Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

KE HOACH CHUYEN MON NAM HOC 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐẠ HUOAI TRƯỜNG THCS XÃ MAĐAGUÔI Số:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Xã Mađaguôi, ngày 04 tháng 10 Năm 2017. /KH-THCSMĐG. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 – 2018 Thực hiện kế hoạch số 27/KH-THCSMĐG ngày 26/9/2017 ề thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của Trường THCS xã Mađaguôi; Chuyên môn Trường THCS xã Mađaguôi xây dựng phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017- 2018 với những nội dung cụ thể như sau: A. Đặc điểm tình hình 1. Tình hình đội ngũ, trường lớp -Tập thể có 24 CB- GV- CNV trong đó có 02 cán bộ quản lí, 16 giáo viên. Đội ngũ ổn định, đủ về số lượng, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn(có 14 cán bộ, giáo viên trên chuẩn, 04 giáo viên đạt chuẩn. Hội đồng sư phạm đoàn kết thân ái, nhiệt tình trong công tác, tận tâm với nghề nghiệp. -Trường có 08 lớp với 204 học sinh với 86 nữ, 27 học sinh dân tộc thiểu số. 2. Thuận lợi - khó khăn 2.1. Thuận lợi -Thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể; Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Đội ngũ CB - GV - NV có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. - CSVC như bàn ghế GV - HS, sách, vở HS - GV, tư liệu tham khảo... cơ bản đủ số lượng đảm bảo cho công tác dạy và học. - Nhà trường đã thật sự quan tâm việc xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường công tác phối kết hợp giữa các đoàn thể ở địa phương. - Đa số học sinh ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện. 2. Khó khăn - Thiết bị dạy học đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư tuy nhiên thiết bị dạy học một số môn chưa được áp ứng theo yêu cầu đổi mới của giáo dục cụ thể: thiết bị dạy học một số môn Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân…chưa đáp ứng yêu cầu; máy chiếu, laptop chưa đáp ứng đủ công tác dạy học. - Điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn quá khó khăn, một số gia đình đi bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu quan tâm đến việc học tập của con. Bên cạnh đó một số phụ huynh nhận thức về công tác giáo dục còn hạn chế, không chú trọng đến việc học tập của con em, chủ yếu là phó thác cho nhà trường nên các em không có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Từ những thuận lợi, khó khăn trên, căn cứ vào yêu cầu thực tế của nhà trường. Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2017- 2018 như sau: B. Khái quát một số thành tích và tồn tại của chuyên môn năm học 2016- 2017 1. Kết quả chất lượng giáo dục: 1.1. Công tác huy động và duy trì - Huy động đạt:100% học sinh trong độ tuổi ra lớp. - Tỷ lệ duy trì đế cuối năm đạt 100% 2.2. Chất lượng giáo dục 2 mặt -Hạnh kiểm: Hạnh kiểm tốt, khá : 100% - Học lực: giỏi, khá đạt 56.7%. Lên lớp thẳng đạt 94% - Học sinh lên lớp sau thi lại đạt : 100%. - Học sinh đậu tốt nghiệp THCS đạt 100% - Học sinh giỏi cấp trường: 13em - Học sinh giỏi cấp huyện: 04em. - Cấp huyện IOE, giải toán, Vật lý trên mạng cấp huyện: 16 em - Liên môn cấp huyện: 03 em. - Học sinh giỏi cấp tỉnh IOE, Vật lý qua mạng cấp tỉnh: 03 em. 2.3. Kết quả tham gia các cuộc thi thể thao. Giải ba bóng đá mini cấp huyện, 09 giải Cuộc thi điền kinh cấp huyện, 11 giải Cuộc thi chạy việt dã cấp xã. 2.4. Kết quả thi đua đội ngũ - 12 Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường - 02 giáo viên đạt cấp huyện cuộc thi giáo án tích hợp. - 01giáo viên đạt cấp tỉnh, Quốc gia cuộc thi giáo án tích hợp. - 03 giáo viên đạt giải cấp huyện cuộc thi Ứng dụng CNTT trong dạy học. - 01giáo viên đạt giải cấp tỉnh cuộc thi Ứng dụng CNTT trong dạy học. - 01 CSTĐ - 18CC, VC đạt LĐTT. - 05 CB, GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 3. Những tồn tại, hạn chế trong năm học 2016- 2017 -Vẫn còn GV cập nhật điểm còn sai nhiều, cập nhật chưa kịp thời; việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của một vài giáo viên chưa thường xuyên, chưa thật sự hiệu quả. -ĐDDH tự làm chưa sáng tạo, chưa thể hiện sự đầu tư cao. -Việc thực hiện 1 đổi mới chưa rõ nét. C. Kế hoạch chuyên môn năm học 2017- 2018 