Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Ngu van 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.61 KB, 67 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ôn tập văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN I.Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình. II.Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G hướng dẫn H tóm tắt lại đoạn trích. I. Nội dung kiến thức 1. Tóm tắt đoạn trích "Bài học đờng - H tóm tắt G nhận xét góp ý. - G giới thiệu thờm về tỏc gỉa Tụ Hoài và đời…" các chương của tập truyện “Dế Mèn - Mèn là chàng Dế thanh niên cường phiêu lưu kí”. * Xuất xứ: Không cam chịu cảnh sống tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. đơn điệu, tù túng và nạt nhẽo, Dế Mèn - Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm quyết định ra đi với mục đích mở mang Dế Choắt ốm yếu xấu xí. hiểu biết, tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tính tình xốc nổi, lại qúa tự tin, cuộc - Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn hành trình mạo hiểm ấy Dế Mèn gặp rất vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt nhiều khó khăn, trải qua nhiều vấp váp, trọng thương. sai lầm…Nhưng cuối cùng Dế Mèn đã - Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thu được những bài học bổ ích. Viết Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà văn Tô Hoài kể thói hung hăng bậy bạ. lại những cuộc phiêu lưu đầy sóng gió - Mèn xót thương Choắt và ân hận vô của Dế Mèn. cùng về bài học đường đời đầu tiên. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: - Củng cố lại nội dung bài học. ? Dế Mèn đã có bài học nào sau lần ở gần - Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt nhà với Dế Choắt? * Dế Mèn đối với Dế Choắt: ? Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế - Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt; nào? - Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh - Rất kiêu căng - Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. * Dế Mèn khi trêu chị Cốc ? Thấy chị Cốc, Mèn đã làm gì? Việc làm - Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến đó đã gây ra hậu qủa gì? hậu quả. ? Lời nói của Mèn có ác ý gì không? ? Việc trêu chị Cốc có phải Mèn đang - Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chứng tỏ sự dũng cảm của mình không? ? Sau hậu qủa đó Mèn đã có tâm trạng như thế nào?. ? Từ đấy em có nhận xét gì về Dế Mèn?. ? Dế Mèn đã có được bài học nào cho mình trong lần này?. ?Qua truyện chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? ? Em thấy tác gỉa đã dùng những câu văn như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện? - G hướng dẫn viết đọan vă miêu tả tâm trạng của Dế Mèn. - H thực hiện theo hướng dẫn. - G nhận xét góp ý.. - Hướng dẫn đọc phân vai 3 nhân vật, chú ý ngữ điệu từng nhân vật để có giọng đọc phù hợp. - Hướng dẫn viết đoạn văn trình bày cảm nhận về Dế Mèn. - H thực hiện, đọc kết quả và nhận xét cho nhau. - G nhận xét bổ sung.. nghiêm trọng cho DC. - Diễn biến tâm trạng của DM: + Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thiêm thít" + Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được. + Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC + Ân hận sám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá. DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. - Bài học đường đời đầu tiên: Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành. - ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác. - Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. II. Bài tập Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn * Nội dung: + Cay đắng vì lỗi lầm + Xót thương Dế Choắt + Ăn năn về hành động tội lỗi + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống (Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ) * Hình thức: + Đoạn văn 5 - 7 câu + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật III- Bài tập bổ sung: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn * Ngoại hình: - Nét đẹp, khoẻ mạnh * Tính cách: - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Suy nghĩ của em về hình ảnh Dế Mèn trong văn bản bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài. Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận điều gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi. Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Ý nghĩa bài Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê, rất sinh động và hóm hỉnh đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn chính là bài học quý giá mà mỗi chúng ta phải luôn ghi nhớ: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Bài học này đã được minh chứng cụ thể qua nhân vật Dế Mèn, rất chân thực, không hề mang tính chất giáo điều. Dế Mèn phiêu lưu kí không chỉ hấp dẫn người đọc bởi những bài học về cuộc sống rất thực mà còn bởi cách viết rất hấp dẫn của nhà văn. Truyện được viết theo lối đồng thoại, nhân vật chính là những con vật nhỏ bé, bình thường rất gần gũi với các em. Loài vật ở đây cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình cảm như con người nhưng chúng không bị biến thành những biểu tượng thuần túy nhằm nêu lên những bài học về luân lí đạo đức như trong truyện ngụ ngôn mà vẫn là những hình tượng sống động, đúng với hình ảnh trong tự nhiên. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình. Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay. 3. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu… to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc…, Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu… dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm…) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập bóng, đôi càng to bóng…, ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn…, đi đứng oai vệ bằng đi đứng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm… sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế. 4. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt. Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau. Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên. Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần TLV đã học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TUẦN 21 LUYỆN TẬP : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả - Nhận diện đợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả - Hiểu đợc trong những tình huống nào ngời ta sử dụng văn miêu tả - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : ? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy nhắc lại thế nào là miêu tả 2. Bài mới :G/v giới thiệu : ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể loại văn miêu tả như: tả người , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu I / Nội dung ôn luyện tiên”có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và *Tìm hiểu chung về văn miêu tả Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra và 1, Ví dụ đọc lại những đoạn văn miêu tả đó ? - Tả Dế Mèn : “Bởi tôi ăn uống ….vuốt râu” - Tả Dế Choắt : “Cái anh…hang tôi” * Hai đoạn giúp em nhận ra đặc điểm nổi bật của hai chú dế ? Những chi tiết và hình ảnh nào giúp em nhận ra đặc điểm đó ? - Dế mèn :càng, chân, vuốt, râu ,đầu, cánh, răng 2, Kết luận - Dế choắt :người, cánh ,râu… Miêu tả là giúp người đọc, người ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử nghe hình dung những đặc điểm, tính dụng trong các chi tiết trên? chất nổi bật của một sự việc , con - Chủ yếu là các từ gợi tả. người, phong cảnh…làm cho những ? Em hiểu thế nào là văn miêu tả ? cái đó như hiện lên trước mắt người _ Một h/s phát biểu đọc , người nghe … G/v chốt lại 3.Các dạng văn miêu tả thường gặp - Tả đồ vật, loài vật, cây cối. - Tả người: Tả người nói chung, ? Em thường gặp những dạng văn miêu tả trong trạng thái hoạt động, tâm trạng nào? Ví dụ? nhất định. - Tả bàn, cây bàng, con mèo, em bé, cô - Tả cảnh: Tả cảnh thiên nhiên, cảnh giáo đang chấm bài, tâm trạng vui mừng sinh hoạt. của bạn khi được học sinh giỏi, cánh đồng II, Luyện tập lúa, một buổi lao động... Bài 1/tr/16/ sgk.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cho h/s đọc 3 đoạn văn ? ? Mỗi đoạn văn tái hiện điều gì? Chỉ ra đặc điểm nổi bật trong từng đoạn a, Đặc tả chú Dế Mèn ở tuổi thanh niên cường tráng b, Hình ảnh chú bé Lượm c, Cảnh vùng bãi ven hồ ao sau mưa ? Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông ? ? Em sẽ cảm nhận bắt đầu bằng hiện tượng nào? Thời gian miêu tả? Cảnh vật tiêu biểu diểm cho màu đông? H/s thực hiện g/v theo dõi Gọi 2 h/s trình bày , G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung G/v cho h/s đọc đoạn văn tham khảo : “Lá rụng” của nhà văn Khái Hưng tr/17/sgk Gợi ý :mái tóc, vầng trán, đôi lông mày, mắt, sống mũi gò má ,miệng , …. H/s thực hiện giáo viên theo dõi .. ? Con chó lông màu gì? Đầu, tai, bụng, chân, đuôi...ra sao? Em đặt tên cho nó không? Bao nhiêu tháng tuổi? - H thực hiện. - G theo dõi, nhận xét góp ý.. Bài 2/ Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông Mùa đông lại trở về trên quê hương em. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây. Xa xa, đám sương mù làm cho bầu trời dường như thấp xuống. Gío bấc hun hút thổi. Bước ra khỏi phòng, từng cơn gió ùa vào, làm ngời ta có cảm giác lạnh buốt. Bài 3: Viết đọan văn Tả khuôn mặt mẹ em Em rất thích ngắm mẹ, mái tóc gọn gàng để lộ gương mặt hơi dài với đôi má cao. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi mắt, đôi mắt đen đen với cái nhìn hiền hậu rất dễ gần gủi, khi em đi học được điểm cao, đôi mắt ấy ánh lên niềm tự hào và nở nụ cười hiền như muốn chia sẽ với em. Ôi! mẹ thật tuyệt. Bài 4: Viết đọan văn Tả con chó nhà em Nhà em có một con chó nó tên là Mi-Na, Mi-Na có lông màu vàng rơm. Nó mới được ba tháng tuổi nên chỉ lớn bằng trái bầu vừa vừa. Em ôm gọn nó trong lòng. Cái đầu chú cún con nhỏ, đôi tai vểnh và chiếc mồm đen ướt, cái lưỡi hồng hồng. Mi-Na tuy nhỏ nhưng thân hình rất cân đối. Đám lông trắng ôm lấy cái ức nở, trông như chiếc yếu trẻ con. Bụng nó thon, bốn chân cao và có móng đeo. Cái đuôi xù uốn cong thành một vòng tròn trên lưng nó.. 1.Tả đêm trăng Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá ! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … Không gian mới yên tĩnh làm sao ! