Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KH BDHSG va PD HSYK 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ CÀ MAU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Số: 03 /KH-THCSND. Tắc Vân, ngày 10 tháng 9 năm 2016. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI- PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM NĂM HỌC 2016– 2017 ***. Cơ sở xây dựng kế hoạch - Công văn số 2276/SGDĐT-GDPT ngày 02/8/2016 của Sở GDĐT Cà Mau về việc Hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2016- 2017; - Công văn số 250/PGDĐT ngày 09/8/2016 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2016 -2017; - Kế hoạch số 35/KH- PGDĐT ngày 24/8/2016 của Phòng GDĐT về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017; - Công văn số 312/PGDĐT-GDPT ngày 15/9/2016 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2016 -2017; - Điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và tình hình thực tế của trường THCS Nguyễn Du.. PHẦN I: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I.Thời gian thực hiện: Dự kiến trong 25 tuần, bắt đầu từ tuần 1 (05/9/2016) đến hết tuần 27 (18/3/2017) chia làm 5 giai đoạn: Bắt đầu học từ tuần 1: 05/9/2016. Kết thúc : + Vòng thành phố : Vòng 1 :Tuần 19 (14/01/2017) Vòng 2 :Tuần 25 (26/02/2017) + Vòng Tỉnh : Tuần 27 (18/03/2017) Giai đoạn. Thời gian. 1. Tuần 1→6 (05/9/2016→15/10/2016) 6 tuần. 2. Tuần 7→15 (17/10/2016→17/12/2016) 9 tuần. 3. Tuần 16, 19 (19/12/2016→24/12/2016) (09/01/2017→14/01/2017) 2 tuần. 4. Tuần 20→24 (18/01/2017-25/02/2017) 5 tuần. Nội dung cần thực hiện và mục tiêu Định hướng, ôn luyện tổng hợp, hướng dẫn kỹ năng, thái độ, cách làm bài thi HSG. Kiểm tra năng lực, chọn HS vào các đội dự thi các môn. Ôn luyện các chuyên đề theo định hướng của Trường BDGD và tài liệu chọn lọc của trường. Lập danh sách chính thức. Hệ thống, ôn luyện kiến thức tổng quát, GV hướng dẫn kỹ năng làm bài, chuẩn bị tốt tư tưởng cho học sinh dự thi cấp thành phố. Thi vòng 1; 08/01/2017 Ôn luyện kiến thức tổng quát, GV hướng dẫn kỹ năng làm bài, chuẩn bị tốt tư tưởng cho học sinh dự thi cấp thành phố. Thi vòng 2; 26/02/2017. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ôn luyện kiến thức tổng quát, GV hướng dẫn kỹ năng làm bài, chuẩn 5 bị tốt tư tưởng cho học sinh dự thi cấp Tỉnh ; 19/03/2017 II. Địa điểm: TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 1. Đối tượng: +Học sinh: a/ Học sinh tham gia học bồi dưỡng phải đang học lớp 9 tại trường năm học 2016 - 2017. Xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực từ khá trở lên. Điểm tổng kết của môn thi đạt từ 8.0 trở lên . b/ Mỗi học sinh học 1 môn, trường hợp đổi hoặc bổ sung phải có sự giới thiệu của GV dạy BD, chậm nhất là tuần 6 (kết thúc giai đoạn 1). + Giáo viên: Là các thầy, cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG các năm qua. Giáo viên trẻ có năng lực, trách nhiệm, say mê công tác bồi dưỡng HSG. Phối hợp với giáo viên các trường bạn. 2. Phân công giáo viên: DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Tuần 25→27 (27/02/2017→19/03/2017) 3 tuần. NĂM HỌC 2016-2017. TT. HỌ VÀ TÊN. MÔN DẠY. Số buổi/ tuần. 1 Huỳnh Kiều Diễm Ngữ văn+ VHCT 8,9 3 2 Đặng Hoàng Hải Toán- Olimpic tiếng Toán 9 3 3 Huỳnh Trúc Phương Lý 9 + Olimpic Vật lý 9 3 4 Trần Thanh Phượng Hóa 9 3 5 Võ Tấn Nghiệm Sinh 9 3 6 Nguyễn Thị Kim Châu Địa 9 3 7 Trang Sa Kê Sử 9 3 8 Trần Xuân Trúc Tiếng anh 9+ Olimpic tiếng Anh 8 3 9 Châu Thị Thanh Trang VHCT 6,7 3 10 Nguyễn Chí Hào Giãi toán trên máy tính Casio 3 11 Trương Thùy Linh Olimpic tiếng Toán 8 3 12 Đào Thu Mân Olimpic tiếng Toán 7 3 13 Trần Thị Thanh Thảo Olimpic tiếng Toán 6 3 14 Võ Phương Kiều Olimpic tiếng Anh 8 3 15 Phương Liên Hồng Olimpic tiếng Anh 7 3 16 Trần Ngọc Huệ Olimpic tiếng Anh 6 3 17 Phạm Xuân Tỉnh Olimpic Vật lý 8 3 18 Huỳnh Thị Trúc Linh Olimpic Vật lý 7 3 19 Trần Mỹ Xuân Olimpic Vật lý 6 3 3. Tư liệu bồi dưỡng: Tổ, Nhóm trưởng bộ môn sẽ tổng hợp nội dung ôn tập và tư liệu tham khảo gửi về Ban Giám hiệu và giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của trường nhằm thống nhất nội dung ôn tập cần thiết cho học sinh thi cấp thành phố và chuẩn bị cho công tác ôn tập thi học sinh giỏi cấp thành phố năm học 2016 - 2017. 