Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.78 KB, 17 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là cơ sở đầu tiên của sự phát triển nhân cách. Trẻ em là
những công dân của thế giới ngày mai và cũng là niềm vui, niềm tự hào của mỗi
con người chúng ta. Vì thế việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm
khơng chỉ đối với gia đình và nhà trường mà là của tồn xã hội. Chính vì vậy mà
chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo
ra những con người phát triển tồn diện. Khơng những thế mà cịn hình thành
cho trẻ những cái hay, cái đẹp và biết tạo ra những cái đẹp ở xung quanh, hình
thành, cũng cố, phát triển và mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh.
Khám phá khoa học có vai trị tích cực trong sự phát triển nhận thức của trẻ.
Giúp trẻ được thực hành trải nghiệm, được hoạt động cùng nhau, hợp tác, chia
sẻ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động
nhóm có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thơng minh, khả năng suy nghĩ
và sự giao tiếp tích cực của trẻ.
Khám phá khoa học tạo được sự hứng thú, kích thích sự tị mị tự nhiên của
trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ nhận thức được mọi sự vật luôn thay đổi và
sự thay đổi này liên quan đến nhau. Ta thử hình dung, nếu tâm hồn trẻ thơ thiếu
đi sự tiếp xúc thế giới xung quanh, thiếu sự khám phá khoa học thì làm sao có
thể phát triển ở trẻ cảm xúc và có thái độ thân thiện với môi trường xung quanh,
mong muốn tham gia và cảm nhận được về môi trường thiên nhiên và môi
trường xã hội. Trẻ biết yêu quý, chăm sóc cỏ cây hoa lá, con vật, biết giữ gìn đồ
dùng, đồ chơi, biết yêu quý kính trọng mọi người, thương yêu nhường nhịn bạn.
Ngoài ra khám phá khoa học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ
miêu tả và giải thích những gì trẻ khám phá được.
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta được biết việc khám phá khoa học là một hoạt động giúp trẻ
mầm non khám phá thế giới xung quanh mình thơng qua việc tiếp xúc với mơi
trường xung quanh, để từ đó trẻ khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung
quanh và có thái độ tích cực với mơi trường.
Khám phá khoa học bao gồm các kỹ năng tư duy, quan sát, suy luận, dự
đoán, phân loại, đo lường, trải nghiệm...bởi vì mơi trường cho trẻ hoạt động là


nơi có nguồn thơng tin phong phú, khuyến khích trẻ hoạt động, và có ý nghĩa
giúp trẻ tìm tịi, khám phá, những điều mới lạ của trẻ trong cuộc sống để từ đó
kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Khám phá khoa học tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội các biểu tựơng khái quát
về sự vật hiện tượng, hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
chúng. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học một cách đúng đắn, trẻ
không những lĩnh hội tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh, mà còn học
1


được cách thức tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá bản chất của sự vật, hiện
tượng trong môi trường xung quanh. Nhờ đó các q trình tâm lý, các phẩm chất
trí tuệ và ngơn ngữ của trẻ ngày càng phát triển và hồn thiện. Chính q trình
nhận thức thế giới khách quan đó tạo điều kiện để phát triển thể chất, thẩm mỹ,
đạo đức và lao động cho trẻ. Góp phần tích cực cho trẻ lĩnh hội những tri thức
sau này.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, tuy nhận thức của trẻ chưa cao nhưng từ
khi trẻ mới chập chững bước đi, trẻ đã có nhu cầu tiếp xúc về thế giới xung
quanh. Trẻ thích được hoạt động với đồ vật, đồ chơi, tiếp xúc với thiên nhiên cỏ
cây hoa lá... thích tiếp xúc giao lưu với người lớn, thích tìm hiểu về bản thân,
mọi người trong gia đình và xã hội.
Từ nhận thức trên, đúng thế giới xung quanh là cả một kho tàng đa dạng
phong phú chứa đựng những điều lý thú, những ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên.
Để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú và thể hiện được tính chủ
động, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tịi về thế giới xung
quanh. tơi đã đi sâu nghiên cứu, tìm mọi biện pháp để giúp trẻ khám phá khoa
học một cách có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó mà tơi chọn đề tài này. "Một số
biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám
phá khoa học". Để trao đổi và rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức cho
trẻ trong trường mầm non.

