Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 19 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT "PHONG TRÀO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG MẦM NON". PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: * Lý do lý luận: Đối với tất cả những ai đã, đang công tác trong ngành giáo dục đều không thể quên được lời dặn của Bác Hồ kính yêu “ Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt ”. Giáo dục Việt Nam đã vượt lên trên những khó khăn, thử thách để không ngừng phát triển. Phong trào thi đua Hai tốt vẫn thường xuyên được đẩy mạnh và ngày càng có nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều thầy cô giáo được tôn vinh là những tấm gương sáng. Để tiếp nối phong trào thi đua Hai tốt, trong những năm qua ngành ta đã tổ chức thực hiện các cuộc vận động: Hai không, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC. Xây dựng THTT-HSTC là một chủ trương được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện ngay từ đầu năm học 2008-2009. Việc xây dựng MTTT là để phục vụ việc CS& GD trẻ tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép. Trong các trường mầm non môi trường thân thiện được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em do UNICEF khởi xướng: Đó là tất cả những gì trẻ em cần để được sống và lớn lên 1 cách vui tươi, lành mạnh, an toàn; Là đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực-chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn; mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống (kỹ năng sống); là trường ra trường, lớp ra lớp...và được chung tay xây dựng bởi: Toàn bộ đội ngũ giáo dục.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> trong nhà trường (bao gồm GV,CBQL,NV) cùng Gia đình của trẻ và cộng đồng tại địa phương và sự tham gia của chính trẻ, chủ thể của quá trình GD. Có thể nói khái niệm "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học” “Phương pháp dạy học tích cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện. Với 3 nội dung mà phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt riêng cho ngành học mầm non đã thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.. * Lý do thực tiễn: Thực tế cho thấy: môi trường trong trường mầm non đang ngày được quan tâm đầu tư hơn những năm trước rất nhiều. Nhưng rào cản thực sự cho việc hình thành nhân cách độc lập, sáng tạo là tính thụ động trong kỹ năng sống, tính nhút nhát, e dè, chưa mạnh dạn tự tin của các cháu độ tuổi MN. Bên cạnh đó, việc tổ chức, phương pháp GDMN chưa thoát khỏi tính áp đặt để hướng đến việc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Hơn nữa, sự kỳ vọng quá mức của Cha Mẹ đối với con cái đã tạo áp lực cho quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi ngành, đoàn thể đóng góp vào phong trào thi đua phù hợp thế mạnh của mình thông qua chương trình phối hợp để tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp "trồng người"..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Với 14 năm trong ngành Giáo dục, tôi nhận thấy rằng: tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” thực sự là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để các nhà quản lý cùng với tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường làm tròn nhiệm vụ được giao và bản thân tôi nhận thấy mình đã có những đóng góp tích cực với những giải pháp cụ thể xây dựng thành công phong trào tại đơn vị mình đang công tác. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua thì phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý cần phải thực hiện những công việc gì để tìm ra giải pháp tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả. Do vậy người làm công tác quản lý cần phải đầu tư nhiều tìm giải pháp xác tình hình thực tế ở đơn vị, vì thế tôi rất tâm đắc và tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp thực hiện tốt “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non” 2- Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu để đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua ở đơn vị từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” những năm tiếp theo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tìm ra những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong phạm vi trường mầm non Biên Sơn- Huyện Lục Ngạn- Bắc Giang..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4- Nhiệm vụ nghiên cứu. Để hoàn thành được đề tài tôi cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau: 4.1- Hệ thống hóa những vấn đền lý luận liên quan đến việc xây dựng biện pháp thực hiện tốt phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại trường MN Biên Sơn – Lục Ngạn - Bắc Giang. 