Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.1 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I.. Mục tiêu bài dạy Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết được nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cần biết sống một cách vui vẻ. - Hiểu các từ khó trong bài: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị. 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ khó: “thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị”, và các thuật ngữ khoa học. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai, rõ ràng. 3. Thái độ: - Lạc quan, yêu đời, luôn mĩm cười trong cuộc sống - Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện * Giáo dục kĩ năng sống : Giúp cho HS có ý thức tạo ra niềm vui, tiếng cười trong cuộc sống. II. -. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên môn tiếng việt lớp 4 tập 2. Thiết bị công nghệ, bài giảng thiết kế bằng powerpoint. Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn các từ : “thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị”. 2. Học sinh: Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2.. III. Các hoạt động dạy học: Thờ i gian 5’. Hoạt động của học sinh. Hoạt động của giáo viên Khởi động kết hợp kiểm tra bài cũ : - Bài hát : “Lớp chúng mình” - Bài cũ : Bài “ Con chim chiền chiện”. - Chơi trò chơi “ Chuyền thẻ”. Cả lớp. -. HS hát.. -. HS trả lời câu.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> hát bài hát. Để một món đồ truyền tay, trong đó có câu hỏi kiểm tra bài cũ + phần thưởng. Kết thúc bài hát HS nào nhận được câu hỏi sẽ trả lời câu hỏi và nhận thưởng. - Câu hỏi 1: Đọc thuộc lòng khổ 1 và 2. Cho biết con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh như thế nào? - Câu hỏi 2 : Đọc thuộc lòng khổ 3 và 4. Những câu thơ nào nói về tiếng hót của chim chiền chiện? - Câu hỏi 3 : Đọc thuộc lòng khổ 5 và 6. Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác gì? - Có thể chia lớp thành 2 dãy thì kiểm tra bài cũ 2 HS, chia lớp thành 4 dãy thì kiểm tra bài cũ 4 HS. - GV nhận xét.. 1’. 9’. hỏi bài cũ.. - Trên cánh đồng lúa không gian rất cao, rất rộng. - Khúc hát ngọt ngào. Tiếng hót long lanh. Tiếng ngọc trong veo....... - Về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc, tự do. Yêu cuộc sống hơn.. -. HS nhận xét.. -. HS lắng nghe.. Bài mới : Bài : Tiếng cười là liều thuốc bổ. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới : - “Ông bà xưa ta có câu “ một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Tại sáo ông bà ta lại nói như vậy thì hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu bà tập đọc hôm nay. Bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc : - GV gọi 1 cá nhân giỏi. - GV tiến hành chia đoạn : 2 đoạn Đoạn 1 : Từ đầu ...đến “hẹp mạch máu” Đoạn 2 : Còn lại.. 1 HS giỏi đọc cả bài..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho từng HS đọc từng đoạn. ( Theo 2 lượt ) - Lượt 1 : Cho HS đọc từng đoạn để GV sửa cho từng HS cách ngắt nghỉ đúng chỗ và đọc đúng chính tả. - Lượt 2 : Cho từng HS đọc từng đoạn hoặc từng câu có từ khó và GV rút ra từ khó ( giải nghĩa từ khó ). GV giải nghĩa từ khó ngay sau khi HS đọc : “ Con hãy cho cô biết trong đoạn 1 con vừa đọc có từ khó nào?” GV treo bảng phụ từ khó hoặc câu có từ khó. “Con cho cô biết “thống kê” có nghĩa là gì?” GV giải thích nghĩa từ khó cho HS. (theo hình thức miêu tả, giảng giải hoặc theo trực quan, hình ảnh minh họa ) GV hỏi “ Các con còn thấy từ khó nào mình hay viết sai nữa không?” GV chốt từ khó trong SGK và từ khó mới của HS. - GV đọc mẫu cho HS toàn bài. “ Giờ các em theo dõi cô đọc mẫu cả bài nào.” - Cho HS đọc từng đoạn theo thảo luận nhóm đôi, nhóm ba. - Cho đại diện các nhóm đọc thành tiếng. 