Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 2 trang )
Bí quyết lãnh đạo của Alecxander Đại Đế
Thống trị Hy Lạp cổ đại, Alecxander Đại Đế quyết tâm chinh phục xứ sở Ba Tư.
Đường xa hiểm trở, cả đoàn quân phải dừng lại trước một vùng núi đá rét buốt
quanh năm.
Cảnh tuyết giá mênh mông ngút ngàn làm tất cả vô cùng hoảng sợ. Các binh sĩ không
chịu tiến bước vì với họ, tiến lên chỉ là nhanh chân đi về “bên kia thế giới.”
Trong tình thế như vậy, Alecxander không đề nghị phạt một ai. Ông xuống ngựa và tiến
thẳng một mình lên vùng băng tuyết.
Những cận thần của ông thấy thế làm theo, rồi lần lượt các tướng tá, binh sĩ cũng nhanh
chân bắt kịp đoàn. Không những vậy, nhà vua còn cầm rìu phá băng, mở đường đi qua
vùng “đất trắng”. Sau vài giờ, họ vượt qua được rặng núi hiểm nguy đó và tới được một
địa điểm có lửa và con người sinh sống. Cả đoàn quân an toàn tuyệt đối.
Trên đây chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện chứng minh tài lãnh đạo siêu việt của
Alecxander Đại Đế. Trên lý thuyết, trong tình huống này, ông có thể dùng uy quyền lãnh
đạo của mình để bắt các binh sĩ phải tiến bước, thậm chí có thể bắt binh sĩ phải “mở
đường máu”. Nhưng ông hiểu rằng: không có sự truyền cảm hứng nào của nhà quản lý
mạnh mẽ và hiệu quả bằng tính gương mẫu, nhà lãnh đạo “đã nói được là phải làm
được”.
Thật vậy, những nhà lãnh đạo tài ba được định nghĩa là:
• Dám tạo ra sự khác biệt.
• Quyết tâm hành động trong khi những người khác e dè.
• Lời nói đi đôi với hành động.
• Người bình thường với những tư tưởng khác thường.
• Biến ước mơ thành hiện thực.
• Nhận biết trước những sự thay đổi và vạch ra con đường đúng đắn nhất.
• Vinh dự cao cả nhất của họ không phải là không bao giờ thất bại mà là biết đứng lên sau
mỗi thất bại đó.
Chữ LEADER (người lãnh đạo) được đúc kết từ những yếu tố sau:
• L (Learning - Học hỏi): Họ chắc chắn phải học hỏi được rất nhiều điều từ những thất