Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quản lý rủi ro gian lận kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.62 KB, 5 trang )

QUẢN LÝ RỦI RO GIAN LẬN KINH DOANH
STEVEN INGRAM
Thực tiễn kinh doanh truyền thống trong 10 – 15 năm trở lại đây đã
không còn được chấp nhận nữa, đặc biệt sau tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cuộc khủng hoảng đã buộc
các tổ chức khu vực tư và khu vực công nhìn nhận lại và thừa nhận yếu tố
tham nhũng và gian lận đã góp phần gây tổn hại tới nền kinh tế của họ. Một
số tổ chức hiện nay đang cố gắng khắc phục những thiệt hại tài chính và tổn
hại về thương hiệu và uy tín của mình bằng cách thực thi các chương trình
phòng ngừa tham nhũng và gian lận.
Thừa nhận rằng, phòng ngừa mang lại hiệu quả hơn chống, nhiều tổ
chức, giới chức chính phủ và các nhà lãnh đạo công nghiệp đang áp dụng
các nguyên tắc quản trị rủi ro không chỉ nhằm mục đích thiết lập và duy trì
tình trạng lành mạnh và giá trị, mà còn đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài đối
với tổ chức của họ trong nền kinh tế mới. Quản trị rủi ro gian lận đòi hỏi có
sự rà soát, phát triển không ngừng và khuyến khích tuân thủ các quy tắc ứng
xử, cũng như hệ thống, chính sách trong chính tổ chức mà có thể giúp đỡ
phổ biến các giá trị đạo đức và giảm nguy cơ gian lận và tham nhũng tiềm
ẩn.
GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bản nghiên cứu do Ủy ban các tổ chức tài trợ của Hội đồng Treadway
(COSO) đã phân tích 200 trường hợp gian lận tài chính được Uỷ ban hối
đoái và chứng khoán Mỹ (SEC) điều tra từ năm 1987 đến năm 1997
1
. Bản
nghiên cứu cho thấy, trong số các công ty công, đa số gian lận trong báo cáo
tài chính được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ với vốn tài sản dưới 100
triệu USD. Các giám đốc điều hành thường có dính líu, và ban giám đốc
thường bị chi phối bởi các thành viên nội bộ và các giám đốc có quyền sở
hữu cổ phiếu đáng kể và ít kinh nghiệp giữ vị trí trong ban lãnh đạo của các
công ty khác.


Bản nghiên cứu của COSO đưa ra bản mô tả sơ lược về các gian lận
được thực hiện, các công ty và cá nhân liên quan và hậu quả của sự gian lận.
Chúng đưa ra những vấn đề chung sau đây:
- Kỹ thuật gian lận báo cáo tài chính đặc trưng gồm việc tăng khống
doanh thu và tài sản;
- Hơn một nửa số trường hợp, doanh thu đã được kê khai một cách
cẩu thả và hư cấu;
- Khoảng một nửa số vụ gian lận liên quan đến việc kê khống tài sản
bằng cách khai sai tiền chiết khấu đối với khoản tiền nhận được, kê khống
giá trị hàng hóa và tài sản, nhà máy, trang thiết bị và các tài sản hữu hình
khác và kê bổ sung các tài sản không tồn tại.
Bản nghiên cứu cũng xác định những nguyên nhân chung của gian
lận:
- Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hay cả hai dính líu vào các
hoạt động gian lận (ngoài ra, các nhân viên kiểm soát tài chính, giám đốc
hoạt động, giám đốc điều hành khác và thành viên ban lãnh đạo cũng có sự
dính líu).
- 25% công ty không có ủy ban kiểm toán, trong khi 65% thành viên
của uỷ ban kiểm toán không có kinh nghiệm hay trình độ về tài chính hoặc
kế toán;
- Giá trị luỹ tích của gian lận được cho là lớn xét từ khía cạnh quy mô
nhỏ của các công ty tham gia;
- 60% giám đốc là người tay trong;
- 38% giám đốc có quan hệ với nhau hay với nhân viên.
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỦA UỶ BAN VỀ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Để giảm gian lận báo cáo tài chính, Ủy ban về chất lượng báo cáo tài
chính
2
đã đưa ra những khuyến nghị, bao gồm như sau:
- Tăng cường tính độc lập của uỷ ban kiểm toán, và xác định tính độc

