LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 5
1
ĐỀ 5 – MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên :………………………………………………………
Ngày kiểm tra :………………………………………………
A. ĐỌC THẦM: CÁI ÁO HIỆP SĨ
1. Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn, tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân,
hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um. Những chùm hoa nhãn
bắt đầu nở lấm tấm.
Nắng sớm chuyển từ màu vàng sáng sang hồng đào. Tiếng ve đầu tiên đột ngột vang lảnh lót.
Hoa phïng bật đèn đỏ….Thoắt cái, những chùm quả mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn
hàng nghìn quả.
2. Bỗng một hôm, tôi phát hiện thấy trên các chùm quả những chon bọ xít nhỏ bằng vảy ốc vặn
đứng im, không cựa quây. Chúng im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi các quả nhãn, ra
sức hút tranh nhựa. Chúng lớn nhanh trông thấy, người mập ú, căng bóng, đôi râu lờ đờ khẽ rung rung,
vẻ thỏa mãn no nê lắm. Hàng loạt quả nhãn đã vì bọ xít mà bò thui chột.
Nhưng cây nhãn đâu có chòu thua. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngon của
mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn nhanh như thổi. Bằng hạt ngô. Rồi bằng hòn bi. Tròn và đều,
chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự. Nhưng
lũ bọ xít chưa buông tha đâu. Chúng đã lớn bằng đầu ngón tay cái, sạm mốc như quả ô mai trắng
những muối, vè vè bay đi châm hút các trái nhãn chín và sửa soạn để lại những lứa trứng độc hại cho
mùa sau.
Một hôm, đang chơi dưới gốc nhãn, tôi nghe tiếng bọ xít đập rè rè. , một chú bọ ngựa đang kẹp
chặt cổ một thằng bọ xít, dùng lưỡi kiếm của mình chém mạnh. Xong việc, bọ ngựa đứng lắc lư một lát
rồi lặng lẽ ra đi.
Cây phượng bên đường đã tắt những chùm hoa đỏ tươi. Tiếng ve cũng đã im bặt từ lúc nào. Đã tới
ngày hái nhãn. Tôi bỗng thấy ở cành này cành kia còn dính lại những cái xác hình bọ ngựa trăng trắng,
như các cỡ áo từ nhỏ đến lớn mà chú bọ ngựa kia đã cởi ra gửi lại trên cây. Ôâi, anh bạn bọ ngựa yêu
quý của tôi! Bạn đã mấy lần lột xác để lớn nhanh, lớn thi với đám bọ xít, để góp sức đuổi diệt chúng,
bảo vệ những chùm nhãn ngọt.
Từ đó, mỗi lần ăn nhãn, tôi lại nhớ đến những cái áo của hiệp só bọ ngựa nhỏ nhoi, trắng nhẹ, gửi
lại trên cây nhãn ngồn ngột những quả ngon lành.
( Theo VŨ TÚ NAM)
B. ĐỌC HIỂU : Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn những câu trả lời đúng “
1. Trong bài đọc, từ hiệp só được dùng để chỉ đối tượng nào?
a. Cây nhãn tơ b. Những chùm quả non c. Những con bọ xít d. Chú bọ ngựa
2. Viết tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh miêu tả quá trình nhãn ra hoa, kết quả đến lúc thu hoạch?
a. Những chùm hoa nhãn ………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Những chùm nhãn mới đậu …………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c. Quả lớn như thổi. Bằng ……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
d. Những quả nhãn no đầu sữa mẹ ………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐIỂM
3. Các chi tiết Tiếng ve đầu tiên đột ngột vang lảnh lót. Hoa phượng bật đèn đỏ……….. cho thấy nhãn
đậu vào lúc nào ?
a. Giữa hè b.Đầu hè c. Cuối hè
4. Lũ bọ xít đã làm gì khiến hàng loạt quả nhãn non bò thui chột ?
a. Đứng im, không cựa quậy trên những chùm nhãn non.
b. Im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi quả.
c. Cắm vòi vào những cuống non, ra sức hút tranh nhưa.
5. Để miêu tả cách cây nhãn bảo vệ những chùm quả non mới đậu, tác giả đã dùng biện pháp nghệ
thuật nào?
a. So sánh. b. Nhân hóa c. so sánh và nhân hóa
6. Em hiểu thế nào về cái áo hiệp só được nói đến trong bài đọc?
a. Là cái áo hiệp só thường mặc b. Là bộ cánh màu xanh của hiệp só bọ ngựa
c. Là những vái xác bọ ngựa lột ra mỗi khi đến kỳ lớn.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
1. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy miêu tả tiếng bay của bọ xít ?
a. Lảnh lót, vè vè b. Rè rè, lảnh lót c. Vè vè, rè rè
2. Ghi lại những từ ghép, từ láy tả màu sắc có trong bài đọc :
a.Từ láy :……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Từ ghép :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Nhà tôi có một cây nhãn tơ. b. Thân nó mập, chắc lẳn, tán cây xum xuê tròn.
c. Cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um
4. Viết những từ ngữ chỉ bộ phận của cây nhãn được miêu tả ở mỗi vế câu ghép tìm được ở câu 3:
Vế 1 miêu tả : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Vế 1 miêu tả : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Các dấu phẩy trong câu “Một hôm,(1) đang chơi dưới gốc nhãn,(2) tôi nghe tiếng cánh bọ xít đập rè
rè” được dùng với tác dụng gì ?
a. Ngăn cách trạng ngữ với câu b. Ngăn cách các vế câu ghép
c. Ngăn cách trạng ngữ(1), ngăn cách các vế câu ghép(2).
6. Dấu chấm than(!) ở cuối câu:”Ôâi,anh bạn bọ ngựa yêu quý của tôi!” được dùng để làm gì?
a. Đánh dấu cuối câu khiến, thể hiện nội dung yêu cầu, mệnh lệnh.
b. Đánh dấu cuối câu cảm, bộc lộ cảm xúc, thái độ. c. Đánh dấu cuối câu kể
7.Từ chúng trong câu văn sau dùng để chỉ đối tượng nào? Cách dùng như thế có tác dụng gì?
Bỗng một hôm, tôi phát hiện thấy trên các chùm quả những con bọ xít bằng vẩy ốc vặn đứng im,
không cựa quậy. Chúng im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi các quả nhãn, ra sức hút
tranh nhựa.”
a. Các chùm quả b. Tôi
c.Những con bọ xít – cách dùng thay thế như trên có tác dụng tránh lặp lại từ ngữ và liên kết câu đó
với câu trước .