4.2- Nhận xét đúng thực trạng, phân tích, đánh giá việc thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại trường MN Biên Sơn – Lục Ngạn - Bắc Giang. 4.3- Đề xuất một số biện pháp thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực trong trường MN Biên Sơn nói riêng và các trường mầm non nói chung. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý. 5- Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu 3 nội dung chính của công văn số 1741/BGD&ĐT ngày 5/3/2009 và công văn số 1436/SGD&ĐT. Các nội dung này sẽ trực tiếp nghiên cứu tại trường mầm non BS từ năm học 2010-2011 đến nay.. 6- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc sách và tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực hành thực tế - Phương pháp trò chuyện, ghi chép. 7- Cấu trúc của đề tài Phần I: Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài - Lý do về mặt lý luận - Lý do về mặt thực tiễn 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của đề tài Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng về việc tìm hiểu một số biện pháp thực hiện “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực” tại trường mầm non Biên Sơn 1. Thuận lợi 2. Khó khăn Chương III: Đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm thực hiện tốt “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non” Phần III: Kết quả nghiên cứu . 1- Kết luận. 2- Kiến nghị..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN II- NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN - Trong quyết tâm của Bộ Giáo dục – Đào tạo, triển khai mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thực hiện công cuộc xã hội hóa giáo dục nói chung, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” Ngày 03/11/2009 Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành công văn số 1436/SGD&ĐT-GDMN về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành học mầm non Vậy “thân thiện là gì? “Thân thiện”: là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau; hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý, “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Thân thiện” với địa phương với địa bàn hoạt động của nhà trường; “thân thiện”trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người. Thời gian qua, dư luận xã hội đã phản ánh khá nhiều vấn đề bức xúc về CSVC xuống cấp của nhiều trường học, vấn nạn bạo lực học đường, quan hệ căng thẳng giữa giáo viên và học sinh, tình trạng phương pháp dạy học thụ động 1 chiều..... Không phải ngẫu nhiên, trong các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lại được đặt ra như một yêu cầu sinh tử, quyết định sự thành bại của cả mô hình. Như vậy để thấy được rằng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC là cụ thể hóa phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt - là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.. Đây cũng không phải là vấn đề quá mới mẻ, bởi vì từ trước đến nay chủ trương của ngành ta vần là xây dựng môi trường sư.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> phạm, nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện các hoạt động ngoài giờ, hoạt động giáo dục truyền thống làm sao cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn; trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Và để làm được điều này, Hiệu trưởng – phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC tại đơn vị của mình. Vai trò và trách nhiệm của Hiệu trưởng trước nhiệm vụ xây dựng THTTHSTC cực kỳ quan trọng. Và theo tôi, “Hiệu trưởng với phong trào THTTHSTC” là đề tài tâm đắc với tất cả những ai làm quản lý trường học. 1. Mục tiêu : - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả . 2. Nội dung : 1- Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn-thân thiện: 2- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “PHONG TRÀO TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” TẠI TRƯỜNG MẦM NON BIÊN SƠN 1- Những thuận lợi cơ bản: - Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; CBGV và HS đều tham gia tích cực trong việc trồng và chăm sóc. cây. xanh. (cô. trồng. và. chăm. sóc,. các. con. thì. bảo. vệ).. - Hoạt động dạy và học được đánh giá thực chất, không thiên vị, CBGV nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học. Trẻ tương đối mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động học tập - Nhà trường đã chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động lễ hội, hoạt động có mục đích học tập, hoạt động chơi, thường xuyên tổ chức có hiệu quả các ngày lễ hội lớn trong năm. hiệu quả giáo dục cao, học sinh hứng thú tham gia. - Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình và tích cực tham gia vào các ngày lễ hội 2- Những khó khăn và tồn tại: - Mặc dù CSVC và cảnh quan môi trường đã được đầu tư xây dựng qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay: thiếu 8 phòng học, 4 phòng chức năng, 4 công trình vệ sinh, 2 bếp ăn và giếng nước ở khu. lẻ;. khu. Bấu. chưa. có. sân. chơi.. - Một số giáo viên còn hạn chế về mặt chuyên môn: chưa linh hoạt và sáng tạo, chưa thực sự tìm tòi, băn khoăn trăn trở về vấn đề chuyên môn hay tổ chức hoạt động nào đó. Hơn nữa, công tác tự học tự bồi dưỡng còn yếu nên chưa biết tận dụng cơ hội cho trẻ phát triển, việc xử lý các tình huống sư phạm và bao quát lớp còn kém nên vẫn còn hoạt động hội giảng xếp loại Trung bình.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Công tác vệ sinh trong và ngoài lớp còn hời hợt, chưa được quan tâm đúng mức - Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, còn qua loa, chiếu lệ, hiệu quả thấp..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG MẦM NON. 1- Công tác tuyên truyền: - Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên là triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Phòng Giáo dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường đã tổ chức cho 100% CBGV, NV ký cam kết thực hiện phong trào này. - Lồng ghép nội dung phong trào thi đua với Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và một số nội dung truyền thông khác. - Tổ chức sơ, tổng kết “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào. 2- Công tác tham mưu: - Tham mưu với UBND xã hàng năm kiện toàn Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện -Học sinh tích cực” và thành lập Ban chỉ đạo công tác phối hợp của mỗi Nhà trường để thực hiện có hiệu quả phong. trào. - Tham mưu với UBND xã xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng,. nhà VS đảm bảo các tiêu chuẩn của Trường chuẩn quốc gia theo QĐ 36/2008. Xây dựng nguồn nước sạch ở các khu để đảm bảo VSATTP, VSMT cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch giai đoạn 5 năm và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của Nhà trường và địa phương, trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.. 3. Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung của phong trào 3.1- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn: - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: + Giữ vệ sinh khuôn viên trường; + Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. + Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức cho các cháu chăm sóc cây thường xuyên. - Xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng, các công trình VS an toàn, sạch sẽ phù hợp với việc tổ chức ăn bán trú ở trường. Có kế hoạch quy hoạch cụm lớp khu Dọc Đình và vận động lớp Bấu ăn bán trú. - Xây dựng khu Bấu có cây cảnh, cây bóng mát, lớp học sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, sân chơi và công trình phụ đầy đủ, sạch đẹp. - Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phải đủ, đảm bảo tính an toàn, hấp dẫn trẻ. - Môi trường trong và ngoài lớp thường xuyên được VS sạch sẽ, an toàn, đồ dùng vệ sinh cá nhân (ca uống nước, khăn mặt…) mỗi trẻ 1 thứ riêng, có kí hiệu của từng cháu, trẻ được rửa tay dười vòi nước chảy. Trang trí lớp đẹp, thay đổi theo chủ đề, cho trẻ tận dụng các mảng tường sẵn có. - Lồng ghép các hoạt động giáo dục nề nếp vệ sinh, ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn VS môi trường vào các hoạt động học, chơi của trẻ.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trang bị đủ thùng đựng rác có nắp đậy cho các lớp, đảm bảo 100% các lớp có thùng đựng rác. - 100% trẻ đến lớp được đảm bảo về VSAT thực phẩm và tính mạng, tinh thần. - Nhà trường chỉ đạo các nhóm, lớp phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, thường xuyên sửa sang, chăm sóc hệ thống cây xanh cũ, trồng và chăm sóc các bồn cây cảnh, thực hiện đến tháng 12/2014 các lớp và điểm trường lẻ có đủ cây xanh, cây bóng mát ở sân, cây cảnh ở cửa lớp và dây leo trong. Hệ thống cây xanh giao cho từng lớp và đoàn thanh niên thường xuyên chăm sóc và tu sửa. * Kết quả: + Lớp xanh – sạch đẹp – an toàn: 100% các lớp khu trung tâm. + Lớp xanh – sạch – an toàn Lớp 3-4 T khu Bấu 2 lớp khu Dọc Đình + Lớp mô hình mẫu: Lớp học chủ động, tích cực, sạch sẽ, ngăn nắp: 5ª1, 5ª2, 5ª3, 5ª4, 3C2. 