2. Điểm mới của đề tài.
Các biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động khám
phá khoa học tại trường mầm non. Từ đó giúp cho giáo viên thường xun
nghiên cứu, tìm ra những điều mới lạ để vận dụng vào quá trình chăm sóc, giáo
dục trẻ theo hướng chủ động, tích cực. Ln lấy trẻ làm vị trí trung tâm trong
mọi hoạt động.
* Phạm vi áp dụng đề tài:
Căn cứ vào khả năng và điều kiện của bản thân tôi chỉ nghiên cứu một số
biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo trong giờ khám phá khoa học và tiến
hành thực hiện tại trường mầm non.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu:
Năm học 2016 – 2017 bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6
tuổi, là một giáo viên có đủ kinh nghiệm giảng dạy bản thân tơi vẫn gặp những
thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
2


Được sự quan tâm của nhà trường, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi ở góc chơi cho trẻ hoạt động đầy đủ, phong phú. Ngoài ra là giáo
viên trong lớp thấy được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học nên
bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tịi làm được rất nhiều đồ chơi, nguyên liệu phục
vụ cho việc khám phá của trẻ.
Các bậc phụ huynh hết sức nhiệt tình, ủng hộ tạo được niềm vui và tự tin
cho cô giáo.
Đa số trẻ trong lớp nhanh nhẹn, thơng minh, ham thích được khám phá.
Giáo viên ln có sự tìm tịi, sáng tạo, nhiệt tình trong giảng dạy, ln tìm
cách khắc phục những khó khăn.
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang sạch đẹp có đồ dùng, đồ chơi phục

vụ cho dạy và học, thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiều hoạt động.
* Khó khăn:
Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đã có nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu học tập
của trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Khả năng tổ chức các hoạt động cho trẻ quan sát, khám phá của giáo viên
chưa đồng đều, chưa phát huy hết khả năng nhận thức của trẻ.
Kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi, vật thật cho trẻ hoạt động còn hạn chế.
2.2. Các giải pháp:
2.2.1. Thiết kế các hoạt động ngồi trời mang tính mới lạ, hấp dẫn:
Khám phá khoa học không quá cao siêu như mọi người vẫn nghĩ, nó chỉ
đơn thuần là những hiểu biết về thế giới xung quanh. Vấn đề cần thiết ở đây là
chính người giáo viên phải tìm ra được những hoạt động khám phá phù hợp với
trẻ, kích thích được suy nghĩ của trẻ, thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động.
Để mang đến cho trẻ các hoạt động khám phá khoa học thú vị.
2.2.2.. Tạo cảm xúc:
Vào đầu hoạt động, việc tạo cảm xúc cho trẻ rất quan trọng nhằm gây hứng
thú ngay từ đầu để lôi cuốn trẻ vào đối tượng quan sát tìm hiểu, tơi đã tạo ra
nhiều hình thức khác nhau, tích hợp các mơn học khác nhau như: có thể tạo cảm
xúc bằng cách dùng trò chơi, hay câu đố, hoặc dùng tranh ảnh, mơ hình, hay bài
thơ, đoạn truyện, có khi là một bài hát, hoặc tạo một tình huống nào đó… có thể
vào bài trực tiếp một cách nhẹ nhàng, có nội dung phù hợp với đối tượng trẻ sắp
được khám phá. Tuỳ vào từng loại bài dạy và từng chủ đề, tôi lựa chọn đồ dùng,
đồ chơi, tranh ảnh, vật thật, xây dựng mơ hình, kết hợp với các thủ thuật sư
phạm, để thu hút trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái, khơng gị bó, áp đặt
trẻ.
3


2.2.3.. Hoạt động có mục đích học tập.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trẻ thông

qua học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy trong q trình tri giác của trẻ tơi lựa
chọn, vận dụng đưa vào tiết học các trò chơi sáng tạo nhằm kích thích, thu hút
trẻ muốn được tham gia hoạt động. Với trẻ điều mà làm cho trẻ tập trung nhất là
bất cứ hoạt động nào cũng cần có đồ dùng trực quan phù hợp với bài dạy, với
chủ đề và phải đảm bảo tính an tồn, tính thẩm mỹ và mang tính giáo dục cao.
a. Thử nghiệm (Gợi cảm xúc, thu hút vào hoạt động)
Trước khi cho trẻ quan sát đối tượng giáo viên có thể kể một đoạn truyện,
câu đố, bài hát hoặc trò chơi... để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động.
VD: Đề tài cho trẻ làm quen một số loại quả: Chanh, xoài, cam, nhãn.
Giáo viên cho trẻ chơi trò chơi: “Khám phá điều bí mật"
Chuẩn bị:
Một món sinh tố xồi.
Một hộp đựng chùm nhãn.
Khăn mặt đã được vắt tinh dầu cam vào.
Mời 3 trẻ lên tham gia trò chơi, khi trẻ lên tham gia vào trò chơi trẻ sẽ tư
duy và chọn cho mình một kết quả đúng sau đó nói cho cả lớp biết. Giáo viên và
cả lớp cùng kiểm tra lại kết quả và cho trẻ lấy quả mà trẻ vừa khám phá xong
đưa về nhóm của mình quan sát và cùng nhau đưa ra các ý kiến có liên quan đến
kết quả của nhóm.
b. Hoạt động khám phá:
Khi trẻ quan sát xong giáo viên mời từng nhóm nêu lên các ý kiến, từng
thành viên trong nhóm thay nhau đưa ra các ý kiến. Sau đó mời nhóm khác.
Khi các nhóm đã đưa ra các ý kiến xong giáo viên và trẻ cùng kiểm tra kết
quả của từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến khác và giáo viên cung cấp thêm
kiến thức mới ngay ở đó cho trẻ.
VD: Khi khám phá quả cam trẻ chưa phát hiện ở vỏ quả cam có tinh dầu
cam dùng để chữa bệnh ho, gội đầu, nấu rượu cam, khử mùi hôi ở tủ lạnh... giáo
viên cho trẻ lấy vỏ vắt vào nước khi lớp màng ở mặt nước xuất hiện và cung cấp
cho trẻ lớp màng nổi trên mặt nước chính là tinh dầu cam.
Để khắc sâu kiến thức, giáo viên cho trẻ tự chọn 2 đối tượng so sánh sự

