Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC trường mầm non sơn ca thị trấn cát bà huyện cát hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.59 KB, 13 trang )

ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021
Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải
Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

01

Họ và tên

Đặng Thị Thu
Hiền

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công
tác (hoặc nơi
thường trú)

19/01/1992

Trường mầm
non Sơn Ca

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra


Trình độ
Chức
sáng
chun
danh
kiến (ghi
mơn
rõ đối với
từng đồng
tác giả, nếu
có)
Giáo Cử nhân
100%
viên

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp sáng tạo ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC- trường
mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát Hải. ” năm học 2020-2021
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác giảng dạy, Lĩnh vực phát
triển ngơn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, lĩnh vực phát triển
thẩm mỹ (âm nhạc và tạo hình), Lĩnh vực phát triển nhận thức( khám phá, tốn,
MTXQ), lĩnh vực phát triển ngơn ngữ (truyện, thơ, chữ cái..) của trẻ mẫu giáo 3-5
tuổi trường mầm non Sơn Ca
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm):
* Ưu điểm
- Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý
cao nhất ở trẻ.
- Nội dung truyền đạt hấp dẫn, phong phú và sinh động hơn. Những hình

ảnh tưởng chừng như rất trừu tượng, trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay bỗng trở
lên gần gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ trong đầu.
- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài ngun
giáo dục qua mạng thơng tin truyền thông internet.


- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động, hăng say phát huy tính tích cực
chủ động tham gia hoạt động.
*Hạn chế

+ Một số phần mềm được sử dụng trước đây:
- Với phần mềm Microsoft Word chỉ soạn giáo án, đánh văn bản theo chỉ đạo
của nhà trường, của chuyên môn phụ trách
- Phần mềm Microsoft PowerPoint, đây là một phần mềm dùng để soạn giáo
án điện tử trong hoạt động giảng dạy trẻ. Khi sử dụng phần mềm này trẻ rất thích
thú, tích cực hoạt động nhưng trong q trình hoạt động tơi chưa phát huy được hết
hiệu quả của nó. Chưa tận dụng được hết tính năng của phần mềm nên bài giảng
tôi đưa ra vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Việc dùng kĩ xảo, hiệu ứng trong các
phần mềm còn nhiều và không hợp lý nên nhiều lúc gây phản tác dụng, làm trẻ mất
tập trung, trẻ không chú ý vào nội dung mà tôi cần truyền tải.
- Microsoft Excel là một phần mềm tạo bảng tính và xây dựng các kế hoạch
tơi cũng mới áp dụng. Vì chưa hiểu rõ các tính năng trong phần mềm này nên khi
sử dụng cịn lúng túng, nhầm lẫn
+ Về phía trẻ
- Vì ít được học và làm quen với các hoạt động sử dụng CNTT nên nhiều trẻ
bỡ ngỡ, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong việc hoạt động học và chơi các trị
chơi ứng dụng cơng nghệ điện tử trên máy tính
+ Về phía giáo viên
- Đối với giáo viên chưa có kinh nghiệm làm quen với ứng dụng thơng tin

thì việc thiết kế bài giảng điện tử mất rất nhiều thời gian cơng sức trong việc tìm
tịi tư liệu lẫn thiết kế
- Một số giáo viên lớn tuổi chưa thành thạo về máy tính
- Một số giáo viên trẻ, mới vào nghề chưa biết cách soạn bài, thiết kế về giáo
án điện tử
- Cách lựa chọn đề tài, xử lý tình huống khi máy gặp sự cố khiến giáo viên
khó có thể hồn tồn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo ý muốn. VD
như máy tính đơi khi bị nhiễm vi rút dẫn đến mất hết tất cả dữ liệu. Hoặc có một
số tình huống khác như bị mất điện hoặc treo máy..


- Việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm
non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế vì vậy chưa phát
huy được hiệu quả tối đa của nó.
+ Về phía phụ huynh
- Một số cha mẹ học sinh vẫn cịn hạn chế trong việc sử dụng cơng nghệ
thông tin nên trẻ chưa được sử dụng CNTT một cách tốt và hiệu quả nhất
- Việc trao đổi với phụ huynh qua việc ứng dụng CNTT còn hạn chế vì nhiều
phụ huynh chưa thành thạo việc sử dụng các thiết bị có CNTT
b. Nêu các bước thực hiện giải pháp:
* Công tác tự bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chun mơn của trường.
Để nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT
vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược
lâu dài đây là cơng việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới
của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, cơng tác tự bồi dưỡng
cịn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình
mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước.
Nội dung tự bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
+ Bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trường tổ chức.(Phụ lục 1)

Ví dụ: Chủ đề là Cắt chỉnh ảnh trên photosop 7.0
Tự bồi dưỡng qua dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra bài
học cho bản thân.
Tóm lại việc tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên là yếu tố quan trọng và
quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học của lớp mình phụ trách cũng như
chất lượng của nhà trường để công việc tự bồi dưỡng này ngày càng tốt hơn. Tự
bồi dưỡng chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu, có sự tự
nguyện, tự giác của mỗi giáo viên.
* Bời dưỡng qua tài liệu, Internet.
+Đối với giáo viên
Đối với giáo viên mẫu giáo việc thực hành với màu vẽ hay các bức tranh có
nhiều chi tiết thường làm cho cơ ngại cho trẻ “ tiếp xúc” bởi lẽ trẻ có thể bị dây bẩn
màu ra quần áo, bạn có thể vào “socnhi.com” để cho trẻ vẽ tranh từ đó trẻ nhận biết
màu sắc, hình dạng, luyện nét vẽ… mà trẻ rất thích thú bởi các nội dung phong phú
đa dạng và cho phép trẻ gửi bài thi của mình (Phụ lục 2)
Bồi dưỡng qua sách “ Kiến thức tin học, tài liệu chuyên tin học 1” để có kiến
thức soạn thảo văn bản. Như cách chỉnh sửa một số lỗi trên word bạn chỉ cần nhập


từ khóa “Cách khắc phục 32 lỗi cơ bản thường gặp trong soạn thảo văn bản MS
Word”. Bạn đã có 32 cách sửa lỗi thường gặp trên word.
Bồi dưỡng qua sách “ Giáo trình photosop 7.0, thủ thuật làm ảnh động trên
photosop” để có kiến thức cắt, chỉnh sửa ảnh, làm ảnh động.
Bồi dưỡng qua mạng internet để biết cách cắt , ghép nhạc, video nhờ phần
mềm cắt, ghép nhạc và chỉnh sửa nhạc trực tuyến
Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế
các bài giảng điện tử là: giaovien.net, dayhocintel.net, Violet.vn, tailieu.vn,
songthan. info, website thietbimamnonhavu.com…
Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai
thác như Google.com.vn, Download.com.vn…Bạn có thể tìm thấy vơ số hình ảnh,

video, âm thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời để
thiết kế giáo án điện tử của bạn.
+ Một số trang Wed cho phép trẻ mầm non học thông qua Internet dành cho
phụ huynh
Điều ý nghĩa hơn là chính cha mẹ trẻ cũng có thể tham gia học tập cùng với
con em mình ở nhà, rèn kĩ năng sử dụng máy tính mà khơng cần cơ giáo hướng
dẫn tạo sự yêu thương gắn bó quan tâm với trẻ ở gia đình, trẻ được rèn luyện ở
trường và củng cố kiến thức học ở nhà cùng cha mẹ.
Chơi các trò chơi như: cửa hàng thời trang, săn số, dụng cụ nhà bếp, rắn ăn
trái cây giống trò chơi “truy tìm hạt đậu”… giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mà khơng bị
coi là lạm dụng máy tính.(Phụ lục 3)
Hay trẻ được ơn luyện kiến thức qua các trị chơi để củng cố kiến thức về tự
nhiên, xã hội, giải trí…ở các mức độ dễ đến khó để trẻ chơ đồ chơi mầm non mà
học học mà chơi theo đúng đặc điểm của trẻ mầm non.
Một số trang Web cho phép các bậc phụ huynh dạy con như: Storyplace.org,
birminghamzoo.com, pbskids.org, kidspych.org, dinodon.com, kids-space.org…..
* Nâng cao ứng dụng công nghệ thơng tin vào quá trình giảng dạy
Trước những u cầu mới đối với người giáo viên, nội dung bồi dưỡng, rất
phong phú, đa dạng. Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau trong đó có các
phần mềm như:
+ Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn,
báo cáo, kế hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Giáo viên có thể dùng để soạn
giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng
Internet.(Phụ lục 4)
+ Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các
chi phí tài chính, hoặc lưu trữ và thông kê số liệu học sinh. Excel mạnh ở điểm là


có thể đưa vào những phương pháp tính tốn, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.
(Phụ lục 5)

