Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CD 1 Cau tao te baodoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.11 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề 1:Cấu tạo tế bào. 1. Tế bào là gì? Cơ thể người là một bộ máy tinh vi cực kì phức tạp. Được cấu tạo từ các cơ quan: não, mắt, gan, tim, thận, da … Mỗi cơ quan có những chức năng riêng phục vụ cho rất nhiều nhu cầu của con người: ăn, uống, thở, học tập, tư duy ….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Và các cơ quan đó đều được cấu tạo từ các tế bào rất nhỏ. Ví dụ tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim , gan được cấu tạo từ các tế bào gan, não được cấu tạo từ các tế bào thần kinh gọi là nơ-ron….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Như vậy tế bào là các đơn vị cấu thành nên các mô (cơ quan) của cơ thể người.. 2. Cấu tạo tế bào Các tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng cơ bản đều gồm 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân. Chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể.. Màng tế bào Bao bọc quanh tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh. Gồm 3 thành phần chính: lipid, protein, carbohydrate - Lipid màng: gồm phospho lipid và cholesterol + Phospho lipid: gồm 2 đầu, 1 đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước, 1 đầu kị nước không tiếp xúc với môi trường nước. + Cholesterol: nằm rải rác, xen kẽ các phân tử phospho lipid.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Protein màng: gồm protein xuyên màng và protein ngoại vi (protein bám màng) + Protein xuyên màng: có protein đóng vai trò là các “kênh” vận chuyển thụ động, có protein làm “máy bơm” vận chuyển chủ động các chất ra vào tế bào. (Chúng ta sẽ thảo luận kĩ hơn ở chuyên đề sự vận chuyển các chất qua màng tế bào). + Protein ngoại vi: bám ở mặt ngoài hay mặt trong của tế bào. - Carbohydrate màng: Ở dạng glycoprotein hay glycolipid + Phần lớn các protein xuyên màng đều ở dạng glycoprotein + Glycolipid: chiếm 1/10 số lượng phân tử lipid màng. Tế bào chất.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gồm các bào quan như lưới nội chất, bộ máy Golgi, ty thể, Lysosome, Peroxysome… như ở hình vẽ bên dưới.. Peroxisome: giúp oxy hóa các chất độc cho tế bào thành chất không độc → giải độc cho tế bào. Ví dụ: ½ độc tố lượng rượu uống vào được giải trừ ở gan nhờ các Peroxisome của tế bào gan.. Ty thể: Được mệnh danh là ngôi nhà năng lượng vì chức năng là tổng hợp năng lượng cho tế bào sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ty thể có nhiều ở đâu? Câu hỏi này không khó, ta hãy nhìn xem cơ quan nào hoạt động nhiều (cần nhiều năng lượng) thì tế bào cơ quan đó sẽ có nhiều ty thể. Một vận động viên thể thao (ví dụ vận động viên tennis), khi thi đấu họ hoạt động cơ rất nhiều (chạy, đỡ bóng, đánh bóng, …) nên tế bào cơ chứa nhiều ty thể. Tim co bóp liên tục để tống máu lưu thông tuần hoàn dường như không lúc nào ngừng nghỉ, do vậy tế bào cơ tim cũng chứa nhiều ty thể. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng cho cơ thể (giải độc, sản xuất dịch mật để tiêu hóa lipid, điều hòa lượng đường máu, tạo ra Albumin cho cơ thể …) nên tế bào gan cũng chứa nhiều ty thể.. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×