giống và khác nhau dưới hình thức 2 đội, nhóm hoặc tập thể lớp.
Hai đội thi nhau đưa ra các ý kiến mà không trùng lặp với ý kiến trước, đội
nào nhiều ý kiến hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
Trong một tiết cho trẻ khám phá khoa học tôi thiết nghĩ không cần đưa
nhiều đối tượng vào một lúc mà gây nhàm chán với trẻ, kéo dài thời gian, kiến
thức nhiều trong một hoạt động sẽ gây căng thẳng cho trẻ. Vì thế cần chọn đối
tượng vừa phải và khai thác sâu kiến thức sau, đó những đối tượng khác trẻ bắt
4


gặp trẻ sẽ tự mình khám phá, so sánh hay phân loại, phân nhóm... Như vậy giúp
trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và đặc biệt tính tự lập ở trẻ.
2.2.4. Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học:
Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học là bước không thể thiếu để phát
triển nhận thức một cách có hệ thống cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động
khám phá khoa học có thể tiến hành nhiều cách khác nhau. Có khi trẻ được
khám phá bằng cách sử dụng những giác quan để tìm ra đặc điểm, tính chất của
sự vật hiện tượng, nhưng cũng có khi trẻ phải thực hiện những thí nghiệm để
biết được sự thay đổi của mọi vật xung quanh.
Ví dụ: Khám phá khoa học bằng giác quan.
Đề tài: Quả chanh. Chủ đề: Một số loại quả.
* Mục tiêu: Cho trẻ biết một số đặc điểm, công dụng của quả chanh.
* Giáo viên tiến hành các bước như sau:
- Cho cả lớp được cầm, sờ (xúc giác) vỏ quả chanh phát hiện ra rằng một số
quả chanh có vỏ nhẵn, trơn nhưng có một số quả chanh thì có vỏ sần sùi.
- Cho trẻ dùng mũi (Khứu giác) ngửi quả chanh đã bị cắt làm đơi xem có
mùi như thế nào?
- Cho trẻ dùng mắt (thị giác) để quan sát xem quả chanh còn giống với một
số quả nào khác, giống ở đặc điểm gì?
- Cho trẻ nếm (vị giác) thử xem chanh có vị như thế nào?

- Cho cả lớp tự pha cho mình một cốc nước chanh và uống thử. Sau đó trẻ
nêu ý kiến của mình.
Khám phá khoa học khơng chỉ là những hoạt động diễn ra trong thời gian
ngắn, có kết quả trong chốc lát mà cịn có những hoạt động là cả một quá trình
kéo dài 10 đến 15 ngày.

VD: Trẻ làm thí nghiệm để phân biệt quả cam, quả xồi, quả chanh
Ví dụ: khám phá khoa học diễn ra trong thời gian ngắn.
Đề tài: Đá chìm hay nổi - Chủ điểm: Cát, sỏi và nước.
* Mục đích: Yêu cầu: Trẻ biết được đặc điểm đá ln chìm trong nước.
* Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện:
5


Cho trẻ thả lần lượt 3 viên đá có độ to, nhỏ khác nhau vào cốc nước trong.
Trẻ quan sát q trình thả và nói lên điều mà trẻ nhìn thấy.

Quan sát vật chìm nổi
Ví dụ: Khám phá khoa học diễn ra trong thời gian dài.
Đề tài: Bé hiểu gì về hạt nảy mầm. Chủ đề: Cây xanh quanh bé
* Mục tiêu: Trẻ biết được sự phát triển của cây qua các giai đoạn.
* Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện:
Giai đoạn 1: Cho trẻ gieo hạt xuống đất (thời gian 1 đến 2 ngày)
Quá trình gieo hạt: Làm đất mịn nhỏ, sau đó cho trẻ gieo hạt.
Giai đoạn 2: Quan sát sự nảy mầm của hạt (thời gian 5 đến 7 ngày)
Hàng ngày cho trẻ tưới nước và quan sát khi hạt nảy mầm lên khỏi mặt đất
thành mầm xanh mới.
Giai đoạn 3: Mầm phát triển thành cây. (thời gian 10 đến 15 ngày)
Khi hạt thành mầm cây được sự chăm sóc tưới nước hàng ngày, mầm xanh
phát triển thành cây và trưởng thành đầy đủ thân, cành, lá sum suê.