+ Sử dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint
Với phần mềm này chúng ta có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động:
Khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, thơ, truyện, làm quen
chữ cái, tạo hình…
- Với bộ môn khám phá khoa học:
- Môi trường xung quanh đối với trẻ vơ cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại rất tị
mị hiếu động, trẻ ln đặt ra vơ vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao
nó lại như vậy?... Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét,
âm thanh “ thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoả mãn
được thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với mơi
trường xung quanh, giáo viên khơng thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm
hay quan sát trực tiếp.
VD1: Đề tài: Khám phá một số con vật nuôi trong gia đình
- Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán,
hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô sử dụng phần mềm
powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh
“thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong
muốn.
- Mục đích :Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi… của một số con vật ni
trong gia đình . Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật nuôi. Trẻ biết phân
nhóm động vật ni theo một vài dấu hiệu. Hiểu được từ khái quát: Gia súc,gia
cầm. Có một số kỹ năng chăm sóc con vật gần gũi. Trẻ yêu q các con vật ni.
Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động học tập.
- Chuẩn bị.
+ Giáo án điện tử có hình ảnh các con vật ni trong gia đình.
+Tranh ảnh thật về các con vật ni trong gia đình.
- Tiến hành.
+ Cơ cho trẻ xem hình ảnh các con vật ni trong gia đình. Cơ kết hợp cho
trẻ vừa xem tranh vừa nghe nhạc. (Kích vào biểu tượng trên màn hình thì sẽ phát

nhạc).(Phụ lục 6)
Sau khi xem xong cô đàm thoại với trẻ
+ Cô cho cả lớp tìm hiểu về các con vật ni trong gia đình .


+ Tìm hiểu về con chó bằng cách đố câu đố. Khi nghe xong câu đố hỏi trẻ đó
là con gì? Sau khi trẻ trả lời, cho trẻ quan sát hình ảnh con chó, sau đó chỉ ra từng
bộ phận chính trên cơ thể con chó.(Phụ lục 7)
+ Tiếp theo hỏi trẻ chó thường ăn gì và nhiệm vụ của chó?
+ Sau đó cho trẻ quan sát hình ảnh thức ăn của chó trẻ máy chiếu và chó có
nhiệm vụ gì?(Phụ lục 8)
+ Sau khi tìm hiểu xong về các con vật ni . Cơ cho trẻ chơi trị chơi có tên
là “Bức tranh bí ẩn”
Cách chơi:Trẻ sẽ chọn một ơ số bất kì, trong mỗi ơ số sẽ có một câu hỏi, khi
trả lời đúng hết 4 câu hỏi trong 4 ơ số thì sẽ xuất hiện một bức tranh.
VD: Trẻ chọn ô số 1, khi nhấp nhuột vào ô số 1 thì sẽ xuất hiện một câu hỏi.
Khi trả lời đúng đáp án thì câu hỏi sẽ biến mất và sẽ xuất hiện một góc hình
của bức tranh bí ẩn.
+ Tương tự, trả lời đúng hết 4 ơ số thì bức tranh sẽ được hồn thiện.(Phụ lục
9)
VD2: Hoặc với đề tài “Gia đình của bé”
Khơng gì hấp dẫn và lơi cuốn trẻ bằng chính hình ảnh thật về gia đình của
trẻ thay bằng những hình ảnh cơ vẽ hay hình ảnh minh hoạ trước đây. Vậy phải làm
thế nào đây, rất đơn giản tôi đã thực hiện bằng cách chụp hình về gia đình một số
trẻ trong lớp, sau đó đưa vào máy vi tính lưu vào trang hình ảnh từ đó copy qua
power point và tạo hiệu ứng, khi đến giờ học trình chiếu cho trẻ xem và trị chuyện
cùng trẻ. Bằng cách này tơi đã thu hút sự tập trung cao độ ở trẻ, lôi cuốn trẻ vào
giờ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái và không kém phần hứng thú, mang lại hiệu
quả cao trong giờ học. (Phụ lục 10)
VD3: Với bộ môn âm nhạc

