Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.61 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 01/03/2017 Ngày dạy : 06/03/2017 Tiết PPCT : 75,76 Phân môn : Đọc Văn. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm) (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi; - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,... của người chinh phụ. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể loại ngâm khúc. 3.Thái độ: Cảm thông, chia sẻ với những số phận có hoàn cảnh đau thương. III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa lớp 10 tập 2, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 10, sách giáo viên 10 tập 2, công cụ máy chiếu, máy tính, các tài liệu tham khảo liên quan. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở chuẩn bị bài, vở ghi bài, các tài liệu sưu tầm liên quan. 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp dạy học trực quan. - Phương pháp hỏi – đáp. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong HS. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:: Chiến tranh đã đem lại bao đau thương, mất mát cho con người; chỉ có những người trong cuộc mới thấm thía nỗi đau ấy hơn bất cứ ai. Đó là những người mẹ phải mất.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> con, người vợ phải xa chồng, những đứa con phải mất cha mất mẹ. Đặc biệt là những người phụ nữ, khi có chồng chinh chiến phương xa trong lòng họ luôn thường trực nỗi lo âu, mong mỏi, chờ đợi, nhớ nhung vì sợ những điều đau đớn mà chiến tranh mang lại: sự chia lìa gia đình, cái chết... Người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” mà chúng sắp tìm hiểu trong tiết học này cũng không ngoại lệ. Đoạn trích này sẽ cho ta thấy rõ tâm trạng, nỗi niềm của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến, đó là sự lo sợ, khắc khoải đợi chờ, nhớ nhung đau đáu, khát khao cháy bỏng về ngày được đoàn tụ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I.Đọc - Tìm hiểu chung phần Tiểu dẫn Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả Đặng Trần. 1. Tác giả:. Côn a/ Cuộc đời + GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn trong. - Đặng Trần Côn ( ?-?). SGK để tìm hiểu về tác giả Đặng Trần Côn. - Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì. + GV cho HS tóm tắt những nét chính về. nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.. cuộc đời của tác giả Đặng Trần Côn. - Sống trong khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.. HS trả lời. - Từng làm các chức Huấn đạo, Tri huyện.. GV nhận xét, bổ sung GV cung cấp thêm một số thông tin ngoài SGK về cuộc đời tác giả Đặng Trần Côn để tạo hứng thú cho HS: Đặng Trần Côn nổi tiếng thông minh, ham học, thường đào hầm thắp đèn đọc sách vì thời đó chúa Trịnh Giang cấm đốt lửa đêm ở Thăng Long, đồng thời ông rất giỏi về văn chương trường ốc, văn chương khoa cử: các bài thơ, phú của ông được sỹ tử học thuộc lòng như các bài văn mẫu để đi thi, dẫu bản thân ông chỉ đỗ Hương cống (cử nhân), thi Hội bị hỏng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Em hãy kể tên một số sáng tác của. b/ Sự nghiệp sáng tác. Đặng Trần Côn.. - Ngoài tác phẩm chính là “Chinh phụ. HS trả lời. ngâm”, ông còn làm thơ chữ Hán và viết. GV nhận xét, bổ sung. một số bài phú chữ Hán. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Tiêu Tương bát cảnh, Trương Hàn tư thuần tư, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh, tiểu thuyết Bích Câu kỳ ngộ.. Thao tác 2: Tìm hiểu dịch giả. 2. Dịch giả. Khi tìm hiểu về tác phẩm Chinh phụ ngâm chúng ta cần tìm hiểu qua bản diễn Nôm. Và hiện nay, bản diễn Nôm vẫn chưa rõ dịch giả. Có người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm nhưng lại có thuyết nói là Phan Huy Ích. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về hai dịch giả. + GV:Em hãy trình bày những nét chính. a/ Đoàn Thị Điểm (1705-1748). về dịch giả Đoàn Thị Điểm?. - Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà nữ sĩ,. HS trả lời. người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang,. GV nhận xét, bổ sung. trấn Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. - Nổi tiếng thông minh hiếu học. - Có thể bà là người đã dịch “Chinh phụ ngâm” trong thời gian khi chồng là Nguyễn Kiều đi sứ sang Trung Quốc. - Là tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phả..