Giai đoạn 4: Kết quả
Khi cây trưởng thành ra hoa, nhờ gió hoa sẽ thụ phấn tạo ra quả. Qua q
trình sinh trưởng và được chăm sóc quả lớn dần và chín.
Với những đặc thù riêng của hoạt động khám phá khoa học như vậy thì giáo
viên cần linh hoạt sáng tạo lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với chủ điểm,
với từng thời điểm khác nhau để trẻ hoạt động một cách thoải mái, hứng thú.
Ngoài ra hoạt động đó cũng cần phải xuất phát từ khả năng nhận thức của trẻ.
Cùng một lứa tuổi nhưng mỗi đứa trẻ được sinh ra trong gia đình khác
nhau, sống trong hoàn cảnh khác nhau nên khả năng, ý kiến, suy nghĩ sự sáng
tạo, phán đoán ở từng trẻ cũng có sự khác biệt, Giáo viên cần tơn trọng ý kiến
của từng cá nhân để phát huy tính tị mị và sự sáng tạo của trẻ.

6


Sự phát triển của cây
Ví dụ 6: Trẻ nhút nhát
Đề tài: Chơi với cát
* Mục tiêu: Trẻ biết tính chất của cát khơng tan được trong nước.
* Chơi các trị chơi với cát: đi trên cát, nặn tượng cát, xây lâu đài trên cát.
Cùng một đề tài nhưng đối với trẻ nhút nhát giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ
có thể chơi cùng trẻ, gợi mở để trẻ nói lên ý kiến của mình, mỗi trẻ có ý kiến
khác nhau có thể sai, có thể đúng nhưng giáo viên khơng nên bác bỏ ý kiến của
trẻ làm như vậy trẻ càng mất tự tin, càng trở nên nhút nhát hơn. Cần nhẹ nhàng,
từ từ chứng minh để trẻ tìm ra kết quả đúng.

Trẻ chơi với cát nước
2.2.5. Tạo tình huống có vấn đề:
Trẻ rất thích được trải nghiệm, được tự mình hoạt động để tìm ra kết quả
mà mình thắc mắc hay ngạc nhiên thích thú khi chính bản thân mình làm thay

đổi sự vật hiện tượng. Muốn làm cho trẻ biết thắc mắc, biết ngạc nhiên giáo viên
cần tạo ra "tình huống có vấn đề " để tăng cường sự hứng thú, thu hút sự chú ý
của trẻ đến hoạt động, giúp trẻ suy nghĩ, tư duy một cách tích cực.
Ví dụ 1: Đề tài: Cây cần gì để sống. Chủ đề - cây xanh
7


* Yêu cầu: Trẻ biết cây cần ánh sáng, không khí và nước.
* Tình huống có vấn đề: Giáo viên cho trẻ xem một cái cây bị khô héo, cô
và trẻ trị chuyện xem vì sao cây bị héo, cây cần gì để sống.
Sau đó cho trẻ làm thí nghiệm để biết cây cần ánh sáng, khơng khí và nước.

Cây cần gì để lớn lên
Ví dụ 2: Đề tài: Quả trứng. Chủ đề: Một số con vật nuôi trong gia đình.
* u cầu: Trẻ biết lịng trắng và lịng đỏ của quả trứng.
* Tình huống có vấn đề: Cho trẻ nhìn qua vỏ quả trứng và nói xem đã nhìn
thấy gì bên trong.
* Tiến hành làm thí nghiệm: Đặt quả trứng vào cốc giấm. Ngâm rửa lại
bằng nước máy, giơ quả trứng ra ánh sáng. Lúc này quả trứng mềm như cao su,
giơ ngược chiếu ánh sáng có thể nhìn xuyên qua làn da bên ngoài mà phân biệt
được đâu là lòng trắng, đâu là lòng đỏ.
Tạo ra được những tình huống gây hứng thú cho trẻ đã khó, giữ được sự
hứng thú đó trong suốt q trình hoạt động càng khó hơn. Khó nhưng khơng
phải là khơng làm được, giáo viên sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn đó bằng
cách đặt ra những “câu hỏi có vấn đề" thì chắc chắn giữ được hứng thú, kích
thích suy nghĩ và phát triển nhận thức cho trẻ.
2.2.6. Đa dạng hoá các hình thức trải nghiệm.
Khám phá khoa học khơng tách khỏi các hoạt động trong ngày, nếu tìm ra
được các hoạt động khám phá khoa học thì giáo viên nên tích hợp chúng vào
từng hoạt động phù hợp; hoạt động chung, hoạt động ngồi trời, hoạt động góc,

