Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De Da OLYMPIC Sinh 11 nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.15 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Đa Phúc. ĐỀ THI OLYMPIC. Năm học: 2016-2017. Môn: Sinh học 11. ---------š&›----------. Thời gian làm bài : 90 phút. Câu 1: (4,0 điểm) 1. So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3? 2. Hãy cho biết đặc điểm 2 con đường thoát hơi nước qua lá. Giải thích câu nói của nhà Sinh lý học người Nga “Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây” 3. Giải thích vì sao khi chạm nhẹ (kích thích) vào lá cây trinh nữ thì lá của chúng cụp lại và 1 lúc sau nếu không bị kích thích chúng lại mở ra? Câu 2: (1,5 điểm) 1.Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không? 2. Hãy giải thích hiện tượng: lá cây Thuốc bỏng (cây Sống đời) vào lúc sáng sớm có vị chua, nhưng vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều). 3. Giải thích vì sao cây xanh nói chung không có khả năng sử dụng nitơ phân tử (N2). Câu 3: (3,5 điểm) 1. Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/ phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi. 2. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có đặc điểm gì giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao? 3. Nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây? Giải thích. a. Người đang hoạt động thể lực (ví dụ lao động nặng). b. Phụ nữ đang mang thai. c. Người hít phải khí CO. Câu 4: (2,0 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. 1. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. 2. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. 3. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. 4. Người bị bệnh huyết áp cao có thể bị suy tim, phì đại cơ tim. Câu 5: (4,5 điểm) 1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thực vật và thú ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? 2. Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất? 3. Tại sao trong mề gà hoặc chim bồ câu khi được mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? Câu 6: (2,5 điểm) 1. Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động. 2. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn? Câu 7: (2,0 điểm) Khi nghiên cứu về các nhóm cây C3 và cây C4 người ta thu được số liệu sau: - Cường độ quang hợp: 25 mgCO2/dm3. giờ và 50 mgCO2/dm3.giờ - Tỉ lệ diệp lục a/b: 2,5 và 3,5 - Điểm bù CO2: 0 - 10 ppm và 50 - 70 ppm - Hệ số thoát hơi nước: 200g H2O/g chất khô và 400g H2O/g chất khô - Sản phẩm hữu cơ đầu tiên của quang hợp: APG và AOA - Hô hấp sáng: không có hô hấp sáng và có hô hấp sáng cao - Hoạt tính enzim RiDP- cacboxilaza cao và hoạt tính enzim PEP- cacboxilaza cao - Có hai loại tế bào tham gia quang hợp (tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch) và có một loại tế bào tham gia quang hợp (tế bào mô giậu) Hãy sắp xếp các số liệu trên vào nhóm cây C3 hay C4 cho phù hợp với các đặc điểm sinh lý của chúng.. --------- Hết ----------.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THPT Đa Phúc. HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC. Năm học: 2016-2017. Môn: Sinh học 11. ---------š&›----------. Thời gian làm bài : 90 phút. Câu 1 (4 điểm) 1. So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3? * Giống nhau: - Cùng xảy ra trong lục lạp, đều cần nguyên liệu, đều là các phản ứng oxi hóa khử có sự tham gia của nhiều loại enzim. (0,5đ) * Khác nhau: ( 1.5 điểm) Pha sáng. Pha tối. Xảy ra ở grana trong điều kiện có ánh Xảy ra ở stroma trong điều kiện có ánh sáng. sáng và cả khi không có ánh sáng. Nguyên liệu: H2O, NADP+, ADP Sản phẩm: NADPH, ATP, O2.. Nguyên liệu: CO2, NADPH, ATP Sản phẩm: NADP+, ADP, gluco và chất hữu cơ khác.. 2. Hãy cho biết đặc điểm 2 con đường thoát hơi nước qua lá. Giải thích câu nói của nhà Sinh lý học người Nga “ Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây” - THN qua cutin (bề mặt lá): vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. ( 