I. Nhiệm vụ trọng tâm - Tiếp tục quán triệt , thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/12/2016 của BCH trung ương Đảng khóa XII gắn với chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 củ Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuyên truyền đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. - Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học gắn liền với việc sử dụng các thiết bị dạy học - thực hành; vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; chăm lo hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tích hợp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ....vào các môn học cụ thể. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy học. Tiếp cận mô hình trường học mới. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối Hợp. Làm tốt công tác tư vấn tâm lí học đường. - Chú trọng hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, môn hướng nghiệp, tự chọn, phân luồng học sinh sau THCS. - Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ về thực hiện qui chế chuyên môn. - Xây dựng các chuyên đề dạy học: các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu bài học… - Tổ chức nghiêm túc các hội thi: Thi giáo viên giỏi, thi tự làm đồ dùng dạy học, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi học sinh giỏi. - Tổ chức kiểm tra, thi học kì, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thường xuyên nghiêm túc nhằm đánh giá thực chất chất lượng dạy và học. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chăm lo hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tiếp tục ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tích hợp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ....vào các môn học cụ thể. Làm tốt công tác tư vấn tâm lí học đường. II. Nhiệm vụ cụ thể 1. Tổ chức ban chuyên môn - Chọn 03 giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, khả năng quan lí điều hành, tổ chức, thực hiên công việc tốt, có có uy tín đối với tập thể nhà trường giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn và chịu trách nhiệm về chuyên môn của tổ mình trước ban giám hiệu nhà trường. - Tham mưu với hiệu trưởng thành lập ban chuyên môn của trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 03 tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Xây dựng qui chế làm việc của chuyên môn. Tăng cường vai trò của tổ trưởng và tổ phó chuyên môn. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và hoạt động chuyên môn của nhà trường qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT - GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của nhà trường. 2. Thực hiện kế hoạch giáo dục 2.1. Nội dung Tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện đúng khung PPCT theo hướng dẫn giảm tải, theo khung thời gian 37 tuần( Học kì I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). 1.2. Biện pháp - Tiếp túc đổi mới sinh hoạt chuyên môn; tổ chức các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn tại công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá; tổ chức quản lí các hoạt động chuyên môn của nhà trường trên trường học kết nối. Mỗi tổ/ nhóm thực hiện tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kỳ; tổ chức dạy thể nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả về Phòng GD và Sở GDĐT qua diễn đàn trên mạng. - Mỗi tổ chuyên môn chọn yếu tố tích cực trong mô hình trường học mới để truyền thụ , giúp học sinh làm quen với hướng dạy học hiện đại, tích cực trong tương lai, phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới.( Mỗi tổ chọn ít nhất 01 tiết/ học kì để dạy minh họa). - Tổ chuyên môn, giáo viên lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học, các chủ đề tích hợp, liên môn, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật… - Tiếp tục dạy học Tiếng anh, kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Sở GDĐT, nhóm Anh văn năm học 2016 -2017, 2017- 2018. - Tiếp tục dạy tự chọn đối với môn Tin học tứ lớp 6 đế lớp 9. Thực hiện kiểm tra đánh giá theo quy định của GDĐT. - Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo Công văn số 5333/ BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT ngày 29/9/2014. - Tổ chức thực hiện GDHN và dạy nghề PT theo công văn số 769 /SGDĐT – GDTrH ngày 13/05/2014 về Việc hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề. Thực hiện đảm bảo HĐGD hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9. Phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Đạ Huoai làm tốt công tác dạy học nghề cho học sinh lớp 8 và một số học sinh lớp 9. - Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương theo Công văn số 5977/ BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT ngày07/07/2014. Chọn nội dung giáo dục địa phương góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của địa phương ngay trong bài dạy, còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các tiết học đã quy định trong phân phối chương trình hoặc đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ động sưu tầm tư liệu và sử dụng phương pháp tích hợp để lồng ghép các nội dung liên hệ, giáo dục về địa phương sao cho phù hợp với đặc thù nội dung môn học. Chú ý giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng tỉnh Lâm Đồng cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Thực hiện hiệu quả tư vấn tâm lí học sinh; tham gia tích cực Hội khỏe phù đổng của các cấp. - Tổ chức , chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, Hố Chí Minh. Tiếp túc thực hiện công văn số 2877/SGDĐT ngày 10/10/2016 của Sở Giáo dục về sử dụng tải liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc những nội dung tích hợp, các kỹ năng sống, hiểu biết xã hội vào những bài học, tiết học, môn học cụ thể theo chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục và thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học: Thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, nội dung các tình huống phải hệ thống, các câu hỏi cần cụ thể rõ ràng có tác dụng phát triển tư duy và kích thích được sự tò mò ham thích bộ môn của học sinh. Ra đề kiểm tra cần bám sát những nội dung hướng dẫn của ngành và đã được thống nhất ở các tổ, nhóm bộ môn. - Tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học. Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học… - Sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối… - Các tổ chuyên môn chỉ đạo cho các giáo viên cùng dạy một môn thống nhất trọng tâm chương trình từng chương, từng bài, từng học kỳ, cả năm và mỗi giáo viên phải có kế hoạch cá nhân, kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học - Đối với 3 môn Lịch sử, GDCD, NgữVăn, Anh văn, Toán có thể xây dựng kế hoạch nhóm. Tuy nhiên các nhóm có thể xây dựng chung với kế hoạch của tổ và lồng ghép sinh hoạt bộ môn trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. - Tổ chức thao giảng theo định hướng chuyên đề để giải quyết những khó khăn về chuyên môn của tổ. - Tổ chức dự giờ học tập rút kinh nghiệm trong giảng dạy và động viên các thành viên trong tổ nêu cao tinh thần tự học tự bồi dưỡng, có biện pháp giúp đỡ các giáo viên có tay nghề chưa vững vàng. - Quán triệt quy chế chuyên môn, quy định các loại hồ sơ, phổ biến qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT-BGD ngày 12/12/2011 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tăng cường công tác kiểm tra của BGH và các tổ trưởng theo quy định của nhà trường. - GV bộ môn hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho học sinh, vận dụng các phương pháp trong giảng dạy và giáo dục để thuyết phục học sinh yêu thích học bộ môn mình giảng dạy. - Tổ chức kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường theo đúng quy định của ngành. - Yêu cầu bộ phận thư viện - thiết bị báo cáo việc sử dụng ĐDDH và tham khảo tài liệu của giáo viên. - Thường xuyên lắng nghe ý kiến của phụ huynh và học sinh để điều chỉnh uốn nắn các lệch lạc của giáo viên. 1.3. Chỉ tiêu: - 100% các bộ môn hoàn thành kế hoạch thời gian năm học đúng qui định của ngành. - 100% GVCN thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động giáo dục NGLL. - Nhà trường tổ chức được ít nhất 1 hoạt động bề nổi (Đố vui để học, giải bóng đá mini hoặc giải cầu lông học sinh) nhân các ngày lễ trọng đại trong năm học. - 100% học sinh lớp 8 được học nghề phổ thông và có chứng chỉ nghề. - Số tiết dự giờ tối thiểu 18 