hoạt động chiều. Như vậy sẽ tạo cho trẻ cơ hội được khám phá khoa học mọi lúc
mọi nơi, nhận thức của trẻ cũng được phát triển một cách tự nhiên, thoải mái.
Ví dụ 1: Hoạt động chung
* Đề tài: Sự kỳ diệu của nước "Chủ đề: nước"
* Mục đích tiêu: Trẻ biết được đặc điểm của nước: không màu, không mùi,
không vị, tính chất của nước: lỏng, rắn, hơi.
8


* Tiến hành: Cho trẻ quan sát nước đang sôi để biết nước có thể bốc hơi, trở
lại thành nước khi không sôi được nữa bằng cách cho hơi nước bám vào mặt
kính và cho trẻ sờ.
Cho trẻ múc nước ra cốc và nhìn, ngửi, nếm để biết nước khơng màu,
không mùi, không vị.
Cho trẻ phát hiện ra đá lạnh vì sờ thấy lạnh và cứng biết nguồn gốc của đá
lạnh là cho nước vào khay rồi cho vào tủ lạnh, nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho
nước đông lại thành đá.
Bỏ đá vào nước đá sẽ tan ra làm cho nước mát.
Ví dụ 2: "Cây cần gì ? ". Chủ đề: Cây xanh
* Mục tiêu: trẻ biết cây cần ánh sáng, khơng khí và nước.
* Tiến hành:
Cho trẻ chia thành 5 nhóm làm thí nghiệm trên 5 cái cây được đánh giấu
theo thứ tự từ 1 đấn 5.
- Cây số 1: Để ngoài nắng, tưới nước hàng ngày.

Cây đủ nước đủ ánh sáng
- Cây số 2: Bịt kín bằng bao bóng màu đen, có tưới nước hàng ngày (chứng
minh cây không sống được nếu thiếu ánh sáng).
- Cây số 3: Bịt kín bằng bao bóng trong suốt, có tưới nước hàng ngày
(chứng minh cây không sống được nếu thiếu khơng khí)

- Cây số 4: Khơng tưới nước, vẫn để ngồi trời (chứng minh cây khơng thể
sống nếu thiếu nước)

9


Cây thiếu nước
- Cây số 5: Úp toàn thân cây bằng chiếc xơ màu đen có kht một lỗ nhỏ
sau 3 ngày cho trẻ quan sát kết quả.

Cây hướng về ánh sáng
- Cây 1: xanh tốt
- Cây 2, 3, 4: héo khô
- Cây 5: ngọn hướng về cái lỗ của chiếc xơ.
Ví dụ 3: Hoạt động góc.
* Đề tài: "Mỗi người một vị" Chủ điểm: "Bản thân"
* Mục tiêu: Cho trẻ biết chức năng của lưỡi có thể phát hiện ra các vị của
thức ăn.
* Tiến hành: Cho trẻ tự pha đường, chanh, muối, gừng vào 4 cốc nước đun
sôi để nguội khác nhau, sau đó nếm lần lượt các cốc xem có vị gì...;
2.2.7. Xây dựng một số trị chơi học tập giúp trẻ khám phá khoa học:
Các nhóm trị chơi:
* Các con vật trên trời (trên khơng)
Trị chơi 1: Trò chơi: Ai nhanh hơn.
10


Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với con vật sống trên trời để nắm được các đặc
điểm của từng con vật, dùng tình huống chơi để giúp trẻ nhận biết, phân biệt đặc
điểm của từng con vật.

