Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THPTNQN Lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.13 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT TH TRƯỜNG THPT NQN. ĐỀ THI THỬ THPTQG Môn: Hóa. Lần 1. Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132. Họ, tên thí sinh:........................................................... Lớp: ...........Số báo danh............................. Cho nguyên tử khối của: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35,5. K=39, Ca=40, Mn=55, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, Ba=137, Hg=201. Câu 1: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Ala-Gly-Gly. B. Ala-Gly. C. Gly-Ala-Gly. D. Ala-Gly-Gly. Câu 3: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng? A. HCl. B. O2. C. H2. D. CO2. Câu 4: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,20 tấn Câu 5: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? A. CH3 – CH2 – OH. B. CH3 – CH3. C. CH2 = CH – Cl. D. CH3–CH2–CH3. Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. (b) Cho CaO vào H2O. (c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH. (d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. CH3CH2NHCH3. B. CH3NH2. C. CH3NHCH3. D. (CH3)3N. Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 18,0. B. 4,5. C. 9,0. D. 8,1. Câu 9: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào? A. Ca2+ và Mg2+ B. Ba2+ và Ca2+ C. Na+ và Mg2+ D. K+ và Ba2+ Câu 10: Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là: A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3. B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5. C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3. D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5. Câu 11: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 12: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là: A. Zn, Mg, Cu. B. Cu, Zn, Mg. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13: Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng 4:3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau:. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol khí NO2 (sản phầm khử duy nhất). Giá trị của x là A. 0,42 B. 0,36 C. 0,48 D. 0,40 Câu 14: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại A. Zn. B. Ag. C. Pb. D. Cu. Câu 15: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO 2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C3H7N. B. C2H7N. C. C4H9N D. C3H9N. Câu 16: Quặng hay khoáng vật dùng để sản xuất gang là: A. Boxit. B. Manhetit C. Pirit D. Đolomit Câu 17: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. vàng. B. xanh tím. C. hồng. D. nâu đỏ. Câu 18: Chất nào sau đây làm xanh quì tím? A. metyl amin. B. alanin. C. anilin. D. axit glutamic. Câu 19: Kim loại cứng nhất là A. Sắt B. Crom C. Đồng D. Vàng Câu 20: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Zn. Câu 21: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 22: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 1,68 gam. B. 1,44 gam. C. 2,52 gam. D. 3,36 gam. Câu 23: Để tổng hợp 120 kg poli (metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình hoá este là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần các lượng axit và ancol lần lượt là A. 86 kg và 42 kg B. 215 kg và 80 kg C. 85 kg và 40 kg D. 172 kg và 84 kg Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 4. B. 6. C. 5. D. 2. Câu 25: Tên gọi của HCOOCH3 là A. propyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl fomat. Câu 26: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,45 gam. B. 30 gam. C. 32,36 gam. D. 31 gam Câu 27: Có 250 ml dd CuSO4 tác dụng vừa hết với 1.12 gam Fe. Nồng độ mol/lít của dd CuSO4 là: A. 1,2M B. 0.08M C. 1M D. 0,6M.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 28: Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và A. 3 mol axit stearic. B. 3 mol natri stearat. C. 1 mol natri stearat. D. 1 mol axit stearic. Câu 29: Dung dịch chứa đồng thời 0,01 mol NaCl; 0,02 mol CuCl2; 0,01 FeCl3; 0,06 mol CaCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là: A. Fe B. Zn C. Cu D. Ca Câu 30: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất lưỡng tính là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,4. B. 5,2. C. 4,8 D. 3,2. Câu 32: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O 2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 33: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây? A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ca. Câu 34: Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là các kim loại nào? A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba Câu 35: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là A. 57 gam. B. 49 gam. C. 62 gam. D. 51 gam. Câu 36: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba thể tích dung dịch A là bao nhiêu? A. 0,1 lít B. 0,3 lít C. 0,2 lít D. 0,6 lít Câu 37: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C2H10N2O3 và C5H15N3O4. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chứa m gam các muối của Natri và 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp Z gồm 2 chất khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Biết tỉ khối của Z so với hidro là 10,25. Giá trị của m là A. 29,7 gam. B. 19,1 gam. C. 26,9 gam. D. 22,2 gam. Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO 3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng là A. 1,0 B. 0,9 C. 1,9 D. 2,1 Câu 39: Cho 33,35 gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , Fe(NO 3 ) 3 , Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cho bột Cu vào dung dịch Y thấy phản ứng không xảy ra. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 65,976. B. 75,922. C. 61,520. D. 64,400. Câu 40: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là A. 103,9. B. 101,74. C. 100,3. D. 96,7..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> --------------------------------------------------------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×