tiết/năm/1GV (GV có thời gian đi dạy từ 3 năm trở xuống là 3 tiết/tháng). - Mỗi GV làm ít nhất 1 ĐDDH có chất lượng/năm. - Mỗi tổ chuyên môn xây dựng ít nhất 2 chuyên đề; có ít nhất 2 tiết/ môn dạy theo hướng nghiên cứu bài học (đối với những môn có từ hai GV trở lên). - Mỗi giáo viên thực hiện 1 tiết/ học kì theo hướng trường học mới( Chọn những yếu tố tích cực để thử nghiệm.) - Thao giảng ít nhất 4 tiết/ năm, trong năm ít nhất 4 bài giảng có ứng dụng CNTT và 02 tiết có sử dụng thanh tương tác Mimio. - Phấn đấu đạt GVG cấp trường 12 GV. - Phấn đấu có 04 giáo viên đạt giáo viên giỏi chủ nhiệm giỏi cấp huyện. - 100 % giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá 3.1. Nội dung: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung hướng dẫn phương pháp tự học, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý dạy học theo chủ đề và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.2. Giải pháp: 3.2.1. Với việc đổi mới phương pháp dạy học: - Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: dạy học giải quyết vấn đề, tăng cường luyện tập, thực hành,…. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Thực hiện theo công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/3/2013 và công văn số 5555//BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT, công văn số 2559/SGDĐT- GDTrH ngày 12/9/2016 của Sở GDĐT. Vận dụng giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ - kĩ thuật- toán (Sciense – technology – Engineering – Mmathematic: STEM), từng bước hướng tới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ. - Tổ chức tốt và động viên học sinh, tích cực tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm học 2017 - 2018 theo Kế hoạch số 76/PGDĐT ngày 12/9/2017 . Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật huyện Đạ Huoai năm học 2017 - 2018; Cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học theo Kế hoạch số; Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp. Tiếp tục tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng do huyện Đoàn Đạ Huoai tổ chức hàng năm. Hướng dẫn HS tham gia hiệu quả cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Lâm Đồng… - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD – BGDĐT –BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu,… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh, góp phần phát triển năng lực học sinh; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. 3.2.2. Với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá Tổ chức quán triệt trong giáo viên, học sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 12/12/2011 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội cần tăng cường ra các câu hỏi mở nhằm khắc phục lối ghi nhớ máy móc. Chấm bài kiểm tra phải nhận xét, đánh giá công bằng, khách quan, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn tiếng Anh, đảm bảo kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ ). Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh cuối năm. 2.2. Hoạt động học + Về rèn luyện hạnh kiểm Nội dung - Giáo dục học sinh tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Phổ biến nội qui nhà trường, nhiệm vụ của học sinh và chú ý cho học sinh nắm được các điều cấm của học sinh theo điều lệ nhà trường phổ thông để học sinh hiểu được ngay từ đầu năm học. - Xây dựng và chấn chỉnh kỷ cương nề nếp học tập của học sinh. Đây là một yếu tố hết sức cần thiết tạo tiền đề nâng cao chất lượng học tập. Biện pháp - Đẩy mạnh công tác kết hợp GĐ - NTr - XH để giáo dục nhân cách cho học sinh. Kịp thời điều chỉnh uốn nắn các sai sót, lệch lạc của HS. - Mỗi giáo viên bộ môn ngoài việc truyền đạt kiến thức phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bám sát lớp mình phụ trách, kết hợp với tổng phụ trách, GVBM và phụ huynh học sinh có biện pháp giáo dục hiệu qủa..