Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.76 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH TRƯỜNG MN VẠN THẠNH. Số: 2016. /KH-MNVT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vạn Thạnh, ngày 04 tháng 10 năm. KẾ HOẠCH HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 - 2017 Căn cứ Thông tư 49/2011/TT –BGD ĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học Mầm non; Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục mầm non; Trường Mầm non Vạn Thạnh xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp trường năm học 2016 - 2017 như sau: I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA HỘI THI 1. Mục đích - Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi thực hiện chương trình giáo dục mầm non; - Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự học và sáng tạo; tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; - Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục; - Làm cơ sở để công nhận các danh hiệu cao quý của nhà giáo. 2. Yêu cầu - Hội thi được tổ chức theo các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được quy định trong Chương trình giáo dục mầm non; bám sát yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các văn bản chỉ đạo của ngành. - Việc tổ chức Hội thi đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, khoa học, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, làm đồ dùng, đồ chơi và nghiên cứu khoa học chăm sóc giáo dục trẻ….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI 1. Nội dung: - Bài kiểm tra năng lực: Là bài thi viết bằng hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm; nội dung trắc nghiệm liên quan đến việc hiểu biết về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GDMN, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ trong phạm vi trong Chương trình giáo dục mầm non; những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của cấp học mầm non và của ngành. - Tổ chức hoạt động thực hành: Giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN hiện hành.(chủ đề đang thực hiện ở lớp). 2. Hình thức thi: - Thi kiểm tra năng lực: Là bài thi trắc nghiệm, kết hợp tự luận. thời gian 90 phút, thi tập trung tại điểm chính Đầm Môn. - Thi thực hành hoạt động giáo dục: Một giáo viên tổ chức 1 hoạt động học thuộc lĩnh vực đã bốc thăm theo quy định. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo dục trong thời gian ít nhất là một tuần trước thời điểm thi giảng. * Yêu cầu về giáo án: - Giáo án được trình bày theo mẫu giáo án đã quy định. - Giáo án các tiết dạy được sao làm 2 bản nộp cho ban giám khảo trước giờ dạy. III. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI 1. Đối tượng tham gia Hội thi Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường có thời gian công tác từ 2 năm trở lên. 2. Điều kiện tham gia Hội thi: - Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm, hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hoặc đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo) do giáo viên tự sáng tạo đã áp dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng viết thành báo cáo hoặc đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo) do giáo viên tự sáng tạo có hướng dẫn sử dụng. - Giáo viên tham gia dự thi phải đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên của cấp học mầm non theo qui định; có thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ liên tục từ 2 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học, được cha mẹ trẻ và đồng nghiệp đánh giá cao. IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.Thi kiểm tra năng lực : Dự kiến vào ngày 26 tháng 11 năm 2016 tại điểm chính. 2.Thi thực hành hoạt động giáo dục: Dự kiến bắt đầu ngày 21/11-30/11/2016 tại các nhóm lớp. (Nếu có gì thay đổi về thời gian sẽ có thông báo điều chỉnh) V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN DỰ THI:. 1. Đánh giá các nội dung thi - Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của Ban Đề thi. Bài thi do 2 giám khảo chấm độc lập. - Bài thực hành tổ chức hoạt động giáo dục được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định hiện hành đối với cơ sở giáo dục mầm non. Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Chênh lệch điểm giữa các giám khảo không quá 1 điểm. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Giám khảo xem xét quyết định. 2. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi. - Giáo viên đạt các yêu cầu dưới đây được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường: + Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; + Bài thi thực hành phải đạt loại giỏi theo thang điểm đánh giá. - Trong số các giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, nếu đạt các yêu cầu dưới đây thì được xếp loại Xuất sắc: + Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 9 điểm trở lên; + Bài thi thực hành phải đạt điểm xuất sắc( 20 điểm). VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: 1. Kinh phí Thực hiện theo các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa: Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 V/v quy định mức chi cho các hoạt động ngành Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 1475/QĐUBND ngày 20 tháng 6 năm 2013 V/v điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2389/QĐ-UBND. 2. Cơ cấu giải thưởng Các cá nhân đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường sẽ được trường cấp Giấy chứng nhận và được thưởng theo qui định hiện hành. VII. CÔNG TÁC TỔ CHỨC 1. Thành lập Ban tổ chức Hội thi.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban tổ chức Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp trường. - Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban tổ chức Hội thi thực hiện theo điều 09 của Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT. 2. Thành lập Ban Thư ký Hội thi Trưởng Ban Tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập thư ký. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội thi thực hiện theo điều 10 của Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT. 3. Thành lập Ban Giám khảo Hội thi - Trưởng Ban tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Ban giám khảo. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi thực hiện theo Điều 11 của Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT. - Các giám khảo có thể thống nhất nội dung trước khi gặp giáo viên trao đổi, nhận xét, nhưng không được thống nhất điểm và xếp loại. - Các giám khảo phải tuân thủ các quy định bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các thành viên trong nhà trường kịp thời phản ánh với Ban giám hiệu nhà trường để có hướng giải quyết./. Nơi nhận: - P.HT (p/hợp);. HIỆU TRƯỞNG. - Các tổ (t/hiện) - Các giáo viên (t/hiện) - Lưu: VT.. Lê Thị Minh Nguyệt.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>