Luật chơi: Trẻ chọn các con vật đúng yêu cầu, gọi tên con vật được chọn và
đưa chúng về đúng chổ của các con vật.
Tiến hành:
- Chuẩn bị: Mổi trẻ một rổ đựng tranh, lô tô các con vật, (chim Én, chim
Hải Yến, Chim sâu, Quạ, Cò bằng xốp. Đài Catsec, băng và những bài hát về
những con vật sống trên trời).
Lần 1: giáo viên có thể lần lượt đưa ra từng con vật cho trẻ quan sát và hỏi
trẻ. Mỗi con vật nhấn mạnh đặc điểm riêng của từng con, tác dụng, lợi ích của
các con vật đó.
Ví dụ: - Chim Én sống ở vùng thời tiết ấm áp.
- Chim Hải Yến sống ở vùng trời ngồi biển.
Giới thiệu tên trị chơi, cơ hướng dẫn trẻ ngồi theo hình chữ U, cơ bật băng:
“Cánh én tuổi thơ”, cơ điều khiển trị chơi, cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu
của cô:
+ Con vật sống trên trời ở ngoài biển.
+ Con vật sống trên trời ở nơi ấm áp.
+ Con vật sống trên trời ở ngoài đồng.
Lần 2: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, cho trẻ chọn con vật và đưa chúng về
đúng tổ của nó trong thời gian 3 phút. Đội nào đưa về đúng tổ được nhiều con
vật thì đội đó thắng và được tặng 1 con vật.
Lần 3: Tương tự lần chơi thứ 2, nhưng yêu cầu trẻ cõng các con vật trên mu
bàn tay, đi theo đường dích dắc đưa các con vật về tổ. Trong quá trình chuyển
khơng đi theo đường dích dắc, khơng cõng con vật trên mu bàn tay thì con vật
đó khơng được tính. Trong lượt chơi, đội nào đưa được nhiều con vật về đúng tổ
thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Trị chơi 2: Trị chơi: Ai thơng minh.
Luật chơi: Khi nghe câu đố, tiếng kêu, câu chuyện ngắn hoặc nêu đặc điểm
của con vật nào, thì trẻ chọn con vật đó ở tranh lơ tơ giơ lên và gọi tên, nói hình
dáng và ích lợi của chúng. Nếu ai chọn đúng và nói nhanh thì sẽ thắng cuộc.
Lần 1: Yêu cầu trẻ chọn con vật đẻ trứng sống trên trời, ở vùng biển hải

đảo.
Trẻ chọn con vật đó và giơ lên nói tên, đặc điểm của chúng.
Lần 2: Yêu cầu trẻ chọn các con vật chân dài, mỏ dài sống trên trời ở ngồi
đồng, nói được đặc điểm của chúng.
11


Lần 3: Yêu cầu trẻ chọn các con vật có tên gọi với con vật có trong chuyện:
“Quả bầu tiên”.
Kết thúc trò chơi giáo viên lồng giáo dục trẻ và giáo dục dinh dưỡng.
* Nhóm các trị chơi của các con vật sống dưới đất.
Trị chơi: Tìm hiểu rừng xanh.
Luật chơi: Trẻ phải nhớ được tên các con vật về đặc điểm, hình dáng, lợi
ích, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của chúng.
Chuẩn bị: Cây to, nhỏ để làm rừng, các con vật (Khỉ, Hươu, Nai, Gấu, Hổ,
Voi,...) bằng nhựa.
- Cho trẻ chơi: “Tìm hiểu rừng xanh” bằng cách cô đưa dần các con vật đi
vào rừng sâu có nhiều cây xanh che khuất, cơ đưa khuất con vật nào trẻ nói tên
con vật đó. Tìm lơ tơ và nói tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng. Nếu trẻ nào
chọn đúng, giơ nhanh, nói đúng trẻ đó sẽ thắng cuộc.
Lần 1: Trẻ gọi đúng tên các con vật sống trong rừng, biết được đặc điểm,
lợi ích của chúng.
Lần 2: Trẻ chọn đúng tranh lô tô đưa lên.
Lần 3: Trẻ chọn nhanh, đúng.
Trị chơi: Ai đốn giỏi.
Luật chơi: Trẻ lắng nghe câu đố, hoặc tiếng kêu, cô giáo vận động trẻ tìm
đúng con vật đó, nói tên gọi của con vật mà trẻ tìm được. Ai đốn nhanh, đúng
người đó sẽ thắng cuộc.
Lần 1: Cơ đưa câu đố Voi, Trâu, Bị, Mèo, Vịt,.. trẻ đốn và chọn tranh lô tô
đưa lên.

Lần 2: Cô làm tiếng kêu, vận động trẻ tìm đúng tên con vật.
Lần 3: Cơ nói đặc điểm, trẻ chọn các con vật theo nhóm.
* Động vật sống dưới nước.
Trị chơi: Ai đó nhỉ.
Luật chơi: Cơ đưa câu đố, nêu hình dáng, nơi sống của con vật. Trẻ chọn lô
tô giơ lên, trẻ biết phân loại động vật sống dưới nước theo nhóm.
Lần 1: Cơ đọc câu đố: Tơm, Cua, Cá, nói đặc điểm của nó, để trẻ nói tên
các con vật đó.
Lần 2: Trẻ chọn đúng tranh lô tô theo yêu cầu, cô xếp lô tô theo nơi ở nước
ngọt, nước mặn.
Lần 3: Cho trẻ thi nhau dán tranh các con vật, trẻ nào dán đúng, dán nhanh
trẻ đó sẽ thắng cuộc.
* Nhóm trị chơi về Thực vật.
Trò chơi: Thi tài nội trợ.
12