- Trong chương trình giáo dục mầm non, mơn giáo dục âm nhạc là một môn
Nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm
hứng mạnh mẽ để cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ
chức hoạt động giáo dục ở trường. Giáo dục âm nhạc nhằm cung cấp cho trẻ những
kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển , nhịp nhàng của âm nhạc. Dạy trẻ
kĩ năng lắng nghe, cảm thụ âm nhạc, hát đúng theo nhạc và biết vận động tự tin,
sáng tạo theo nhạc.
Trong khi đó có nhiều bài hát cơ khơng có khả năng hát, hát khơng chuẩn
Nhất là những bài cơ hát trẻ nghe mà trẻ nhỏ lại rất thích nghe hát, thích hát
theo Lời bài hát, hay đung đưa theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tai,Nhộn
nhịp. Vì thế khi sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rấtthích thú và
hưởng ứng theo nhạc, vỗ tay hào hứng tham gia như mình là một ca sĩ .


Do đó trước mỗi tiết học âm nhạc, sau khi xác định mục đích, u cầu của
đề tài tơi lên mạng tài và tìm những bài hát theo đè tài, tải nhạc về máy lưu vào
USB hay copy vào máy tính khi đến giờ học cho trẻ nghe… Bên cạnh đó trị chơi
âm nhạc cũng là phần gây hứng thú cho trẻ khơng kém, như với trị chơi “những
nốt nhạc vui” tơi vào trang hình ảnh tải những hình ảnh có nội dung phù hợp với
bài hát copy về máy, đưa qua power point vào slide show tạo hiệu ứng và trình
chiếu với những hình ảnh sống động, đầy màu sắc, trẻ rất hứng thú khi tham gia trò
chơi(Phụ lục 11)
VD 4: Với bộ môn dạy đồng dao “Thằng Bờm”
- Nếu như một tiết học đồng dao bình thường thì trẻ chỉ được xem tranh qua
lời đọc của cơ thì bây giờ tơi sẽ thay đổi hình thức bằng cách tạo hình ảnh, video
trên máy tính kèm theo lời đọc của cơ, Những hình ảnh chuyển động có hồn chắc
chắn sẽ làm trẻ hứng thú và say mê vào bài học hơn rất nhiều.(Phụ lục 12-Trang
17)
+ Sử dụng phần mềm soạn giảng E-Learning.
Presenter khác Powerpoint như thế nào?

Powerpoint thuần tuý là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình
và thuyết minh ( giáo viên, báo cáo viên).
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài E – Learning,
có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng
bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash mà powerpoint không làm
được, đưa bài giảng lên giảng trực tuyến làm bản quyền mà người khác không thể
sửa của mình….(Phụ lục 13)
Bước 1: Soạn bài trình chiếu trên Powerpoint
Bước 2: Sử dụng các chức năng của Adobe Presenter hoàn thiện nội dung
cho bài giảng.
Bước 3: Xuất bản, chuyển file Powerpoint sang dạng bài e-Learning(Phụ
lục 14)
Khi sử dụng chúng ta có thể vào dao diện Adobe presenter sau đó vào các
mục như Record Audio để ghi âm trực tiếp lời thoại, hay vào Capture video để ghi
hình và lời thoại…rất hữu ích để thiết kế bài dạy đồng thời chúng ta cũng chỉnh
sửa được những đoạn ghi âm, video mà chúng ta vừa trèn hay coppy và dán sang
một side khác.
Khi sử dụng phần mềm E – learning chúng ta có thể sử dụng các dạng câu
hỏi đúng sai, câu hỏi ghép đôi rất hợp với các tiết làm quen chữ cái, toán đây là
một điều rất mới.


Điểm mới của phần mềm này là cho phép ta ghi âm cũng như đồng bộ âm
thanh và lời nói trực tiếp, với power point chúng ta không thể chèn trực tiếp video
vào các side nhưng với E – Learning thì lại làm được chúng ta chèn video có đi
swf vào trực tiếp power point mà không ảnh hưởng dến tính thẩm mỹ, và nội dung
tiến trình bài học.
Ngồi việc sử dụng Powerpoin vào quá trình soạn bài giảng E – Learning thì
hiện nay iSpring Suite 9 cũng được coi là một trong những phần mềm soạn bài
giảng E-Learning được sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong đó có Việt Nam.