3.2- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. - 20/26 giáo viên các lớp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú ý đến cá nhân trẻ, biết tận dụng cơ hội cho trẻ phát triển, chú ý quan tâm đến những cháu cháu chậm phát tRiển, đưa trò chơi dân gian, đồng dao, ca dao và tích hợp môi trường vào các hoạt động học tập của trẻ. Dạy học chú trọng vào hoạt động của trẻ và xác định trẻ là trung tâm. - 2/2 tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về chương trình GDMN mới cho GV. Khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo trong.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> việc tìm tòi, đổi mới vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ. - Tăng cường cho trẻ thảo luận, trao đổi, tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, tự tạo môi trường lớp học. - Tăng cường sự phối hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên liệu phế thải, rẻ tìền: vỏ hộp sữa, lõi ngô, chai, lọ nhựa… để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non năm học 20122013 và các năm tiếp theo: + Kĩ năng giáo tiếp ứng xử: biết nói lời cám ơn, xin lỗi đúng lúc, phù hợp. Biết chào hỏi lễ phép với người trên, quan tâm nhường nhịn em nhỏ + Thể hiện thân thiện, hoà thuận, đoàn kết, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ bạn khi cần thiết. + Mạnh dạn khi đứng trước cô giáo, người lớn và tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm ở lớp và hoạt động lễ hội ở trường. + Rèn cho trẻ kĩ năng nhận một việc làm và nỗ lực phấn đấu hoàn thành việc đó. + Kĩ năng tự phụ vụ: chải đầu, đánh răng, rử mặt, mặc quần áo, tự đi VS…. + Kĩ năng giữ vệ sinh chung: biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết vứt rác đúng chỗ, biết bảo vệ và giữ gìn cảnh quan sư phạm xanh-sạch…. + Thực hiện quy định về giao thông như đi bộ đi bên phải đường, không chơi ở lòng đường, và qua đường phải có người lớn dắt. + Tổ chức cho các cháu viếng, dâng hoa, thắp hương nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ, tết tại nghĩa trang xã Biên Sơn 01 lần / năm vào dịp tết Nguyên Đán..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + 2- 3 năm 1 lần nhà trường kết hợp cùng Ban Cha mẹ tổ chức cho các cháu đi tham quan lăng Bác Hồ và Công viên Thủ Lệ hoặc Hồ núi Cốc.. 3.3- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. - 100% giáo viên trong nhà trường gần gũi, tôn trọng và hợp tác với cha mẹ trẻ trong chăm sóc - giáo dục trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng và trong giáo dục trẻ và hình thành cho trẻ kỹ năng sống. + Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ, thông tin kịp thời, phối hợp để tạo sự thống nhất qua các cuộc họp phụ huynh, tạo sự an tâm tin tưởng của phụ huynh. Thu hút mở rộng sự tham gia của phụ huynh vào quá trình giáo dục và khả năng đóng góp của họ. Tạo điều kiện cho cha mẹ tham quan các hoạt động giáo dục ở lớp. + Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa GV- Trẻ, cô luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở, lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp. 3.4. Hiệu quả của đề tài: - Bám sát vào các nội dung của phong trào, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Cụ thể: 1) Đã giúp cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hiểu và nhận thức đúng về ý nghĩa và mục đích của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và nhiệt tình hưởng ứng cho phong trào. 2) Trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là trình độ, kỹ năng tin học. 3) Chất lượng chăm sóc giáo dục tăng cả về số lượng và chất lượng..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4) CSVC được tăng cường đáng kể, nhất là mảng cây xanh, thiết bị phục vụ cho dạy và học như máy tính, ti vi, đồ dùng, thiết bị đồ chơi phục vụ học tập… 5) Tổng kinh phí đầu tư phục vụ cho chương trình là hơn 1 tỷ đồng: - Kinh phí nhà nước đầu tư hơn 1 tỷ trong đó: lát sân, làm cổng là hơn 400 triệu; mua sắm đồ dùng phục vụ chuyên môn hơn 600 triệu. - Phụ huynh đóng góp gần: 30.000 000 đồng. Tuy mới triển khai nhưng do có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và các ban ngành địa phương nên kết quả thu được tương đối khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trường tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của ngành phát động và có thành tích tốt: Thi giáo viên giỏi cấp trường: 15đ/c. Đạt vòng 2 GVG cấp huyện: 7 đ/c. Đạt vòng 2 GVG cấp tỉnh 1đ/c. Phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ thông qua hoạt động lễ hội và các hoạt động thường ngày: - Năm 2010-2011: Tổ chức hội thi "Bé với làn điệu dân ca" - Năm 2011-2012 Tổ chức hội thi "Đồng diễn thể dục" và hội thi " Gia đình và sức khỏe trẻ thơ" - Năm 2012-2013 Tổ chức hội thi "Đồng diễn thể dục", hội thi chung tay bảo vệ Môi trường trong trường mầm non. - Tổ chức các hoạt động tết thiếu nhi 1/6, vui Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, chia tay trẻ 5 tuổi…...
