Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NGAN HANG CAU HOI LICH SU 8 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.17 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Nhuận Phú Tân Tổ Sử – Địa - GDCD. NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Năm Học 2016 – 2017. Chủ đề 2:Xã Hội Việt Nam Từ Năm 1807 Đến Năm 1918 I. BIẾT TRẮC NGHIỆM * Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1: Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ thời vụ sách” đề nghị: A. chấn hưng dâng khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước B. đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mo C . phát triển buôn bán , chấn chỉnh quốc phòng D. chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục Câu 2: Những giai cấp tầng lớp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc A . địa chủ , nông dân , tư sản B . công nhân , nông dân , tiểu tư sản , tư sản C . công nhân , nông dân , tiểu tư sản , địa chủ vừa và nho D . công nhân , nông dân Câu 3: Phong trào Đông Du tan rả là do : A . phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em về nước B . thực dân Pháp cấu kết với Nhật , trục xuất những người yêu nước Việt Nam C . Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng D . Phan Bội Châu bị bắt giam Câu 4: Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của : A . phong trào Đông Du B . phong trào Duy Tân C . hoạt động Đông Kinh Nghĩa Thục D . khởi nghĩa Thái Nguyên Câu 5: Phong trào Đông du đươc thanh niên Việt Nam sang học tập ở A . Pháp B. Nga C . Nhật C. Mĩ Câu 6: Pháp mở trường học tại Việt Nam là để : A . khai hóa dân tộc Việt Nam. B . đào tạo tầng lớp tay sai. C . xoá mù chữ. D . người dân Việt Nam hiểu nền văn hoá Pháp. Câu 7: Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là để :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A . khai hoá cho dân tộc Việt Nam. B . bóc lột nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở cho nền thống trị lâu dài. C . chia rẽ các dân tộc Đông Dương D . phát triển kinh tế Pháp. Câu 8 : Nhà Nguyễn không chịu đổi mới duy tân là do: A . nặng tư tưởng phong kiến, bảo vệ quyền lợi giai cấp, không có năng lực. B . nặng tư tưởng phong kiến, không có năng lực, sợ dân giành quyền cai trị. C . nặng tư tưởng phong kiến, không muốn tư bản nước ngoài vào và buôn bán ở Việt Nam. D . nặng tư tưởng phong kiến, không có năng lực. TỰ LUẬN Câu 1 : Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp về mặc kinh tế như thế nào? Câu 2: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi như thế nào ? Câu 3: Trình bày phong trào Đông du ( 1905-1907) ? Câu 4: Trình bày phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907) ? Câu 5: Trình bày cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở trung kì ? Câu 6: Nêu những hoạt động của Nguyên Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước ? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: A TỰ LUẬN Câu 1: - NN: P đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất , lập các đồn điền - CN : P tập trung khai thác than và kim loại , đầu tư vào ngành xi măng , chế biến gổ.... - P còn xây dựng hệ thống GTVT đường bộ , đường sắt nhằm để tăng cường bóc lột k/tế và phục vụ mục đích quận sự . - TN :P độc chiếm thị trường VN , hàng hoá nhập vào được miễn hoặc đánh thuế rất nhẹ , nhưng đánh thuế cao hàng hoá nước khác . P còn đề ra nhiều thứ thuế mới như thuế muối , thuế rượu , thuế thuốc phiện .  Mục đích các chính sách trên của TDP là nhằm vơ vét sức người , sức của của nhdân ĐD. Câu 2: - Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm chổ dựa tay sai cho Thực dân Pháp. Tuy nhiên vẩn có một bộ phận địa chủ vừa và nho có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân : số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẳn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nho mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mo, đồn điền..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tầng lớp tư sản : có nguồn gốc từ nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hảng buôn.....bị chính quyền thực dân kìm hảm, tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị : gồm chủ xưởng thủ công nho, cơ sở buôn bán nho, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do . - Công nhân :xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mo, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp, đời sống khổ cực. Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Câu 3: - Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á đi theo con đường TBCN mà thoát khoi ách thống trị của tư bản Âu – Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với VN. - Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước Châu Á cuối thế kĩ XIX đầu thế kĩ XX trong đó có VN . - 1904 Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. - 1905 Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học. - 1905 đến 1908 hội phát động phong trào Đông Du, đưa khoảng 200 học sinh VN sang Nhật nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. - Tháng 9/1908 thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật trục xuất những người VN ra khoi đất Nhật - Tháng 3/1909 phong trào Đông Du tan rả, Hội duy tân ngừng hoạt động. Câu 4: - Tháng 3/1907 Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông kinh nghĩa thục,trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước - Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình - Tháng 11/1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. - Đông kinh nghĩa thục đã gớp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hoá mới ở nước ta Câu 5: Cuộc vận động Duy Tân. -Lãnh đạo : PCTrinh, HTKháng. -Phạm vi hoạt động : QNam , QNgãi, BĐịnh. Nội dung đ/tr: mở trường dạy học theo lối mới hô hào theo chấn hưng thực nghiệp , phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ . Phong trào chống thuế ở TKì . -Khi cuộc vận động DTân tới vùng nông thôn đúng vào lúc nhdân TKì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và p/k bùng lên p/tr chống thuế sôi nổi. -P/tr bị TDP đàn áp đẩm máu *Tính chất hình thức p/tr yêu nước VN đầu TK XX : là p/tr yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. Câu 6:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Hoàn cảnh : đất nước bị P thống trị , các p/tr yêu nước bị thất bại -Những hoạt động: +5/6/1911 từ cảng nhà rống Người ra đi tìm đường cúu nước. +1917 Người từ Anh trở về P tham gia họat động trong hội những người yêu nước ở Pari. +Người tích cực tham gia hoạt động trong p/tr công nhân P và tiếp nhận ảnh hưởng của CM T10 Nga. II. HIỂU TRẮC NGHIỆM Câu 1 Phong trào 1/ Đông Du 2/ Đông Kinh Nghĩa Thục. Câu 2 : Thời gian 1/ 1897-1914 2/ 1905-1909 3/ 3-1907 4/ 1908. Mục đích a. Gỉai phóng dân tộc b. Đào tạo nhân tài , khởi nghĩa vũ trang c. Nâng cao dân trí , bồi dưỡng nhân tài. Nội dung sự kiện a. Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp ở Việt Nam b .Phong trào Đông Du c. Thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục d. Phong trào chống thuế ở Trung kì e. Hội Duy Tân được thành lập. Bài làm 1– 2–. Bài làm 1– 2– 3– 4-. Câu 3 Sự kiện 1/ Nông nghiệp 2/ Công nghiệp 3/ Thương nghiệp 4/ Văn hóa , giáo dục. Nội dung Bài làm a. Độc chiếm thị trường, đánh thuế 1– b. Mở trường học , cơ sở y tế , văn hoá 2– c. Cướp đoạt ruộng đất , lập đồn điền 3– d. Khai thác than , kim loại, xi măng , 4xây dựng hệ thống giao thông vận tải đ. Phát triển quốc phòng *Điền từ thích hợp vào chổ chấm: Câu 4 : Từ gợi ý : yêu nước , nếp sống mới , căm thù giặc , văn hoá phương tây Mục đích của Đông kinh nghĩa thục là biểu dương nâng cao lòng .........(1)............. truyền bá nội dung học tập ..............(2)..............do Lương Văn Can , Nguyễn Quyền tổ chức , phạm vi hoạt động rộng rải.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 5: Từ gợi ý :công nhân Anh , công nhân Pháp , cách mạng tháng 10 Nga , cách mạng vô sản Nguyễn Tất Thành tích cực tham gia hoạt động trong phong trào...............(1)........... và tiếp nhận ảnh hưởng của ................(2)....................... Câu 6 : từ gợi ý : dân chủ tư sản , vô sản , sĩ phu , quan lại Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều theo khuynh hướng ............(1)................do các ............(2)...............nho học trẻ tuổi lãnh đạo * Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu Câu 7: Trước tình hình khó khăn của đất nước cuối thế kỉ XIX , một yêu cầu đặt ra là: A. cải cách xã hội cho phù hợp B. mở cửa giao lưu C. thực hiện chính sách đổi mới D. xoá bo chính sách “bế quan toả cảng” Câu 8: Đầu thế kỉ XX trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải: A. đi theo con đường cải cách của Trung Quốc B. đi theo con đường Duy tân của Nhật Bản C. đi theo cach mạng vô sản Pháp D. đi theo con đường cách mạng tháng mười Nga Câu 9: Mục đích của Duy tân hội là A. gửi thanh niên sang Nhật du học B. phát động thanh niên tham gia phong trào Đông Du C. lập ra một nước Việt Nam độc lập D. đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc Câu 10: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ: A. tư sản bị chèn ép trong kinh doanh B. nông dân bị tước đoạt ruộng đất C. tiểu tư sản bị thất nghiệp D. địa chủ nho bị Pháp tịch thu ruộng đất Câu 11: Lí do khiến các đề nghị cải cách không thực hiện được A. triều đình bảo thủ, từ chối B. các đề nghị cải cách rời rạc, lẽ tẻ C. chưa hợp thời thế D. rập khuôn, mô phong nước ngoài 1: A, B 2: A, D 3: C, D 4: B, C Câu 12: Chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của thực dân pháp ở Việt Nam gây hậu quả: A. khủng hoảng kinh tế B. kinh tế cơ bản là nền sản xuất nho, lạc hậu, phụ thuộc C. tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt D. nông nghiệp giậm chân tại chổ 1: A, B, C 2: B, C, D 3: A, B, D 4: C, D.