(Phụ lục 15)
Phần mềm iSpring Suite 9 có đầy đủ các chức năng của một trình soạn thảo
E-Learning chuyên nghiệp như: Ghi âm, Ghi hình, Hệ thống các bài tập trắc
nghiệm, Tương tác, Mơ phỏng, Quay màn hình, Chèn video từ YouTobe, Chèn
Wed Object và Cho phép xuất bản ra các định dạng như HTML5, LMS (SCORM
1.2, SCORM 2004, AICC, Expreience API, cmi5), YouTobe
Phiên bản iSpring Suite 9 có nhiều cải tiến đáng kể về giao diện và các tính
năng. iSpring Suite là một chương trình soạn thảo bài giảng E-Learning tuyệt vời
và phiên bản 9 cũng là một phiên bản rất đáng để các bạn sử dụng vào quá trình
soạn bài giảng E – Learning
+ Sử dụng hiệu quả phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố
được kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỷ năng quan sát, óc thẫm
mỹ. Dạy trẻ có kỷ năng vẽ, xé dán…Một điều khơng thể thiếu trong các giờ tạo
hình của trẻ là tranh( vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu
sáp ( màu nước) đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt khơng sặc sở như
tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hồ sẽ thu
hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ ơ tơ tải
Mục đích: Trẻ vẽ được chiếc ô tô tải, biết được các bộ phận của xe, biết xe
tải là một loại phương tiện giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông trẻ phải
nghiêm chỉnh chấp hành. (Phụ lục 16)
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang google tìm hình ảnh xe tải -> coppy xe tải về
máy. Sau đó cơ cho trẻ xem hình ảnh chiếc xe được chụp hình lại sau đó cô sử
dụng phần mềm painter để vẽ cho trẻ dễ quan sát sau đó sử dụng bút màu và giấy
A0 để vẽ lại cho trẻ rõ. Cô vẽ đầu xe ô tô sau đó đến thùng xe, bánh xe...sau đó khi
cho trẻ thực hiện cơ có thể lồng âm nhạc vào cho trẻ nghe như bài " Ba em là công
nhân lái xe hay em tập lái ô tô" để trẻ hứng thú hơn. Sau đó cơ cũng có thể rèn cho
trẻ biết sử dụng “bút” trên phần mềm để vẽ những gì trẻ thích.
* Một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng khác



+ Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều
tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những
chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó
hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu
ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ). Các phần mềm phục vụ cho giáo dục Đối với giáo
viên tơi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc
xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy(Phụ lục 17)
+ Adobe premiere (vào phần mềm adobe, ra file lưu video, âm thanh kéo
video/âm thanh đó xuống phần mềm vừa mở, sau đó thả video/âm thanh vào
V1/A1) giúp giáo viên cắt đoạn nhạc, đoạn video theo ý muốn. (Phụ lục 18)
+ Phần mềm adobe audition giúp ghi âm và lọc âm, chỉnh sửa âm thanh một
cách dễ dàng(Phụ lục 19)
c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
* Các văn bản chỉ đạo:
- Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến.
- Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định
của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị Định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ.
- Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng
BGD&ĐT
- Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/2/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải hướng dẫn xét công nhận sáng
kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải.
- Căn cứ công văn 924/PGD-ĐT ngày 12/11/2020 thông báo về việc nộp sáng kiến cấp cơ sở của ngành GD&ĐT

* Điều kiện cơ sở vật chất:
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất máy
tính, loa đài, máy chiếu, nối mạng internet, trang bị máy chụp ảnh. Tạo điều kiện
cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn về UDCNTT đạt được hiệu quả cao