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> rung mấy ngọn xà cừ ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa… Đêm trăng thật đẹp và êm đềm. 2.Tả con gà chọi Chàng gà chọi đứng thẳng người, hai cái cẳng chân cứng và lẳn như hai thanh sắt, phủ đầy những vảy lớn sắc vàng bóng. Đôi bắp đùi chắc nịch, gân lên những thịt. Chàng chỉ có lông trổ ra hai cánh, ở trên lưng, ở đuôi và lơ thơ mấy chiếc quăn ở dưới bụng. Lông ấy được xén cắt thật gọn. Đầu chàng to và hung dữ như một cái nắm đấm. Cái cổ bạnh và hai bắp đùi thì để lộ ra. Da chàng đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quét một lớp nước sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào, những tai… tím lịm như mặt anh say rượu. Một bên mắt thì lép mịt mờ còn một bên kia thì chớp chớp, nháy nháy cái tròng vàng hoe. Lúc gã đi, hai đầu cánh nhô lên, thụt xuống rõ ra điệu của một anh chàng cuồng vỗ, lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”. (Tô Hoài) 3.Tả con mèo Chú Miu nhỏ, trắng như bông. Toàn thân nó mềm mại. Cái đuôi dài cũng mềm mại, chót đuôi có túm lông màu nâu. Cặp mắt nó thì tròn xoe, xanh biếc. Em vuốt ve cái đầu tròn nhỏ êm như nhung của nó. Chú Miu lim dim mẵt, dụi đầu vào, tay em. Lúc này, coi bộ nó hiền và rất dễ thương. Khi Miu bước đi, dáng tự tin lắm. Nó vươn mình dài, chân bước êm mà đĩnh đạc từng bước. Cái tai nó vểnh vểnh, cái đầu thì nghiêng nghiêng. Thoắt một cái nó đã nhảy lên giường: Con mèo trắng sạch lắm, rất quý phái. Nó thường nằm trên cái đệm tròn riêng do mẹ em làm cho. Nó nằm ghé cả gối mẹ nữa. Mẹ em yêu và cưng nó lắm. Miu cũng có cách làm vệ sinh của nó. Nó liếm vào chân trước rồi dùng chân xoa mặt. Mẹ em cười bảo: “Đúng là rửa mặt như mèo!” Rồi nó nằm dài ra tắm nắng. Ông mặt trời lại xông hơi cho nó lần nữa. Nó khoan khoái lim dim nhìn ông mặt trời, cái mặt nhăn nhăn trông dễ thương đến lạ. 4.Tả hoạt động ban đêm của con mèo Ban đêm, chị mèo tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào trong nhà mà chị không lùng sục. Đặc biệt là những chỗ chị nghi là có lũ chuột thường hay qua lại. Đôi mắt của chị có khả năng nhìn trong đêm tối. Bởi vậy mà mấy chú chuột nhắt,chuột đồng, chuột công bẩn thỉu mò mẫm đi ăn đêm đều không thoát khỏi đôi mắt tinh anh của chị. Nhìn tư thế ngồi rình chuột hay những lúc tiếp cận đối phương mới thấy hết tài năng của chị. Y như “một chiến sĩ biệt động nhà” vậy. Các bàn chân của chị được “trang bị” một lớp “nệm mút” dày và êm, nên mọi hoạt động chạy, nhảy, leo trèo … đều không gây ra một tiếng động nhỏ. Khác với vẻ khoan thai thường thấy ở chị, mỗi lần phát hiện ra kẻ thù, mọi hoạt động của chị bỗng trở nên nhanh nhẹn một cách kì lạ. 5.Tả con chim họa mi Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trên bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi, nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt ở rừng xanh cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ đường cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không biết tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó phải lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay yề phương Đông. (Ngọc Giao) Đề bài: Thường thường vào những buổi tối, mọi gia đình đều sum họp đầm ấm bên nhau. Em hay tả lại cảnh sum họp ấy của gia đình mình cho các bạn trong lớp nghe. Ngoài trời lại lạnh buốt, đường sá càng thưa người đi lại. Thời gian đang chuyển dần về đêm. Trong nhà, mẹ mình đang chuẩn bị cơm nước, còn mình thì đang giúp mẹ dọn bữa cơm chiều. Chỉ mấy phút sau, hai mẹ con mình đã chuẩn bị xong chu tất bữa cơm. Mẹ mình bảo: “Con mời ông bà và bố vào xơi cơm”. Cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm thật đầm ấm. Mùi thức ăn thơm phức làm cho ai cũng thấy đói bụng. Những món ăn mà cả nhà thích nhất đã được bày sẵn lên bàn nhờ tài nấu nướng khéo léo của mẹ. Vừa ngồi vào bàn, bố mình vừa nói nửa đùa nửa thật với mẹ mình: “Hôm nay, em nấu thứ gì mà chưa ăn đã ngon rồi! Chắc là thịt nướng, cá chiên, bò xào trứng rán phải không? Không khéo lại thiếu cơm đấy!”. Mẹ nhìn bố tủm tỉm cười nói nhỏ: “Chỉ khéo nịnh vợ!” Thằng cu Tí ăn muỗng không rành còn bày đặt dùng đũa, cơm dính tùm lum lên má lên cằm. Vừa ăn, nó vừa tíu tít kể chuyện ở nhà trẻ: “Hôm nay, nhiều bạn tè cả ra quần, chỉ có con là không!”. Nó nói làm cả nhà được một trận cười vỡ bụng. Vì quá tức cười nên mình đã bị sặc phải bỏ vội chén cơm chạy ra ngoài. Vừa mới quay trở lại, cu Tí đã trêu: “Ăn từ từ thôi chị Hai! Ở lớp em, bạn nào ăn ngốn, bị nghẹn là cô giáo phạt đấy!”. Nó nói tỉnh queo, làm cho cả ông bà và bố mẹ mình cười ngặt ngẽo, chảy cả nước mắt. Thấy vậy, nó cũng cười theo, rồi thản nhiên nói tiếp: “Con mà làm cô giáo là con phạt cả nhà đấy! Cô giáo dặn rồi, khi ăn cơm không được cười nói nhiều”. Lần này thi ông mình không nhịn được nữa, ôm bụng cười, sặc cả cơm ra ngoài, ông xoa đầu cu Tí, khen nó giỏi,: “Lớn lên, cháu ông đi làm hề chắc kiếm được nhiều tiền đấy cháu ạ! Buổi cơm chiều thật vui vẻ và đầm ấm. Tiết trời tuy lạnh nhưng mình vẫn cảm thấy ấm lòng, bởi không khí gia đình lúc nào cũng hòa thuận, yên vui, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. 3.Củng cố- Hướng dẫn Tập viết đoạn văn tả hình dáng mẹ Gợi ý: Tả từ hình dáng đến khuôn mặt, trang phục ….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ÔN TẬP VĂN TẢ CẢNH A. Mục tiêu cần đạt - Củng cố kiến thức về văn tả cảnh đặc biệt là kĩ năng làm bài - Lµm c¸c bµi tËp nhËn diÖn, n©ng cao, t¹o lËp v¨n t¶ c¶nh B. Tæ chøc «n tËp I. Lý thuyÕt 1. Ph©n lo¹i - T¶ c¶nh thiªn nhiªn - T¶ c¶nh sinh ho¹t 2. Ph¬ng ph¸p t¶ c¶nh - Xác định đối tợng miêu tả - Quan s¸t lùa chän nh÷ng h×nh ¶nh tiªu biÓu - Trình bày những điều đã quan sát đợc theo một trình tự hợp lí 3. Bè côc bµi v¨n t¶ c¶nh MB: Giới thiệu cảnh đợc tả( trực tiếp hoặc gián tiếp, một đoạn hoặc nhiều đoạn) TB: Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo trình tự đã đợc lựa chọn: thời gian, không gian, đặc điểm của cảnh KB: Phát biểu cảm tởng về cảnh đợc tả II. Bµi tËp vËn dông 1. H·y viÕt tiÕp nh÷ng c©u v¨n sau b»ng c¸ch dïng h×nh ¶nh so s¸nh a. Con đờng làng uốn lợn b. Mùa đông cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành c. BÇu trêi ®Çy sao d. Nh÷ng qu¶ dõa lóc lØu trªn cao e. Trong buæi b×nh minh, chim chãc ®ua nhau cÊt tiÕng hãt rÝu ran 2. Dùng nghệ thuật nhân hoá để viết lại những câu văn tả sau đây sao cho cách diễn đạt trở nên giàu hình ảnh hơn. a. VÒ mïa hÌ, níc dßng s«ng trong xanh mµu ngäc bÝch. b. Tra hÌ, lò trÎ thêng rñ nhau ra ch¬i díi bãng c©y ®a cæ thô c. Khi diều hâu xuất hiện, gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con d. Cần trục vơn tới, kéo từng thùng hàng khổng lồ, nhẹ nhàng đặt vào khoang những chiếc xe tải đang đợi sẵn. 3. T×m vµ ®iÒn nh÷ng tõ tîng h×nh, tîng thanh phï hîp vµo chç trèng trong c¸c ®o¹n v¨n sau a. Nắng đã lên. Sau một đợt ma………… kéo dài, chút ánh nắng……… ấy thật đáng quÝ biÕt bao. BÇu trêi kh«ng con kho¸c chiÕc ¸o choµng tr¾ng………. n÷a. Nh÷ng kho¶ng xanh thÉm trªn vßm cao loang ra rÊt nhanh, phñ kÝn t¹o thµnh mét chiÕc ¸o khoác mới tinh. Nổi lên trên cái nền trời xanh…………. đó là những cụm mây trắng muèt tr«i…………… MÆt trêi lã ra. N¾ng………… Råi n¾ng………….dÇn lªn. Trong khu vờn nhỏ, chim chóc gọi nhau………… nghe vang động và……………biết bao b. Dòng sông trong chiều hè thật………….. Gió thổi………….đủ làm cho sóng nớc gîn……….. ¸nh n¾ng cuèi ngµy vµng rùc, phñ s¸ng trªn dßng níc trong xanh. Mét vài con đò nhỏ lớt qua. Tiếng hò của cô lái đò vọng lên…………., ……………. Hai bªn bê s«ng, nh÷ng b·i ng« xanh rên…………Trªn vßm cao........, c¸nh diÒu ®ang chao lîn. TiÕng s¸o diÒu………….,…………. lan to¶ trong bãng chiÒu. 4. T×m c¸c tõ ng÷ gîi t¶ ©m thanh s©n trêng trong giê ra ch¬i. H·y chän mét sè tõ để viết thành một đoạn văn tả cảnh 5. Đọc kĩ bài văn sau từ đó lập ra một dàn ý hợp lí Ho¹ mi hãt N©ng cao Ng÷ v¨n 6 trang 164 6. Tả cảnh giao mùa từ đông sang xuân. Khoảnh khắc giao thoa đẹp nhất của đất trời đó chính là mùa xuân.Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá,từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa.Đó chính là dấu hiệu của một mùa xuân..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chỉ một khắc chuyển mình mà "đuổi" được cả mùa đông lạnh lẽo, giá buốt. Ai dám bảo xuân không tài tình? Nó thực sự rất biết cách nắm bắt cái hồn, cái tinh túy của vạn vật song không hề mang mộng tưởng sẽ can thiệp vào quy luật ngàn đời trong tạo hóa. Những giọt sương vươn lại trong không khí đầu xuân chính là giọt kết cho sự chuyển giao hài hòa của đất trời, là một trong những điểm nhấn sắc nét của thế giới xuân huyền ảo mà năng động. Dường như, trong những ngày này, chúng ta đã thấy và cảm nhận được cái không khí lạnh lẽo, ẩm ướt của mùa đông. Nó đang tự mình thu gọn lại thành khối, rồi tan biến đi khi khúc nhạc xuân vừa nhẹ nhàng "ngỏ lời chào", đồng thời nhường chỗ lại cho khoảng không khoáng đạt, dịu mát hiện hữu và sắc xuân tràn về. Trong khoảnh khắc thiêng liêng khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dường như con người có một sự gắn kết đến kỳ lạ. Mùa xuân đến từ những ánh mắt chan chứa sự hân hoan, sự yêu thương. Những câu hát này đã thể hiện rõ cảm xúc của bao con người khi đón chào một năm mới tràn về với hy vọng, háo hức, niềm tin yêu vào cuộc sống. Những đôi mắt hân hoan trên đường phố, những tiếng bước chân vội vã trở về nhà, những nụ cười hạnh phúc hòa vào không khí xuân như một bản giao hưởng đẹp đẽ với bao trầm, bổng cũng giống như một năm vừa qua đi. Trong khoảnh khắc giao thừa, con người mới có dịp nhìn lại tháng ngày quá khứ và hồi tưởng lại. Chúng ta đã có lúc là những đứa trẻ, háo hức đón Tết về trong tiếng pháo rộn ràng và ngẩn nhơ nhìn ngắm xác pháo bên thềm. Rồi sau đó, chúng ta trở thành những thanh niên chìm đắm trong tình yêu, trong công việc, trong một guồng quay không ngừng, để rồi khi nhìn lại mới thấy thời gian đã trôi đi quá nhanh. Mỗi mùa xuân về, hạnh phúc nhất của mỗi con người là được quây quần bên những người thân yêu, cùng nâng ly rượu Tết đầy hương vị và xúc cảm. Đó là thứ cảm giác thiêng liêng, đáng trân trọng nhất mà cho dù bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, không ai có thể quên được. Sau khoảnh khắc giao thừa là một năm mới đầy mới mẻ đang chờ đón mỗi người ở phía trước. Xuân sẽ qua, hè đến, thu về, đông sang rồi lại xuân. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn xoay vòng hết năm này qua năm khác. Cỏ cây, vạn vật và cả con người sẽ chẳng bao giờ có thể tồn tại mãi mãi. Nhưng cho “dù qua bao tháng năm dài” thì “tình người” vẫn là thứ luôn vẹn nguyên, không phôi phai theo thời gian. Những câu “chúc mừng năm mới” sẽ vẫn được con người trao nhau trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, bây giờ và mãi mãi. Bài làm mấu 2. Khi đất trời bớt đi gió lạnh, khi nắng ấm bắt đầu len lỏi trên những cành lá, khi những chồi non bắt đầu nhú lên xanh mơn mởn, khi mẹ đang hong khô lá dong để gói bánh chưng là mùa xuân sắp về rồi. Dấu hiệu báo mùa xuân về thật nhiều, đếm không hết, kể không xuể. Người ta nói mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc. Khi cái lạnh của mùa đông đã bắt đầu dịu đi, nắng ấm áp chiếu xuống cảnh vật thì có lẽ mùa xuân đang bắt đầu gõ cửa. Những lá bàng màu vàng úa rụng trong cái lạnh mùa mùa đông thì đã bắt đầu nhú lên những mầm non bé xíu. Mùa xuân cũng như mầm non ấy, nhẹ nhàng và mỏng manh, cần được bảo vệ. Bầu trời u ám của những ngày mùa đông đã được thay thế bằng sự thoáng đãng, cao và rộng hơn. Những dòng người tấp nập đi lại trên phố ai cũng hớn hở, tràn ngập niềm vui vì xuân đang về và Tết cũng đang đến..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trên quê hương em, mùa xuân được báo hiệu bằng những cánh chim én bay rợp kín trời. Mẹ em bảo rằng chim én đã đi tránh rét từ phương Nam trở về, chúng đang báo hiệu một mùa xuân đến, rất gần. Mùa xuân hiện lên rõ nét trong vườn rau của ngoại, những cây cải xanh mướt, non tơ; từng bông súp lơ to và tròn. Và cây quất trong vườn quả đã bắt đầu chín vàng ươm. Mùa xuân dường như đang len lỏi vào từng cảnh vật ở một làng quê nghèo.’ Trên những nẻo đường, có nhiều chiếc xe chở đầy hoa đào. Hoa đào nở là mùa xuân đến và Tết cũng sang. Niềm vui phơi phới hiển hiện trong đôi mắt của trẻ thơ đầy háo hức và trong nụ cười của người lớn vì sắp kết thúc một năm cũ. Mọi người có thể nghỉ ngơi, chuẩn bị dọn nhà đón tết. Đất trời đã hết âm u, nắng lại về, bởi mùa xuân đang gõ cửa. Đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ để người người nhà nhà đón Tết ấm no, hạnh phúc hơn. Khi mùa xuân sắp đến, đám trẻ con được mua quần áo mới, nụ cười tươi vui vì sắp được đón tết, được ăn quà bánh và được lì xì. Đó là điều mà bất kì đứa trẻ nào khi mùa xuân về cũng mong như vậy. Mùa xuân đang về, đang về trên quê em, rất đẹp và thanh bình. 7 .Tả đêm trăng Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá ! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … Không gian mới yên tĩnh làm sao ! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa… Đêm trăng thật đẹp và êm đềm. 4. GIÁO VIÊN CỦNG CỐ BÀI HỌC LỤC BÁT KHÚC GIAO MÙA ĐÔNG-XUÂN Thơ: Hạ Buồn Cuối mùa tiễn biệt rét đông Hương xuân chạm ngõ, nắng hồng làm duyên Chia tay rối rít bên triền Lòng sông cuộn khúc đẩy thuyền rời xa. Nao nao cánh gió dần dà Lẳng lơ quấn quýt, đẫy đà luyến lưu Chị mây vờ vịt ái ưu Xuýt xoa luyến tiếc: phiêu du thôi mà. Nàng xuân chớp mắt thiết tha Tỏa lan hơi ấm...nuột nà chồi xanh Rộn ràng chim yến, chim oanh Khoe nhau áo mới bên gành suối mơ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ÔN TẬP PHÓ TỪ Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về phó từ Nắm khái niệm , các loại phó từ và chức năng ngữ pháp của phó từ Nhận diện phó từ trong câu, đoạn văn Rèn kĩ năng sử dụng phó từ khi nói và viết đoạn văn Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh * Bài mới I, Lí thuyết ? Phó từ là gì? cho VD và đặt câu? 1, Khái niệm phó từ Phó từ là những từ chuyên đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho đt, tt VD: hãy, đừng, chớ… Phó từ được coi là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng 2, Chức năng ngữ pháp ? Phó từ có khả năng làm thành - Thường làm phụ ngữ trong cụm đt, cụm tt. phần chính của câu khong? Chúng không có khả năng làm thành phần ? Phó từ thường giữ chức vụ gì? chính của câu ? Người ta thường dùng phó từ để - Dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt.Danh phân biệt dt với đt, tt như thế nào? từ không có khả năng kêt hợp với phó từ VD: không thể nói: rất hét, đã trẻ hoặc đã áo 3, Các loại phó từ - Phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp, từng… - Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, ? Phó từ gồm những loại nào? cực kì ? Hãy đặt câu với mỗi loại phó từ - Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cùng, đó? vẫn, cứ, cũng, còn, nữa… - Phó từ khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng… - Phó từ chỉ ý cầu khiến: hãy, đừng, chớ… - Phó từ chỉ kết quả, hướng: được, ra, vào, lên, xuống… - Phó từ tần số: thường thường, ít, hiếm… * Dựa vào vị trí đứng trước, sau đt,tt ta có thể chia làm 2 nhóm: G bổ sung thêm một số kiến thức + Nhóm phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ mới. sung ý các nghĩa sau: thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định, phủ định, cầu khiến… + Nhóm phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý các nghĩa sau: mức độ, khả năng, kết qủa, chỉ sự hoàn thành,chỉ tình huống, cách thức… G đưa đoạn văn lên bảng phụ: II, Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> “ Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng.Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ” Học sinh đọc đoạn văn, xác định yêu cầu, thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt G đưa đoạn văn lên bảng phụ: “ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…” Học sinh chơi trò chơi tiếp sức, thời gian chuẩn bị 1 phút, trong thời gian 2 phút nhóm nào thay nhau viết đúng, đủ các phó từ trong đoạn trích-> chiến thắng Sau khi thời gian kết thúc, Giáo viên cho học sinh nhận xét, Giáo viên chốt Học sinh viết bài trong thời gian 10 phút, đọc, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung. G hướng dẫn H thực hiện. Yêu cầu H dựa vào kiến thức G mới cung cấp thêm.. Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó - Vẫn: chỉ sự tiếp diễn của thiên nhiên và sự điềm tĩnh của thuyền trưởng Thắng-> tính cách kiên định, không nao núng của người chỉ huy. Bài 2: Tìm phó từ trong đoạn trích sau và xác định ý nghĩa của phó từ đó - cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự - không: chỉ ý phủ định - được : chỉ kết quả - không( còn..đâu): chỉ ý phủ định - cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự - đã: chỉ quan hệ thời gian - không( biết): chỉ ý phủ định. Bài 3: Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ. - Tôi sẽ còn đi nhiều nơi. - Lúa sắp vàng rồi. - Bạn có cái mũ đẹp quá! - Cậu đi ngay nhé.. Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng mùa hè G hướng dẫn H viết đọan văn, gạch trên quê hương em trong đó có sử dụng phó chân các phó từ mà mình sử dụng. từ. - H sinh đọc đoạn văn mình viết, G góp ý nhận xét. Đoạn 1. Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn. Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đoạn 2. Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào. Củng cố Nhắc lại các kiến thức về phó từ? Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần văn bản đã học. Luyện tập văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình. Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G hướng dẫn H ôn tập lại kiến thức đã I. Kiến thức chung học ở lớp. 1. Tóm tắt văn bản: ? Cảnh sông nước Cà Mau được miêu tả  Bài văn miêu tả cảnh quan thiên như thế nào qua đoạn trích? nhiên sông nước vùng Cà Mau, mảnh.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật hoang sơ và hùnh vĩ, đặc biệt là hình ảnh dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng ấy. 2. Nghệ thuật: ? Để miêu tả tác giả sử dụng chủ yếu các - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. biện pháp nghệ thuật nào? - Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết hợp các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Kết hợp miêu tả và thuyết minh. ? Ý nghĩa chủ yếu được sử dụng trong văn 3. Ý nghĩa: bản là gì? - Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất - H thực hiện bài tập theo hướng dẫn. Cà Mau. ? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên nơi II. Bài tập đây? (Qua âm thanh, không gian, hệ thống Bài 1:(trang 23) sông ngòi, đặc biệt là con sông Năm Căn, * Cảm nhận về vùng đất Cà Mau rừng đước được mô tả như thế nào?) - Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống. + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng. + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây. + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt +Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi. + Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận. + Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, ? Hình ảnh chợ Năm Căn ra sao? Có nét gì tấp nập, thuyền bè san sát, những đống độc đáo? gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, - Dựa vào hướng dẫn H thực hiện đoạn những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông văn hoàn chỉnh, trình bày trước lớp. sáng rực. - G nhận xét chốt ý. + Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng... Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK) - G hướng dẫn H thực hiện. * Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ? Hãy chỉ các động từ mà tác giả sử dụng ra, xuôi về trong câu? * Không thể thay đổi trình tự các động ? Có thể thay thế vị trí các động từ ấy từ ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung không? Vì sao? đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Nói “thoát qua” chứng tỏ con thuyên đã vượt qua nơi như thế nào? ? Động từ “đổ ra” diễn tả con thuyền ra sao? ? Với từ “xuôi về” em thấy con thuyền đi với vận tốc như thế nào? - H thực hiện bài tập củng cố. ?Đoạn trích Sông nước Cà Mau miêu tả quang cảnh vùng nào? ? Trích từ tác phẩm nào? ? Ấn tượng chung của tác giả về thiên nhiên Cà Mau như thế nào?. động của con thuyền trong mỗi khung cảnh. - Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm. - Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn. - Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. Bài 3: Làm một số bài tập củng cố. Câu 1: Đoạn trích Sông nước Cà Mau miêu tả quang cảnh vùng cực nam Nam Bộ. Câu 2: Trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam. Câu 3: Ấn tượng chung của tác gỉa về quang cảnh sông nươc Cà Mau là: không gian rộng lớn, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuyên bè đi lại tấp nập.. 1.Hãy kể lại cảnh sông nước Cà Mau bằng lời văn của mình Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió. Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon. Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy. Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của ... 2.Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau. Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! 4.Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản 5.Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở. Xem trước phần TLV đã học..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> LUYỆN TẬP BÀI: SO SÁNH VÀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ. I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm chắc khái niệm so sánh . - Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của so sánh. - Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh. - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản - Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả. - Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố tưởng tượng so sánh nhận xét trong văn miêu tả - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu đất nước ,yêu con người ,yêu cuộc sống , yêu văn học. Yêu cầu quan trọng đối với người viết văn miêu tả là phải quan sát kĩ để tìm ra những đặc điểm nổi bật của người, cảnh…Song bên cạnh năng lực quan sát, người viết văn miêu tả cần phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét.Để thực hiện tốt yêu cầu này chúng ta đi vào nội dung bài học hôm nay. II. Tiến trình: * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G gợi ý cho H nhắc lại các kiến thức I- Nội dung kiến thức đã học. 1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự ? Thế nào là so sánh? vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào? 2. Cấu tạo của phép so sánh: a. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và (Về mô hình đầy đủ và dạng biến đổi) điển hình: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A Phương Từ so Vế (sự vật diện so sánh B(sự được so sánh vật sánh) dùng làm chuẩn so sánh) Mây trắng như bông Ngôi dài hơn cả tiếng nhà sàn chiêng ? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ. + So sánh ngang bằng: Cao như núi, dài b. Mô hình dạng biến đổi: Từ ngữ so sánh lược bớt.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> như sông. Đảo vế B lên trước vế A + So sánh không ngang bằng: Bóng đá 3. Các kiểu so sánh: quyến rũ tôi hơn những công thức hóa * Có hai kiẻu so sánh học. - So sánh ngang bằng được thể hiện bằng các từ so sánh: là, như, y như, tựa như, giống như...bao nhiêu-bấy nhiêu... So sánh hơn kém (không ngang bằng) được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn, ? Nêu tác dụng của phép so sánh? Cho hơn là, kém, kém gì... ví dụ. - Công cha như núi thái sơn 4. Tác dụng của so sánh: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh ra. động giúp người đọc, người nghe dễ hình - Tàu dừa chiếc lược chải vào mây dung về sự vật, sự việc. xanh. - Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp (Lược bỏ yếu tố2,3) người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm. - G chép bài tập lên bảng: II. Bài tập Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh Bài 1: trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm - Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra hiệu của các phép so sánh là từ như. biển ngày đêm như thác, cá nước bơi - Tác dụng của các phép so sánh làm cho hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm, nhờ như người bơi ếch giữa những đầu sóng có phép so sánh để kích thích trí tưởng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, trong ta như một bức tranh có đầy đủ hình rừng đước dựng lên như hai dãy trường ảnh trên bờ, dưới nước. thành vô tận.” Bài 2: Bài 2: Trong câu ca dao: - Đây là từ láy chỉ mức độ cao. Nhớ ai bồi hổi bồi hồi - Giải nghĩa: trạng thái có cảm xúc, ý nghĩ Như đứng đống lửa, như ngồi đống cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người. than. - Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được - Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: - Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi? đứng đống lửa, ngồi đống than để người - Phân tích cái hay của câu thơ do khác hiểu được cái mình muốn nói một phép so sánh đem lại? cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm. Bài 3: * Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng Bài 3: Tìm và phân tích loại phép so Đội ngũ cao như núi, dài như sánh sông a) Việt Nam đất nước ta ơi  ngang bằng Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. c) Đẹp như hoa hồng  ngang bằng b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép - Tìm các biện pháp so sánh trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên". Cứng hơn sắt thép  không ngang bằng Bài 4: Phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên". - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa hạ qua. - Hai cái răng đen nhánh n…..như hai lưỡi kiếm máy. - Cái anh Dế Choắt…..như gã nghiện. - Đã thanh niên…như người cởi trần. - Mỏ Cốc như cái dùi sắt. - Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như sắp đánh nhau. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Nội dung ôn luyện HS đọc 3 đoạn trong SGK/ tr /27. 1,Quan sát, tưởng tượng, so ? Mỗi đoạn văn giúp em hình dung được những đặc sánh và nhận xét trong văn điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu miêu tả: tả ? a, Ví dụ - Đoạn 1: Tái hiện h/ả ốm yếu tội nghiệp của chú Dế Choắt. - Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp , thơ mộng, vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau. - Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo mùa xuân. - Giúp người đọc người GV: Những đoạn văn trên đều là văn miêu tả. nghe hình dung đặc điểm ? Nhắc lại thế nào là văn miêu tả? nổi bật của sự vật, sự việc con người và phong cảnh ? Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? - Đoạn 1: người gầy gò , dài lêu nghêu,cánh ngắn củn, hở,càng bè bè , nặng nề, xấu,… - Đoạn 2 : + Cảnh đẹp thơ mộng :từ đầu đoạn ->gió muối. +Cảnh mênh mông hùng vĩ : Đoạn còn lại - Đoạn 3 : + Cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, lóng lánh lung linh. - Từ ngữ chính xác, giàu + Chim:chào mào ,sáo sậu, sáo đen, ríu rít,đàn đàn lũ chất gợi. Hình ảnh chọn lọc, lũ ….trò chuyện ,trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn mà tiêu biểu vui - Quan sát tưởng tượng, so ? Nhận xét từ ngữ, hình ảnh được sử dụng? sánh và nhận xét ? Để tả được người viết có những năng lực quan sát nào ? .? Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng, so sánh có gì độc đáo? - Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi lê - Như mạng nhện, như tháp, như người bơi ếch - Như tháp đèn, như ngọn nến xanh . Các hình ảnh rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng hơn, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ lí thú cho người đọc * Cho h/s đọc đoạn văn của Đoàn Giỏi tr/28/mục 3/ sgk ? ? Tìm những từ bị lược bỏ và so sánh ? - ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch , như hai dãy trường thành vô tận - Những chữ đó làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật giúp vật được miêu tả sinh động - Đoạn văn không có những từ miêu tả, hình ảnh so sánh chỉ là đoạn văn tự sự thông thường GV: Chính nhờ sự tưởng tượng, so sánh độc đáo ấy mà đặc điểm tiêu biểu của sự vật nổi bật hơn ?Văn miêu tả giúp ta hiểu điều gì? ? Để làm tốt bài văn miêu tả ta phải làm gì? - Ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tượng, ví von, so sánh…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.  H/s thực hiện ,g/v theo dõi  Yêu cầu : + Ấn tượng ban đầu của t/g về vùng Cà Mau là không gian rộng lớn mênh mông, sông ngòi kênh rặch bủa giăng chi chít và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời nước, của rừng cây. + Để làm nổi bật ấn tượng trên t/g đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây của sóng và gió. + Để thể hiện nội dung trên người viết phải có cái nhìn tinh tế, có óc quan sát ,liên tưởng, tưởng tượng và đặc biệt biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật như so sánh , dùng từ đặc tả, gợi tả ….. b, Kết luận àVăn miêu tả giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của sự vật.. II. Luyện tập Bài 1:Dựa vào văn bản “Sông nước Cà Mau”. Hãy tả lại cảnh sông nước Cà Mau bằng lời văn của em. *Củng cố – Hướng dẫn ? Muốn làm được bài văn miêu tả người ta phải làm gì? - Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh :Tả cảnh sông nước Cà Mau bằng lời văn của em - Xem lại các bài tập và lí thuyết. - Tập lấy ví dụ các biện pháp so sánh..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ¤n tËp truyÖn kÝ I. Mục tiêu cần đạt - HS nắm vững hơn những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của từng văn bản HS phân tích đợc những đoạn văn miêu tả, những đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, biÖn ph¸p nghÖ thuËt so s¸nh… - HS biết vận dụng, học tập tác giả để tạo lập những đoạn văn miêu tả sử dungj kết hîp c¸c biÖn ph¸p nghÖ thuËt. - Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản. - Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện II. Tæ chøc «n tËp II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức - GV cho HS đọc chú thích - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản 1. V¨n b¶n" Bøc tranh cña em g¸i t«i" - T¸c gi¶: T¹ Duy Anh - ThÓ lo¹i: truyÖn ng¾n - Tãm t¾t néi dung: Tµi n¨ng héi ho¹, t©m hån trong s¸ng vµ lßng nh©n hËu ë c« em g¸i KiÒu Phơng đã giúp ngời anh vợt lên đợc lòng tự ái và sự tự ti của m×nh. ? KÓ tãm t¾t v¨n b¶n ? C¶m nghÜ cña em vÒ nh©n vËt KiÒu Ph¬ng ? C¶m nghÜ cña em vÒ nh©n vËt ngêi anh ( TËp viÕt thµnh ®o¹n v¨n ph¸t biÓu c¶m nghÜ. 2. V¨n b¶n" Vît th¸c" - T¸c gi¶: Vâ Qu¶ng - ThÓ lo¹i: truyÖn( ®o¹n trÝch) - Tãm t¾t néi dung: Hµnh tr×nh ngîc s«ng Thu Bån vît th¸c cña con thuyÒn do dîng H¬ng Th chØ huy. C¶nh s«ng níc vµ hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp cña con ngêi trong cuéc vù¬t th¸c ? ChØ ra chi tiÕt miªu t¶ vµ so. Nội dung bài học I- Nội dung kiến thức: A. Bức tranh của em gái tôi: 1. Tóm tắt văn bản: Em gái tôi tên là Kiều Phương nhưng tôi hay gọi nó là Mèo. Mèo bí mật tự chế ra những lọ phẩm màu để vẽ. Chú Tiến Lê, một họa sĩ đến chơi mới phát hiện ra tranh của Mèo vẽ rất đẹp. Cả nhà vui mừng , tạo điều kiện cho Mèo phát triển tài năng , chỉ có tôi là thầm ganh tị với nó. Chú Tiến Lê giới thiệu cho Mèo tham gia trại vẽ Quốc tế , Mèo đạt giải nhất. Tôi lại càng kém vui. Nó rũ tôi cùng đi lãnh thưởng và xem bức tranh nó vẽ đạt giải. Trong phòng tranh; tôi mới giật mình thì ra Mèo đã vẽ tôi để tham gia cuộc thi. Trong tranh, tôi thật hoàn hảo, với một gương mặt thật đáng yêu. Tôi xấu hổ về sự ganh tị nhỏ nhen của mình.Tôi không dám nhận mình là người trong tranh vì người trong tranh không phải là tôi, mà chính là lòng nhân hậu và tâm hồn trong sáng của em tôi. 2. Nghệ thuật: - Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho chuyện. - Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật. 3. Ý nghĩa: - Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị. B. Vượt thác: 1. Tóm tắt văn bản:  Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> s¸nh trong v¨n b¶n" Vît th¸c", t¸c dông cña viÖc miªu t¶ vµ so sánh đó? ? H·y t×m nh÷ng h×nh ¶nh so sánh và nhân hoá đợc t/g sử dông khi t¶ dßng s«ng, rõng nói, con thuyÒn, c©y cæ thô vµ dîng H¬ng Th? .. - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.. - GV cho HS đọc chú thích - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản. - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật. - GV cho HS đọc chú thích - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác tác giả làm nổi bật vẻ hùng hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 2. Nghệ thuật: - Phối hợp tả cảnh, tả người rất tự nhiên, sinh động . - Sử dụng nhân hóa, so sánh phong phú, có hiệu quả. - Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng. 3. Ý nghĩa: - Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. II- Bài tập mẫu: Bài tập 1: Thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi. Bài tập 2: Tìm những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài "sông nước và trượt thác" 1. Sông nước Cà Mau - Sông ngòi dày đặc chi chít - Bao trùm là màu xanh - Tiếng rì rào bất tận của rừng cây sóng biển  Cảnh thơ mộng hoang sơ, đầy sức sống 2. Vượt thác - Sông rộng bờ bãi ngút ngàn - Thác ghềnh dữ hiểm trở  Thơ mộng, hùng vĩ III- Bài tập vận dụng: Bài tập 1:Viết đoạn văn miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi. Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật dượng Hương Thư.. 1.Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn "Bức Tranh Của Em Gái Tôi "là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo ". Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình . 2.Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt . Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì . Nhưng thật ko ngờ bức tranh đoạt giải của Mèo lại vẽ về người anh trai mình . Trước bức tranh , người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đối xử ko tốt với em . Kiều Phương luôn dành tặng cho anh những tình cảm tốt đẹp khi tác giả nói lên rằng ". Trong ánh mắt của Kiều Phương , anh trai mình là người tốt đẹp nhất , hoàn hảo nhất ". 3.Trong văn bản V " ượt thác"của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác. III. Câu hỏi và bài tập củng cố : - GV cho HS thực hành lần lược các bài tập IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Luyện tập kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói. biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Qua đó nắm vững hơn kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Tích hợp với phần văn ở văn bản “Bức tranh của em gái tôi” với TV ở vận dụng các phó từ trong văn miêu tả kể chuyện. 2. Kĩ năng: Thực hành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Luyện kỹ năng nhận xét cách nói của bạn; năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp 3. Thái độ: Ý thức tự giác làm bài, kiên trì cố gắng trong làm bài; giáo dục kĩ năng sống cho HS: nhận thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động1 : Hướng dẫn HS I- Nội dung kiến thức: tìm hiểu kiến thức - Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ năng cần thiết trong văn miêu tả. ? Em hãy nêu vai trò cùa quan sát - Quan sát: giúp chọn được những chi tiết trong văn miêu tả? nổi bật của đối tượng được miêu tả. ? Tưởng tượng, so sánh tác dụng - Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình của gì? dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, ? Vai trò của nhận xét là gì? sinh động, hấp dẫn. ? Muốn miêu tả, người viết cần - Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình có những thao tác nào? Công cảm của người viết. dụng của những thao tác đó? * Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, … để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Hoạt động 2 : HDHS thực hành II- Bài tập mẫu: bài tập BT 1: Không nhất thiết phải tiến hành Dàn ý như trong sách, mà GV căn cứ 1. Mở bài: Giới thiệu hai anh em Kiều vào khả năng cũng như tình hình Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi. của lớp để tiến hành, cốt sao đạt Nêu cảm nghĩ khái quát. hiệu quả cao nhất. 2. Thân bài: - GV cho các nhóm thảo luận a/ Nhân vật Kiều Phương: 10’ - là cô bé khoảng 10 tuổi . - Dãy 1 : BT1 + Hình dáng: Vóc người nhỏ nhắn, gầy, - Dãy 2: BT 2 thanh mảnh, cân đối. - Dãy 3: BT 3 - Khuôn mặt bầu bĩnh, mái tóc dài, thắt - Dãy 4: BT 4 hai bím , đôi mắt tròn to,sáng, mặt lọ lem, -CSBM lên HDHS giới thiệu, miệng rộng, răng khểnh; quần áo luôn lấm lem. dãy 1 cử đại diện trình bày bài tập - Cử chỉ và hành động: hiếu động, tự chế 1, thư kí tổ viết đề bài lên bảng màu vẽ, ham học vẽ. (các nhóm khác hình thành tiến + Tính cách: hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> trình tương tự) Sau khi trình bày xong, các tổ nhận xét cách trình bày của bạn. Sau đó người trình bày đặt câu hỏi cho các bạn thảo luận, bổ sung cho bài làm thên hoàn chỉnh. - GV nhận xét, bổ sung, khuyến khích. Kết thúc khâu tập nói, GV nhận xét chung, nêu ưu điểm cũng như tồn tại của các tổ và sau đó cho điểm một số em có hoạt động tốt trong giờ học (chỉ cho HS tác dụng về cách sử dụng phó từ trong khi trình bày) - GV dựa vào STK / 50 để hướng dẫn cả lớp củng cố lại bài tập. BT 2: Chú ý bằng quan sát so sánh liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét, làm nổi bật những đặc điểm chính trung thực, không tô vẽ.. với công việc sáng tác ; hồn nhiên, trong sáng, tài năng, độ lượng và nhân hậu. b/ Nhân vật người anh: - Người anh khoảng 15 tuổi . + Hình dáng: Không tỏ rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái chẳng hạn: Cũng gầy, cao, đẹp trai, gương mặt tỏa sáng thể hiện sự thông minh.. -Cử chỉ, hành động: Tò mò xem người em chế màu vẽ, xem lén tranh của em, buồn cảm thấy mình bất tài. Hay gắt gỏng với em . Khi đi xem tranh của em vẽ thì ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ . + Tính cách: Lúc đầu coi thường em, khi phát hiện tài năng của em thì cảm thấy mình thành kẻ ngoài rìa, bị bỏ rơi, xa lánh em; khi xem tranh của em thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ  Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, nhưng cũng rất trung thực, biết ăn năn, hối lỗi. Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh xem kỹ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách người anh quan cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái. 3. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ về hai anh em Kiều Phương. BT2: Trình bày về anh, chị hoặc em của mình. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về anh (chị) hoặc em của mình. Lúc nào? (Lúc còn đi học,….) b. Thân bài: * Hình dáng:  Tả bao quát: - Tuổi tác: trẻ măng như cô nữ sinh trung học.(hoặc còn rất trẻ; trông chẳng kém gì những sinh viên mới ra trường…) Tầm vóc: mảnh mai, nhỏ nhắn… Dáng điệu: đoan trang, thanh lịch… Cách ăn mặc: tà áo dài thướt tha duyên dáng  Tả chi tiết: - Mái tóc mượt mà dài chấm ngang lưng….. - Khuôn mặt trái xoan, tươi tắn, má lúm đồng tiền..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> BT3: HS hoàn thành bằng cách cụ thể hóa các gợi ý bằng những nhận xét, quan sát và tưởng tượng của bản thân.. BT4: (tổ 4): HS đọc yêu cầu và nhiệm vụ giống như BT3, chỉ khác đề tài. - GV đọc văn bản tả mặt Mặt trời mọc / SGV tr 43.. - Mắt to đen láy… - Miệng nhỏ nhắn(bé) luôn nở nụ cười… - Môi trái tim đỏ như thoa son, mỗi khi cười lộ ra hai hàm răng trắng và đều như hạt bắp… - Đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn… - * Tính tình:Hiền dịu( thể hiện qua lời nói: giọng - nói nhỏ nhẹ, trìu mến như dỗ dành….không bao giờ lớn tiếng… - Hành động: đi làm để kiếm tiền giúp đỡ ba mẹ, nuôi em ăn học… thể hiện lòng hiếu thảo… - Đi học thêm vào buổi tối để nâng cao trình độ…. - Nhận xét. c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về anh (chị) hoặc em của mình. - Suy nghĩ: hiểu được tấm lòng của anh(chị, em)…. - Tình cảm: yêu quý anh(chị, em)…. Tiết 2: BT3: Lập dàn ý nói về một đêm trăng. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đêm trăng b. Thân bài: Bầu trời đêm: Trong, cao… - Vầng trăng: Treo lơ lửng như một chiếc mâm bằng vàng giữa trời. - Nhà cửa: Nhuốm một sắc vàng, bóng thì in xuống đất như mảnh vải hoa… - Nhà cửa: Nhấp nhô, núi thì từng mảng sáng tối do ánh trăng soi vào. - Đường làng: Chạy quanh co như một dải lụa mềm. - Trăng: Tròn, sáng, in rõ hình gốc đa và chú Cuội. - Gió: Từng cơn mát rượi, mang không khí dễ chịu của mùa thu, lùa vào tóc, vào mắt.. Thảo luận xong, đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . - GV củng cố và rèn kỹ năng c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm nói cho học sinh: Chú ý nói lưu loát, tự tin . trăng quê hương. Trình bày mạch lạc, rõ ràng. Khi BT4: Tả buổi bình minh trên biển. nói cần chú ý phát âm chuẩn, Dàn ý đúng giọng. a. Mở bài : giới thiệu cảnh được tả : cảnh  Bắt đầu thực hiện luyện nói : biển buổi sáng, thật đẹp @ GV có thể cho HS yếu – b. Thân bài:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> kém nói phần mở bài, kết bài và khuyến khích cho điểm.. + Bầu trời: Như vỏ trứng, như cái bát úp, như một chiếc áo xanh khổng lồ những đám mây như những bông hoa tuyết điểm tô cho chiếc áo. + Mặt biển: Phẳng lì như tờ giấy + Bãi cát: Mịn, chạy dọc theo bờ biển như một thảm vàng. + Những con thuyền: Nhấp nhô theo sóng, thấp thoáng phía xa. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh biển buổi sáng BT5 Dàn ý a. Mở bài: giới thiệu người dũng sĩ em thích. (Thạch Sanh, ….) b. Thân bài: * Tả đôi nét về hình dáng: thân hình lực lưởng, ngực nở nang, bắp thịt cuồn cuộn; đầu quấn khăn, cởi trần, đóng khố…. * Tả, kể việc làm, hành động của nhân vật làm nổi bật phẩm chất của người dũng sĩ.(kể những lần: bị Lý Thông lừa canh miếu đánh nhau với chằn tinh; xuống hang cứu công chúa diệt đại bàng….) * c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người dũng sĩ ấy. III- Bài tập vận dụng: Trình bày miệng các dàn ý trên Tôi không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có tiếng sóng vỗ bờ suốt ngày đêm và những con tàu chở đầy tôm cá nhưng tôi lại rất yêu cảnh đẹp nơi đây. Trăng lên, biển lung linh dát vàng sóng sánh, khi chiều về nhuộm màu tím sẫm, có khi xanh lơ, nhưng có lẽ đẹp và ấn tượng với tôi nhất đó là cảnh bình minh. Vào lúc rạng đông, mặt biển gợn sóng yên ả, ngồi trên cồn cát phóng tầm mắt ra xa tôi thấy cả một chân trời ửng hồng. Mặt trời buổi sớm tròn, hồng nhạt như mắt của con cá chép vàng trong ngày cúng ông công ông táo. Trước mặt tôi, biển cả mênh mông, rộng lớn và bình yên quá, nó khác xa cái vẻ rực rỡ của cảnh hoàng hôn mà nhà thơ Huy Cận viết : “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” của biển quê ông. Tôi tung tăng bước chân trên nền cát trắng mịn cảm nhận cái mặn mòi của gió biển thấm vào da thịt sao mà gần gũi. Tôi hướng về phía biển, mặt trời nhô cao hơn, lấp lánh kiều diễm chiếu xuống mặt biển những tia nắng ấm áp của ngày mới.Từng đàn chim hải âu chao liệng trên nền trời xanh thẳm mang đến cảm giác thanh bình đến khó tả. Lúc này, trên bến đã đông đúc các bà các cô đang đợi tàu cập bến, tiếng nói cười vui vẻ. Ngày mới bắt đầu trên bến biển là cảnh nhộn nhịp đông đúc của người dân quê tôi. Đã mấy năm mà tôi vẫn nhớ về những ngày thơ ấu được ngắm những con sóng biển nối đuôi nhau đến cuối chân trời, tôi vẫn thèm được thấy những con tôm con cá nhảy tanh tách trong những khoang tàu người dân phố biển. Tất cả trong tôi vẫn vẹn.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> nguyên những ánh hồng của buổi ban mai, những tiếng gió biển trong buổi sớm mai kia và chắc chắn tôi sẽ quay trở lại nơi đó vào ngày không xa… 2.Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng. III. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> V¨n t¶ ngêi A. Mục tiêu cần đạt. - Hs nắm vững những đặc trng cơ bản của văn tả ngời - Thµnh th¹o trong viÖc lËp dµn ý v¨n t¶ ngêi - Biết tạo lập đoạn văn, văn bản sử dụng ngôn ngữ đặc trng, các biện pháp nghệ thuật. B. Tæ chøc «n tËp I. Lý thuyÕt 1. Ph©n lo¹i - T¶ ch©n dung - Tả ngời trong hoạt động cụ thể. 2. Ph¬ng ph¸p t¶ ngêi: CÇn a. xác định đợc đối tợng miêu tả. - Tuæi t¸c, nghÒ nghiÖp, giíi tÝnh. b. Quan s¸t lùa chän nh÷ng chi tiÕt tiªu biÓu - Ngo¹i h×nh: trang phôc, diÖn m¹o, cö chØ. - Néi t©m: T×nh c¶m, suy nghÜ. Lồng việc miêu tả ngoại hình để làm nổi bật nội tâm, cuộc sống hành động của con ngêi. c. Tr×nh bµy kÕt qu¶ quan s¸t theo mét tr×nh tù hîp lÝ - LÇn lît t¶: + Ngo¹i h×nh + Lêi nãi, suy nghÜ, t×nh c¶m + Cö chØ, viÖc lµm. 3. Bè côc: 3 phÇn MB: Giới thiệu về ngời đợc tả. TB: Lần lợt tả chi tiết ngoại hình-> nội tâm-> hoạt động việc làm của ngời đợc tả. KB: T×nh c¶m, suy nghÜ cña ngêi viÕt 4. Lu ý. - Ng«n ng÷ tîng h×nh, tîng thanh, nghÖ thuËt so s¸nh - Ngời viết phải bộc lộ tình cảm với ngời đợc tả ngay sau quá trình làm văn II. Bµi tËp vËn dông 1. Đánh dấu vào ô mà em cho là đúng a. Ngêi anh trai cña KiÒu Ph¬ng lµ ngêi tèt. b. Ngêi anh trai cña KiÒu Ph¬ng lµ ngêi tèt song cßn nhîc ®iÓm cha th«ng c¶m, hiÓu em g¸i m×nh, cã lóc cßn ghen ghÐt víi tµi n¨ng cña em g¸i m×nh. c. Ngêi anh trai cña KiÒu Ph¬ng lµ ngêi Ých kØ hay ghen ghÐt víi tµi n¨ng cña em g¸i m×nh 2. Chọn cách hiểu nhân vật đúng qua một câu văn trong tác phẩm " Buổi học cuối cïng" a. Sau khi viÕt lªn b¶ng 4 ch÷" Níc Ph¸p mu«n n¨m" thÇy Ha Men sî bän §øc qu¸ không đứng vững đợc. b Sau khi viÕt lªn b¶ng 4 ch÷" Níc Ph¸p mu«n n¨m" thÇy Ha Men thÊy yÕu qu¸ qu¸ không đứng vững đợc c. Sau khi viết lên bảng 4 chữ" Nớc Pháp muôn năm" thầy Ha Men quá xúc động không đứng vững đợc Em hiÓu t×nh c¶m g× ë thÇy gi¸o? 3. Nếu tả chân dung các nhân vật sau đây, có thể làm nổi bật những nét đặc điểm ngo¹i h×nh nµo? a. Chân dung một em bé đang độ tuổi tập nói, tập đi b. Chân dung một chú bộ đội c. Ch©n dung B¸c Hå d. Ch©n dung mét b¹n líp trëng giái vµ g¬ng mÉu 4. Lập dàn ý cho đề bài sau: H·y t¶ l¹i h×nh ¶nh mÑ ©n cÇn ch¨m sãc em trong nh÷ng ngµy em bÞ èm Yªu cÇu HS lËp, GV kiÓm tra, s÷a ch÷a Dµn ý tham kh¶o MB: Nªu lÝ do em bÞ èm hoÆc nªu c¶m nhËn cña em vÒ h×nh ¶nh ngêi mÑ th©n yªu cña m×nh TB: H×nh ¶nh vÒ mÑ sau nh÷ng ngµy em bÞ èm hoÆc n»m viÖn - Hình ảnh về đôi mắt mẹ hiền từ, nhân hậu, giàu lòng yêu thơng và những cảm nhận của em về đôi mắt ấy..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Hình ảnh về đôi bàn tay mẹ nâng đỡ chăm sóc em trong những ngày em bị ốm và những cảm nhận của em về đôi bàn tay ấy. - Những hình ảnh khác về ngời mẹ thân yêu mà em nhận thấy đợc trong những ngày em bÞ èm. + NÐt mÆt + Cö chØ + Hành động. KB: Khẳng định tình yêu thơng của mẹ đối với em T×nh c¶m cña em dµnh cho mÑ 5. Tả hình ảnh một bạn học sinh thông minh, hiếu động trong lớp em. Bài văn tả mẹ “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó. Mẹ năm nay đã gần năm mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là công việc nội trợ. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã có vài điểm bạc để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. . Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả. Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. “Mẹ như biển cả mênh mông Con luôn ghi nhớ công ơn của người”. Bài mẫu 2. "Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc. Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy. Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi. Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”. Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> TUẦN 29. Luyện tập: Vận dụng Các biện pháp tu từ I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm chắc khái niệm ẩn dụ,hoán dụ các kiểu ẩn dụ, hoán dụ . - Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ,hoán dụ . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ . - Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và Nội dung bài học trò Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. hiểu kiến thức 2. Các kiểu ẩn dụ ? Nhân hóa là gì? Nêu tác dụng của - Ẩn dụ hình thức nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa? Kể - Ẩn dụ cách thức ra? - Ẩn dụ phẩm chất ? Ẩn dụ là gì? Nêu tác dụng của ẩn dụ? - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có mấy kiểu ẩn dụ? kể ra? C. Hoán dụ ? So sánh điểm giống và khác nhau 1. Khái niệm: giữa ẩn dụ và so sánh? - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện t?Nhắc lại khái niệm thế nào là hoán ượng, khái niệm bằng tên của một sự dụ ?Tác dụng của hoán dụ?? So sánh ẩn vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi dụ và hoán dụ? với nó.làm tăng sức gợi hình, gợi cảm I- Nội dung kiến thức: cho sự diễn đạt. A. Nhân hóa: 2. Các kiểu hoán dụ 1. Khái niệm: - Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên tượng bằng những từ ngữ được dùng để gọi - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự hoặc tả con người. vật Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị thiên nhiên trở lên gần gũi với con chứa đựng người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài cảm. tập 2. Các kiểu nhân hoá: *Học sinh làm bài tập trong SGK + Gọi vật bằng những từ vốn gọi - Hướng dẫn H viết đoạn văn chỉ rõ người: Lão miệng, cô mắt… phép nhân hoá được sử dụng. + Dùng những từ chỉ hoạt động - H tìm 5 vd có sử dụng phép ẩn dụ. tính chất của con người để chỉ hoạt - Viết đoạnvăn có sử dụng phép hoán động, tính chất của vật, của thiên dụ, chỉ rõ. nhiên; Sông gầy, đê choãi chân ra… II- Bài tập mẫu: + Trò chuyện xưng hô với vật như Bài 1: (trang 25) với người Bài 2: (trang 26) B. Ẩn dụ: Bài 1: trang 43 Tìm phép so sánh 1. Khái niệm: Bài 4: (trang 59) - Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện Bài 2: trang 70 tượng này bằng tên sự vật hiện tượng Bài 3: trang 70 khác có nét tương đồng làm tăng sức Bài 1/tr/84/sgk.