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 13: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới- dân chủ tư sản các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là: A. bạo động B. cải cách C. dựa vào Nhật D. dựa vào Pháp 1: A, B 2: B, C 3: A, D 4: B. D TỰ LUẬN: Câu 1: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ? Câu 2: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản ? Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đây ? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: 1 – B 2–C Câu 2: 1 - A 2–B 3–C 4–D Câu 3: 1 - C 2–D 3–A 4-B Câu 4: yêu nước ; nếp sống mới Câu 5 : công nhân Pháp ; cách mạng tháng 10 Nga Câu 6: B Câu 6: dân chủ tư sản ; sĩ phu Câu 7: A Câu 8: B Câu 9: B Câu 10: B Câu 11: 1 Câu 12: 2 Câu 13: 1 TỰ LUẬN Câu 1: - Các đề nghị cải cách này không thực hiện được , do tr/đ nhà Nguyễn bảo thủ từ chối - Mặc khác : + Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, lẽ tẻ. +Chưa giải quyết mâu thuẩn xh. Câu 2: - Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á đi theo con đường TBCN mà thoát khoi ách thống trị của tư bản Âu – Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với VN. - Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước Châu Á cuối thế kĩ XIX đầu thế kĩ XX trong đó có VN ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 3: * Đất nước bị TDP thống trị , áp bức bóc lột nhdân ta. -Thấy các p/tr yêu nước chống P của các vị tiền bối đều thất bại Người muốn tìm ra con đường cứu nước mới để gpdt * Sang phương tây đến P để xem “ nước P và các nước khác làm thế nào rồi sẽ giúp đỡ đồng bào mình” - Đi nhiều nước , làm nhiều nghề và học tập : Người hiểu ở đâu bọn đế quốc và thực dân cũng tàn bạo , độc ác và ở đâu lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man . - Chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng vì biết gắn liền p/tr đ/tr gccn và nhdân lao động VN với p/tr cộng sản và p/tr công nhân P cũng như p/tr CM TG III. VẬN DỤNG TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lí do cơ bản khiến các đề nghị cải cách không thực hiện được: A . chưa hợp thời thế B . rập khuôn hoặc mô phong nước ngoài C . điều kiện nước ta có những điểm khác biệt D . triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi Câu 2 : Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh làm bùng lên ngọn lữa đấu tranh A . chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến B . chống đi phu và đòi giam sưu thế C . chống chính sách “ chia để trị” của Pháp D . chống chiến tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam Câu 3. Ở Việt Nam giai cấp, tầng lớp gánh chịu nhiều thứ thuế và bị kho cực nhất là: A. giai cấp tư sản dân tộc B. tầng lớp tiểu tư sản C. giai cấp công nhân làm thuê D. giai cấp nông dân Câu 4: Hình thức đấu tranh gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX là : A. đánh đuổi phong kiến tay sai B. cải biến xã hội C. giành độc lập dân tộc D. giải phóng giai cấp nông dân Câu 5 : Hoàn thành bảng so sánh sau : Nội dung nhận xét. Phong trào yêu nước cuối TK XIX. Phong trào yêu nước đầu TK XX. - Chủ trương đường lối - Biện pháp đấu tranh TỰ LUẬN Câu 1 : So sánh chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có đểm gì giống và khác nhau ?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 2: Từ các tri thức lịch sử, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918 ? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: D Câu 2: C Câu 3 : D Câu 4: B Câu 5: Nội dung nhận xét - Chủ trương đường lối - Biện pháp đấu tranh. Phong trào yêu nước cuối Phong trào yêu nước đầu TK XIX TK XX - Phò vua cứu nước, tự phát.. - Dân chủ tư sản - Khởi nghĩa vũ trang. - Bạo động vũ trang, cải cách. TỰ LUẬN Cấu 1: - Giống : Đều mong muốn giành độc lập dân tộc, cải cách đưa đất nước phát triển - Khác: + Phan Bội Châu: chủ trương bạo động kết hợp với cải cách giành độc lập dân tộc + Phan Châu Trinh: chủ trương tiến hành vận động cải cách từ nhà nước thực dân ( gởi thư toàn quyền Đông Dương ) và tự thân vận động ( hô hào mở trường học, khai trí, bài trừ hủ tục, chấn hưng thực nghiệp) Câu 2: - Diễn ra rộng khắp, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia (0,25đ) - Từ 1858->1896 phong trào yêu nước theo phạm trù phong kiến (0,25đ) - Từ đầu TK XX -> 1918 phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (0,25đ) - Lãnh đạo phong trào là các sĩ phu yêu nước hoặc sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản => cuối cùng thất bại (o,25đ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×