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Những nét chính về dịch giả Phan Huy. b/ Phan Huy Ích (1750-1822). Ích?. - Phan Huy Ích tự là Dụ Am. HS trả lời. - Người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc,. GV chốt ý. trấn Nghệ An nay thuộc tỉnh Hà Tỉnh.. GV bổ sung:. - Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.. Vấn đề ai là dịch giả đích thực cuốn Chinh - Sáng tác của ông còn có Dụ Am văn tập, phụ ngâm hiện hành vẫn còn nhiều ý kiến Dụ Am ngâm lục. tranh cãi. Bởi bản dịch “ Chinh phụ ngâm” là một trong hai bản dịch hiếm hoi mà còn hay và cảm động người đọc hơn cả nguyên tác. Tuy có nhiều ý kiến nhưng chúng ta vẫn theo ý kiến hiện nay coi dịch giả đoạn trích này là của Đoàn Thị Điểm. Thao tác 3: Tìm hiểu tác phẩm “Chinh. 3.Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”. phụ ngâm” + GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác. a)Hoàn cảnh sáng tác. của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”?. -Tác phẩm được sáng tác vào đầu những. GV gợi ý: Những năm bốn mươi, thế kỉ. năm bốn mươi, thế kỉ XVIII.. XVIII thì xã hội Việt Nam có gì đặc biệt?. -Thời kì loạn lạc, cuộc sống nhân dân lầm. HS trả lời. than, những cuộc khởi nghĩa của nông dân. GV đánh giá và bổ sung. bùng lên mạnh mẽ.. - Vậy còn văn học thời kì này có những. -Chinh phu ra trận, chinh phụ cô đơn, mòn. điểm gì đặc biệt?. mỏi, đợi chờ.. - GV :Gợi nhớ lại những kiến thức cũ về. => Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi. tình hình văn học. Thế kỉ XVIII thì thuộc. khổ đau mất mác của con người, đặc biệt là.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giai đoạn văn học thứ 3( từ TK XVIII đến. những người vợ lính trong chiến tranh đã. nửa đầu TK XIX). Đây là giai đoạn hoàng. viết “Chinh phụ ngâm”.. kim rực rỡ của nền văn học trung đại VN. Chủ đề nổi bật ở giai đoạn này là thể hiện giá trị nhân đạo, là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân và nhất là người phụ nữ ( những thân phận yếu đuối, nhỏ bé, tội nghiệp) + GV: Em hãy cho biết nguyên tác “Chinh. b/ Thể thơ. phụ ngâm” được viết theo thể thơ gì? Và. Thể loại: Ngâm khúc. bản dịch thuộc thể thơ gì?. + Nguyên tác: Trường đoản cú (476 câu). HS trả lời. + Bản dịch: Song thất lục bát (408 câu). - GV mở rộng: Ngâm khúc là thể thơ trữ. Bản dịch hiện hành theo thể thơ song thất. tình dài hơi, thường làm theo thể song thất. lục bát – một thể thơ dân tộc rất phù hợp. lục bát để ngâm nga, than vãn. Nhằm bộc. trong việc diễn tả những cung bậc cảm xúc. lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền,. khác nhau, âm điệu triền miên, da diết. đau xót triền miên, day dứt. GV: Dựa vào SGK em hãy nêu khái quát. c/ Nội dung. nội dung tác phẩm “Chinh phụ ngâm”?. - “Chinh phụ ngâm” là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến, thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến phương xa.. Thao tác 4: Tìm hiểu đoạn trích. 4.Đoạn trích a/ Vị trí và nội dung đoạn trích. + GV: Nêu vị trí và khái quát nội dung. -Vị trí đoạn trích: từ câu 193 đến câu 216. đoạn trích.. của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Nội dung: đoạn trích viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài khi người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc đoạn. b/ Bố cục:3 phần. trích.. -Phần 1: Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ. HS đọc. bóng của người chinh phụ.. GV nhận xét. -Phần 2: Tám câu tiếp theo: Nỗi sầu muộn. GV giải thích nghĩa các từ ngữ khó trong. triền miên của người chinh phụ.. đoạn trích.. - Phần 3: Tám câu còn lại: Nỗi nhớ. - GV yêu cầu HS xác định bố cục của đoạn. thương đau đáu của người chinh phụ khi. trích và nêu nội dung từng phần?. xa chồng.. HS xác định GV nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Đọc – hiểu đoạn trích. II/ Đọc – hiểu đoạn trích. GV cho HS đọc bài thơ Giải thích các từ khó GV hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung mà bài thơ muốn truyền tải? - Toàn bài thơ đều là miêu tả diễn biến tâm trạng của người chinh phụ Thao tác 1: Tìm hiểu tâm trạng người. 1. Miêu tả tâm trạng qua hành động, cử. chinh phụ qua hành động, cử chỉ. chỉ. - Em hãy tìm những từ ngữ diễn tả hành. - Dạo hiên vắng: đi đi lại lại, gieo từng. động của người chinh phụ?. bước nặng nề, chậm rãi. - Những hành động đó diễn ra như thế. - Rủ thác đòi phen: buông rèm rồi cuốn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nào?. rèm nhiều lần.. - Qua đó hãy cảm nhận tâm trạng của. => Các hành động này được lặp đi lặp lại. nàng?. và không có mục đích, dường như đây. GV:. Những hành động được lặp đi lặp lại. không còn là hành động vật lý nữa mà. của người chinh phụ chứng tỏ nàng không. chính là hành động tâm l ý=> thể hiện tâm. tự chủ được bản thân mình vì nỗi nhớ triền. trạng rối bời, bồn chồn, lo lắng, nặng trĩu. miên da diết không biết san sẻ cùng ai, chỉ. những nỗi ưu tư, phiền muộn của người. có một mình nên những động tác lặp đi lặp. chinh phụ, cùng với nỗi lòng nàng không. lại không mục đích, vô nghĩa đã bộc lộ tâm. biết san sẻ cho ai.. trạng rối