Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De kiem tra van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT VĂN BÀN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS LIÊM PHÚ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 ----------------------Năm học 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ( ĐỀ CHẴN). Điểm. Lời phê của cô giáo. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng nhất Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt gắt rằng: - Mặc kệ! ... Bấy giờ ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi . Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi! ... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? ... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ bẩm ... - Đuổi cổ nó ra! ... Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A/ Cuộc chia tay của những con búp bê B/ Cổng trường mở ra C/ Sống chết mặc bay D/ Ý nghĩa văn chương Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là a? A/ Phạm Văn Đồng B/ Vũ Khoan C/ Vũ Bằng D/ Phạm Duy Tốn Câu 3: Ai được gọi là ngài trong đoạn trích trên? A/ Thầy đề B/ Quan phủ C/ Nha lại D/ Chánh tổng Câu 4: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy A/ Thứ nhất B/ Thứ hai C/ Thứ ba D/ Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 5: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì? A. Mô tả các hiện tượng xã hội. B. Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Câu 6: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào? A. Nghị luận chính trị B. Nghị luận khoa học C. Nghị luận xã hội D.Nghị luận văn chương Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay.”? A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. B. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội. C. Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại. D. Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt. Câu 8: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì? A. Dẫn chứng B. Lí lẽ C. Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm D. Lập luận PHẦN I: TỰ LUẬN ( 8 ĐIỂM) Câu 9: Đọc kĩ lại đoạn trích trên ( Phần I.1) và nhận xét thái độ của viên quan phụ mẫu bằng một câu văn? Câu 10: Đặt 2 câu chủ động và chuyển đổi thành câu bị động ( một câu có từ bị và một câu có từ được) Câu 11: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: "Uống nước nhớ nguồn". Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD & ĐT VĂN BÀN TRƯỜNG PTDTBTTHCS LIÊM PHÚ. -----------------------. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu hỏi Đáp án Thang điểm. 1 C 0,25. 2 D 0,25. 3 B 0,25. 4 C 0,25. 5 C 0,25. 6 D 0,25. 7 B 0,25. 8 C 0,25. PHẦN I: TỰ LUẬN ( 8 ĐIỂM). Câu 9 10. 11. Đáp án Học sinh có thể nhận xét bằng nhiều cách xong cần làm nổi bật ý: Quan phụ mẫu thờ ơ vô trách nhiệm trước nỗi khổ của người dân. Học sinh đặt 2 câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động: Ví dụ 1/ Cô giáo khen Nam. => Nam được cô giáo khen. 2/ Cô giáo phê bình Nam. => Nam bị cô giáo phê bình. * Yêu cầu chung: - Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng, không mắc lỗi thông thường. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ. - Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài: (3 điểm) * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Khi uống nước phải biết nhớ tới nguồn, - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống " Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn. Thang điểm 1 điểm. 1 điểm 1 điểm. 1 điểm. 0, 5 điểm. 2 điểm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chứng và lý lẽ) - Lòng biết ơn được thể hiện trong quá khứ: qua các câu ca dao( Dẫn chứng) - Lòng biết ơn được thể hiện trong cuộc sống hiện tại: - Trong gia đình: Việc thờ cúng tổ tiên. - Trong xã hội: + Tổ chức lễ hội hàng năm tưởng nhớ những người đi trước những người có công…. Như ngày giỗ tổ Hùng Vương, Ngày hội Gióng… + Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. ( Dẫn chứng) + Các hình thức thăm hỏi động viên: gia đình TBLS, các thầy cô giáo.... nhân các ngày lễ ( Dẫn chứng ) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn 0,5 điểm giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên 3. Kết bài: 1 điểm - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×