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Bản thân mỗi giáo viên phải tu dưỡng rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chỉ tiêu - Hạnh kiểm: 100% từ trung bình trở lên trong đó: Tốt - khá trên > 95%, không có học sinh nào xếp loại yếu. + Về học tập Nội dung - Nâng cao chất lượng đại trà. - Tăng cường chất lượng mũi nhọn. - Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn và phương pháp học tập cho HS. - Nâng cao tỷ lệ duy trì sỹ số, hạn chế tối đa học sinh lưu ban, bỏ học. Biện pháp - Giáo viên bộ môn kết hợp trong giờ dạy hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập bộ môn ở trường và ở nhà. - Trong giảng dạy phải tác động được 3 đối tượng học sinh. - Tổ chức kiểm tra 1 tiết, thi HK nghiêm túc để tạo sự công bằng trong học tập và giúp HS rèn luyện học tập tốt hơn. - BGH, tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu hình thức kiểm tra 1 tiết, học kỳ để đảm bảo chất lượng chung cho toàn trường. - Nắm chất lượng của học sinh với việc giảng dạy của giáo viên. - Hoạt động sinh hoạt đầu tuần của đội tập trung vào nội dung hoạt động vui để học. - Các tổ chuyên môn hệ thống kiến thức trọng tâm cần khắc sâu kết hợp với tổng phụ trách đội cải tiến sinh hoạt chào cờ. Chỉ tiêu: + Duy trì sĩ số:. 99%. + Hạnh kiểm: Tốt, khá: >95%. Không có HS xếp loại yếu + Học lực: Giỏi >11%, Khá >30%, TB + Lên lớp thẳng:. 49%, Yếu. 90%, lên lớp sau thi lại. 10%. 98%.. + Tỉ lệ TN THCS: 100%. + HSG bộ môn cấp trường: > 8;. Cấp huyện: > 2;. Cấp tỉnh:. 1. + 100% HS lớp 8 có chứng chỉ nghề phổ thông. + Phấn đấu có sản phẩm dự thi Sáng tạo TTNNĐ, Khoa học kĩ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống. 2.3. Chuyên đề - Mỗi chuyên đề cử một đồng chí trong tổ có kinh nghiệm chịu trách nhiệm phần nội dung soạn thảo kết hợp trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được khảo sát. - Căn cứ vào điều kiện hiện tại của nhà trường, địa phương và học sinh các tổ xây dựng các chuyên đề chuyên sâu bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền. Chỉ tiêu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mỗi tổ chuyên môn thực hiện 2 chuyên đề/năm, đăng kí chuyên đề với nhà trường. 2.4. Hoạt động ngoại khoá Nội dung - Tăng cường các hoạt động ngoại khoá về chuyên môn nhằm bổ sung kiến thức mà giờ chính khoá chưa đáp ứng được, đồng thời tạo cho HS yêu thích và say mê tìm hiểu kiến thức khoa học. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu sâu về chuyên môn. - Tổ chức thực hiện tốt môn HĐNGLL. - Tổ chức hoạt động dạy tự chọn. - Tổ chức dạy nghề cho học sinh khối 8 - Tổ chức dạy môn hướng nghiệp cho HS khối 9. - Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh khối 8,9. Biện pháp - Xây dựng lịch thực hiện HĐNGLL trong nhà trường. - Xây dựng lịch thực hiện môn học tự chọn cho các khối lớp. - Định hướng việc thực hiện chương trình tự chọn của trường đối với các khối lớp. - Các GVCN kết hợp tổ chức tốt HĐNGLL, tổ chức ngoại khoá. Chỉ tiêu: - Thực hiện đảm bảo 100% các nội dung trên. - Học kỳ I tổ chức ngoại khoá vào tháng 11 - Học kỳ II tổ chức ngoại khoá vào dịp 26/3. 2.5. Chống lưu ban, bỏ học Nội dung - Lưu ban là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học của học sinh, đây là một vấn đề mà Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. - Để chống được hiện tượng này phải kết hợp 3 môi trường: GĐ - NTr - XH để theo dõi kịp thời vấn đề học tập của học sinh, từ đó có biện pháp thích hợp. - Tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn, Đội xây dựng chương trình hành động tạo hứng thú cho học sinh ham thích đến trường. Biện pháp - Mỗi giáo viên bộ môn phải phát hiện kịp thời học sinh bỏ học và có biện pháp giúp học sinh xóa được các lỗ hổng kiến thức và từ đó khẳng định mình trong học tập. - Tổ chức phụ đạo cho học sinh ngoài giờ học chính khoá. Có thể tổ chức cho các em học sinh khá, giỏi kèm cặp các em có học lực yếu, kém tuỳ theo cách tổ chức của giáo viên bộ môn. - Giáo viên bộ môn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để ngăn chặn hiện tượng bỏ học giữa chừng. Chỉ tiêu Học sinh bỏ học không quá 1%. 2.6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Mỗi giáo viên bộ môn chọn HS đủ điều kiện để bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi bộ môn mình phụ trách. - Nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường theo các môn quy định của ngành. Biện pháp - Tổ chức thi học sinh giỏi tuần 3 tháng 10. - Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8 và 9 từ tháng 9 để chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện - Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi các khối 6,7. - Cử giáo viên tham gia học hỏi kinh nghiệm công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường chuyên Bảo Lộc. Chỉ tiêu:(Lớp 9). - Học sinh giỏi cấp trường: 08. - Học sinh giỏi cấp huyện: 03. - Học sinh giỏi cấp tỉnh: 01. 