bời, cô đơn lẻ loi, trông mong tin tức của chồng. Đó chính là biện pháp diễn tả nội tâm thông qua hành động. - Và nỗi nhớ này cũng được bộc lộ nhiều trong ca dao: Nhớ ai, bồi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than - GV: Ngoài những hành động đó thì ở. -Gượng đốt hương -> Tìm sự thanh thản. những câu sau người chinh phụ còn có. nhưng tâm hồn lại thêm mê man.. những hành động nào nữa?. - Gượng soi gương-> nhưng nước mắt đầm. -GV bình thêm: Người chinh phụ cố gắng. đìa.. tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của. - Gượng gảy đàn-> chỉ gợi sự lo lắng về. cảm giác cô đơn đáng sợ. Nàng gắng. cảnh đôi lứa chia li và nỗi ám ảnh về. gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho. điềm chẳng lành dây đứt, phím. khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự. chùng…. tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm. -> Những hành động gượng gạo không. vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn. giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô. chiếc, Khi hương gượng đốt hương để. đơn, sầu nhớ thêm chồng chất.. mong tìm lại những kỉ niệm đêm tân hôn. -> Ba từ “gượng” như diễn tả cảm giác. thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thắc. vô duyên, trớ trêu trước cảnh ngộ,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thỏm, lo âu. Lúc gượng soi gương thì nàng. người chinh phụ càng cố gắng thoát ra. lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ. thì lại càng bị nhấn sâu trong nỗi buồn.. gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, sau bao lần cố gắng vùng thoát thì nàng lại càng thêm chìm sâu vào nỗi cô đơn chất ngất trong lòng mình Thao tác 2: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng. 2. Miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc. người chinh phụ qua ngôn ngữ độc thoại. thoại nội tâm. nội tâm - GV: : Trong hai câu thơ “Trong rèm,. - Người chinh phụ đã chia sẻ bao nỗi cô. dường đã có đèn biết chăng/ Đèn có biết. đơn, ưu tư của mình cùng với ngọn đèn vô. dường bằng chẳng biết”, người chinh phụ. tri vô giác => Hành động tự hỏi, tự trả lời. đã tâm sự cùng ai?. “đèn biết chăng-đèn chẳng biết”: khát khao sự đồng cảm, chia sẻ nhưng bế tắc.. - Sự xuất hiện hình ảnh ngọn đèn đơn độc. - Sự xuất hiện của ngọn đèn trong tương. cùng với bóng người đơn chiếc càng gợi. quan so sánh với bóng người chinh phụ ->. lên điều gì?. gợi sự cô đơn, lẻ bóng của người chinh. GV gợi ý: Ngọn đèn là vật vô tri vô giác,. phụ, cuối cùng nàng vẫn chỉ là “Một mình. khi người chinh phụ tâm sự cùng nó thì tâm mình biết, một mình mình hay” trạng của nàng sẽ như thế nào?. - Ở đây người chinh phụ còn trò chuyện. GV :Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn là một cùng cái bóng của mình “ bóng người” hình ảnh khá phổ biến trong thơ xưa. Hình - Đến đoạn thơ này , tâm trạng của nhân vật ảnh ấy hòa cùng cái bóng trên tường của trữ tình đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> người chinh phụ khiến cho người đọc nhớ bên ngoài thành lời độc thoại nội tâm da đến hình ảnh ngọn đèn trong ca dao. diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm. Đèn thương nhớ ai. ngùi,“Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Mà đèn không tắt. ->Từ “bi thiết” là một động từ mạnh cực tả. Hay là nỗi nhớ của nàng Vũ Nương trong cảm giác cô đơn và sự khát khao được bài “Chuyện người con gái Nam Xương”. đồng cảm của chinh phụ trong đêm vắng. Nàng phải trỏ bóng trên tường và coi đó là chồng mình.Thế nhưng nàng Vũ Nương vẫn còn có con bên cạnh còn người chinh phụ lại chỉ mỗi một mình Trong im lặng dằng dặc, dưới ngọn đèn đêm thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ còn thầm lặng chuyện trò với ngọn đèn với cái bóng của chính mình. . Hình ảnh “ hoa đèn” sóng đôi với “bóng người” càng tô đậm thêm tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của người vợ trẻ. 4. Củng cố -. GV cho HS ngâm lại đoạn trích.. -. GV tổng kết và củng cố lại toàn bộ nội dung đã học. 5.Dặn dò. -. Các em phải nắm được một số nét chính về tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, những nét chính về tác phẩm và đoạn trích. Nắm được những nội dung đã phân tích trong tám câu thơ đầu. - Các em đọc trước 16 câu thơ còn lại của đoạn trích và tìm hiểu các vấn đề sau: Nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ khi xa chồng thể hiện như thế nào trong 16 câu thơ còn lại.. V/ RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................... VI/ NHẬN XÉT ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................... Giáo viên hướng dẫn. Giáo sinh thực tập. Đỗ Hà Quỳnh. Nguyễn Thị Ngọc Quý.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×