<span class='text_page_counter'>(16)</span> PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Với vị trí là người trực tiếp chỉ đạo và thực hiện phong trào tại cơ sở trường học bản thân đã mạnh dạn trải nghiệm và áp dụng một số giải pháp cụ thể. Sáng kiến đã được triển khai và thực hiện từ năm 2010 đến nay. Trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy sau thực hiện tôi nhận thấy đề tài đã thu được kết quả khả quan, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng cũng như hành động cho mỗi giáo viên, học sinh và kể cả các bậc phụ huynh. Từ đó đã làm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh. Bản thân tôi đã có một số bài học: - Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, không chỉ riêng của ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự tham gia lớn của chính quyền và các đoàn thể địa phương như: Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban Nhân dân Xã, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội Khuyến học xã, Ban Đại diện cha mẹ HS, Hội phụ nữ, đài truyền thanh… - Bản chất của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nhằm mục đích mang lại hạnh phúc, niềm vui khi trẻ đến trường, được học, vui chơi, thoải mái, vô tư, là niềm hạnh phúc cho gia đình nhà trường và toàn xã hội. - Trường học thân thiện coi học sinh là trung tâm của quá trình học, học sinh được tích cực hoạt động theo nhóm và tập thể. - Đề cao các mối quan hệ trong nhà trường mối quan hệ giữa dạy và học, giữa cô giáo và học sinh. bao gồm các phương pháp dạy học và các hoạt động vui chơi của các cháu học sinh tại trường..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Vai trò chủ đạo trong cuộc vận động này là Hiệu trưởng, người chịu trách nhiệm trực tiếp toàn diện về việc tổ chức. Vì vậy mà người cán bộ quản lý phải chỉ đạo toàn thể cán bộ giáo viên phải chung tay góp sức với nhà trường về mọi nội dung. - Ban Giám hiệu phải xây dựng mối đoàn kết thực sự, liên kết một tập thể “Đoàn kết vững mạnh”, không chia phe phái…ngăn chặn kịp thời các hành vi, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. - Cô giáo chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động của các cháu, công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm phải làm cho các cháu cảm thấy yêu trường, yêu lớp, đến lớp phải học tập tích cực, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo … Vì thế mà cô giáo phải tạo ra môi trường thân thiện sự tin yêu của chính các cháu học sinh và phụ huynh . - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục về vật chất lẫn tinh thần trong phụ huynh và toàn thể xã hội. - Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào mang tính toàn diện, bao gồm hầu hết các hoạt động trong nhà trường, đòi hỏi mỗi trường học phải có sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và vật chất mới có thể thực hiện thành công phong trào, tuy vậy ở mỗi trường học, mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau vì vậy chỉ dựa vào nội lực từ nhà trường thì rất khó để thực hiện phong trào này một cách toàn diện. - Từ thành công của đề tài tôi mạnh dạn giới thiệu và đề xuất cùng các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp với mong muốn được chia sẻ và học hỏi để đề tài này từng bước hoàn thiện góp phần đưa phong trào của ngành ngày càng được nhân rộng và đem lại hiệu quả thiết thực..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2. Kiến nghị: - Đề nghị các cấp lãnh đạo đầu tư của nhà nước để tăng cường CSVC cho trường học. - Triển khai các mô hình điểm, mẫu để tham quan học tập.. NGƯỜI THỰC HIỆN. Vũ Thị Lan Anh Nhận xét, đánh giá của HĐSKKN cấp trường: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nhận xét, đánh giá của HĐKH cấp huyện: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nhận xét, đánh giá của HĐKH sở GD&ĐT Bắc Giang:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(20)</span>