- Đa số phụ huynh quan tâm phối hợp cùng các cô mỗi khi thực hiện một
chủ đề mới như giúp trẻ tì kiếm hình ảnh, đồ chơi, đồ dùng liên quan đến chủ đề.
Cho trẻ tìm hiểu trước các nội dung chủ đề liên quan đến bài học qua mạng công
nghệ thông tin ở nhà trước khi đến lớp
- Lớp học có 2 cơ trẻ - khỏe, nhiệt tình. Có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn,
có chứng chỉ tin học, năng động, chịu khó tìm tịi, học hỏi, có nhiều sáng tạo trong
công tác giảng dạy nên cũng dễ dàng tiếp thu, học hỏi và nâng cao trình độ về ứng
dụng công nghệ thông tin hiện nay.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới vào nghề , nhiệt tình, năng động, sáng
tạo, bản thân cũng rất thích tìm hiểu những ứng dụng về cơng nghệ thơng tin, tìm
hiểu những phần mềm hay để làm giáo án. Lựa chọn những video, hình ảnh, âm
thanh để thiết kế một bài giảng chất lượng cho tất cả trẻ hoạt động. Với tình yêu


nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tịi phương pháp
giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua
hoạt động sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trẻ mầm non
theo cách tốt nhất.
* Điều kiện học sinh:
- Trẻ hoạt bát, mạnh dạn, hứng thú tham gia các hoạt động do cô và nhà
trường tổ chức
- Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, biết hoạt động học và chơi với những trị chơi
ứng dụng cơng nghệ thông tin mà cô giáo dạy trên lớp
- Ngôn ngữ của trẻ tốt, trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi cơ đưa ra thơng
qua hình thức trị chơi ứng dụng cơng nghệ thơng tin, thường xun có sự trao đổi
thông tin giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh.
d. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết
- Có thể khẳng định đây là giải pháp sáng tạo mới, hiện nay có rất nhiều giáo
viên đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào bài giảng của mình để chất lượng bài

dạy được tốt hơn, trẻ hứng thú tham gia tiết học hơn. Đề tài nghiên cứu này giúp
giáo viên có các kĩ năng ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin 1 cách linh hoạt,
đồng thời giúp trẻ khám phá ra nhiều điều thú vị trên màn hình máy tính mà trẻ
chưa từng được thấy hoặc khơng thể đến.
- Thơng qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các
bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được
chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em
nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống
và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.
e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp sáng tạo “ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng
dạy trẻ mầm non tại lớp 5TC- trường mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà huyện Cát
Hải. ” đã được tôi áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay tại trường mầm non
Sơn Ca với các bước thực hiện giải pháp được áp dụng để thực hiện các hoạt động
cụ thể như:
- Giải pháp này đã được áp dụng tại trường mầm non của tôi mang lại hiệu
quả cao. Việc tổ chức dạy trẻ bằng cách sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin
vào bài dạy khơng những cho trẻ 5-6 tuổi mà cịn có thể áp dụng với mọi lứa tuổi
trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục cho trẻ.
- Tại lớp tôi học sinh rất hứng thú khi được học qua các tiết học có cơng
nghệ thơng tin


+ Trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ.
+ 98% trẻ tiếp thu bài tốt, khả năng tập trung chú ý cao, óc quan sát, khả
năng so sánh, phân loại, tư duy logic hơn
+ Trẻ được mở rộng hiểu biết, nhận thức về thế giới xung quanh
+ Năng lực và lịng u nghề của giáo viên khơng ngừng được trau dồi và
phát triển. Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ.

+ Qua việc ứng dụng CNTT phụ huynh và cô giáo cũng có thể trao đổi với
nhau nhiều hơn về tình hình của các cháu trên lớp cũng như ở nhà, khoảng cách
giữa cơ và trị xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa phụ huynh và
nhà trường, giữa phụ huynh và học sinh thêm củng cố.
- Giải pháp này được áp dụng trong năm học 2020-2021 và những năm học
tiếp theo. Áp dụng trong công tác giảng dạy, các hoạt động quản lý chăm sóc và
giáo dục trẻ mầm non tại trường, các đơn vị trường bạn trên địa bàn huyện Cát
Hải. Đây có thể là một phương pháp ưu việt, vừa phù hợp với tâm sinh lý của trẻ,
vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng
đối với các lớp có số trẻ và điệu kiện như ở trường và lớp tơi. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, có một số trường như MN Trân Châu, MN Xuân Đám, MN đồng Bài… vì sĩ số
học sinh ít và điều kiện của các trường, lớp còn thiếu thốn cơ sở vật chất không thể
áp dụng được hết những giải pháp mà tơi đưa ra. Chính vì vậy, các trường bé có thể
áp dụng một số giải pháp như sau:
+ Bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.
+ Bồi dưỡng qua tài liệu, Internet: Giáo viên có thể học tập qua tài liệu trên internet và trao đổi với phụ huynh một số
trang wed dành cho trẻ mầm non để cha mẹ có thể dạy trẻ ở nhà
+ Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy: Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Powerpoint để
làm giáo án điện tử và dạy trẻ qua màn hình máy tính

