Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Những khó khăn trong bất động sản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.88 KB, 2 trang )

Khi thị trường chưa có chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp bất động sản chỉ còn cách “lấy ngắn
nuôi dài”: Xu hướng chung là chuyển dần từ môi giới những khu nhà lớn có giá cả hàng chục tỷ
đồng sang làm những vụ “cò con” - vài trăm triệu.
Khó khăn chồng chất
Ông Vũ Trọng Phú, Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Century cho biết, nếu như trong năm 2007,
mỗi tháng công ty của ông giao dịch được 5-6 căn nhà với giá trung bình khoảng 5 tỷ đồng/cái, thì từ đầu
năm đến nay nay, mỗi tháng công ty chỉ bán được 1-2 cái với giá không quá 2 tỷ đồng/căn nhà.
“Đây là khó khăn chung của thị trường, không chỉ với các dự án nhà ở mà cả đất thổ cư cũng rất khó bán.
Riêng với đất thổ cư, doanh nghiệp của anh cũng mong sao có giao dịch từ 1 - 2 mảnh/tháng là mừng lắm
rồi”, anh nói.
Một trong những lý do khiến thị trường nhà đất chững lại là việc Nhà nước siết chặt cho vay bất động
sản. Theo ông Phú, chính việc thắt chặt tín dụng đã tạo nên khó khăn kép cho doanh nghiệp bất động
sản.
Đó là nhà đầu tư đang có rất ít nguồn vay bất động sản, trong khi những người có tiền cũng không ai dại
gì bỏ một lúc 5-6 tỷ đồng để mua nhà, vì chưa rõ thị trường sẽ đi lên hay đi xuống. Trong khi với 5-6 tỷ
đồng đó, nếu gửi ngân hàng mỗi tháng có thể thu lãi tới cả 100 triệu đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đang “khóc dở mếu dở” vì tình trạng khan vốn. Với các doanh
nghiệp loại nhỏ chuyên môi giới, tình trạng cũng bi quan không kém khi giao dịch trên thị trường đang
nguội lạnh, số vụ giao dịch thành công ít ỏi cũng khó lòng duy trì “sự sống” cho cả doanh nghiệp.
Ông Bùi Quang Hiếu, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Vietsan cho biết, năm 2007 khi bất động sản
được mùa, các công ty kinh doanh bất động sản nhỏ đã đua nhau mọc như nấm sau mưa.
Khi thị trường thuận lợi, các điểm yếu như ngắn vốn hay không đủ năng lực kinh doanh vẫn “che đậy”
được, nhưng khi thị trường khắc nghiệt những công ty “non tay” sẽ bị đào thải ngay. Do đó, khi mà những
thuận lợi không còn nữa, đã có không ít doanh nghiệp không chịu được “nhiệt” đã phải tuyên bố phá sản.
Cũng theo ông Hiếu, thời điểm này lác đác một số văn phòng kinh doanh đã phải đóng cửa. Đa phần đây
là những doanh nghiệp loại nhỏ thành lập theo kiểu phong trào, không trường vốn để trang trải khi thị
trường khó khăn và quan trọng hơn là không tính được mức độ rủi ro của thị trường.
Theo ước tính, cứ 10 công ty bất động sản thành lập trong năm 2007 thì tới nay đã phải đóng cửa 3,4
công ty, tương ứng với tỷ lệ đóng cửa là 30-40%.
Kinh doanh kiểu “lấy ngắn nuôi dài”
Để tiếp tục bám trụ với thị trường, các doanh nghiệp nhạy bén đều đã tìm cách xoay trở trong chiến lược


kinh doanh của mình.
Các công ty bất động sản trường vốn lâu nay vẫn theo đuổi đầu tư các dự án, nay có thể chuyển sang
các dự án nhỏ hoặc môi giới đầu tư. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có cơ ngơi làm việc khang trang với
những văn phòng trung tâm lớn đang làm môi giới nhà đất, dự án thì nay buộc phải chuyển sang “chiêu”
cho người nước ngoài thuê hoặc cho thuê văn phòng, bởi họ biết rằng, dù thị trường bất động sản có
chững thì nhu cầu thuê nhà, văn phòng vẫn luôn luôn sốt.
Còn các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn thì giải pháp mà họ lựa chọn để thích ứng với biến đổi của thị trường là
chuyển dịch dần từ làm môi giới nhà lớn sang nhà nhỏ từ 500 triệu tới tới trên dưới 2 tỷ đồng.
Theo ông Hiếu, đây là cách cầm cự của các doanh nghiệp mà người ta vẫn thường gọi là “lấy ngắn nuôi
dài” trong khi đợi thị trường ấm lên. Và theo ông biết, đây là giải pháp tốt nhất và đã có rất nhiều doanh
nghiệp áp dụng nếu không muốn phải chuyển sang một nghề khác hay phá sản.
Tuy đều đã có những chuyển hướng trong chiến lược kinh doanh, song các doanh nghiệp bất động sản
đều vẫn đang hoạt động chật vật và chờ đợi thị trường ấm lên. Theo dự đoán của các chuyên gia, ít nhất
thì cũng phải đến giữa năm 2009, thị trường mới mong có sự đảo chiều và ấm dần trở lại.
“Nếu nhà nước rộng tay hơn, thị trường sang năm sẽ ấm lên một chút, nhưng cũng sẽ chỉ ở mức độ
tương đối chứ không thể rầm rộ như năm 2006 hay 2007”, ông Hiếu kỳ vọng.
Để “cứu” thị trường, theo đề xuất mới đây của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Nhà nước
nên thành lập một quỹ huy động vốn bằng những hình thức như phát hành trái phiếu.
Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư, cơ cấu lại các
khoản vay trung và dài hạn và tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi có
được những tín hiệu tích cực, tốt nhất các doanh nghiệp bất động sản vẫn phải tìm cách tự “cứu” lấy
mình.

×