Những nước cờ táo bạo có giúp Daiei
thóat khỏi nguy cơ phá sản?
Tân phó Chủ tịch Takashi Hirayama, thuộc công ty siêu thị Daiei lớn nhất
Nhật Bản, là một người được quý trọng bởi tính trung thực. Ông đã vui vẻ thừa
nhận rằng công ty của ông có thể sẽ bị xếp vào 1 trong số 3 công ty bán lẻ tồi nhất
thế giới.
Tất nhiên, cũng có những người không tin vào điều đó. Nhưng sự thật là Daiei
đang đứng bên bờ vực thẳm với số nợ lên tới 1,6 nghìn tỷ Yên (22 tỷ USD), hiện số
tiền phải trả lãi đã cao hơn cả doanh thu của công ty.
Những cửa hàng không hợp thời của công ty đang bị mất dần khách.
Trong tất cả số tài sản sinh lợi của mình, công ty có không ít loại tài sản chẳng
có giá trị gì. Mới đây, Daiei đã phải tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp sau khi giá cổ
phiếu giảm xuống mức thấp chưa từng thấy, cùng với hàng loạt tin đồn xấu ảnh hưởng
tới hoạt động của công ty.
Nhiều người dân Nhật Bản tỏ ý nghi ngờ không biết hiện nay Daiei có thực sự
mạnh hơn năm ngoái không khi 4 ngân hàng chủ nợ lớn đã ra tay cứu giúp Daiei thoát
khỏi phá sản. 4 ngân hàng này đã đổ 120 tỷ Yên cho Daiei và hứa sẽ cấp thêm 500
triệu nữa.
Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của 4 ngân hàng này, chắc chắn Daiei đã bị
sụp đổ từ năm ngoái. Một đối thủ cạnh tranh của Daiei là Mycal cũng gặp khó khăn
tương tự nhưng ở mức nhẹ hơn, do không được ngân hàng nào giúp đỡ đã phá sản hồi
tháng 9/2001.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Daiei sẽ nhanh chóng trở lại hồi phục,
các chủ nợ đã buộc Daiei phải thay đổi nhân sự, và đưa ra một đội ngũ mới gồm 3 nhà
quản lý rất mạnh.
Daiei đã cử những người thông minh nhất, can đảm nhất của mình nắm công
tác quản lý điều hành hoạt động của công ty, tiến hành những biện pháp mạnh mẽ để
cắt giảm chi phí đảm bảo Daiei ít nhất đạt được mục tiêu giảm nợ trong năm nay.
Trong nhóm các nhà quản lý này thì ông Hirayama là người có nhiệm vụ quan
trọng và nặng nề nhất.
Ông có trách nhiệm nâng cao doanh thu của Daiei, hiện đang giảm rất nhanh,
bằng cách cải tổ hệ thống cửa hàng và sản phẩm lỗi thời, động viên, khích lệ tinh thần
làm việc của nhân viên trong công ty.
Trong khi đó, tân Chủ tịch Kunio Takagi cũng sẽ phải cố gắng tìm ra những
biện pháp tạm thời giải quyết những khó khăn tài chính của công ty.
Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Jiro Amagai, nguyên là một quan chức của Bộ
Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, sẽ sử dụng mối quan hệ cũ của mình để vận
động sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Bước đầu, quyết tâm cải tổ công ty Daiei của cả 3 người này đã có những
thành công. Hơn 100.000 con người, kể cả các nhà cung cấp hàng hoá, đang rất tin
tưởng họ.
Nếu chương trình cải tổ không thành công, các ngân hàng liên quan tới công ty
cũng sẽ bị lung lay.
Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng ông Hirayama dường như không quá lo lắng
với nhiệm vụ to lớn của mình.
“Tất nhiên, về mặt tự nhiên thì đây là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng về mặt
tình cảm thì tôi thực sự hạnh phúc.
Tôi thích chinh phục những khó khăn”, ông tươi cười.
Điều ông phát biểu là hoàn toàn có cơ sở.
Bảy năm trước, ông là người xây dựng Torius, trung tâm thương mại lớn nhất
Nhật Bản, tại Kyushu, miền Nam Nhật Bản.
Không phải là người xa lạ với những khó khăn, ông Hirayama cũng đã từng
giúp Daiei thoát khỏi khủng hoảng vào giữa những năm 1980, khi tập đoàn này lần
đầu tiên vấp phải thua lỗ trong kinh doanh.
Vài năm sau, ông lại vực dậy UNeed, một chi nhánh của Daiei tại Kyushu. Sau
khi rời công ty Daiei, ông Hirayama đã thành lập công ty tư vấn thương mại riêng tại
Kyushu.
Thành công của ông tại UNeed đã mang lại cho ông rất nhiều khách hàng, nhất
là các nhà bán lẻ muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh trì trệ của mình.
Tháng 2/2001, trước những khó khăn chồng chất, ban lãnh đạo mới của Daiei
đã trân trọng mời ông Hirayama quay trở lại đảm nhận chức vụ phó Chủ tịch công ty.
Khi ông Hirayama rời khỏi Daiei đã khiến mọi người kinh ngạc, nhưng khi ông
trở lại, ông cũng khiến mọi người sửng sốt.
Tại sao ông lại trở lại trong khi công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất
từ trước tới nay? “Bởi dòng máu của Daiei vẫn chảy trong tôi”, ông trả lời.
Ngay khi đảm nhận chức vụ, ông Hirayama và ông Takagi đã phá vỡ nhiều
thông lệ cũ của Daiei.
Không thể thu hút được khách hàng tới các cửa hàng của mình, Daiei mạnh
dạn mời những đối thủ cạnh tranh như Fast Retailing, công ty chuyên bán lẻ mặt hàng
quần áo nổi tiếng ở Nhật Bản, và McDonald, mở cửa hàng ngay trong các siêu thị của
mình. Daiei cũng chấp nhận một chiến lược đầy mạo hiểm, bán những tài sản tốt nhất
của mình, như cửa hàng Lawson, để lấy tiền trả nợ.
Ông Hirayama biết rằng có rất nhiều người tỏ ý phản đối cách làm việc của
ông, nhưng ông thích mạo hiểm và muốn thay đổi những lề thói cũ./.