4.Tham gia thi cấp Trường: a/ Mỗi học sinh dự thi 1 môn. b/ Nội dung thi: Giáo viên bồi dưỡng tự ra đề . Đề thi theo hướng tuyển chọn năng khiếu bộ môn của học sinh. Môn thi : Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa, Anh. Thời gian làm bài ( Không kể thời gian chép đề). * 150 phút/môn. * Mỗi môn thi làm 01 bài thi . c/ Ngày thi : Sáng chủ nhật 14/10/2016. Thời gian bắt đầu thi: 8g00 . ( Học sinh tập trung lúc 7g00).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tất cả các môn: Văn-Tiếng Việt , Sử, Địa, Anh, Tin học, Toán, Vật lý, Hoá, Sinh. d/ Điạ điểm thi: Trường THCS Nguyễn Du 5.Chế độ báo cáo: GV được phân công giảng dạy có danh sách theo dõi và cập nhật điểm số của học sinh mình phụ trách và có nhận xét đánh giá kịp thời. Mỗi giai đoạn Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả từ GV bộ môn làm báo cáo có nhận xét, đề xuất gửi BGH. 6. Biện pháp thực hiện: Tổ trưởng chuyên môn thống nhất nội dung bồi dưỡng sao cho đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của từng giai đoạn trong bộ môn của mình. Báo cáo HPCM tình hình từng giai đoạn. Hiệu phó chuyên môn theo dõi tình hình chung kịp thời báo cáo Hiệu trưởng để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. III/. CHỈ TIÊU: 1/. Dự thi 8 môn lớp 9 theo qui định của phòng GD-ĐT TP Cà Mau . 2/. Tham dự đủ đội tuyển và có giải cấp Thành phố, tỉnh giải toán trên MTCT 3/. Tham dự và có giải cấp thành phố thi Tiếng Anh trên Internet , 4/. Tham dự và có giải cấp thành phố thi giải Toán,lý trên Internet (Tiếng Việt + Tiếng anh) 5/. Tham dự và có giải Hội thi Văn hay chữ tốt 6,7,8,9. 6/.Số lượng: - Học sinh giỏi vòng Tỉnh (Tất cả các hội thi) : 20 em (riêng các môn văn hóa đạt: 12em) - Học sinh giỏi vòng TP (Tất cả các môn ) : 70 em (riêng các môn văn hóa đạt: 30 em). Bảng cụ thể chỉ tiêu và kết quả đạt (Đã cập nhật sau khi đã có kết quả) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. MÔN Ngữ văn Lịch sử Địa lý Tiếng anh Toán Hoá học Sinh học Vật lý Văn hay chữ tốt Tiếng anh trên internet Giải toán,lý trên internet (tiếng việt + tiếng anh) Giải toán trên mtct Cộng lại. Số hs vòng trường. TP. Tỉnh. 8 8 8 10 8 10 8 8 8 8. 3 3 2 2 4 3 2 4 10 10. 2 1 1 1 2 2 1 2 2 2. 5 8 8 8 8 8 6 6 8 8. 60. 22. 2. 60. 10 154. 5 70. 2. 10 143. Chỉ tiêu. 20. Dự thi tp. Đạt TP. Dự tỉnh. Đạt Tỉnh. ghi chú. PHẦN II: PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM 1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ tiêu : - Đầu năm học khảo sát để phân loại học sinh từ đó có kế hoạch chỉ đạo các tổ, giáo viên phụ trách môn học nâng cao chất lượng môn học, phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm để tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh có thời gian học tốt nhất. - Coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi giao về nhà. - Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, động viên các em không nghỉ học. - Xây dựng đôi bạn cùng giúp nhau tiến bộ, phát huy năng lực khung cán bộ lớp, các tổ trưởng để giúp đỡ các bạn học còn yếu. Trao đổi với phụ huynh học sinh qua các buổi họp, thông qua sổ liên lạc, mời gặp trực tiếp phụ huynh học sinh để cùng nhau giúp đỡ những em học còn chậm. Kết hợp vói giáo viên buổi hai để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ dạo cho học sinh còn yếu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nắm chắc và phân ra đối tượng cụ thể, nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để bồi dưỡng phụ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên phối kết hợp với nhà trường và phụ huynh để có hướng giáo dục, đến từng nhà hoặc họp phụ huynh để giao nhiệm vụ cho phụ huynh về việc học cũng như đến trường của các em. - Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh khi học sinh vắng không có lí do hoặc khi ốm đau. - Thực hiện tốt mối liên hệ giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội. - Liên hệ thường xuyên với các giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh để duy trì số lượng lớp