Luật chơi: Trẻ đi chợ mua các loại rau theo u cầu của cơ, sắp xếp được
theo nhóm các loại rau, những loại rau nấu với nhau phù hợp.
Lần 1: Sắp xếp trẻ thành 3 hàng, trong 3 phút trẻ đi chợ mua các loại rau
theo yêu cầu của cô. Đội nào mua được nhiều rau, nói đúng tên loại rau đó thì
đội đó sẽ thắng cuộc.
Lần 2: u cầu mua các loại rau mùa đơng, nói được cách chế biến từ các
loại rau đó.
Lần 3: Yêu cầu mua các loại rau mùa hè và nói được cách chế biến từ các
loại rau đó.
2. Trị chơi: Thi xem Tổ nào nhanh hơn.
Luật chơi: Trẻ sắp xếp các loại hoa đúng theo u cầu của cơ.
Đội nào sắp xếp nhanh, nói được đúng tên các lồi hoa thì đội đó thắng
cuộc.

Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.
Lần 1: Yêu cầu trẻ lấy các loại hoa theo yêu cầu của cô bỏ vào lọ. Trong
thời gian 3 phút, đội nào lấy đợc nhiều, nói được đúng tên loại hoa đội đó sẽ
thắng cuộc.
Lần 2: Cho trẻ ngồi theo hình chữ U, xếp được các lô tô theo loại hoa cô
yêu cầu.. hoa cắm bơng, hoa cắm cành, nói được tên các loại hoa đó.
Lần 3: Thi cắm hoa, trong thời gian 3 phút đội nào cắm được nhiều loại
hoa, đẹp đội đó sẽ thắng cuộc.
* Trị chơi: Làm quen với mơi trường xã hội.
1. Trò chơi: Về đúng bến.
Luật chơi: Các phương tiện về đúng bến của mình, ai về đúng bến thì người
đó sẽ thắng cuộc.
Cách chơi: Cho cả lớp chơi, mỗi trẻ phát một phương tiện, khi chơi hát một
số bài hát về luật lệ giao thông. Khi yêu cầu trẻ về đúng bến thì trẻ đi nhanh về
bến.
2. Trị chơi: Bé khéo tay.
Luật chơi: Trẻ vẽ được các phương tiện theo yêu cầu của cô. Khi nghe hiệu
lệnh trẻ chọn một phương tiện giao thông, gọi tên và gọi các bộ phận của
phương tiện đó.
Lần 1: Yêu cầu trẻ chọn lơ tơ và giơ lên.
Lần 2: Phân nhóm các phương tiện giao thông.
Lần 3: Vẽ các phương tiện giao thơng.
3. Trị chơi: Tìm bạn.
Luật chơi: Chọn đúng đồ dùng phù hợp với nghề nghiệp, nói lên lợi ích của
đồ dùng đó.
13


Cách chơi:
Lần 1: Trẻ chọn tranh lô tô về dụng cụ của bác xây dựng, cô giáo, bác thợ

may, bác nơng dân, sắp xếp theo nhóm.
Lần 2: Trẻ nói lên các công dụng của các đồ dùng khi cô đưa đồ dùng đó
lên.
Lần 3: Cho trẻ tặng quà đúng với nghề nghiệp.
Trong quá trình chơi, trẻ nào nhanh và tặng q đúng là thắng cuộc.
* Nhóm: Làm quen với mơi trường tự nhiên.
1. Trò chơi: Khám phá bầu trời.
Luật chơi: Trẻ sắp xếp và nói đúng thứ tự trong ngày, lựa chọn đúng tranh
ngày và đêm, công việc phù hợp với ngày và đêm.
Cách chơi:
Lần 1: Trẻ sắp lô tô thứ tự công việc trong ngày.
Lần 2: Theo tổ sắp xếp tranh, công việc phù hợp với ngày và đêm, tổ nào
sắp xếp nhanh, đúng tổ đó thắng cuộc.
Lần 3: Trẻ nói được đúng khi cơ sắp xếp quy luật ngày, đêm, khi có hình
ảnh mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Qua những năm thực hiện tơi nhận thấy ở trẻ đã có sự hứng thú rất rõ rệt,
trẻ tích cực hoạt động, giờ học khơng khơ khan đơn điệu như trước nữa. Trẻ tập
trung nhiều trong giờ học, kỹ năng thực hiện ngày càng nhanh hơn, trẻ chủ động
hơn trong các hoạt động, tham gia tích cực và đầy hứng thú trong giờ học, giờ
chơi cũng như hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Kết quả khảo sát trên trẻ cụ thể như sau:
Kết quả
Phỏng đoán,
Phân loại,
Năm học
Kiến thức Quan sát-so sánh
suy luận
thí nghiệm
Đầu năm
60%

65%
56%
50%
2014- 2015
Cuối năm
95%
97%
87%
96%
2015 - 2016
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Để tạo những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần:
Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ
dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và
những sự việc quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách
thích hợp.
14


Cho trẻ xem xét những nét giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện
tượng.
Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật và hiện tượng xung
quanh.
Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến
của mình.
Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì đang nhìn thấy, đang làm và phát triển
những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh.
Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình.