2.7. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém Nội dung - Mỗi giáo viên bộ môn có trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu kém của bộ môn mình phụ trách. Có kế hoạch và báo cáo với nhà trường về việc thực hiện. BGH lên kế hoạch phụ đạo một số môn như : Anh văn, Toán, Văn ngay từ đầu năm học. - Ngay sau khi thi chất lượng đầu năm, giáo viên bộ môn rà lại học sinh yếu kém, định hướng phụ đạo để học sinh có chất lượng thật sự đạt chỉ tiêu qui định chung theo nghị quyết của hội nghị CB-NG-NLĐ. Biện pháp - Lập danh sách học sinh yếu. - Thống nhất chương trình phương pháp dạy học sinh yếu. - Liên lạc với gia đình, tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt. - Thường xuyên báo cáo kết quả với gia đình phụ huynh học sinh để kết hợp giám sát việc học bài, làm bài ở nhà của học sinh. Chỉ tiêu: Chỉ còn 2% HS yếu sau khi thi lại. 2.8. Đầu tư cho lớp cuối cấp, đầu cấp Nội dung - Cần tập trung bồi dưỡng, phụ đạo cho lớp đầu cấp cuối cấp. - Đối với lớp đầu cấp cần lưu ý củng cố và hướng dẫn cho các em năng lực tự học, làm quen với phương pháp dạy học tích cực như hoạt động nhóm. - Quan tâm giúp đỡ các em khắc phục những kiến thức còn yếu. - Đối với lớp cuối cấp cần tập trung phụ đạo và bồi dưỡng để các em có thể tham gia các kỳ thi học sinh giỏi. Biện pháp - Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mônvvà phụ huynh để tìm ra những biện pháp giáo dục tốt nhất phù hợp với lứa tuổi học sinh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy những bộ môn như Toán, Văn, Anh…… có năng lực và có trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác phụ trách những khối lớp đó. Chỉ tiêu : Phấn đấu 100 % học sinh lớp 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp. 2.9. Chống việc dạy thêm, học thêm tràn lan - Phổ biến quy định của ngành trong việc dạy thêm và học thêm đến đội ngũ giáo viên. - Những giáo viên có tay nghề từ loại khá trở lên mới được đề nghị Phòng GD và ĐT cấp giấy dạy thêm. - Thường xuyên kiểm tra việc dạy thêm học thêm của giáo viên và học sinh. 2.10. Tổ chức các kì thi, Hội thi Nội dung: Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi, hội thi theo hướng dẫn của ngành: - Hội thi giáo viên giỏi cấp trường - Hội thi giáo án tích hợp - Hội thi ứng dụng CTTT trong dạy học - Hội thi đồ dùng dạy học cấp trường - Hội thi học sinh giỏi cấp trường. - Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên Lâm Đồng - Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh lớp 8,9 - Cuộc thi kiến thức liên môn dành cho học sinh - Kỳ thi học kì I, cuối năm… Biện pháp: - Thống nhất đáp án, biểu điểm. - Tổ chức coi thi nghiêm túc. - Đánh giá chính xác khách quan. - Công bố lịch thi trước 3 tuần. Chỉ tiêu: - Học sinh: 100% học sinh dự thi thực hiện nghiêm túc nội quy thi. - Giáo viên: 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế thi. Dự trù kinh phí cho các hội thi - Xây dựng kế hoạch cụ thể của từng hội thi. - Kinh phí cho Ban tổ chức, giám thị, giám khảo, các giáo viên, học sinh đạt giải trong hội thi(Mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017, 2018). - Làm tờ trình đề xuất Hiệu trưởng xem xét. D/ DỰ KIẾN CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TỪNG THÁNG. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM. BIỆN PHÁP. PHÂN CÔNG - Tổ chức tốt công tác ôn tập, thi - BGH lên kế hoạch phân GV lại. công thực hiện. - Tập trung học sinh biên chế lớp - Tổ chức theo hướng dẫn, PHT - TT chuẩn bị cho năm học mới. sắp xếp phòng học, buổi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 8. 