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> III- Bài tập vận dụng: Sóng đưa bèo trôi Bài 5: (trang 59) Viết đoạn văn có Tiếng đàn trầm trầm sử dụng phép nhân hoá Man mác lòng tôi - Yêu cầu: đoạn văn miêu tả, tả người Nhìn con thuyền xa bến - hoặc tả cảnh- hoặc cơn mưa rào. Lòng ta còn lưu luyến... - Có sử dụng phép nhân hoá hợp lý - Ðêm nay thu sang cùng heo Bài 2: Tìm 5 ví dụ có sử dụng phép may ẩn dụ. Ðêm nay sương lam mờ chân mây - Hàng bưởi đu đưa Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Bế lũ con Như nhớ thương ai chùng tơ lòng Đầu tròn ... Trọc lóc Biết đâu bờ bến - Chỉ có thuyền mới hiểu Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu? Biển mênh mông dường nào. ...Trên sông bao la Chỉ có biển mới biết. Thuyền mơ bến nơi đâu? Thuyền đi đâu về đâu. Bài tập 3: Viết đoạn văn miêu tả - Bố em đi cày về có sử dụng hoán dụ. (Đối với HS yếu Đội sấm GV cho đặt câu) Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông Đội chớp. càng thanh bình và êm đềm. Vắng bóng Đội cả trời mưa. tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ - Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Mặt trời chân lí chói qua tim. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có - Thu tới ngoài kia lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh Nghe nhãn thơm trong trái nặng sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời Nghe mưa ấm trong cành thưa đã chiếu những tia nắng gay gắt. Ô Nghe đưa đẩy tiếng gió ru lúa chín kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở Xôn xao cuống lá rụng thay mùa hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng - Chúng ta không nên nướng tiền sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến bạc của cha mẹ cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó - Chúng ta tắm các cuộc khởi những ngôi nhà cao tầng trong làn sương nghĩa của ta trong những bể máu mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài - Chìm đáy nước, cá lừ đừ lặn ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng Ðường hoa son phấn đợi trước sông nước mênh mông, em thấy Áo gấm sênh sang về lòng mình nhẹ lâng lâng làm sao! (Vũ Hoàng Chương) - Theo gió thuyền xuôi III. Câu hỏi và bài tập củng cố : - GV cho HS thực hành lần lược các bài tập * Đoạn văn miêu tả mẫu: Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Bài mẫu 2. “Ò ó o...o...” Tiếng gáy to vang vọng của chú gà trống nhà em đấy. Chú đánh thức mọi người dậy - một ngày mới bắt đầu. Chú gà trống trông thật oai vệ. Thân hình cường tráng như võ sĩ trên lễ đài. Chú khoác trên mình tấm áo lông sặc sỡ, nhiều màu, bóng mượt như bôi mỡ. Lông cườm ở cổ đỏ tía. Đầu chú tròn bằng nắm tay, trên đội một chiếc vương miện đỏ chót. Mỏ hơi khoằm xuống, cứng như thép. Mắt tròn long lanh như nước. Đôi cánh cứng cáp như hai mảnh vỏ trai úp lại. Hai chân vàng bóng, bới đất tìm giun rất tài. Mỗi chân chú có một cái cựa dài nhọn hoắt chìa ra. Chùm lông đuôi vồng cong như cầu vồng bẩy sắc. Chú gà trống thật đẹp mã. Hằng ngày vào sáng sớm tinh mơ, chú từ chuồng nhảy ra, phóng lên cành bưởi đứng gáy. Chú vươn cái cổ đủ màu sắc và xoà cánh ra vỗ phành phạch rồi chú gáy một tràng dài, vang xa làm các con vật phải im lặng. Nghe tiếng gáy của chú, cây cối tưng bừng xoè lá đón ánh nắng mặt trời. Chim ca lích rích trong vòm lá. Sau nhiệm vụ báo thức của mình, chú ta nhảy xuống chạy đi kiếm mồi. Chú đến bên sân mổ lia lịa những hạt thóc mà bà tung ra. Chú gà trống làm việc rất cần mẫn và đúng giờ. Chính vì thế, chú được coi là chiếc đồng hồ báo thức. Cả nhà em đều yêu quí chú. Bài mẫu: Hè năm ngoái, bà ngoại em có về chơi và mang theo một cây chuối hương con. Hiện đang được trồng ở mé hàng rào. Cây chuối này cao hơn em một chút. Dáng tròn, thân thẳng như cột nhà. Thân chuối có nhiều bẹ xung quanh một cái lõi nhỏ. Bẹ càng gần lõi thì càng xanh tốt. Rễ chuối không giống rễ của nhiều loại cây khác, nó như những con giun bò lổn ngổn trên mặt đất. Chuối là loại cây không có cành, lá cây to như cái quạt ba tiêu trong phim “Tây du kí” . Một hôm, em bỗng thấy trên cây chuối có một cái búp gì giống như một ngọn đèn dầu màu tím to lớn. Em vội chạy vào nhà hỏi mẹ thì nghe mẹ nói: - Đó là hoa chuối đấy con ạ ! Nhà ta sắp có chuối ăn rồi ! Ngày tháng qua đi, bông hoa chuối ấy dần dần “lột xác” để lộ ra những trái chuối non nớt nhỏ xíu như ngón tay bụ bẫm của em bé màu xanh non. Rồi khi hoa chuối đã rụng gần hết bẹ , để lộ buồng chuối dài thõng, nặng đến oằn thân. Bố em phải dùng hai đoạn tre buộc chéo vào nhau chống vào cuống của buống chuối để cây khỏi ngã. Chuối dường như chẳng bỏ được thứ gì. Lá chuối dùng để gói bánh. Trái chuối ăn rất ngon. Thân chuối có thể cho lợn ăn . Thỉnh thoảng có người còn xin cả rễ chuối về làm thuốc. Nhìn cây chuối xanh tốt, em bỗng chợt nghĩ tới ngày chuối chín. Lúc ấy, chắc chắn thế nào gia đình em cũng chọn những nải chuối ngon nhất về quê thăm bà. Bài mẫu: Nhà tôi ở một làng chài ven biển. Chiều hè, tôi thường ra đây hóng mát. Tôi ngước nhìn lên trời và bỗng reo lên: "Biển trên trời!" Tôi ngắm nhìn biển không chớp mắt, thích thú: Đẹp quá đi! đẹp quá đi! Bầu trời cao, xanh vời vợi tựa như mặt biển xanh hiền hoà. Những đám mây đuổi nhau, xô đẩy chẳng khác gì những con sóng lớn, xô mạnh vào bờ làm bọt biển văng tung toé. Gió cùng biển thổi rì rào tạo nên một bản nhạc không lời. Xa xa, những đàn chim hải âu bay dập dờn chẳng khác gì những cánh buồm trắng xoá trôi lửng lờ. Tôi như nghe thấy từ trên trời cao tiếng hót véo vón của những chú chim, tiếng xao động của lá cây, tiếng dạt dào của sóng biển. Tất cả như hoà cùng màu xanh dịu êm của biển. Một màu xanh bát ngát có lẽ chỉ có ở trời cao làm cho chị nắng như vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì diệu đó! Cây cối cũng phải ghen tị, ước ao có được màu sắc đó! Mọi người vẫn thả lưới, giăng buồm ra khơi. Riêng tôi vẫn.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> ngồi đây trầm ngâm với những bác dừa xanh mát cả một vùng để ngắm nhìn biển, thèm khát được chơi với biển, cưỡi lên những con sóng mạnh xô vào bờ. Những cánh diều no gió của đám trẻ làng chài thi nhau bay cao vút như chắp cách cho ước mơ của trẻ thơ bay cao, bay xa hơn nữa!. Những hòn đảo nhấp nhô tựa những cung điện dưới thuỷ cung bao la, bát ngát. Những đàn cá lội tung tăng, vẩy nước tung toé. Tôi nhìn biển mà tự hỏi: "Biển đẹp đến thể mà sao còn thua cả sắc trời?". sHôm đó, một kỉ niệm ngọt ngào nhất mà tôi đã từng có, giờ đây vẫn còn in dấu theo thời gian. Nhìn biển đẹp đến thế, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên! Biển chính là người mẹ thứ hai của tôi!... IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập.. ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Häc sinh biÕt viÕt bµi v¨n t¶ s¸ng t¹o. - Biết viết bài theo bố cục, đúng thể loại. 2. Kỹ năng: - Viết bài văn tả hoàn chỉnh * GDKN SỐNG: Ra quyết định, giao tiếp. 3. Thái độ: - Ý thøc tù gi¸c, nghiÖm tóc khi viÕt bµi. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO Đề 1: Em hãy tả lại quang cảnh một phiên chợ nơi em ở. Đề 2: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình. Đề 4: Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại. II. GỢI Ý DÀN BÀI Đề 1: A. Mở bài. - Em định tả một phiên chợ ở đô thị, ở đồng bằng, vùng núi hay vùng biển? - Chợ quê em có đặc điểm gì nổi bật nhất? B. Thân bài. - Tả lần lượt theo trình tự thời gian. + Lúc chợ chưa họp (Quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu hiệu còn lại của buổi chợ hôm trước?). + Chợ bắt đầu họp (mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào,…). + Lúc ta chợ (không khí, sự bừa bộn,…). - Đặc điểm riêng (nếu có) ở khu chợ quê em? C. Kết bài. - Kỉ niệm đẹp nhất của em với ngôi chợ ấy là gì? (là những lần đi chợ tết, hay là những lần theo mẹ đi mua sắm,…). Đề 2: A. Mở bài. - Khu vườn mà em định tả là của ai? - Nó có điểm gì đặc biệt? - Nó gắn bó với em thế nào? B. Thân bài. - Quang cảnh khu vườn khi trời sáng: + Mặt trời mọc … + Những giọt sương đêm trên lá … - Khu vườn bắt đầu nhộn nhịp bởi tiếng chim (xen miêu tả một số loài chim). - Miêu tả một số loài cây có trong vườn mà em thích. - Khu vườn gắn bó với tuổi thơ của em ra sao? (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc nào đó, với ông nội chẳng hạn). C. Kết bài. - Em ấn tượng nhất với khu vườn là ở điểm gì? Đề 3: A. Mở bài. - Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao? - Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng). B. Thân bài. - Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên. + Hình dáng + Khuôn mặt + Chòm râu, mái tóc + Cây gậy. … - Những lời đối thoại của em với ông tiên..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,…). C. Kết bài. - Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em. Đề 4: Có thể chọn ngay các nhân vật đã học như: Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sọ Dừa,…hoặc chọn một nhân vât mà em biết qua các phương tiện thông tin khác. Dưới đây là một dàn ý khái quát chung: A. Mở bài. - Giới thiều về nhân vật mà em sẽ tả (Tên nhân vật, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm nào? Nhân vật có đặc điểm gì gây ấn tượng?…). B. Thân bài. - Miêu tả những nét khác thường về chân dung của nhân vật đó? (lúc sinh ra, vóc dáng, sức mạnh,…). - Miêu tả những hành động khác thường của nhân vật (diệt giặc, diệt yêu tinh, các hành động vướt quá sức của người thường,…). - Nhận xét về nhân vật (đó là một người tốt hay xấu, nhân vật biểu tượng cho ước mơ gì hay cho điều gì mà con người mong muốn?). C. Kết bài. - Nhân vật mà em vừa miêu tả để lại trong em cảm xúc và ấn tượng gì? - Từ nhân vật ấy, em mong ước điều gì hay rút ra được bài học gì cho bản thân. BÀI MẪU 1 Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên tỏa những tia nắng ấm áp bao trùm vạn vật, cũng là lúc một ngày mới bắt đầu. Đối với mẹ em và cả những người phụ nữ khác thì chợ là nơi đặt bước chân đầu tiên của họ trong ngày. Không khí ở chợ thật sôi nổi và ồn ào. Hàng hóa đã được bày ra từ sớm. Nào là cá, tôm, cua,...tươi roi rói. Thịt lợn, thịt bò hãy còn ấm, được chặt ra thành từng khúc nhỏ. Rau củ thì xanh tốt, mấy lá rau bị dập hay héo đã được cô bán hàng nhặt bỏ. Các bà, các cô xách giỏ đi chợ, vòng qua các gian hàng để tìm thứ mình cần, vừa đi vừa trò chuyện rôm rả. Những người bán hàng xởi lởi, thân thiện níu chân khách bằng lời mời gọi mua hàng. Nếu có ai đó ghé vào gian hàng của họ thì thể nào cũng được họ tìm giúp những món tươi ngon nhất. Một vài em bé được mẹ dắt đi chợ thì luôn miệng vòi vĩnh mẹ món đồ chơi đầy màu sắc sặc sỡ hay que kẹo mút ở cửa hàng tạp hóa. Mấy bé gái cười tươi khi được mẹ ướm lên người bộ váy hồng ở gian hàng thời trang. Hàng trang sức là nơi thu hút các bạn gái điệu đàng. Chiếc vòng bạc lấp lánh hay cái kẹp tóc xinh xinh nhanh chóng trở thành "bạn đồng hành" của họ. Thịt, cá, rau củ là món ăn thường ngày nên ở đây đông đúc nhất. Mọi người ngồi dọc hai bên đường chọn cá, chọn thịt hay tìm bó rau ít sâu, ít héo. Thỉnh thỏang lại vang lên tiếng cãi vã giữa khách và người bán , có lẽ họ không vừa ý điều gì đó. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán cho đồ vào túi, gửi cho khách cùng lời tạm biệt. Gần trưa, chợ thưa thớt dần. Ai nấy đều ra về với giỏ đầy thức ăn. Các cô bán hàng thu dọn đồ đạc. Phần lớn đều hớn hở vì được hôm đắt khách. Số ít thì tiu nghỉu vì hàng của họ chẳng vơi đi nhiều. Một phiên chợ thật tấp nập và đông vui..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> BÀI MẪU 2 Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng giậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sần uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá. Quả thật nếu ai có dịp đến với LB thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù man hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngôi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói trang, rùng rực xuống nhưng vẫn khôg ngăn cản đc dòng người ở phía giưới. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếg rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lự chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng,xương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Nhữg quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng đc người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan. Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hìh ảnh của phiên chợ quê trog lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ ko thể quên đc.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi./. Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng. Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động . Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , sầu riêng . Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn. Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ . Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh " Lao Xao " của khu vườn nhà em . Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp Bài viết số 7 lớp 6 đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian,hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Bài. làm. Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất. Ông tiên nầy có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn đuột, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “ Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!”Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông.Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn. “Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông , dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ? Bài viết số 7 lớp 6 đề 4: Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát,đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại. Bài làm Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sác . Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe. Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non ớt đương đầu với sóng gió cuả cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược , đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> hậu, Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà.Đã vậy. Ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cạu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giẫn dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí. Nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp. Bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.”. Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày.Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình” Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé cuả mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế . Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước . Trời đã gần trưa. Mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vưà lúc ấy ,chị cuả Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “ Chào em, em là bạn cuả Minh à” .Em tươi cười gật đấu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo .Mẹ em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thường để đườc che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài , làm cho.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẻ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh./. BÀI MẪU Chỉ còn vài ngày nữa, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh cuối cùng của năm chú trâu ( KỈ SỬU 2009) khỏe khoắn, chất phác như người dân Việt ta, để bước sang năm mới của chú cọp đầy sức mạnh oai phong và năng động – năm CANH DẦN 2010. Ở quê em những ngày này khắp nơi đều mang âm hưởng mùa xuân. Nhà nhà ai cũng muốn sắm sửa một vài thứ gì đó để chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc. Buổi chợ Tết thật xôn xao và đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi. Khu chợ hình như cũng đang cuốn hút những dòng người tấp nập với những bộ quần áo đủ màu sắc. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt các nơi bán dưa hấu kế tiếp dựng lên, những quả dưa hấu xanh tròn trịa được dán một mảnh giấy đỏ hồng hình thoi dễ thương khi vào tết, trông thật vui mắt. Tiếp đến là những quầy hoa giả cùng những bông hoa mai, lan, cẩm chướng,…đầy đủ sắc màu và sắc sảo cứ như là hoa thật. Những gian hàng này thường có nhiều người ra vào đông nghẹt. Tiếng cười, nói rộn rã khắp nơi. Ở góc chợ là một cửa tiệm bán hoa thật, các chậu hoa đắt tiền đèu được trưng bày ra hàng đầu. Các bông hoa tỏa hương thơm ngát.một số người cứ đứng ngắm,khen đẹp nhưng lại tần ngần có nên mua không. Các cành mai vàng toàn thấy nụ là nụ,chắc là nở trúng tết đây! Đi sau vào chợ là các hàng bán quần áo- đây là nơi nhộn nhịp nhất của buổi chợ. Đủ các bộ quần áo nào là áo thun, áo sơ mi, quần bò, quần ka-ki, chao ôi mới đẹp làm sao! Mọi người vào hàng rồi chọn bộ này lựa bộ kia. Các tiếng nói trả giá cứ vang lên mãi. Cuối cùng, họ cũng được chiều lòng và ra về vui vẻ. Đi vào nữa là những nơi bán câu đối đỏ, chúng thật đẹp và chắc chắn sẽ được treo lên cây mai thì không chê vào đâu được ! Cạnh bên xe bán tranh Tết là cửa hàng bánh kẹo cũng nườm nượp người ra vào. Tết đến, hầu như nhà nào cũng đi mua sắm. Họ mua mọi thứ, người mua mấy cành mai, ngừơi mua quần áo mới cho gia đình, mua vài quả dưa hấu, mua bánh kẹo và đôi dép bao trẻ thơ vì họ muốn đón một cái Tết thật an khang và đầy đủ. Về trưa, ngừơi vào chợ càng tất nập, tiếng người nói léo xéo, tiếng động cơ rồ rồ hòa lẫn vào nhau tạo nên âm thanh náo nhiệt và ồn ã. Có lẽ đó là dấu hiệu của cái Tết cổ truyền đang cân kề. Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về. BÀI MẪU Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,...đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng....

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả... các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi... Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước... Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> TUẦN 30. Ngày soạn: Ngày dạy: Ôn tập các văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. Lượm Buổi học cuối cùng I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản. - Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và Nội dung bài học trò Hoạt động1 : Hướng dẫn HS I- Nội dung kiến thức: tìm hiểu kiến thức A. Buổi học cuối cùng: - GV cho HS đọc chú thích 1. Tóm tắt văn bản: - GV cho HS đọc văn bản:  Vào một buổi sáng, tại trường làng vùng An-Yêu câu học sinh tóm tắt văn dát nước Pháp, lúc đó đang bị giặc Phổ chiếm bản đóng, đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha-men. Hôm đó, cậu bé Phrăng định trốn học vì - GV yêu cầu HS nêu nội dung đã trễ giờ và sợ thầy kiểm tra bài nhưng cậu đã và nghệ thuật cưỡng lại ý định ấy và chạy đến trường. Phrăng - GV cho HS đọc chú thích được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, nghe và hiểu - GV cho HS đọc văn bản: được những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-Yêu câu học sinh tóm men. Qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học tắt văn bản ấy, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc, cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng pháp và tha thiết muốn được trau dồi học tập nhưng đã muộn. 2. Nghệ thuật: - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình. - Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh. 3. Ý nghĩa: - GV yêu cầu HS nêu nội dung - Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của và nghệ thuật. dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. - GV cho HS đọc chú thích - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu - GV cho HS đọc văn bản: nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng -Yêu câu học sinh tóm mẹ đẻ. tắt văn bản.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.. - GV cho HS đọc chú thích - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.. B. Đêm nay Bác không ngủ: 1. Tóm tắt văn bản: Trong một túp lều xơ xác giữa đêm khuya, anh đội viên thức dậy thấy Bác còn thức, ngồi bên bếp lửa cho thêm củi vào. Rồi Người nhẹ nhàng đứng dậy đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Xúc động trước cử chỉ Bác lo lắng cho của Bác, anh năn nỉ mời Bác ngủ. Người khuyên anh ngủ ngon để ngày mai đánh giặc. Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình thấy Bác vẫn còn thức. Anh nài nỉ nhưng Bác bảo Bác không ngủ vì thương và lo cho đoàn dân công. Anh đội viên cảm động và thức luôn cùng với Bác. 2. Nghệ thuật: - Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành. - Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. 3. Ý nghĩa: - Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thươngbao la của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.. C. Lượm: 1. Tóm tắt văn bản: Bài thơ kể lại cuộc đời của Lượm, một em bé liên lạc trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, nhận nhiệm vụ đưa thư “thượng khẩn” trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt. Em đã hi sinh nhưng tấm gương anh dũng của em còn sống mãi – Bài thơ kể bằng lời của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiên sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh. - Kết cấu cuối cùng tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập *Học sinh làm bài tập trong SGK. HS viết đoạn văn. nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta. 3. Ý nghĩa: - Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. II- Bài tập mẫu: Bài 1: Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả hình ảnh Bác trong bài thơ . Trong một túp lều xơ xác giữa đêm khuya trên đường đi chiến dịch. Hôm ấy các anh bộ đi một ngày đường nên ai nấy đều mệt mõi vừa nằm xuống là ngủ say. Riêng Bác vẫn thức không ngủ ngồi bên đóng lửa , hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như hằn sâu trên vầng trán rộng. Bác khơi bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Người đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của mọi người nên nhón chân nhẹ nhàng cố gắng không gây ra tiếng động . Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ thương yêu lo lắng cho đàn con. Khi anh đội viên hỏi sao Bác chưa ngủ và nằn nặc mời Bác ngủ, Người bảo anh cứ ngủ để ngày mai lo đánh giặc và tâm sự vì thương và lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng trong đêm trời mưa gió lạnh lẽo. Bác chỉ mong trời mau sán. Bác đã khơi dậy trong long người chiến sĩ tình đồng đội, tình giai cấp thật đẹp đẽ và cao quý nên anh đã thức luôn cùng Bác. Bài 2: Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng. Buổi trưa hôm đó như mọi ngày, Lượm nhận bức thư đề hai chữ "Thượng khẩn" bỏ vào bao. Mặt trận thật gay go ác liệt, đạn bay vèo vèo. Chớp lửa loé lên liên tiếp với những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Lượm dũng cảm băng qua lao vụt đi như một mũi tên dưới làn mưa bom bão đạn. Bóng áo trắng của chú bé và chiếc mũ ca lô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng quê vắng vẻ. Bỗng loè chớp đỏ, “đoàng” một tiếng nổ chát chúa vang lên. Thôi rồi Lượm ơi! Chú bé đã ngã xuống. Một dòng máu tươi trào ra nơi lưng áo. Chú nằm trên lúa tay nắm chặt bông..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Hồn chú bé như hoà quyện với hương lúa quê hương. III- Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ. Bài 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Lượm trong bài thơ. III. Câu hỏi và bài tập củng cố : - GV cho HS thực hành lần lược các bài tập IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> TUẦN 31. Ngày soạn: Ngày dạy:. Phương pháp làm văn miêu tả – luyện tập cách làm văn miêu tả I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được phương pháp làm bài văn tả người; rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự; bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người. 