0,25đ) - THN qua khí khổng: vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng sự đóng mở của khí khổng. (0,25đ) THN là tai họa tất yếu: (1đ) Tai họa là do lượng nước thoát ra ngoài là rất lớn do đó cây phải hút 1 lượng lớn hơn rất nhiều so với lượng nước mất đi. Môi trường có lúc thuận lợi lúc không nên việc lấy được lượng nước lớn là không dễ dàng. Tất yếu là do THN có vai trò quan trọng làm mát lá, chống nóng bảo vệ cơ thể ; tạo lực hút nước giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Nhờ THN mà khí khổng mở CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. 3. Giải thích vì sao khi chạm nhẹ (kích thích) vào lá cây trinh nữ thì lá của chúng cụp lại và 1 lúc sau nếu không bị kích thích chúng lại mở ra? Do ứng động sức trương nước của cây trinh nữ: khi va chạm vào lá thì sức trương nước của thể gối ở chét lá giảm, 1 lúc sau sức trương phục hồi lá lại mở ra. (0,5đ) Câu 2 (1,5 điểm) 1. - Vì dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển ngược chiều trọng lực, di chuyển nhanh → đòi hỏi lực cản thấp; mặt khác không phải là vận chuyển tích cực → không cần phải là TB sống; TB chết thành dày nên ống dẫn không bị phá hủy. (0,25 đ) - Còn dòng mạch rây là dòng vận chuyển xuôi dòng, sản phẩm vận chuyển là chất hữu cơ được vận chuyển đến cơ quan sử dụng, cơ quan dự trữ; di chuyển chậm thuận lợi cho trao đổi các chất; mặt khác đây là quá trình vận chuyển tích cực → phải là tế bào sống. (0,25 đ) 2. - Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khi khổng mở thực hiện quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic nên sau 1 đêm axit malic tích tụ trong lá  sáng sớm lá có vị chua. (0,25 đ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO2 lần 2 theo chu trình Canvin tạo glucôzơ  buổi chiều lá có vị nhạt (ít vị chua) (0,25 đ) 3. Nitơ phân tử (N 2) có liên kết ba rất bền vững, muốn phá vỡ liên kết ba đó cần có nguồn năng lượng lớn như hiện tượng phóng điện khi có sấm sét hoặc có enzim đặc hiệu nitrogenaza trong điều kiện kị khí và có lực khử mạnh mà phần lớn cây xanh nói chung không có đủ các điều kiện đó nên không thể sử dụng Nitơ phân tử (N2) (0,5 đ) Câu 3 (3,5 điểm) 1. (1,0đ) - Thời gian của 1 chu kì tim = 60 giây: 60 lần = 1 giây. 0,25điểm. - Tỉ lệ các pha trong 1 chu kì tim là: pha co tâm nhĩ : pha co tâm thất : pha dãn chung = 1: 3: 4 0,125điểm → pha co tâm nhĩ là 1/8 giây 0,125điểm pha co tâm thất là 3/8 giây 0,125điểm pha dãn chung là 4/8 giây 0,125điểm Vậy thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là : 1 - 1/8 = 7/8 giây 0,125điểm thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là : 1 - 3/8 = 5/8 giây 0,125điểm 2. Bề mặt trao đổi khí ở động vật: (1,0 đ) - Diện tích bề mặt lớn → Trao đổi được nhiều khí. (0,25 đ) - Bề mặt mỏng và ẩm ướt → Giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. (0,25 đ) - Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp→Tăng hiệu quả vận chuyển và trao đổi khí. (0,25 đ) - Có sự lưu thông khí → tạo sự chênh lệch nồng độ O2, CO2 để các khí này dễ dàng khuếch tán qua. (0,25 đ) 3. (1,5 đ) a. Khi hoạt động thể lực, các tế bào tiêu thụ nhiều O2, đào thải nhiều CO2 → kích thích tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của tế bào cơ thể. (0,5 đ) b. Phụ nữ đang mang thai có cường độ trao đổi chất mạnh, nồng độ O2 trong máu thấp, nồng độ CO2 cao do phải cung cấp O2 cho cả thai nhi và nhận CO2 từ thai nhi→ kích thích tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. (0,5 đ) c. Người hít phải khí CO, khí này kết hợp chặt với Hb, làm giảm khả năng vận chuyển O 2 của hồng cầu, dẫn đến nồng độ O2 trong máu giảm → gây tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể (0,5 đ). Câu 4 (2,0 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. 1. Sai. Máu chảy trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm và giàu CO2. (0,5 đ) 2. Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn nên huyết áp giảm. (0,5 đ) 3. Sai. Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn → tiêu hao nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt → tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể do đó chu kì tim ngắn hơn. (0,5 đ) 4. Đúng. Huyết áp cao trong động mạch dẫn đến việc tim phải thường xuyên co bóp mới có thể tống đẩy máu đi vào động mạch được (tức tăng sức cản, tăng gánh nặng cho tim) tim phải gắng sức lâu dài có thể dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim. (0,5 đ) Câu 5 (4,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thực vật và thú ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Khác nhau:. Điểm so sánh Răng (1 đ). Thú ăn thịt. Thú ăn thực vật. - Răng cửa nhỏ, sắc để gặm và - Răng nanh giống răng cửa. lấy thịt ra khỏi xương, Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm - Răng nanh phát triển để giữ chặt sừng ở hàm trên để giữ chặt thức ăn( cỏ). con mồi. - Răng trước hàm và răng ăn - Răng trước hàm và răng ăn thịt thịt phát triển có tác dụng nghiền lớn, cắt thịt thành các mảnh nhỏ. Răng có tác dụng cắt xé thức ăn, không có nát cỏ khi nhai. tác dụng nhai.. Dạ dày và ruột (1 đ). - Dạ dày đơn to, tiêu hóa thức ăn - Dạ dày đơn hay kép tùy loài, về mặt cơ học và hóa học. tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và - Ruột ngắn hơn, manh tràng hóa học. không phát triển.. - Ruột dài hơn. Manh tràng phát triển và có hệ vi sinh vật phong phú có tác dụng tiếp tục tiêu hóa thức ăn.. Có sự khác nhau đó là do chế độ ăn hạn hẹp của chúng: Thú ăn thịt chỉ chuyên ăn thịt chỉ cần ăn với số lượng ít thức ăn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng nhưng kiếm ăn thì khó. Thú ăn thực vật chỉ chuyên ăn các loại thực vật khó tiêu hóa, cần ăn 1 số lượng lớn thức ăn, kiếm ăn thì dễ. ( 0,5 đ) 2. Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất? Vì ở miệng và dạ dày thức ăn mới chỉ được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học, về mặt hóa học mới chỉ có lipit và cacbohidrat được biến đổi bước dầu. Phải tới ruột mới có đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học. ( 1 đ) 3. Tại sao nói mề gà hoặc chim bồ câu khi mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? Chim (gà, bồ câu...) không có răng nên khi ăn chúng thường mổ một số hạt sỏi nhỏ lẫn vào đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Những hạt sỏi này khi xuống mề dưới tác dụng của sự co bóp của cơ mề sẽ tham gia nghiền nát thức ăn. (1 đ) Câu 6 (2.5 điểm) a. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động (1,5 đ) Hướng động. Ứng động. Hình thức phản ứng của cây trước Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích từ một hướng tác nhân kích thích không định hướng. xác định. Cơ quan thực hiện phản ứng có Cơ quan thực hiện phản ứng có hình trụ tròn (thân, rễ, cành) hình dẹt (lá, cánh hoa, đài hoa...) Các kiểu: hướng đất, hướng sáng, Các kiểu như: ứng động sinh hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp trưởng, ứng động không sinh trưởng xúc. b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn? (1 đ).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu. - Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau để lá vươn theo ánh sáng → quang hợp tốt. - Hướng tiếp xúc: làm giàn, cắm gièo cho cây thân leo. ( Học sinh có thể nêu ứng dụng từ sự hướng hoá chất, hướng nước... nếu đúng vẫn cho điểm) Câu 7 (2,0 điểm) Sắp xếp như sau ( mỗi ý sắp xếp đúng được 0,25 đ) Cây C3. Cây C4. Cường độ quang hợp. 25 mgCO2/dm3. giờ. 50 mgCO2/dm3.giờ. Tỉ lệ diệp lục a/b. 2,5. 3,5. Điểm bù CO2. 50 - 70 ppm. 0 - 10 ppm. Hệ số thoát hơi nước. 400g H2O/g chất khô. 200g H2O/g chất khô. Sản phẩm hữu cơ đầu tiên của quang hợp. APG. AOA. Hô hấp sáng. có hô hấp sáng cao. không có hô hấp sáng. Enzim cacboxilaza. RiDP- cacboxilaza. PEP- cacboxilaza. Loại tế bào tham gia. tế bào mô giậu. tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch. --------Hết----------.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×