9. - Ổn định nề nếp dạy và học. - Phân công chuyên môn, chủ nhiệm cho đội ngũ phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân. - Rà soát DSHS mới tuyển - đối chiếu giấy khai sinh, xác định đối tượng học sinh. - Lên kế hoạch dạy học tự chọn, cho HS đăng kí học nghề. - Phân công giáo viên tiếp tục vận động học sinh ra lớp. - Hoàn thành công tác điều tra phổ cập.. học. - BGH lên kế hoạch phân -GV, GVCN công thực hiện.. - Dạy học theo thời khoá biểu.. - BGH lên kế hoạch, phân GV công thực hiện.. - Dạy học theo thời khoá biểu. - Phổ biến, hướng dẫn làm các loại HSSS chuyên môn theo qui định. - Phổ biến lại thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo dục và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Lên kế hoạch thực hiện chuyên đề, bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu - Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ môn, triển khai viết chuyên đề của tổ , hoạt động GDNGLL - Khảo sát tay nghề đầu năm. - Triển khai viết GPHI – SKKN theo quy định - Học sinh tham gia học nghề - Triển khai cuộc thi Khoa học kĩ thuật. - BGH tổ chức thực hiện - BGH lên kế hoạch. - PHT lên kế hoạch thực - GVCN hiện. GV CN8, 9; GVTIN - Triển khai đến giáo viên chủ nhiệm. GV, NV. - PHT, TT tổ chức - PHT lên kế hoạch. - GV, HS -TT, GV. TPT. - Tổ trưởng lên kế hoạch, BGH duyeät -TT lên kế hoạch - GV. -PHT triển khai kế hoạch. - TT, GV. -GVCN triển khai,động - GVCN, HS viên học sinh tham gia lớp 8. - Hoàn thành kế hoạch chuyên môn - BGH triển khai kế hoạch - GV, HS năm học, kế hoạch Tổ CM thực hiện. -GVphụ - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi trách.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 10. 11. 12. - Tổ chức thi học sinh giỏi vòng trường. - Tham gia thao giảng chào mừng 20/10. - Dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm. - Triển khai viết SKKN, GPHI - Xây dựng kế hoạch viết chuyên đề - Chuẩn bị các điều kiện cho hội thi giáo viên giỏi cấp trường. - Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo 03 giáo viên. -Tiếp tục tư vấn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật. - Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh lớp 8,9. - Kiểm tra Hoạt động sư phạm 04 giáo viên.. - BGH lên lịch thi. -GV,học sinh dự thi - BGH chỉ đạo cho tổ CM - GV, HS kiểm tra nhận xét rút kinh - GV nghiệm, dự giờ, kiểm tra . - BGH + Tổ - BGH chỉ đạo các tổ triển CM khai viết, trường tổ chức xét duyệt - BGH + Tổ CM lên kế - GV dự thi hoạch - Các tổ CM + GVBM - TT lên kế hoạch - BGH + Tổ - PHT chỉ đạo - GVCN 8,9 - GV - PHT lên kế hoạch - GV, HS lớp 8,9 - TT lên kế hoạch - GV. - Dạy học theo thời khoá biểu - Thao giảng chào mừng 20/11 - Tổ chức chấm SKKN – GPHI - Hội giảng, hội thi GVG cấp trường - Dự giờ thăm lớp - Tự Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. -Tiếp tục phụ đạo và bồi dưỡng HS giỏi cấp huyện - Tiếp tục thực hiện các chuyên đề cấp tổ. - Tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật. -Tiếp tục tư vấn học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp huyện. - BGH tổ chức thực hiện -TT lên kế hoạch -BGH lên kế hoạch, thành lập hội đồng chấm - Dự giờ theo kế hoạch và đột xuất - BGH leân lòch vaø kieåm tra. -Dạy học theo TKB - Phân công ra đề thi học kì I - Tổ chức ôn tập, thi học kỳ I - Phoå bieán laïi qui cheá chuyeân moân veà chaám ñieåm, coäng ñieåm, xếp loại học sinh.. - BGH tổ chức thực hiện - Toå CM phaân coâng - Giáo viên ra đề cương hướng dẫn ôn tập, BGH lên kế hoạch tổ chức thi ( theo lòch ) - BGH thaønh laäp Hoäi đồng chấm, chọn sản. -GV, HS -Hội đồng chaám, GV - BGH + Toå CM - GV, HS. -TT lên kế hoạch thực -TT,GV hiện - BGH kế hoạch, GV đơn - Nhĩm GV hướng dẫn, đốc, tư vấn HS. - GV, HS -PHT,TT, GV. - HÑC. -.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> phẩm tham gia dự thi - PHT chỉ đạo, tổ chuyên - Kiểm tra việc đánh giá xếp loại, mơn chấm. -TT, GV coäng ñieåm, cập nhật sổ điểm, VNPT -PHT, TT PHT leâ n thờ i khoá bieå u - Xeùt thi ñua hocï kì I. - Lên thời khoá biểu, ổn định nề nếp bắt đầu học kỳ 2 - GV. - Dạy học theo thời khoá biểu - Tham gia thao giảng - Dự giờ thăm lớp - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện. - Tiếp tục tư vấn học sinh tham gia 1 cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng - Tiếp tục ôn luyện để tham gia dự thi Giáo viên giỏi cấp huyện. - Tiếp tục thực hiện chuyên đề cấp tổ, Nghiên cứu bài học, dạy học tích hợp, Ứng dụng CNTT. - Tiếp tục BDTX theo kế hoạch - Học sinh tham gia thi học sinh giỏi vòng