Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE THI THU CHUAN BO GD MA 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT LÝ BÔN. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017 - KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN THI SỐ 2: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm). Họ và tên thí sinh: Mã đề thi 135 Số báo danh: Câu 41: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm: A. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và cố định về ranh giới theo thời gian. B. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia. C. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. D. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ. Câu 42: Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên phát triển đi trước một bước là : A. điện lực. B. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. C. khai thác và chế biến d ầu khí. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta: A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. B. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. Hướng núi chính là đông bắc – tây nam. D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 44: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về giao thông vận tải nước ta hiện nay: A. Đường hàng không chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa. B. Tất cả các thành phố trực thuộc trung ương đều có hệ thống đường sắt. C. Đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa. D. Tất cả các tuyến đường sắt ở nước ta đều có đường ray khổ tiêu chuẩn và khổ rộng. Câu 45: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về tự nhiên để đánh bắt thủy sản là do: A. ngư dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt, nhu cầu thủy sản lớn. B. có vùng biển rộng, nhiều loài tôm cá với các ngư trường lớn. C. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt ngày càng được đổi mới và hiện đại. D. có đường bờ biển dài cắt xẻ mạnh với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá. Câu 46: Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc chủ yếu là do: A. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. B. tác động của Tín Phong với độ cao địa hình. C. tác động của vĩ độ địa lí và hướng các dãy núi. D. tác động của dải hội tụ nhiệt đới và hướng địa hình. Câu 47: Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ: A. phần đất liền và thềm lục địa. B. phần đất liền và các hải đảo. C. khu vực đồng bằng, đồi núi và thềm lục địa. D. khu vực đồng bằng, đồi núi và vùng biển. Câu 48: Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng rất lớn đến việc: A. phát triển giáo dục và y tế. B. nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. C. thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. D. sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 và số liệu đã xử lý, hãy cho biết năng suất lúa năm 2007 của nước ta là (tạ/ha): A. 4,98. B. 0,498 C. 49,87. D. 35,942 Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta đạt trên 6 tỉ USD (2007) là các nước và vùng lãnh thổ: A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xin ga po. C. Trung Quốc, Đài Loan, Xin ga po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì. D. Hoa Kì, Nhật Bản. Câu 51: Vịnh biển nào của nước ta từng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: A. Vịnh Nha Trang. B. Vịnh Bắc Bộ. C. Vịnh Thái Lan. D. Vịnh Hạ Long. Câu 52: Mục đích quan trọng nhất của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta là: A. tạo ra nhiều lợi nhuận. B. sản xuất ra nhiều sản phẩm. C. đáp ứng nhu cầu tại chỗ. D. nâng cao chất lượng nguồn lao động. Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm: A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế – xã hội. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. C. Thúc đấy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. D. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 54: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc là: A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. B. gió mùa Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Nam và dải hội tụ nhiệt đới. D. gió mùa Tây Nam và frông. Câu 55: Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghi ệp tr ọng đi ểm c ủa nước ta với thế mạnh quan trọng nhất là: A. có lịch sử lâu đời. B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. C. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm. D. cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến. Câu 56: Một trong các thế mạnh về nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển : A. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông. B. cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới. C. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. D. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng. Câu 57: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất xám trên phù sa cổ. Câu 58: Cây công nghiệp chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Thuốc lá. B. Cà phê. C. Chè. D. Cao su. Câu 59: Mưa nhiều tập trung vào thu đông là đặc điểm khí hậu của khu vực: A. Duyên hải Trung Bộ B. Tây nguyên C. Đồng bằng Bắc Bộ D. Nam Bộ Câu 60: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Diệt tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Vùng Năm Năm Năm Năm 2000 2014 2000 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 212,6 1 079,6 6 586,6 6 548,5 Đồng bằng sông Cửu Long 3 945,8 4 249,5 16 702,7 25 245,6 Cả nước 7 666.3 7 816,2 32 529,5 44 974,6 Căn cứ vào bảng số liệu hoặc số liệu đã xử lý hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng: A. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2014 diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng đều giảm. B. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2014 mặc dù diện tích lúa của cả nước giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng. C. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2014 diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. D. Năm 2014 vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 1/3 sản lượng lúa cả nước. Câu 61: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho vùng Tây Nguyên thành lập các nông tr ường và vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là : A. khí hậu cận xích đạo, nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú. B. hàng vạn lao động từ các vùng khác đến tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. C. đất đỏ ba dan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. D. khí hậu cận xích đạo với mùa khô và mùa mưa rõ rệt, có sự phân hóa theo đ ộ cao đ ịa hình. Câu 62: Nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta là: A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước khá dồi dào, song có sự phân hóa theo mùa. B. Đất đai có nhiều loại khác nhau: đất phù sa, đất feralit,… C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa từ bắc vào nam và theo độ cao đ ịa hình. D. Địa hình ¾ là đồi núi và có sự phân hóa đa dạng. Câu 63: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta: A. Thành thị tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. B. Phân bố dân cư chưa hợp lí. C. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. D. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Câu 64: Đường biên giới quốc gia trên biển chính là: A. đường cơ sở. B. ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. C. ranh giới ngoài của lãnh hải. D. ranh giới ngoài của thềm lục địa. Câu 65: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về các thế mạnh và hạn chế của đồng bằng sông Hồng: A. cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất. C. tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. D. tất cả các tỉnh đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Câu 66: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong phát triển kinh tế của vùng: A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 67: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta: A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. B. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. D. Trong năm với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình < 18° C. Câu 68: Vùng biển và thềm lục địa nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc: A. phát triển tổng hợp kinh tế biển. B. phát triển du lịch biển- đảo. C. khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên. D. đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Câu 69: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là: A. nền nông nghiệp hàng hóa. B. nền nông nghiệp cổ truyền. C. nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao. D. nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta: A. An Giang, Đồng Tháp. B. Kiên Giang, Cà Mau. C. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Cà Mau, Bình Thuận. Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là : A. Tháng 11,tháng 8,tháng 10. B. Tháng 10,tháng 8,tháng 11. C. Tháng 9,tháng 8,tháng 11. D. Tháng 10,tháng 8,tháng10. Câu 72: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là: A. Long An, Tiền Giang. B. Tân An, Mỹ Tho. C. Tiền Giang, Hậu Giang. D. Vũng Tàu, Mỹ Tho. Câu 73: Hiện nay, vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên trở thành vấn đề cấp bách đối với vùng: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 74: Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có tác dụng: A. điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt. B. chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, ngăn nước mặn vào sâu trong đất liền. C. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vậy, bảo tồn các nguồn gen. D. ngăn không cho cát bay, cát chảy lấn vào ruộng đồng, làng mạc. Câu 75: Cho bảng số liệu GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ ( Đơn vị - Tỉ đồng) Năm Tổng số Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 2000 441 646 108 356 162 220 171 070 2014 3 542 101 696 969 1 307 935 1 537 197 Để thể hiện sự thay đổ quy mô và cơ cấu GDP của nước ta phân theo ngành kinh tế trong hai năm 2000 và 2014 , biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 76: Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ XUÂT- NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2012 228,3 114,5 113,8 2014 298,0 150,2 147,8 Căn cứ vào bảng số liệu và số liệu đã xử lý hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng: A. tốc độ tăng trưởng tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm 2014 so với năm 2000( lấy năm 2000=100%) là 390%. B. cán cân xuất nhập khẩu năm 2014 của nước ta là + 2,4 C. các năm nước ta trong tình trạng nhập siêu là 2000, 2005,2010. D. tỉ trọng giá trị xuất khẩu năm 2014 của nước ta là 50,4%. Câu 77: Tình trạng đáng báo động trong cơ cấu dân số của nước ta hiện nay là: A. chênh lệch cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế. B. mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh. C. mất cân bằng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. D. chênh lệch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế. Câu 78: Cho biểu đồ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014(%).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2014: A. Tỉ trọng lao động ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh hơn tỉ trọng lao động ngành Dịch vụ. B. Tỉ trọng lao động ngành Dịch vụ luôn lớn nhất. C. Tỉ trọng lao động ngành Công nghiệp – Xây dựng giảm. D. Tỉ trọng lao động ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm. Câu 79: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là: A. Nam Bộ. B. Dọc theo Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Câu 80: Cho biểu đồ. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta. B. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta. C. Diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta. D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta. ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×