Phải tự tìm tịi, học hỏi để nâng cao khả năng, trình độ nghiệp vụ chun
mơn cho bản thân, tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề, tăng cường việc trao
đổi kinh nghiệm hơn nữa với bạn bè đồng nghiệp.
Tìm hiểu tạp chí, tập san, sách báo, chương trình truyền hình để tích luỹ
cho mình kiến thức về mơi trường xung quanh để xây dựng những hoạt động
khám phá khoa học đạt hiệu quả cao.
Cô giáo biết lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức các hoạt động, khuyến kích trẻ
tích cực tham gia, hướng dẫn cho trẻ khám phá khoa học một cách sinh động,
hấp dẫn nhẹ nhàng.
Cô giáo biết tạo cơ hội cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh tạo
ra các tình huống để kích thích trẻ suy nghĩ và khám phá.
Như vậy hoạt động học tập trẻ mầm non nhằm hướng tới một trong những
yêu cầu cần đạt đó là: Trẻ thơng minh, ham hiểu biết, thích tìm tịi, biết tập trung
chú ý, nhận xét đuợc đặc điểm những mối quan hệ, sự biến đổi của sự vật, hiện
tượng xung quanh có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, tổng hợp, phân
tích suy luận...). Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động góp phần to
lớn trong việc đạt tới mục tiêu này. Trong đó việc sử dụng các hoạt động thực
tiễn cho trẻ tham gia, từ đó để tiếp thu tri thức, phát hiện ra sự vận động, biến
đổi của thế giới khách quan, phát hiện ra những thuộc tính mới, những mối liên
hệ của sự vật hiện tượng mà con người không thể tri giác được. Một trong
những biện pháp dạy học đạt kết quả cao đó là phát triển nhận thức cho trẻ thông
qua khám phá khoa học.
Khám phá khoa học với những thí nghiệm bổ ích và lý thú khơng chỉ thu
hút được trẻ mà qua đó trẻ cịn được hoạt động tích cực, chủ động, trẻ “vừa học
vừa chơi” và lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn.
Tôi thiết nghĩ, các giáo viên cần sưu tầm nhiều thí nghiệm hơn nữa để đưa
vào giảng dạy, phát huy tính tích cực, khả năng tìm tịi phát triển óc quan sát và
trí tưởng tượng của trẻ. Tôi tin rằng, các giáo viên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt
15



tình và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và trang thiết bị để tiến hành
hoạt động cho trẻ khám phá khoa học đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Để góp phần vào việc tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học tôi mạnh
dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với ngành giáo dục:
Đề nghị ngành và cấp trên quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm non và hỗ
trợ, bổ sung thêm các đồ dùng, đồ chơi và một số tài liệu, tranh thơ, truyện nhằm
tạo điều kiện cho việc dạy và học được tốt hơn.
Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học hỏi các trường trong và ngoài
tỉnh.
Tổ chức nhiều hơn nữa cho giáo viên được dự các giờ dạy mẫu.
Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay cho giáo viên được nghiên cứu, tham
khảo.
* Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao
nghiệp vụ như việc làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm trị chơi, đồng dao, hị vè, thí
nghiệm mới lạ…;
Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ rút kinh
nghiệm giúp cho giáo viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và tiếp thu phương
pháp mới để đưa ra biện pháp thực hiện hoạt động khám phá khoa học cho trẻ
được tốt hơn.
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện “Nhằm
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động “Phát triển nhận thức cho trẻ thông qua
hoạt động khám phá khoa học" mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Bản thân
rất mong được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học xét để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi mang tính khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác
dạy học có chất lượng và hiệu quả tốt hơn đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, giáo
dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.


MỤC LỤC
Trang
16


1

A. PH ẦN MỞ ĐẦ U
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Giả thiết nghiên cứu

3

5. Thời gian nghiên cứu

3

6. Phương pháp nghiên cứu


3

7. Dự báo đóng góp của đề tài

3
3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học

4

1.1. Cơ sở lý luận

4

1.2. Cơ sở thực tiễn

4

2. Đánh giá thực trạng

5

2.1. Thuận lợi

5

2.2. Khó khăn


6

2.3. Kết quả khảo sát

6

3. Những biện pháp và giải pháp

6

3.1. Tạo cảm xúc

6

3.2. Hoạt động có mục đích học tập

7

3.3. Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học

8

3.4. Tạo tình huống có vấn đề

11

3.5. Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm

12


3.6. Xây dựng một số trò chơi học tập giúp trẻ khám phá khoa học

15

4. Kết quả đạt được
C. KẾT LUẬN

18
19

D. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

21

17



×