Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ly 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.81 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG TRUNG ***. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Họ và tên học sinh ( hoặc nhóm học sinh) thực hiện: 1. Lê Thùy Dung – lớp 8a1 2.Phạm Văn Mạnh – lớp 8a1. NĂM HỌC: 2016-2017. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I-Tên tình huống: Tiết kiệm điện hợp lí và hiệu quả Hôm nay trời nóng bức, nhiệt độ lên tới 38°C, ngủ trưa, An dùng điều hòa và để ở chế độ 16°C đã vậy cậu còn bựt thêm quạt điện cho mát. Một lúc sau, cảm thấy lành lạnh, An liền tắt quạt và lấy chăn đắp mà không hạ thấp nhiệt độ của điều hòa xuống. Thấy vậy, anh trai liền bảo: “Em nên để điều hòa ở nhiệt độ lớn hơn 25°C.” An bướng bỉnh: “Em thích đắp chăn cơ, mà để điều hòa ở nhiệt độ thấp thì có ảnh hưởng gì đâu anh!” Anh trai ôn tồn nói: “ Em không nên như vậy, để điều hòa ở nhiệt độ thấp không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn lãng phí điện nữa, em có biết rằng điện rất cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta và chúng ta cần tiết kiệm nó.’’ An không cãi lời anh nhưng vẫn băn khoăn chưa hiểu rõ vì sao phải tiết kiệm điện hợp lí và hiệu quả. Làm thế nào để An có câu trả lời thỏa đáng? Chúng em đã cùng nhau tìm cách giải quyết tình huống này. II-Mục tiêu giải quyết tình huống: - Điện rất cần thiết với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của con người, tiết kiệm điện tức là giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn; không chỉ vậy, tiết kiệm điện còn góp phần giúp môi trường và hệ sinh thái của chúng ta trong lành và thêm xanh. - Việc cung cấp kiến thức về điện là rất cần thiết đối với mỗi học sinh, trước tiên là để học sinh biết tiết kiệm điện rồi từ đó mỗi học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình, bà con làng xóm và lan rộng ra cả xã hội, rồi từ đó, không chỉ đất nước Việt Nam nói riêng mà cả thế giới nói chung đều biết tiệt kiệm điện. - Khi giải quyết tình huống này, chúng em được bồi đắp thêm kiến thức vềrất nhiều môn học, đặc biệt là những môn như :. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> +Môn công nghệ: Giúp ta biết điện năng là gì và nó được sản xuất như thế nào; quy trình sản xuất điện năng; cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản để sử dụng điện hợp lí để không lãng phí điện. +Môn địa lí: Giúp ta nhận biết được địa hình của nước ta rất thích hợp để xây dựng những nhà máy tạo ra điện vì có nhiều sông suối và gần biển. +Môn ngữ văn: Dùng các lời lẽ, phương pháp để thuyết minh và nghị luận về vấn đề +Môn toán: Giúp ta tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình rồi từ đó lập kế hoạch để sử dụng điện để gia đình không làm lãng phí điện +Môn vật lý: Giúp ta biết nguyên lý của dòng điện, sự huyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng. +Dựa vào môn học GDCD ta biết được các quy định của nhà nước về quản lí điện năng và sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề giáo dục trẻ em biết tiết kiệm điện năng. + Môn mĩ thuật: Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền - Chúng em còn biết vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống thực tế. Nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, biết cảm nhận về kiến thức xã hội cũng như tạo cho mình trách nhiệm hơn với cuộc sống. III-Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống, chúng em tìm hiểu xem vấn đề liên quan đến những môn học nào, chúng em còn liên hệ với tình trạng sử dụng. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> điện của địa phương rồi từ đó tìm những phương pháp khả thi dễ thực hiện để tiết kiệm điện một cách hiệu quả. VI- Giải pháp giải quyết tình huống: Chúng em xin trình bày thứ tự những việc cần làm để giải quyết tình huống: -Tìm hiểu điện năng là gì và nó được sản xuất như thế nào -Vai trò của điện năng đối với đời sống -Thành lập nhóm tiến hành tìm hiểu việc sử dụng điện của các trường học và các hộ dân trong xã. -Tìm hiểu, tra cứu những phương pháp tiết kiệm điện tối ưu rồi tổng hợp lại và rút ra những biện pháp thích hợp nhất. -Kết hợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền về chủ đề tiết kiệm điện. V- Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Bạn đã từng đặt ra cho mình câu hỏi: “ Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có điện?” chưa? Trong thời đại phát triển như hiện nay thì chỉ một ngày không có điện thôi sẽ làm nảy sinh ra rất nhiều vấn đề như không thể làm việc, không check mail, không online, không truy cập tin tức, không sạc pin điện thoại, không sóng wifi, không xem tivi, không ủi đồ…. Dẫu chỉ là những khoảnh khắc mất điện rất ngắn, cũng đủ làm trì trệ biết bao việc, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt đời thường. Thế ta mới biết rằng, điện vô cùng cần thiết với cuộc sống của con người, nó góp phần giải phóng sức lao động, năng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống. Có lẽ các bạn đã từng nghe qua hoặc xem trên ti vi, máy tính về vụ mất điện tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới xảy ra. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tại phía bắc và đông bắc Ấn Độ trong hai ngày 30-31/7/2012, với 620 triệu người, tương đương với 9% dân số thế giới, bị ảnh hưởng. Vùng màu đỏ đậm trong bản đồ mất điện trong hai ngày, màu đỏ nhạt mất điện trong một ngày. Lý do được đưa ra là hệ thống điện lưới quá tải. ( dưới đây là hình vẽ minh họa). Theo môn công nghệ, chúng biết được rằng điện năng là năng lượng của dòng điện(công của dòng điện). Điện mà chúng ta dùng ở nhà, ở lớp học, ở các nhà máy xí nghiệp… được sản xuất ra từ các nhà máy. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> điện. Trong các nhà máy điện, các dạng năng lượng như nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử… được biến đổi thành điện năng. Điện không phải tự nhiên mà có, để tạo ra điện con người phải mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xây dựng ra các nhà máy thủy điện. Học môn địa lý chúng ra biết được rằng địa hình nước ta rất thích hợp để xây dựng các nhà máy sản xuất điện vì gần biển, dễ khai thác các nguồn tài nguyên như than dầu mỏ cho các nhà máy nhiệt điện. Theo môn vật lí, ta có thể biến đổi cơ năng thành điện năng. Ứng dụng này đã giúp ích cho đời sống rất nhiều. Ở các nhà máy thủy điện, người ta biến dòng chảy của nước chảy qua tuabin thành dòng điện đến máy phát điện từ đó cung cấp cho mọi gia đình. Nhưng dòng nước chảy không phải là vô tận nên nếu ta quá lãng phí điện thì sẽ dẫn đến các nhà máy thủy điện không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó phải có các nhà máy nhiệt điện, các cối xay gió để tiếp tục tạo ra điện; nhưng cho phí cho chúng vô cùng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi gia đình, đất nước. Vì thế ta phải tiết kiệm điện. Điện có rất nhiều lợi ích. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị...trong sản xuất và đời sống xã hội. Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. Nói cách khác, sự phát triển của thế giới hiện nay một phần là nhờ điện năng. Điện có nhiều lợi ích như vậy nên rất nhiều người sử dụng nó. Do thói quen sinh hoạt, cách tổ chức làm việc và nghỉ ngơi và sự thay đổi thời tiết nên nhu cầu tiêu thụ điện năng không đồng điều theo giờ trong ngày. Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là từ 18 giờ đến 22 giờ. Vào những giờ cao điểm ấy, điện năng bị tiêu thụ là rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ. Lúc. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đó( giờ cao điểm), điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. Để hạn chế sự quá tải điện năng chúng ta cần phải hạn chế việc sủ dụng điện, chỉ sử dụng điện khi thật cần thiết. Theo quá trình tìm hiểu việc sử dụng điện ở đại phương em và các trường học trong xã, chúng em rút ra được kết luận:100% các hộ dân và trường học sử dụng điện, nhiều hộ dân và một số học sinh chưa biết tiết kiệm điện còn sử dụng điện lãng phí. Nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí điện một phần là do mọi người chưa biết được tác hại của việc không tiết kiệm điện, một số học sinh ý thức còn kém…. Ở trường học, nhiều học sinh dù trời lạnh nhưng vẫn còn hiện tượng bật quạt hay vào mùa hè, ánh sáng mặt trời đủ độ sáng để học tập nhưng học sinh lại bật đèn. Còn ở những gia đình cũng có những hành động lãng phí điện như vậy, có người bật ti vi nhưng lại để đấy không xem hay bật bình nóng lạnh cả ngày mà không tắt…. (Lãng phí điện ở trường học). 