10/2011 Tuần 6-Tiết 6 Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được thế nào là sự biến đổi của chuyển động và vật bị biến dạng, tìm được thí dụ để minh hoạ. - Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng hoặc làm vật đó vừ biến đổi chuyển động vừa biến dạng. 2. Kĩ năng: - Biết lắp ráp thí nghiệm. - Biết phân tích TN, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng lực. 3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí, xử lí các thông tin thu thập được. II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm HS: Một xe lăn, một máng nghiêng, một lò xo, một lò xo lá tròn, một hòn bi, một sợi dây. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1) Ổn định: 1’ 2) Kiểm tra: 2’ Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng. Chữa bài tập 6.2: a (lực nâng); b (lực kéo); c (lực uốn); d (lực đẩy). Chữa bài tập 6.3: a) lực cân bằng; em bé. b) lực cân bằng; em bé; con trâu. c) lực cân bằng; sợi dây. 3) Bài mới: (35’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. Mục tiêu của bài học là: Muốn biết có lực tác dụng vào I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi một vật hay không thì phải nhìn vào kết quả có lực tác dụng: tác dụng của lực. Làm sao biết trong hai 1. Những sự biến đổi của chuyển động: người, ai đang giương cung, ai chưa giương - Vật đang chuyển động bị dừng lại. cung? - Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. - Vật chuyển động nhanh lên. HĐ2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi - Vật chuyển động chậm lại. có lực tác dụng. - Vật đang chuyển động theo hướng này Giáo viên cho học sinh đọc SGK để thu thập bỗng chuyển động theo hướng khác. thông tin và trả lời câu C1; C2. C1: Tùy từng học sinh. 2. Những sự biến dạng: C2: Người đang giương cung đã tác dụng một lực vào dây cung nên làm cho dây cung.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C1: Học sinh tìm 4 thí dụ để minh họa sự và cánh cung biến dạng. biến đổi của chuyển động. II. Những kết quả tác dụng của lực: C2: Học sinh trả lời câu hỏi ở đầu bài. 1. Thí nghiệm: C3: Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên HĐ3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng xe lăn đã làm biến đổi chuyển động. của lực. C4: Khi xe đang chạy bỗng đứng yên làm Cho học sinh thực hiện 4 thí nghiệm: biến đổi chuyển động của xe. HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK và C5: Làm biến đổi chuyển động của hòn bi. GV. C6: Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến GV: Cho HS trả lời C3, C4, C5 và C6. dạng lò xo. C3: Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo 2. Rút ra kết luận: tròn lên xe lúc đó. C7: a) 1. Biến đổi chuyển động của xe. C4: Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác b) 2. Biến đổi chuyển động của xe. dụng lên xe thông qua sợi dây. c) 3. Biến đổi chuyển động của xe. C5: Nhận xét về kết quả của lực mà lò xo tác d) 4. Biến dạng lò xo. dụng lên hòn bi khi va chạm. C8: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm C6: Lấy tay ép hai đầu một lò xo nhận xét về biến dạng vật lý. Hai kết quả này có thể cùng kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo. xảy ra. C7: Học sinh điền cụm từ vào chỗ trống. III. Vận dụng: C9: C10: C8: Học sinh điền cụm từ vào chỗ trống: C11:. HĐ4: Vận dụng học sinh trả lời các câu hỏi: C9; C10; C11. 4) Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Ghi nhớ: Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. 5) Hướng dẫn về nhà: Học sinh làm bài tập số 7.3 đến 7.5 SBT. Xem trước bài: Trọng lực – Đơn vị lực. IV.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trình kí : 9/9 Tuần 6 Lưu Thanh Vân. Ngày soạn : 7/9 Tuần 7-Tiết 7 Bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì? - Nêu được phương và chiều của trọng lực. - Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là Niutơn. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kĩ thuật: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1 giá treo 1 quả nặng 100gam có móc treo 1 lò xo thẳng 1 dây dọi 1 khay nước 1 chiếc êke. III. CÁC BƯỚC ÊN LỚP: 1) Ổn định : 1’ 2) Kiểm tra: HS1 - Em hãy cho biết lực tác dụng vào vật gây ra những kết quả gì? Mỗi kết quả cho VD minh hoạ. HS 2 làm bài tập trắc nghiệm 7.1 và 7.3 SBT Trả lời: HS1 - Lực tác dụng vào vật làm biến đổi chuyển động và làm vật bị biến dạng hoặc xẩy ra đồng thời cả hai. HS 2 bài 7.1 D 3) Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. I. Trọng lực là gì? Thông qua thắc mắc của người con và sự giải 1. Thí nghiệm: thích của người bố, đưa học sinh đến nhận Treo quả nặng vào lò xo ta thấy lò xo dãn thức là Trái đất hút tất cả mọi vật. ra. HĐ2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực.. C1: Lò xo tác dụng vào quả nặng một lực,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV cho HS làm 2 thí nghiệm ở mục 1. Quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1; C2. C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?. phương thẳng đứng, chiều hướng lên phía trên. Vì có một lực tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới. Viên phấn bắt đầu rơi xuống.. C2: Phương thẳng đứng chiều hướng xuống dưới. Cầm viên phấn lên cao, rồi đột nhiên buông C3: 1- Cân bằng. 2- Trái đất. tay ra. 3- Biến đổi. 4- Lực hút. 5- Trái đất. C2: Lực đó có phương và chiều như thế nào? 2. Rút ra kết luận: C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. a. Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật lực này gọi là trọng lực. b. Trong đời sống hàng ngày, người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng Gợi ý cho HS rút ra kết luận. lượng của vật. II. Phương và chiều của trọng lực: HĐ3: Tìm hiểu phương và chiều của trọng 1. Phương và chiều của trọng lực: lực C4: a) 1- Cân bằng; 2- Dây dọi; 3- Thẳng đứng. HS: đọc thông báo về dây dọi và phương b) 4- Từ trên xuống dưới. thẳng đứng và làm thí nghiệm để xác định 2. Kết luận: phương và chiều trọng lực. C5: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. C4: Điền từ vào chỗ trống. III. Đơn vị lực: Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống C5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị Niu tơn (Ký hiệu N). HĐ4: Tìm hiểu về đơn vị lực. Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N. Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. HĐ5: Vận dụng. Cho HS làm thí nghiệm C6 và rút ra kết luận. HS tiến hành làm thí nghiệm. 4) Củng cố bài : Trọng lực là gì? Ghi nhớ: Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất. Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật. Đơn vị lực là Niu tơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. 5) Hướng dẫn về nhà:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Xem lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 7 Chuẩn bị cho tiết 8 là bài kiểm tra 1 tiết. Làm bài tập 8.1 đến 8.5 SBT vật lí 6. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Trình kí : 16/9 Tuần :7. Lưu Thị Diên Ngày soạn : 8/9 Tuần 8-Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Kiểm tra kiến thức cơ bản về đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước, đo khối lượng, đo lực, kết quả tác dụng lực. Kỹ năng: Thành thạo trong việc đổi đơn vị. Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài. II. CHUẨN BỊ: GV: Ra đề vừa sức với HS HS: Ôn tập các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 7. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1) Ổn định : 1’ 2) Kiểm tra: A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Các mức độ đánh giá Cấp độ kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL Đo độ dài, đo thể tích. Số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 1,5đ 0,5đ 1,5đ 1,5đ 5đ Tỉ lệ 15% 5% 15% 15% 50% Khối lượng, lực. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0,5đ 0,5đ 2đ 2đ 5đ Tỉ lệ 5% 5% 20% 20% 50% Tổng Số câu 4 2 2 2 10 Số điểm 2đ 1đ 3,5đ 3,5đ 10đ Tỉ lệ 20% 10% 35% 35% 100% B. ĐỀ RA:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Phần trắc nghiệm : (3đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài? A. Một thanh gỗ thẳng B. Một cái cân C. Một cái thước mét D. Một ca đựng nước có các vạch chia độ Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây cách nào đúng? A. 5m B. 50dm C. 5000dm D. 500cm Câu 3: Đơn vị đo thể tích là: A. m B. cc C. kg D. dm Câu 4: Có thể dùng một bình chia độ và một bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây? A. Một gói bông B. Một viên phấn C. Một hòn bi sắt D. Một bát gạo Câu 5: Trên một gói kẹo có ghi 200g, số đó chỉ cái gì? A. Số lượng cái kẹo trong gói B. Khối lượng của gói kẹo C. Thể tích của gói kẹo D. Lượng đường làm kẹo trong gói Câu 6: Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm mũi tên bay vút ra xa là lực gì? A. Lực đẩy B. Lực ép C. Lực kéo D. Lực hút II. Tự luận : (7đ) Bài 1 (1,5đ) Đổi các đơn vị sau: 1m = ……dm ; 1m = ……..cm ; 1mm = …..cm; 5km = .......m ; 1m3 = …….dm3. Bài 2 (2đ). Trong mỗi trường hợp dưới đây, lấy một ví dụ minh họa kết quả của tác dụng lực? a) Vật đang chuyển động bị dừng lại b) Vật chuyển động nhanh lên c) Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động Bài 3 (2đ). Cho biết trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. Tính trọng lượng của một vật có khối lượng 1,25kg. Bài 4 (1,5đ). Người ta thả vào bình chia độ đang chứa 150cm3 nước, một vật không thấm nước thì mực nước dâng lên tới vạch 180cm3. a) Tính thể tích của vật đó? b) Nếu vật chìm một nửa trong nước thì mực nước trong bình chia độ dâng lên tới vạch bao nhiêu? C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng được 0,5đ. 1. C 2. D 3. B 4. C 5. B 6. A II. Tự luận: (7đ) Bài 1 (1,5đ). Mỗi câu điền đúng được 0,3đ. 1m = 10dm ; 1m = 100cm ; 1mm = 0,1cm; 5km = 5000m ; 1m3 = 1000dm3..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 2 (2đ). Lấy đúng ví dụ phần a, b mỗi ví dụ được 0,5đ Lấy đúng ví dụ phần c cho 1đ Bài 3 (2đ) Cho biết trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. Trọng lượng của một vật có khối lượng 1,25kg là: 1,25.10 = 12,5N Bài 4 (1,5đ) a) Nếu vật chìm hết trong nước thì thể tích của vật là: 180 – 150 = 30cm3. 0,5đ b) Nếu vật chìm một nửa trong nước thì thì mực nước trong bình chia độ dâng thêm: 30 : 2 = 15cm3. 0,5đ 3 Vậy mực nước dâng tới vạch: 150 + 15 = 165cm . 0,5đ 4) Hướng dẫn học ở nhà: Yêu cầu HS chuẩn bị nội dung bài 9 SGK. Trình kí : /9 Tuần 8. Lưu Thanh Vân.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×