mình. - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. - Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh ở từng lớp để giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Các loại kế hoạch của giáo viên, của khối, tổ chuyên môn phải được xây dựng một cách cụ thể chi tiết dựa trên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường. - Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy và giáo dục học sinh, tích cực và thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông ở các khối lớp . - Giáo viên phải luôn luôn sâu sát tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Phải thực hiện tốt việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho học sinh có đầy đủ các điều kiện học tập . 2 . Yêu cầu : - Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh học hết lớp 1 phải đọc thông viết thạo, các đối tượng học sinh ở các khối lớp khác phải nắm vững các yêu cầu cơ bản của các khối lớp đó. Nắm vững các kiến thức trọng tâm, chuẩn của môn học, lớp học. Học sinh yếu kém về kiến thức đầu năm học đến cuối năm đạt ít nhất ở mức tối thiểu là trung bình. - Về kỹ năng: Rèn luyện học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, học sinh biết vận dụng kiến thức đã nắm được vào làm các bài tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, chủ động, không mặc cảm, tự ti, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia học tập đầy đủ các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh do giáo viên, nhà trường tổ chức. Có ý thức cố gắng học tập, quyết tâm để được xếp loại học lực từ trung bình trở lên . 4. Biện pháp về giáo dục đạo đức cho học sinh: - Thường xuyên gần gũi, quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, những em học sinh cá biệt. Giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, nội qui của nhà trường. Thông qua các hoạt động Đội, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động, các câu lạc bộ kỹ năng sống. - 100 % số giáo viên trong kế hoạch của mình có xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Việc thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém phải được thực hiện ngay từ đầu năm học. - Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh 02 lần/học kỳ, 4 lần/ năm. Lập danh sách học sinh có học lực yếu để thông báo cho phụ huynh học sinh ít nhất 4 lần/ năm học . - Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém toàn trường đến cuối năm không có học sinh nào xếp loại học lực loại yếu. - Họp phụ huynh học sinh 03 lần/năm học. -GV thăm, kiểm tra việc học tại nhà của tất cả học sinh yếu trong lớp ít nhất 01 lần/ học kỳ. -Thông báo kết quả khảo sát,kết quả thi định kỳ thông qua sổ liên lạc, qua họp phụ huynh 04 lần/năm học . *Chỉ tiêu cụ thể : - Đến cuối học kỳ 1, số học sinh học yếu kém giảm còn 15 %. - Đến cuối học kỳ 2, số học sinh học yếu kém giảm còn 7 %.trong đó kém không quá 1%. PHẦN III: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1.Hiệu trưởng:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phụ trách chung, chỉ đạo Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng CM về công tác bồi dưỡng HSG; kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của các cá nhân có liên quan. 2. Phó Hiệu trưởng: - Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng HSG; - Trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG; duyệt kế hoạch bồi dưỡng và đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi các môn; - Tổ chức thực hiện kế hoạch BDHSG, phân công, thời khóa biểu; - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên dạy; - Tham mưu với Hiệu trưởng quyết định đội tuyển học sinh giỏi trên cơ sở đề xuất của giáo viên bồi dưỡng; - Cùng với tổ chuyên môn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; - Chỉ đạo thư viện mua tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG. 3. Tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ môn: - Có trách nhiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng lên kế hoạch chi tiết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn mình; - Duyệt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và đề cương chi tiết của bộ môn; - Theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn các vấn đề có liên quan trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi; - Tham mưu Phó Hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan trong quá trình bồi dưỡng; 4. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng HSG. - Cập nhật sổ nhật kí theo dõi quá trình học tập của học sinh; - Trang bị kiến thức cơ bản, nâng cao theo hướng cá thể hóa; - Cung cấp các nguồn tư liệu, các nguồn tài liệu để học sinh tự nghiên cứu thêm ở nhà - Nắm bắt trình độ năng lực học sinh đúng thực chất, - Phối hợp với cha mẹ học sinh theo dõi thời gian học tập ở trường, ở nhà, - Hàng tuần báo cáo tình hình chuyên cần của học sinh cho Phó Hiệu trưởng, hằng tháng nhận xét kết quả học tập của học sinh và báo cáo cho Phó Hiệu trưởng để kịp thời chỉ đạo chuyên môn; -Đề xuất thay đổi danh sách học sinh tham gia bồi dưỡng và danh sách đội tuyển dự thi cấp huyện. 5. Các lực lượng khác: - Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Thường xuyên theo dõi chất lượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm và tình hình chuyên cần của học sinh tham gia bồi dưỡng. Liên hệ với giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em an tâm học tập. - Đối với giáo viên bộ môn: quan tâm, giúp đỡ về chuyên môn, tạo điều kiện để học sinh an tâm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đối với cha mẹ học sinh: tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tập. - Đối với học sinh: Đi học đầy đủ, chấp hành tốt các nội quy, không tùy tiện bỏ tiết, đổi môn, đảm bảo chuyên cần trong suốt quá trình học tập; chấp hành tốt quy định của giáo viên bồi dưỡng. PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Thành lập Ban chỉ đạo về phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường và giao trách nhiệm, chỉ tiêu cụ thể tới từng giáo viên. - Lập danh sách học sinh yếu kém ở các khối lớp, theo dõi kết quả học tập thi và kiểm tra hàng ngày của các em đó. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh 03 lần trên năm học, vào đầu năm học và cuối năm học học kỳ 1 và cuối năm học, thông báo kết quả học tập cuả các em để cùng với phụ huynh học sinh bàn bạc cách thức bồi dưỡng học sinh yếu kém.Thông báo kết quả học tập của HS qua sổ liên lạc, qua việc gửi bài kểm tra, qua thăm và kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh . - Giao giáo viên dạy bộ môn theo dõi,giúp đở và phụ đạo học sinh yếu kém đối với lớp,môn mình phụ trách. - Hàng tháng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức họp, rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu kém, phân công việc kiểm tra, thực hiện công tác phụ đạo HS yếu kém các tháng sau. - Lấy kết quả chỉ tiêu để đánh giá thi đua năm học với GV. - Tổ chức sinh hoạt khối, tổ chuyên môn trao đổi nội dung phương pháp giảng dạy các bộ môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học hướng theo đối.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tượng, đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh yếu kém. Học sinh phải được thực hành luyện tập nhiều, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn các em học tập. - Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ theo quyết định số 32/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo . Tổ chức khảo sát và có kế hoạch bổ sung kịp thời tuỳ theo tình hình thực tế về chất lượng thực chất của học sinh yếu trong từng tháng để thực hiện đạt kết quả cao nhất. - Hàng tuần, tháng kiểm tra việc chuẩn bị bài, giảng dạy, chấm chữa bài, lấy điểm... của giáo viên để có hướng điều chỉnh tư vấn, thúc đẩy sao cho phù hợp. Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu của nhà trường, đề nghị các tổ chuyên môn và GV được phân công dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./. Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 của Trường THCS Nguyễn Du, đề nghị các tổ chuyên môn triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả./.. Duyệt kế hoạch Hiệu Trưởng. Phó Hiệu Trưởng CM. Cao Văn Pha. Nguyễn Văn Hà.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×