Ông chủ không bằng cấp
Xưởng cơ khí khang trang bậc
nhất đất Trường Yên (Chương
Mỹ, Hà Nội) được gây dựng từ
một chàng trai ngoài 20, mới
học hết lớp 9- Nguyễn Hữu
Năm, người vừa được vinh
danh Thợ trẻ giỏi toàn quốc
2009.
Từ chăn bò đến chế tạo ro bot
Nhà Năm theo nghề mộc. Bố và các anh đều là thợ
mộc lâu năm. Từ khi còn nhỏ xíu, Năm đã biết cầm
cưa, đục, tự tạo những món đồ chơi bằng gỗ đủ hình
thù. Lên lớp 9, Năm phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia
đình quá khó khăn, ba mẹ không lo nổi cho sáu anh
em cùng tới trường
Năm có một đam mê nữa là
nghịch đồ điện tử. Năm kể:
“Ngày bé đi chăn bò thấy
chiếc máy xúc, máy ủi mình
rất thích, cứ ấp ủ ý định làm
robot có tính năng tương tự”.
Năm tháo tung đầu video hỏng, lấy nguyên vật liệu
chế tạo robot, quên ăn, quên ngủ để thiết kế, lắp ráp,
Ảnh minh họa
Phải nghỉ học giữa
chừng là điều đáng
tiếc, song tôi không
hối hận khi chọn con
đường lập nghiệp
bằng nghề, đi lên từ
đôi bàn tay- Nguyễn
Hữu Năm
sửa chữa…con robot thứ nhất, rồi thứ hai lần lượt ra
đời…Sản phẩm thứ ba là Robot cứu nạn trong đám
cháy, Năm gửi tham dự cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu
niên, nhi đồng toàn quốc năm 2005 và giành giải
nhất.
Tháng 4/2007, xưởng sản xuất, lắp ráp, chế tạo máy
của Nguyễn Hữu Năm ra đời, khi anh 19 tuổi. Năm
ưu tiên chế tạo các loại máy phục vụ nghề mộc như
máy cuốn gầm, máy soi trục đứng, máy bào cuốn và
đục mộng vuông, máy đục thủy lực…
Các máy soi trục đứng trên thị trường do Nhật và
Trung Quốc sản xuất cánh tay đòn yếu, độ rung
mạnh. Năm chế ra chiếc máy soi trục đứng, khi kết
hợp khung máy của Đài Loan sản xuất; trục máy của
Nhật và cánh tay đòn tự cải tiến.
Máy cuốn gầm thương hiệu Hữu Năm có hệ soi phào,
tốc độ tăng lên 4.000 vòng/phút, tương đương máy
của Nhật.
Quê Năm có nghề chế biến sắn. Sắn được chặt bằng
tay rồi cho vào sấy khô thủ công - năng suất thấp,
chất lượng không đều. Năm miệt mài cả tháng trời
nghiên cứu, chế tạo máy thái sắn cỡ nhỏ có công suất
hai tấn/giờ, máy thái sắn cỡ lớn với công suất bốn
tấn/giờ, gấp 80 lần băm tay.
Cứ thế, máy bào gỗ - giúp người thợ mộc đỡ tốn công
sức, máy kéo nan mành - làm tăng năng suất mây tre
đan, giảm tối đa tai nạn… rồi máy chẻ giang, máy
sấy quay… lần lượt ra đời.
Đến nay, hơn 20 loại máy móc đã xuất xưởng, trong
đó 12 loại do Nguyễn Hữu Năm sáng chế, phục vụ
nông nghiệp, nội thất, xây dựng…
Năm mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công. Xưởng
cơ khí giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động tại địa
phương, với mức lương từ 1,3 đến 2,5 triệu/tháng.
Mới đây, dự án của Năm được Thành Đoàn Hà Nội
cho vay 90 triệu đồng phát triển sản xuất.