Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de Tieng Viet muon mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.83 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề :. Hoạt động trãi nghiệm sáng tạo với chủ đề “Tiêng Việt muôn màu ”. I /Đặt vấn đề : Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có bài viết rất hay về Tiếng Việt :…Tiếng Việt của chúng ta rất giàu ;tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu ,đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta …Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp ,đẹp như thế nào là điều khó nói”. Tiếng Việt của chúng ta là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay ,bởi vì tiếng việt đa sắc màu ,giàu ngữ âm,phong phú ,giàu thanh điệu,uyển chuyển cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp. Từ vựng dồi dào về cả ba mặt thơ ca ,nhạc ,họa nó được thể hiện rõ trong ca dao dân ca . Tiếng Việt rất hay vì nó làm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ,trao đổi ,giao lưu tình cảm. Đặc biệt đất nước Việt Nam trãi dài trên phạm vi rộng nên Tiếng Việt mang màu sắc địa phương nhiều vùng miền khác nhau. II/ Thực trạng . Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên ,học sinh không giữ gìn bản sắc Tiếng việt họ lạm dụng các từ Hán Việt ,ngôn ngữ Phương Tây đang tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng làm tiếng việt thiếu trong sáng . Một số người nói viết không đúng chính tả ,không đúng ngữ pháp ,hiểu chưa đúng nghĩa của các từ làm cho tiếng việt mất đi sự trong sáng và vẽ đẹp vốn có . Đặc biệt là việc giao tiếp giữa các vùng miền nhiều người còn sử dụng từ đi phương gây ra khó hiểu làm cho hiệu quả giao tiếp thấp . III/ Giải Pháp : 1/ Tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ bằng hình thức giao lưu . 2, Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để làm giàu vốn từ, tìm trên Internet bằng các cụm từ khóa:”từ ngữ địa phương miền Trung, từ ngữ địa phương miền Nam ,… 3, Tham khảo các nguồn sách báo và những tài liệu có liên quan đến các từ ngữ địa phương . 4/ Tìm kiếm thông tin từ gia đình ,người thân và người xung quanh đặc biệt là người từ vùng miền khác đến. Yêu cầu của việc tìm kiếm từ địa phương  Khảo sát từ ngữ địa phương sử dụng trên diện rộng phổ biến cho vùng miền cùng với đó là từ ngữ toàn dân tương ứng .  Mỗi một từ tìm được cần có các yếu tố sau : từ địa phương ,từ toàn dân ,những câu ca dao,thành ngữ ,tục ngữ ,hò vè có sử dụng từ ngữ đó  Ví dụ : Bông (danh từ miền Nam) :hoa Muốn ăn bông súng mắm kho.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm Con me (danh từ Nghệ An ) :co bê. Vịt xiêm ( danh ừ miền Nam): con ngan  Giáo viên cho học sinh tìm kiếm theo những nhóm cụ thể sau: + Đại từ xưng hô : mình ,ta ,tao ,mày + Động vật,thực vật + Hành động : bổ -ngã + Ca dao dân ca : “mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Hay là khi nói về sản vật : “Ra đi anh nhớ Nghệ An , Nhớ Thanh Chương ngon nhút Nhớ Nam Đàn thơm tương” * Nam Bộ : Thân em như cá rong lờ Hết phương vùng vẫy không biết chờ nơi đâu Bên dưới có sông bên trên có chợ Hai đứa mình kết vợ chồng nghen * Miền Trung : Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ,mênh mông bá ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu) * Miền Bắc : Bầm ơi sớm sớm chiều chiều Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe (Tố Hữu) - Giáo viên cho học sinh hoạt đọng theo nhóm tìm một số từ địa phương của các vùng miền và tìm từ toàn dân tương ứng : Ví dụ : *Về gia đình như Cha : Ba, tía,bọ,thầy,bố… Mẹ: Má,u,bầm… Hoặc là : Sân – cươi Con trâu- con tru - Các nhóm đại diện trình bày kết quả nhóm mình tìm được . Trao đổi ,thảo luận,kiểm tra lại tính chính xác của các từ ngữ địa phương,những câu ca dao,thành ngữ,tục ngữ…có sử dụng từ địa phương đã tìm được ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sau đó giáo viên cho học sinh xây dựng ý tưởng,bố cục nội dung từ điển mi ni . - Bước 1: mỗi cá nhân rình bày và giải thích cho ý tưởng thiết kế sản phẩm của mình cả về nội dung và hình thức Bước 2: Cả nhóm trao đổi ,thảo luận và thống nhất ý tưởng. Bước 3: Tập hợp lại sản phẩm của tất cả các thành viên ,ra bản thảo lần thứ nhất cùng nhau rà soát lại nội dung của các từ đã được khảo sát Bước 4: Lắp ghép sản phẩm của mỗi cá nhân,ra bản thảo lần thứ hai Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm .  Yêu cầu : Về hoạt động - Các thành viên tích cực chủ động ,sáng tạo trong khi làm việc cá nhân. - Các thành viên trong nhóm phải đoàn kết ,tôn trọng sẵn sàng hợp tác,tương trợ lẫn nhau hiệu quả trong hoạt động nhóm . *Về sản phẩm : Được thiết kế trên giấy hoặc trên máy tính,thể hiện được sự phong phú,đa dạng của ngôn ngữ ở mỗi vùng miền,có cả miền Bắc,miền Nam,miền Trung và một số vùng dân tộc ít người. IV/ Kết luận : Có thể nói Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Ngôn ngữ Tiếng việt rất phong phú ,sinh động ,đa dạng của các vùng miền.Vì vậy chúng ta cần phải luôn biết phát huy ,bảo vệ và giữ gìn bản sắc trong sáng vốn có của Tiếng việt. Sơn Lễ, ngày :16/10/2017 Người báo cáo : Đoàn Thị Thúy Vân.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×