2 Kĩ năng: Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý. Tích hợp với phần văn ở văn bản “Vượt thác” và “Buổi học cuối cùng” với TV ở bài “so sánh”. 3. Thái độ: ý thức trong việc viết bài văn tả người; giáo dục kĩ năng sống cho HS ý thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động1 : Hướng dẫn HS I- Nội dung kiến thức: tìm hiểu kiến thức * Muốn tả người cần: - Học sinh nhắc lại các yêu cầu + Xác định đối tượng cần tả. kỹ năng cần thiết trong văn miêu + Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. tả. + Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự. ? Muốn bài văn tả cảnh sinh * Bố cục đủ 3 phần: động cần đòi hòi điều gì? Mở bài: Giới thiệu người được tả. ? Trình bày bố cục một bài Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử văn tả cảnh? chỉ, hành động, lời nói…). Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người đó. III. Câu hỏi và bài tập củng cố : Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm làm một bài tập.  Thảo luận theo nhóm. Một số trình bày vào bảng phụ, còn lại làm vào vở BTNV  Trình bày  NX  6 nhóm nhận xét, tổng kết  Chốt lại. II. Bài tập mẫu: 1/ Chọn chi tiết khi miêu tả a. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót (như son), hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò sụt sịt, răng sún, nói ngọng, chưa sõi, tai vễnh và to... b. Cụ già: Mái tóc trắng phau, hoặc tóc bạc như mây trắng hoặc rụng lơ thơ;râu dài, da đồi mồi nhăn nheo, hoặc đỏ hồng hào; mắt vẫn tinh tường hoặc mắt lờ đơ đùn đục, tiếng nói trầm vang hoặc thều thào yếu ớt... c.Cô giáo giảng bài: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng sáng sủa…., đôi mắt lấp lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhàng viên phấn, chân bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp....cô như đang trò chuyện với nhà văn, với chúng em, với cả người trong sách...  HS trình bày vào bảng phụ. Lớp 2/ Dàn ý miêu tả em bé, Cụ già, Cô giáo giảng bài : + MB: Giới thiệu em bé (tên tuổi, quan hệ….) nhận xét, sửa chữa..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> (Nếu không đủ thời gian có thể + TB: cho về nhà làm tiếp - Hình dáng: khuôn mặt, cái miệng, tóc, tay chân, GV cho HS viết đoạn nứơc da…. - Cử chỉ Cho H tham khảo đoạn văn: - Đặc điểm nổi bật nhất - Một buổi chiều cứ đi học về, 3/ Điền vào ngoặc: vừa bước vào nhà là tôi lại thấy - Đỏ như: đồng tụ.  hoặc (đồng hun, một pho tiếng bé Minh reo lên: "A!...Chị tượng, tôm hay cua luộc, mặt trời, người say rượu...) chị về", Minh là em trai tôi đấy. - Trông không khác gì: Tượng hai ông tướng Đá - Một người luôn yêu thương em, Rãi. hoặc(thiên tướng võ, con gấu lớn, hộ pháp luôn che chở cho em trong từng trong chùa, lê Phụng Hiểu, thần Sấm, pho tượng...) bước đi mà đồng thời em cũng * Miêu tả ông Cản Ngũ đang chuẩn bị vào đấu kính trọng nhất. Đó chính là nội vật. của em. III- Bài tập vận dụng: - Hôm nay là thứ ba, lớp em có Viết đoạn mở bài, kết bài, thân bài cho các bài tập tiết kể chuyện. Ngay trong tiết 2 học đó, cô Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến. Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu tich nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện:Cây Tre trăm đốt Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra . Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn , luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài , nếp da đã nhăn nheo , cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh , mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi , cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông . Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời. Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc. BÀI MẪU Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành. Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá! Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa. BÀI MẪU Cứ mỗi độ Tết đến là tôi lại có dịp về quê chơi với ông bà. Và điều khiến tôi thấy thích thú nhất chính là được lên ngắm nhìn khu vườn của ông bà vào buổi sớm mùa xuân. Đó thật sự là một thiên đường Vừa bước chân lên, một bầu không khí trong lành, dễ chịu cùng một cơn gió man mát thổi vuốt nhẹ qua gương mặt tôi. Ông mặt trời vừa thức giấc, từ từ rời khỏi tấm chăn bông mềm mại, nhẹ nhàng rắc những tia nắng vàng tinh nghịch xuống mặt đất. Những tia nắng nhảy nhót trên lá cây, lúc ẩn, lúc hiện như đang chơi trốn tìm. Những tia nắng khiến cho vài giọt sương còn đọng lại từ đêm qua ánh lên như những viên ngọc trai quý hiếm. Thật tuyệt làm sao! Những nhắc đến vườn nhà ông bà tôi thì không thể thiếu những loài cây ăn quả đủ loại. Cây nào cũng sum xuê với tán lá xanh rờn, sai trĩu quả. Cây bưởi cành to, dài, uốn lượn. Quả bười tròn, nặng trĩu. Mấy cây cam sành thì mới thật thích mắt. Xen giữa màu xanh sẫm của những chiếc lá, màu vàng của quả cam nổi bật hẳn lên. Quả nào cũng to, tròn, mọng nước. Nhìn chúng như những mặt trời tí hon của cả khu vườn vậy. Rồi còn cả những cây nhãn nữa. cho dù cành của chúng có khẳng khiu nhưng vẫn bừng lên một sức sống mãnh liệt. Từng chùm quả cứ cố vít cành cây xuống thấp. Tôi có thể ngắm mãi những loài cây ở đây không biết chán. Đang mải mê ngắm những loài cây thì một hương thơm thoang thoảng-sự hòa quyện tinh tế của biết bao loài hoa trong khu vườn- thoảng qua mũi tôi. Những cây hoa trên vườn nhà ông bà đpẹ như những nàng tiên vậy. Những nàng hoa hồng kiêu.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> sa, yểu điệu với bộ váy nhung màu hồng thắm mềm mại, lộng lẫy. Những cô hoa huệ cũng tuyệt vời chẳng kém trong bộ váy trắng thướt tha. Rồi cả những chị cúc xinh xắn với bộ cánh vàng rực rỡ. Những loài hoa nơi đây đùa giỡn với gió xuân, đung đưa hẹ nhàng trong những bộ cánh đẹp. Bông hoa nào đối với tôi cũng đẹp, cũng thơm, cũng đáng quý và đáng được trân trọng như nhau. Và có lẽ nhưng chú ong, chú bướm cũng nghĩ như vậy! Những cánh bướm rập rờn đủ màu sắc nhè nhẹ bay trong khu vườn, đậu lên những đóa hoa để hút mật. Một vài chú ong nóng nảy ra tranh chỗ của chú bướm nhưng chúng không hề giận dỗi, lần lượt bay đi, ghé thăm những bông hoa khác. Rồi còn có cả những chú chim sâu bé tí tẹo nhưng được việc lắm nhé! Chúng thoăn thoắt chuyền từ cành này sang cành khác, gõ cái mỏ bé xíu nhưng rất dài của mình vào thân cây, bắt đi những con sâu gây hại. Rồi những chú sẻ nâu hoạt bát, bay lên trên cành cây rồi lại vụt lao xuống đất, đáp gọn ghẽ phía dưới như một nghệ sĩ xiếc tài ba của thiên nhiên. Chúng kêu lên lích chích làm cả khu vườn rộn ràng hẳn lên. Dưới mấy gốc cây, em tôi cùng các em họ đã thức dậy và đang ngồi trò chuyện, chơi đùa vui vẻ. Chúng bày bao nhiêu trò chơi hay như ô ăn quan, đánh chắt, chơi chuyền,.... Tiếng cười của chúng, tiếng chim kêu hòa với tiếng gió rì rào giữa những kẽ lá tạo nên một bản âm hương vui tươi, diệu kì của thiên nhiên. Ông bà tôi cũng đã lên để tưới nước, bón phân, tỉa cành cho hoa,lá. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo ông bà. Nhưng ông bà tôi không bao giờ mệt. Và ông bà thường nói: "Được làm việc trong bầu không khí trong lành cùng khung cảnh thơ mộng thế này thì không có gì tuyệt bằng." Và nếu bạn được lên đó chơi thì bạn mới thật sự cảm nhận được cảm giác của ông bà thật tới cỡ nào. Mặt trời đã lên cao. Bầu không khí đã có chút nóng nực. Ông bà cũng đã gọi tôi xuống để ăn trưa. Hết hôm nay là tôi phải về nhà. Tôi mong thời gian qua nhanh để đến mùa xuân năm sau, tôi lại có dịp được về thăm ông bà, được lên ngắm vườn nhà ông bà vào mỗi buổi sáng sớm mùa xuân. DÀN BÀI * Mở bài: -Dẫn dắt: nghỉ hè được bố mẹ đưa về quê chơi - ấn tượng nhất là khu vườn của ông bà. * thân bài: a) Tả bao quát: - Diện tích: 200- 300m hoặc tả chung chung là rất rộng( mênh mông) - Ông bà trồng +)rất nhiều cây: vải, sấu, ,mít, nhãn,... +)vài luống hoa: hoa ngọc lan, hoa ngọc thảo, hoa mười giờ,... - Khu vườn um tùm bởi màu xanh của cây cối - Một làn gió thổi qua mang hương hoa ngọc lan. Mình căng lồng ngực hít 1 hơi thật sâu. b) Tả chi tiết : - Hoạt động của:+) Ong, bướm: hút mật +) Chim:đậu trên cây nhãn, hót líu lo như nói với nhau: Buổi sáng hôm nay thật đẹp. -Âm thanh: tiếng cá đớp mồi - Cảm nhận: Không gian ở quê thật yên tĩnh, khác xa cái ồn ào náo nhiệt ở thành phố. - Vẻ đẹp của các loài cây: +) Tìm ra cây mít xem nó có sai quả không.(vì hôm trước bà gọi điện lên có kể chuyện khảo mít). Cây mít rất sai, quả từ gốc lên ngọn. có 1 vài quả to quá, ông đã.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> phải làm nhũng cái lưới để đỡ quả +) Nhãn: quả sai trĩu cành. Ông nói nhãn năm nay được mùa. - Cuối vườn là một cái ao nhỏ xinh xắn. Nắng cũng vừa lên khiến mặt nước trở nên óng ánh. Ông bà thả rất nhiều loại cá: cá chép, cá rô phi,...Bên cạnh ao là 1 cây sung IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> TUẦN 32. Ngày soạn:. Ngày dạy: Các thành phần chính của câu và Các kiểu câu trần thuật ; Các dấu câu – Luyện tập. I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết và phân biệt các thành phần chính của câu và thành phần phụ và các kiểu câu trần thuật - Củng cố kiến thức về 2 thành phần CN - VN trong câu; và các kiểu câu trần thuật; về các câu sai chủ ngữ -vị ngữ; nắm vững công dụng của các dấu câu: Chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy. - Luyện tập rèn luyện kỹ năng phát hiện câu sai viết các câu văn đúng ngữ pháp;sử dụng dấu câu chính xác. - Luyện tập làm bài tập. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức - GV cho HS hệ thống lại kiến thức ? Hãy nêu vai trò của thành phần chính và thành phần phụ? ? Nêu đặc điểm, cấu tạo của vị ngữ?. I- Nội dung kiến thức: A. Các thành phần chính của câu 1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ: - Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt: CN, VN. - Thành phần phụ không bắt buộc có mặt: trạng ngữ. 2. Vị ngữ: - VN là thành phần chính của câu; -Kết hợp hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới... - Trả lời cho câu hỏi làm gì? ,làm sao? là gì? ? Chức năng của chủ ngữ là như thế nào? gì? - Thường là cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ . - Một câu có thể có 1 hoặc nhiều VN 3. Chủ ngữ: - CN biểu thị những sự vật có hành động, ? Câu trần thuật đơn là gì? trạng thái, đặc điểm nêu ở VN. Tác dụng? - Trả lời cho câu hỏi con gì? cái gì? ai? - Thườnng là danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ B. Câu trần thuật đơn: - là câu có một kết cấu c- v dùng để kể, tả, giới ? Nêu đặc điểm của câu thiệu, nêu ý kiến nhận xét đánh giá. trần thuật có từ là? C. Câu trần thuật đơn có từ là: ? Hãy nêu một số kiểu câu -VN: do từ là + danh từ hoặc từ là + động từ; từ trần thuật đơn có từ là thường là + tính từ. gặp? -Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với cụm từ không phải, chưa phải. - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: ?Nêu đặc điểm của kiểu -Câu giới thiệu. câu trần thuật đơn không có từ - Câu miêu tả. là? - Câu đánh giá. - Câu định nghĩa. D. Câu trần thuật đơn không có từ là: - VN thường do động từ, tính từ hoặc cụm ? Thế nào là câu miêu tả? động từ, cụm tính từ tạo thành. Thế nào là câu tồn tại? - Khi VN biểu thị ý phủ định kết hợp với các ?So sánh đặc điểm của từ phủ định không, chưa. câu trần thuật đơn có từ là và - Câu miêu tả :dùng để miêu tả hành động, trạng câu trần thuật đơn không có từ thái, đặc điểm …của sự vật nêu ở CN.Có CN là? đứng trước VN  Giống: đều là câu trần - Câu tồn tại : dùng để thông báo sự xuất hiện, thuật đơn.(hay câu đơn) tồn tại, tiêu biến của sự vật. Có VN đứng trước Câu trần thuật đơn có từ CN. là: - CN + Từ phủ định + Động từ tình thái + là + VN.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> IV. Củng cố và luyện tập: GV cho HS thực hành lần lược các bài tập V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm hoàn chỉnh các bài tập..

<span class='text_page_counter'>(60)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×