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tác hại của việc không tiết kiệm điện là rất lớn, chúng em xin trình bày cụ thể như sau: -Điều đầu tiên, việc lãng phí điện khiến các nhà máy phải làm việc nhiều hơn bình thường và thải ra nhiều khí độc hại khiến ô nhiễm môi trường: +Tác động đến môi trường vật lý: Trong quá trình sản xuất điện ở các nhà máy thì một số nước thải sẽ được thải ra sông, suối, ao, hồ; đặc biệt ở các nhà máy nhiệt điện số ước thải ra làm ô nhiễm môi trường nước là rất lớn. Tiếng ồn là đặc trưng của ngành nhiệt điện là sử dụng các máy móc, thiết bị có công suất lớn nên thường phát sinh tiếng ồn có cường độ cao: như tuabin hơi nước, máy phát điện, từ các van xả hơi nước, băng tải chuyền than, máy nghiền than xỉ... Không chỉ làm ô nhiễm tiếng ồn, các nhà máy nhiệt điện còn thường xuyên thải ra các khí độc. Khí thải của Nhà máy Nhiệt điện chủ yếu từ khu vực lò hơi có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2, CO, NOx và bụi. Lượng khí thải này là rất lớn lên tới hàng nghìn m3/phút. Ngoài ra còn có các khí độc khác (NO, THC, hơi Pb) hợp chất hữu cơ do rò rỉ. Môi trường đất cũng bị ảnh hưởng rất nhiều: việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực. Ðất bị tác động chính do công việc đào lắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường. Xói mòn sẽ tạo ra độ lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Ngoài ra do ảnh hưởng của khí thải, nước thải của nhà máy cũng gây nên ô nhiễm đất và cây trồng. Quá trình hoạt động của nhà máy đặc biệt khu vực lò hơi thường tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> xưởng tăng cao (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt đối với sức khoẻ của người công nhân để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp. -Lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên: +Nguồn nước tạo năng lượng để phát điện +Nguồn than, dầu mỏ ở các nhà máy nhiệt điện +Điện được tạo từ năng lượng do sức người vì vậy tiết kiệm điện tức là ta đang lãng phí công sức, sức lao động -Lãng phí tiền của gia đình, đất nước: +Nếu lãng phí điện, tiền sinh hoạt của gia đình chúng ta sẽ tang nhanh làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình +Khi nguồn điện không đủ đáp ứng, nhà nước phải bỏ tiền trong ngân sách ra-một khoản tiền rất lớn để tiếp tục việc tạo ra nguồn điện đáp ứng cho đời sống -Khiến nguồn điện không được đáp ứng liên tục: Khi lãng phí điện ở nhiều nơi dẫn đến việc đường dây truyền tải điện dễ bị hỏng hóc hay không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, khiến nguồn cung cấp điện phải cắt để sửa chữa.. Tóm lại, việc không tiết kiệm điện có hậu quả ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, cuộc sống của con người. Với những tác hại như vậy chúng ta cần tiết kiệm điện hợp lí và hiệu quả. Chúng em xin đưa ra một số biện pháp tiết kiệm điện và cách sử dụng điện sao cho hợp lí như sau:. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.Tổ chức các buổi tuyên truyền giúp nâng cao kiến thức của học sinh về tiết kiệm điện. GD trẻ em ngay từ khi còn nhỏ về nhận thức sử dụng tiết kiệm điên năng ở các trường Mầm non, Tiểu học…. 2.Chúng ta nên tham gia vào một số hoạt động như: - Hưởng ứng giờ Trái Đất. ( Hình ảnh thế giới chung tay hưởng ứng giờ trái đất) - Tham gia đạp xe đạp tạo điện, vừa tiết kiệm điện lại tốt cho sức khỏe. - Thi sáng chế thiết bị tiết kiệm điện.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -Vẽ tranh cổ động. ( Học sinh hăng hái tham gia vẽ tranh) 3. Hiện nay, nhà nước và bộ giáo dục cũng tổ chức rất nhiều buổi tuyền truyền về tiết kiệm điện trong các trường học, vùng xâu vùng xa để nâng cao ý thức sử dụng điện. Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này, đã rất nhiều dự án về vấn đề được nêu ra và đã được thực hiện. Nhận thấy tình trạng lãng phí điện năng đang ngày càng gia tăng Đảng và Nhà nước đã ban hành những điều luật về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện như + Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu. + Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. + Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. + Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp. + Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.. *Các hành vi bị cấm: +Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia. +Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi. +Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. +Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> (Phó Chủ tịch CĐCTVN Trịnh Xuân Tuyên báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả). 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ( Tổ chức tuyên truyền tiết kiệm điện ở vùng cao) 4.Khi sử dụng các thiết bị điện: - Chỉ sử dụng khi cần thiết - Tắt khi không sử dụng 5.Tận dụng những năng lượng từ thiên nhiên như mặt trời giúp ta có đủ ánh sáng làm việc mà không cần bật đèn, vào những ngày trời nắng ta có thể tận dụng những luồng gió mạnh vừa mát mà tiết kiệm điện…. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> (Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời) 6.Một số cách sử dụng các thiết bị trong nhà để tiết kiệm điện hơn: -Cách sử dụng hiệu quả máy điều hòa không khí: +Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính. +Tránh mở cửa sổ trực diện hướng Đông và đặc biệt là hướng Tây. Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ so với diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng Đông và Tây, và tỷ lệ này nhỏ hơn 30% đối với hướng Nam và Bắc. +Trong trường hợp mở cửa sổ ở hướng Đông và Tây thì cần có biện pháp chống nắng như: sử dụng các dạng ô-văng, các lam che nắng; sử dụng các màn che (màn che có thể đặt phía trong hay ngoài nhưng đặt bên ngoài sẽ đạt hiệu quả tốt hơn); nên sử dụng màn che có màu sáng. +Đối với các vách hướng Đông và Tây nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách; các tòa nhà với kiểu xây dựng có hành lang bên ngoài sẽ giúp tránh việc xâm nhập nhiệt này. +Nên mua loại tốt, không nên mua loại quá cũ đã qua sửa chữa.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> +Nên sử dụng loại máy có công suất tương thích với phòng. (ví dụ phòng 20-25m2 thì công suất sử dụng thường là 1 HP) Không để thất thoát gió lạnh: làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào; hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động). +Không để các nguồn nhiệt trong phòng. +Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: ban ngày 24-250C, ban đêm (phòng ngủ) 25-270C.(ưu tiên tăng tốc độ quạt) +Tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết. +Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần). +Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp. +Dùng quạt thay cho máy lạnh. -Tủ lạnh:. +Chọn tủ lạnh có kích thước vừa phải (gia đình 4 người chọn loại 102-180 lít). +Đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm, tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt. +Lau sạch bụi bám trên dàn nóng phía sau (loại cũ) và mặt ngoài vỏ. +Gioăng (ron) cửa phải luôn kín, không bong ra. +Cài nhiệt độ các ngăn vừa phải, thường không cần mức lạnh nhất.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> +Không cho thức ăn còn nóng vào tủ. +Không để lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5mm. +Hợp lý hoá thao tác để giảm thiểu số lần mở tủ và thời gian mở cửa tủ. +Nên mua loại tủ có nhiều cửa. +Không nên mua tủ quá cũ, đã sửa lại. -Nồi cơm điện: +Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng. Sử dụng nồi cơm điện có dung tích/ công suất phù hợp. +Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn. - Quạt: +Thường xuyên vệ sinh quạt định kỳ. +Sử dụng tốc độ quạt theo nhu cầu cần thiết , nếu sử dụng tốc độ quạt ở số to nhất sẽ tốn hao điện nhất. - Máy giặt: +Giặt khối lượng đồ phù hợp với công suất máy. +Không nên chọn chế độ nước nóng, nếu thật sự không cần thiết. +Chọn chế độ “tiết kiệm” nếu máy giặt bạn dùng có chế độ này. +Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> +Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt, tránh vi khuẩn sinh sôi. +Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn... bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ... máy giặt. +Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày. +Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động. +Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ nên ngưng giặt để kiểm tra. - Bàn ủi: +Không ủi đồ vào những giờ cao điểm. +Tập trung nhiều đồ để ủi một lần (có thể ủi một lúc vào đầu tuần hoặc cuối tuần) +Khi ủi nên thực hiện ủi theo thứ tự: ủi đồ mỏng rồi ủi đồ dày sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để ủi đồ mỏng. +Khi ủi nên kiểm tra cài đặt nhiệt độ của bàn ủi thích hợp cho loại vải cần ủi. +Không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. +Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp hoạt động có hiệu quả hơn. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Máy nước nóng: +Nên sắp xếp thời gian tắm rửa bằng nước nóng của các thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện. +Nên mua máy nước nóng loại tốt có lắp bộ an toàn điện, không nên mua loại cũ đã qua sửa chữa. +Không nên cài đặt nhiệt độ nước quá nóng. +Nên dùng vòi sen lưu lượng thấp. +Nên sử dụng máy nước nóng trực tiếp thay cho máy nước nóng gián tiếp. +Có điều kiện nên sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời - Lò vi sóng: +Trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu. +Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng. +Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài. +Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này. +Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> +Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn. +Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc poly-ester vì có thể chảy mềm. Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Nên phủ đồ nấu với miếng khăn giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn. +Để nấu ăn an toàn, chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh. +Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. - Máy vi tính: +Tắt màn hình hoặc chọn chế độ ScreenSaver khi tạm dừng +Tắt máy và rút phích cắm khi không sử dụng +Nên sử dụng máy laptop hoặc sử dụng máy vi tính màn hình LCD -Ti vi, đầu máy... và các thiết bị điện tử điều khiển từ xa: +Đối với những thiết bị này nếu tắt bằng điều khiển từ xa (remote) thì thiết bị vẫn tiêu thụ điện vì vậy nên tắt bằng nút power và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm. Không nên để màn hình ti vi ở chế độ sáng quá để đỡ tốn điện. +Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Mỗi cá nhân nếu có ý thức tiết kiệm điện, dù là hành động nhỏ nhưng góp chung lại sẽ giúp cuộc sống của toàn thế giới tốt đẹp hơn.. Tắt khi không sử dụng. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tiết kiệm điện như một thói quen VI- Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Thông qua các kiến thức trên, chúng em hiểu được rằng : Điện năng rất quan trọng với cuộc sống của chúng ta, hiểu được việc tiết kiệm và sử điện đúng cách là rất cần thiết. Khi biết được tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện, mọi người sẽ cùng chung tay tiết kiệm điên, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một cuộc sống xanh. Trong các tiết sinh hoạt lớp, chúng em cùng nhau tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình từ đó xem gia đình bạn nào đang sử dụng quá nhiều điện năng, chưa biết tiết kiệm điện. Chúng em còn cùng nhau thảo luận và tìm ra những phương pháp tiết kiệm điện hợp lí để áp dụng cho gia đình mình và lan rộng ra những người xung quanh. Vì đây là vấn đề rất thực tế, được nhiều người quan tâm nên bạn nào cũng hăng hái tham gia và tích cực đóng góp ý kiến.. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà chúng em đã giải quyết trong quá trình học tập. Trong quá trình giải quyết tình huống có thể còn những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cám ơn. Phương trung, ngày 15 tháng 11 năm 2016. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×