4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi áp dụng giải pháp này tôi đã thu được rất nhiều lợi ích:
+ Giáo viên được mở rộng kiến thức, có thêm các kĩ năng về ứng dụng công
nghệ thông tin, biết sử lí và vận dụng cơng nghệ thơng tin một cách dẽ dàng và phù
hợp với bài giảng
+ Biết vận dụng những kĩ năng, kiến thức về công nghệ thông tin vào bài
dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
+ Biết lựa chọn phương pháp, hình thức đem lại hiệu quả cao nhất
+ Biết tạo ra môi trường tốt cho trẻ hoạt động. Biết lắng nghe ý kiến của trẻ,

xem trẻ như một người bạn.


5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu
a. Hiệu quả kinh tế:
Những giải pháp mà tôi đưa ra đều dựa trên sự khai thác khả năng của giáo
viên, điều kiện sẵn có của trường lớp, sự kết hợp của phụ huynh, dựa trên hoàn
cảnh thực tế nắm bắt kịp thời để giáo dục trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm
đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
* Đối với giáo viên
- Luôn trau dồi, mở rộng kiến thức của mình. Ln có ý thức học hỏi về
chun môn nghiệp vụ và kĩ năng sử dụng CNTT
- Biết vận dụng những kĩ năng, kiến thức về công nghệ thông tin vào bài dạy
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
- Ln thực hiện phương châm lấy trẻ làm trung tâm, gợi mở động viên trẻ
phát huy hết khả năng và sáng tạo của mình.
- Biết lựa chọn phương pháp, hình thức đem lại hiệu quả cao nhất
- Biết tạo ra môi trường tốt cho trẻ hoạt động. Biết lắng nghe ý kiến của trẻ,
xem trẻ như một người bạn.
- Ln có sự tìm tịi cái mới, có lịng nhiệt tình với nghề, say mê cơng việc,
biến những điều đơn giản thành chìa khóa thành cơng trong tiết dạy của mình.
* Đối với trẻ
- Trẻ tiếp thu bài tốt, khả năng tập trung chú ý cao, óc quan sát, khả năng so
sánh, phân loại, tư duy logic hơn
- Trẻ được mở rộng hiểu biết, nhận thức về thế giới xung quanh
- Phát triển óc sáng tạo trong nghệ thuật, thể hiện óc thẩm mỹ cao qua các

sản phẩm tạo hình, biết nhận ra cái đẹp trong cuộc sống, biết đúng sai
- Qua video và hình ảnh trẻ biết được các hiện tượng thiên nhiên của thời tiết
, những biến đổi, thay đổi đã và đang xảy ra trong cuộc sống như mưa, bão, lũ,
thiên tai…
- Tích cực hoạt động cá nhân trong giờ học
* Đối với các bậc phụ huynh
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên khi cô cho trẻ thực hiện một đề tài mới như: Sưu tầm tranh ảnh, sách báo,


đồ chơi, đồ dùng phục vụ cho tiết học .Qua đó, phụ huynh rất tin tưởng cơ giáo bởi
họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
Ngồi ra, qua việc ứng dụng CNTT phụ huynh và cô giáo cũng có thể trao
đổi với nhau nhiều hơn về tình hình của các cháu trên lớp cũng như ở nhà, khoảng
cách giữa cơ và trị xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa phụ
huynh và nhà trường, giữa phụ huynh và học sinh thêm củng cố.
c. Các giá trị làm lợi khác
Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ qua việc ứng dụng công nghệ thơng tin
trong bài dạy đã giúp trẻ hồn thiện dần vốn kiến thức, khắc sâu ở trẻ các biểu
tượng về những điều trẻ quan sát được giúp cho trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cát Hải, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Thu Hiền




×