Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de kt hk1 tv3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.92 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 (PHẦN ĐỌC HIỂU) (3,5 điểm) Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bơm phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về miền quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về lại thị xã. Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sang, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa. 2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cả cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa hồ hái hoa. Đang mãi chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh: - Cứu với! Thành chưa kịp hiểu chuyện gì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, em đã đến bên cậu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyệ xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo: - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà, sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. NGUYỄN MINH Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? a. Khi Mến lên thị xã chơi. b. Khi Mến chuyển trường lên thị xã học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ. 2. Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ? a. Có nhiều phố rất đẹp. b. Thị xã có nhiều phố, nhà ngói san sát, xe cộ nườm nượp, ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa. c. Có nhiều cây xanh trên đường. 3. Qua hành động cứu em bé ở hồ nước, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? a. Rất dũng cảm, sẵn sang giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng. b. Bạn Mến bơi rất giỏi và thích cứu người. c. Rất dũng cảm và vì đó là trách nhiệm của người biết bơi. 4. Câu “Mến lao xuống nước cứu cậu bé” trả lời cho câu hỏi: a. Ai là gi? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? 5. Những từ chỉ hoạt động trong câu “Mến lao xuống nước cứu cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng” a. Cậu bé, Mến, nước. b. Lao xuống, vùng vẫy. c. Cậu bé, đang, nước. 6. Gạch dưới những từ ngữ nói lên phẩm chất cao đẹp của những người sống ở làng quê trong câu dưới đây: Người làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà, sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 7. Đặt một câu theo mẫu: Ai là gì? ………………………………………………………………………………………… -----Hết-----.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 A. Kiểm tra kĩ năng đọc. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc đoạn một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17 (sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1) (2,5 điểm) B. Kiểm tra kĩ năng viết. I/ Chính tả: (2 điểm) Bài viết:. Vầng trăng quê em. Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ còn vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm. Theo Phan Sĩ Châu II/ Tập làm văn: (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về những điều em biết ở nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau: a. Nhờ đâu em biết? (đi chơi, đi xem tivi, hay nghe kể, hoặc sống ở đó, …) b. Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu? c. Em thích nhất điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I/ ĐỌC TIẾNG: (2,5 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, lưu loát, rành mạch, to, rõ. Tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. (2,5 điểm) - Đối với những học sinh đạt được yêu cầu trên nhưng phát âm vài từ chưa chính xác. (2 điểm) - Đọc được nhưng ngừng nghỉ chưa hợp lí. (1,5 điểm) - Tuỳ tốc độ đọc mà ghi điểm hợp lí. (0,5 – 1 điểm) II/ ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1. c. 2. b. 3. a. 4. c. 5.b. 6. sẵn lòng sẻ nhà, sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 7. Tuỳ câu đặt đúng ngữ nghĩa mà tính điểm. III. CHÍNH TẢ: (2 điểm) - Viết đúng chính tả, chữ viêt đẹp, đúng độ cao, trình bày sạch. (2 điểm) - Sai (tiếng, âm, vần) trừ 0,2 điểm/ lỗi. - Sai dấu thanh, chữ hoa trừ 0,1 điểm/ lỗi. - Trình bài bẩn trừ cả bài 0,2 điểm. - Sai cả bài được ghi 0,2 điểm. IV/ TẬP LÀM VĂN: (2 điểm) - Viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu. Câu văn mạch lạc, đủ ý, không sai lỗi chính tả. (2 điểm) - Viết được đoạn văn 5 – 7 câu. Còn thiếu ý, có lỗi chính tả. (1 – 1,5 điểm) - Đoạn văn chưa đủ câu. Câu văn chưa trọn vẹn sai nhiều lỗi chính tả, bẩn. (0,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×