10’. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : - “Bài tập đọc chia làm mấy đoạn nào các em?” - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi “Tiếng cười gắn bó mật thiết với con người như thế nào ?” - 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi.. Mỗi tổ chọn 2,3 HS đọc.. 1 HS đọc đoạn 1. HS rút ra từ khó: “ thống kê” HS đọc giải nghĩa trong SGK.. HS trả lời từ khó của mình.. Đại diện nhóm đọc.. -. 2 đoạn.. 1 HS đọc đoạn 1. 1 HS đọc câu hỏi. HS trả.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV hỏi “ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?”. - “Em nào giỏi cho cô biết ý đoạn 1 muốn nói gì?” Ý đoạn 1:Tiếng cười là đặc điểm quan trọng của con người. Tiếng cười là liều thuốc bổ. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. - Cho lớp trưởng lên đặt câu hỏi cho lớp. “ Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?” _ Yêu cầu lớp trưởng “ Đây là câu hỏi khó, con hãy cho các bạn thảo luận nhóm để rút ra câu trả lời.” - “Vậy các con rút ra được điều gì từ bài tập đọc này?” Giáo dục kĩ năng sống :“Các con cần sống một cách vui vẻ, hài hước, đừng quá u buồn. Cô hi vọng các con sẽ tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui và sự hài hước của tiếng cười.” - “Em nào giỏi cho cô biết ý đoạn 2 muốn nói gì?” Ý đoạn 2:Người ta đang điều trị cho bệnh nhân bằng cách gây cười.. lời.“Tiếng cười phân biệt con người với động vật. Hằng ngày người ta cười rất nhiều.” HS trả lời.“ Vì tiếng cười làm cho tốc độ thở của con người tăng lên, cơ mặt thư giãn và não tiết một chất tạo cảm giác thữ giãn.” HS trả lời.. 1 HS đọc đoạn 2. HS thảo luận nhóm. HS trả lời.“ Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.” HS trả lời. “ Cần biết sống một cách vui vẻ.” HS trả lời.. -. HS trả lời..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - “ Vậy qua bài tập đọc thì các con rút ra được điều gì?” ( Nội dung bài ) - GV chốt câu trả lời : “ Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người sống lâu, hạnh phúc hơn. 7’. HS trả lời. 2,3 HS trả lời.. -. 1 HS đọc đoạn 1. 1 HS đọc đoạn 2.. Hoạt động 4 :Đọc diễn cảm : - “Với nội dung như vậy các con cần đọc giọng như thế nào?” - Cho HS đọc từng đoạn. GV nhận xét. - Đưa 1 đoạn lên powerpoint và nói cho HS biết cách nhấn nhá, đọc giọng như thế nào? _ “Giọng đọc rõ ràng, khách quan, phù hợp với một văn bản phổ biến, thông báo tin khoa học. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng.” - GV đọc mẫu nếu lớp có bạn chưa biết. - Cho HS đọc trong nhóm và cho đọc thi giữa các nhóm. -. GV nhận xét.. Củng cố - Dặn dò : 3’. -. - GV hỏi “ Em nào cho cô biết bài tập đọc hôm nay tên gì?” - “GV chốt lại nội dung bài: “Vậy bài tập đọc hôm nay cho chúng ta biết gì?” - GV tuyên dương HS đọc tốt, học tốt. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm. - Đọc trước và chuẩn bị Bài : Phần thưởng.. HS đọc trong nhóm. Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn. HS nhận xét và lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Rút ra kinh nghiệm ............................................................................................ -. DANH SÁCH NHÓM Nguyễn Ngọc Ánh Lê Thúy Hằng Phạm Thị Thanh Tuyền Phạm Thị Kim Khánh Trịnh Hoàng Lan Phương Nguyễn Thị Thanh Hương Hồ Hồng Như Ngọc Tô Thị Huệ Nguyễn Thị Như Quỳnh.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>