Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Đề thi gồm 04 trang, 40 câu. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi : Hóa học Thời gian làm bài : 50 phút Mã đề thi 123. Họ và tên thí sinh : ………………………………………………… SBD : …………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, O = 16, N = 14, Fe = 56, S = 32, Al = 27, Mn = 55, Zn = 65, Cu = 64, Ag = 108; Ni = 59, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Mg = 24; Sr = 88; Cl = 35,5; Br = 80; Cd = 112, Si = 28 Câu 1. Chất béo là loại hợp chất A. Ancol B. Axit C. Anđehit D. Este Câu 2. Hợp chất CH3NH2 có tên là A. metylamin B. etylamin C. metanal D. metylic Câu 3. Nguyên tố kim loại kiềm là A. Mg B. Ca C. Li D. Al Câu 4. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta hàn vào mạn tàu một miếng kim loại A. đồng B. bạc C. kẽm D. kali Câu 5. Hợp chất glucozơ có nhiều trong loại thực phẩm A. đường mía B. quả cam C. quả nho D. quả dứa Câu 6. Hợp chất glyxin có công thức thu gọn là A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH Câu 7. Khi điều chế este người ta thường cho ancol tác dụng với A. axit vô cơ B. axit hữu cơ C. rượu D. chất béo Câu 8. Cho các chất : ZnSO4, Al2O3, MgCl2, Na2CO3, NaHCO3. Số chất phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 9. Kim loại tan được trong dung dịch nước vôi trong là A. Cu B. Al C. Fe D. Mg Câu 10. Hợp chất thuộc loại đisaccarit là A. saccarozơ B. tinh bột C. glucozơ D. fructozơ Câu 11. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là A. CH3NH2 B. CH3COONa C. Lysin D. Alanin Câu 12. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch riêng biệt : NH 4Cl, NaNO3, (NH4)2CO3, Na2SO4. Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử thì số dung dịch nhận biết được là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Cho một mẫu nước cứng chứa a mol Ca 2+, b mol Mg2+ còn lại là ion HCO3-. Số mol Ca(OH)2 cần dùng để làm mất hoàn toàn tính cứng của mẫu nước trên là A. a mol B. b mol C. (a+b) mol D. (a + 2b) mol Câu 14. Cho các phát biểu sau : (1) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (2) Li là kim loại có khối lượng riêng bé nhất trong nhóm kim loại kiềm. (3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. (4) Kim loại Mg phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao. (5) Để điều chế kim loại Na, người ta điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15. Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,6 Câu 16. Khi hòa tan một lượng của một oxit kim loại hóa trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng 4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,88%. Công thức oxit kim loại là A. FeO B. CuO C. MgO D. ZnO Cõu 17. Tơ nilon- 6,6 đợc điều chế trực tiếp từ : A. axit picric vµ hecxametylen diamin. B. axit - aminocaproic. C. axit oxalic vµ hecxametylen diamin D. axit a®ipic vµ hecxametylen diamin NH 3 NaOH AgNO t 03 / NaOH t0 t0 Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng: Este X (C4HnO2) Y Z C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH2CH2CH3. C. CH3COOCH2CH3. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 19. Có các nhận xét về kim loại kiềm: (1) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1 n 7 .. (2) Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường giải phóng H2. (3) Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. (4) Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H 2O trước, với axit sau. (5) Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối Số nhận xét đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 20. Cho 20,17 gam anilin tác dụng với brom dư thì thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị gần nhất của m là A. 88 gam B. 86 gam C. 93 gam D. 71 gam Câu 21. Để tách Al2O3 ra khỏi hỗn hợp Al2O3, Fe2O3 và SiO2, người ta dùng hóa chất theo thứ tự : A. HCl, NaOH, CO2, t0 B. NaOH, HCl, CO2, t0 0 C. CO, NaOH, HCl, t D. HNO3, NaOH, Al, CO2 Câu 22. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng? (1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử. (3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm. (4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac. A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 23. Aminoaxit X có 1 nhóm NH2. Cho 0,01 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 6,53 gam chất rắn. Công thức của X là A. (H2N)2C3H5COOH B. H2NC4H7(COOH)2 C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H5(COOH)2. Câu 24. Cho các chất : (1)CH3NH2; (2) NH3; (3) CH3-NH-CH3; (4) CH3-CH2-NH2; (5) C6H5-NH2; (6) NO2-C6H4-NH2. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là A. 2, 3, 4, 1, 5, 6 B. 3, 4, 1, 2, 5, 6 C. 2, 4, 3, 1, 5, 6 D. 3, 4, 1, 2, 6, 5 Câu 25. Từ m gam glucozơ tác dụng với H2 dư người ta nhận được 4,55g sobitol. Khi cho 2m gam glucozơ đó tác dụng hết với AgNO3/NH3 dư thì thu được x gam bạc (Các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%). Giá trị của x là A. 5,4 gam. B. 32,4 gam. C. 21,6 gam. D. 10,8 gam..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 26. Cho Na dư tác dụng với 36 gam dung dịch HCl 36,5%. Thể tích H2 (đktc) thu được là A. 18,256 lít B. 8,064 lít C. 4,032 lít D. 9,178 lít Câu 27. Trường hợp thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất là A. Cho V(lít) dung dịch HCl 2M vào V (lít) dung dịch NaAlO2 1M B. Cho V(lít) dung dịch AlCl3 1M vào V (lít) dung dịch NaAlO2 1M C. Cho V(lít) dung dịch HCl 1M vào V (lít) dung dịch NaAlO2 1M D. Cho V(lít) dung dịch NaOH 1M vào V (lít) dung dịch AlCl3 1M Câu 28. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al 2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a và b tương ứng là A. 0,1 và 400 B. 0,05 và 400 C. 0,05 và 0,4 D. 0,1 và 0,4 sè mol Al(OH)3. a V ml NaOH. 0. b. Câu 29. A là một chất độc hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Trong A có chứa các nguyên tố C, H, O và nguyên tố X. Kết quả phân tích cho thấy A chứa hàm lượng % C, H, O theo khối lượng lần lượt là 44,72%; 1,24%; 9,94% và còn lại là hàm lượng X. Trong phân tử A số nguyên tử X gấp 2 lần số nguyên tử oxi. Nguyên tử X là A. Flo B. Clo C. Nitơ D. Canxi Câu 30. Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO 3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 11,28 gam. D. 9,85 gam. Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO 3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là A. 1,4 B. 1,8 C. 1,9 D. 1 5 Câu 32. Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO 3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là A. 16,085 gam B. 14,485 gam C. 18,300 gam D. 18,035 gam Câu 33. Để điều chế được m gam kim loại Fe cần điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe 2(SO4)3 và 0,5 mol HCl với điện cực trơ (hiệu suất 100%) thì thu được dung dịch A có khối lượng giảm đi 35,05 gam so với dung dịch trước điện phân. Giá trị của m là A. 11,2 B. 16,8 C. 8,4 D. 14,0 Câu 34. Cho các phát biểu sau: (1) Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH. (2) Các peptit đều có phản ứng màu biure. (3) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu. (4) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo. (5) Lysin, axit glutamic, phenylamoniclorua đều làm đổi màu quỳ tím. (6) Các dung dịch protein đều bị đông tụ trong môi trường axit hoặc kiềm. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 35. Đốt cháy hết hỗn hợp X gồm 13 gam Zn và m gam Fe bằng một lượng hỗn hợp Y chứa 17,75 gam khí Cl2 và 3,84 gam khí O2 thu được chất rắn Z. Hòa tan hết chất rắn Z bằng một lượng vừa đủ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> dung dịch HCl thì được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch gồm KMnO 4 và H2SO4 vào dung dịch T sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,23 mol KMnO 4 phản ứng (không có sản phẩm khử của SO 42-). Giá trị của m bằng A. 32,2 B. 11,2 C. 14,0 D. 16,8 Câu 36. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 4,16 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 5,2 gam Zn vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị m gần nhất là A. 1,8. B. 2,2. C. 2,0. D. 1,0. Câu 37. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50. Câu 38. Hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hòa tan trong nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với Na2S dư tách ra một lượng kết tủa m1. Nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với X tách ra một lượng kết tủa m2. Biết m1 = 2,51m2. Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl 2, CuCl2 trong X và thay FeCl3 bằng FeCl2 cùng khối lượng rồi hòa tan trong nước thì được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với Na 2S dư tách ra một lượng kết tủa m3. Nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với Y tách ra một lượng kết tủa m 4. Biết m3 = 3,36m4. Phần trăm khối lượng muối FeCl3 trong hỗn hợp ban đầu có giá trị gần nhất là A. 13 B. 29 C. 58 D. 26 Câu 39. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala–Ala–Ala–Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala–Ala và 27,72 gam Ala–Ala–Ala. Giá trị của m là: A. 111,74 B. 81,54 C. 90,6 D. 66,44 Câu 40. Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là A. 11,1 B. 13,2 C. 12,3 D. 11,4 ………………. HẾT ……………...
<span class='text_page_counter'>(5)</span>