Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Thế nào là hạn ngạch trong xuất cảng sang Hoa Kỳ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.22 KB, 4 trang )

Thế nào là hạn ngạch trong xuất
cảng sang Hoa Kỳ

Đối với các nhà xuất cảng có ý định nhập hàng qua Mỹ, nhất là các sản phẩm
về nông nghiệp, hoặc các sản phẩm dệt thêu hay may mặc, điều cần biết đến là hàng
của mình có bị giới hạn không cho nhập hay chỉ cho nhập một số giới hạn nào đó thôi.
Quota là hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Mỹ nhằm kiểm soát số lượng hàng hoá
thâm nhập vào nước, do bởi các áp đặt, thường của các thế lực chính trị nội địa, nhắm
vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, phản ánh qua
các đạo luật của Quốc Hội Mỹ. Tượng trưng cao nhất cho vấn đề quota là các hàng dệt
và may mặc. Với sự cạnh tranh ráo riết của các quốc gia đang phát triển, các cơ sở sản
xuất về ngành dệt và may mặc của Mỹ đang dần tuột dốc. Chỉ riêng trong năm 2001,
con số các xưởng dệt phải khai phá sản đã lên tới con số kỷ lục. Để bảo vệ cho ngành
dệt và may mặc nội địa, chính phủ Mỹ áp đặt quota hàng năm cho các nước muốn xuất
hàng vào Mỹ. Con số hạn ngạch được cho phép nhập thông thường là kết quả thương
thảo giữa hai quốc gia (bilateral agreement). Thông thường, nếu chưa có sự thoả thuận,
Mỹ có thể đơn phương tuyên bố một con số hạn ngạch nào đó và dự áp dụng.
Có hai loại hạn ngạch, loại: absolute và loại tariff-rate. Hạn ngạch Absolute là
loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ
tiêu thì hàng nhập phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi
có quota trở lại. Hạn ngạch tariff rate là loại quota dễ chịu hơn. Loại này cho phép một
số lượng nào đó hàng hoá trong một thời gian nào đó với một thuế suất giảm (reduced
rate). Chỗ khác biệt là hàng vượt quá chỉ tiêu sẽ không bị đẩy vào kho hay buộc phải
tái xuất đi nơi khác, hay phải nằm chờ có quota trở lại mà vẫn có thể được nhập với
thuế suất cao hơn thuế suất nằm trên hạn ngạch.
Theo thủ tục, đối với các loại quota tariff rate, quan thuế không thể định được
một cách đích xác ngày và số lượng hạn ngạch đã lên đúng chỉ tiêu. Theo thủ tục, biểu
thuế áp dụng cho quota thường được áp dụng trong thời gian đầu của quota cho đến
khi quan thuế ước tính là số lượng hàng nhập đã gần lên đến chỉ tiêu thì quan thuế sẽ
đòi hỏi các nhà nhập cảng phải đóng dần tiền cọc dựa theo biểu thuế vượt quá chỉ tiêu.
Đợi đến giai đoạn đã thẩm định tường tận con số chỉ tiêu so với số lượng hàng nhập


thì biểu thuế chính xác sẽ được áp dụng.
Riêng về loại hạn ngạch absolute, trong đa số trường hợp, chỉ tiêu của các quota
này sẽ bị lấp chỉ trong một thời gian rất ngắn. Theo thủ tục, mỗi quota sẽ bắt đầu mở
một cách chính thức vào 12h trưa của ngày quota có hiệu lực (giờ Đông Mỹ). Khi số
lượng hàng nhập nộp phép xin xuất kho cho sử dụng bắt đầu vượt quá chỉ tiêu và số
hàng nộp bản để được nhập. Cách thức chia theo tỷ lệ này nhằm tránh tình trạng phân
phối bất công con số cho các nhà nhập khẩu đang có hàng tranh chấp.
Để chính thức tránh nhập trong chỉ tiêu của hạn ngạch, hàng phải đã đến cảng
và đã nộp phép xin xuất kho để sử dụng
Thị trường châu Âu - sáng tối lẫn lộn
Nỗi lo sợ về tình hình an ninh bất ổn cũng như việc đồng dollars Mỹ xuống giá
đã làm ảnh hưởng đến thị trường châu Âu trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh
của nhiều tập đoàn lớn đều giảm sút. Thị trường chứng khoán châu Âu là nơi phản ánh
rõ nét nhất sự suy thoái này. Tuy nhiên, hai đại gia trong lĩnh vực ngân hàng là HSBC
và Dexia của Pháp và Bỉ đã thổi chút ít sức sống lên thị trường này.
Sau khi đạt lợi nhuận cao trong quý III theo công bố mới nhất, giá cổ phiếu của
HSBC đã tăng 1%. Ngân hàng này đã lấy lại được giá trị của mình sau đợt sụt giá do
hậu quả từ vụ đánh bom tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với HSBC, Dexia đã làm yên lòng các nhà đầu tư khi công bố mức lợi
nhuận của hãng trong quý III tăng gần gấp đôi so với quý II, ước đoán Dexia sẽ tăng
trưởng mạnh trong cả năm nay. Giá cổ phiếu của Dexia đã lên cao sau khi những
thông tin được công bố công khai.
France Telecom cũng là một điểm sáng khi giá cổ phiếu gần 1% sau một thời
gian đi xuống vì hoạt động kinh doanh không mấy tiến triển.
Vào cuối tuần, chỉ số FTSE Eurotop 300 đã giảm 0,01% dừng lại ở mức 914,23
điểm, trong khi chỉ số DJ Euro Stoxx 50 giảm 0,1% đạt 2.566,25 điểm.
Thời gian qua, cả châu Âu gần như nghẹt thở trong bầu không khí kinh doanh
ảm đạm. Hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng đáng kể khi mà một loạt các tin xấu về
thất bại trong hợp tác kinh doanh giữa các tập đoàn lớn hay gần đây nhất là vụ đánh
bom tại Thổ Nhĩ kỳ và I rắc. Những yếu tố này đã nhanh chóng làm suy yếu đi một thị

trừơng khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị.
Theo chuyên gia kinh tế Jean Francois Himber thuộc tập đàon ETC Pllak
Prebon thì "Mặc dù các cuộc tấn công khủng bố hay những bất ổ về chính trị, kinh tế
là có giới hạn, song chúng vẫn tiếp tục làm tăng nỗi lo ngại cho một tương lai tươi
sáng của nền kinh tế châu Âu nói chung". Chỉ số tiêu dùng của châu Âu cũng giảm
đáng kể, người dân châu Âu có xu hướng hạn chế mua sắm, tiết kiệm tiền để phòng xa
trong trường hợp bất trắc.Theo sau đó, các hoạt động thương mại của nhiều công ty
cũng suy giảm theo.
Cùng xu hướng ảm đạm chung, vào cuối tuần qua tại New York, chỉ số công
nghiệp DowJones giảm 0,7% xuống còn 9619 điểm, trong khi chỉ số công nghệ
Nasdaq giảm 0,9 còn 9619 điểm.

×