huyện. - Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên - Kiểm tra HSSS giáo viên - Nghỉ tết Nguyên Đán theo lịch - Nghỉ tết Nguyên theo lịch. - BGH tổ chức thực hiện - TT triển khai, lên lịch -Theo keá trường. hoạch. của. - GVCN tư vấn, kiểm tra tiến độ. -GV,HS - GV - GV, HS. - GVCN, HS. - GVCN đạt giải cấp -GV trường tham gia -TT lên kế hoạch -TT, GV -TT lên lịch kiểm tra - Theo lịch của PGD. - GV. - PHT, TT lên kế hoạch - PHT, TT thực hiện - Thực hiện theo lịch của -GV, HS PGD, Nhóm trưởng hoàn thiện hồ sơ - BGH - thông báo thời - BGH, GV,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. - OÅn ñònh neà neáp daïy vaø hoïc trước và sau tết. - Thao giảng mừng Đảng, mừng Xuaân - Dự giờ thăm lớp - Tiếp tục Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch - Tham gia phụ đạo học sinh yếu. - Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. - Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu.. gian nghæ teát. HS. - Tổ lên kế hoạch thực - GVBM hieän - Gv - GV có học - PHT leân kế hoạch giáo sinh dự thi viên, HS thực hiện . - Theo lòch. - Tiếp tục thực hiện chuyên đề cấp - Họp Tổ bàn bạc, thống - TT, TP tổ, Nghiên cứu bài học, dạy học nhất, thực hiện tích hợp, Ứng dụng CNTT... - Kiểm tra hoạt động sư phạm 01 -PHT, TT leân lòch kieåm - TT, TP, giáo viên tra GV được kiểm tra.. 3. 4. -Dạy học theo thời khoá biểu - Tổ chức thao giảng chào mừng 8/3 và 26/3 - Tiếp tục Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch - Tiếp tục phụ đạo học sinh để nâng cao chất lượng - Học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Dự giờ thăm lớp - Tổ thực chuyên đề - Kiểm tra hồ sơ lớp 9 lần 1. - BGH tổ chức thực hiện - TT lên lịch. -GV, HS - GV. - GV thực hiện theo lịch. - GV. - Kiểm tra hoạt động SPNG 02 giáo viên - Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Tổ chức thi đồ dùng dạy học cấp trường. - TT lên kế hoạch thực - GV hiện - PHT, TT lên lịch kiểm tra - Hội đồng -Thành lập Hội đồng chấm chấm. - Ổn đinh nề nếp dạy học - Ra đề cương, ôn tập học kì II.. - BGH lên kế hoạch, đôn đốc các bộ phận, cá nhân - GVBM. - Theo lịch của PGD - BGH, tổ chuyên môn lên - GV kế hoạch dự giờ - TT lên lịch dự giờ, góp ý - 03 TT - BGH lên lịch Gv thực - VT, GVCN hiện. lớp 9.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Ra đề kiểm tra học kì II - Dự giờ thăm lớp. - Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu. - Rà soát chương trình dạy bù để kịp chương trình. - Chấm chéo bài kiểm tra ở các bộ môn. - Tổ chuyên môn tổng kết, hoàn thành Hồ sơ chuyên đề: chuyên đề nâng cao chất lượng, nghiên cứu khoa học. - Hoàn thành bồi dưỡng thường xuyên và báo cáo kết quả bồi dưỡng. - Tổ chức thi học kì I.. thực hiện, giám sát, kiểm tra.. - Tổ trưởng lên kế hoạch TT – GVBM kiểm tra trước 20/04 -TT - Họp tổ rút kinh nghiệm, hoàn thành Hồ sơ theo quy định - Họp tổ chấm điểm, báo cáo kết quả theo mẫu 2016 - TT lên kế hoạch - PHT lên lịch. 5. - Kiểm tra hồ sơ lớp 9 lần 2. VT, GVCN. - Tiếp tục ôn tập kiểm tra học kỳ II. - Tổ chức thi học kì II ở tất cả các môn.. - BGH, tổ chuyên môn và giáo viên. - Giáo viên bộ môn ra đề cương, nhà trường phân công ra đề thi, phân công coi thi, chấm thi theo qui định. - Làm hồ sơ xét tốt nghiệp cho học - Cử ban làm hồ sơ và sinh lớp 9. kiểm tra hồ sơ - Rà soát việc thực hiện chương - Tổ chuyên môn lên kế trình hoạch - Hoàn thành các loại HSSS tổ - TT lên kế hoạch khối, GV - Chấm chéo bài kiểm tra, cộng - TT lên kế hoạch và thực điểm, cập nhật sổ điểm lớn, VNPT hiện theo lịch của phòng - Ký duyệt học bạ, xét lên lớp - PHT lên kế hoạch thực - Tổng kết thi đua, tổng kết năm hiện học - Kiểm tra HSSS tổ khối, GV Xét tuyển lớp 10. 6. - Ban làm hồ sơ và BGH - Tổ CM - Giáo viên - TT, GV - HT, PHT, GVCN. BGH,TT, GV BGH kết hợp với Trường Hội đồng TH thực hiện tuyển sinh. E. Tổ chức thực hiện : Căn cứ kế hoạch chuyên môn năm học 2017 - 2018 đề nghị các đoàn thể, tổ khối, giáo viên liên quan trong nhà trường phải cụ thể hoá kế hoạch của mình và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch và nhiệm vụ được giao..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nơi nhận: - PGD, - GV,NV, -Lưu:CM.. KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×