lập của thành viên một cách nghiêm khắc hơn;
- Chỉ đưa vào uỷ ban kiểm toán những giám đốc độc lập;
- Thiệt lập ủy ban kiểm toán hiệu quả hơn bằng cách bố trí ít nhất 3
thành viên có kiến thức về tài chính cùng với một thành viên có kinh nghiệm
quản trị tài chính và kế toán (nhưng chỉ trong trường hợp nếu huy động vốn
thị trường vượt quá 200 triệu USD).
- Có các uỷ ban kiểm toán thông qua điều lệ chính thức bằng văn bản
mà thường xuyên được xem xét lại;
- Cải thiện cơ chế trách nhiệm giải trình bằng cách quy định tại điều lệ
yêu cầu rằng, uỷ ban kiểm toán và ban lãnh đạo có trách nhiệm thuê kiểm
toán độc lập.
Uỷ ban về chất lượng báo cáo tài chính cũng khuyến nghị rằng, uỷ
ban kiểm toán thảo luận vấn đề về tính độc lậo của các kiểm toán viên và
chất lượng báo cáo tài chính với cơ quan kiểm toán độc lập. Uỷ ban cũng
được khuyến khích báo cáo thường xuyên cho các cổ đông, và bộ phận kiểm
toán để tiến hành xem xét nội bộ báo cáo tài chính hàng quý.
Một số khuyến nghị của Uỷ ban có những mâu thuẫn và có thể đòi hỏi
nguồn lực thực thi. Chúng bao hàm việc yêu cầu uỷ ban kiểm toán báo cáo
cho các cổ động khi những lo ngại về nghĩa vụ pháp lý được nêu ra và cơ
quan kiểm toán nhằm thảo luận về chất lượng báo cáo tài chính, do đó sẽ đặt
ra vấn đề về sự cần thiết có các chuẩn mực.
Tuy nhiên, trong khi các khuyến nghị rõ ràng là một bước đi đúng
hướng, thì chỉ riêng hoạt động kiểm toán không phải là giải pháp duy nhất
có thể giảm thiểu được đáng kể các vụ gian lận. Các hoạt động kiểm toán tài
chính được thực hiện nhằm phát hiện gian lận hay việc thể hiện giá trị quan
trọng sai về mặt tài chính.
Điều rõ ràng rằng, nhiều vụ gian lận đơn lẻ xảy ra ít có tính quan
trọng, nên không một hoạt động kiểm toán nào có thể hiệu quả trong việc
phát hiện và phòng ngừa gian lận bằng sự cảnh giác không ngừng của người
lao động và cổ đông công ty.

CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG GIAN LẬN THÀNH CÔNG
Thách thức chủ yếu mà các công ty đang đối mặt hiện nay là mức chịu
tội gia tăng mà nhân viên, giám đốc và thành viên của họ đối mặt khi liên
quan đến gian lận hay các hành vi không phù hợp do người lao động của
công ty phạm phải. Đòi hỏi phải có phương pháp quản trị rủi ro đa ngành
liên kết.
Cách thức tiếp cận quản trị rủi ro tham nhũng và gian lận là thực tiễn
tốt nhất, cần chứa đựng những điểm sau đây:
- Bộ quy tắc ứng xử thành văn;
- Các chính sách và thủ tục;
- Đào tạo thường xuyên người lao động nhằm tăng cường nhận thức
về gian lận và phát hiện;
- Giám sát người lao động và kiểm soát hiệu quả;
- Chương trình tuân thủ quản trị;
- Đường dây nóng về hành vi đạo đức;
- Phương pháp kiểm toán nâng cao và đánh giá rủi ro liên tục; và
- Chiến lược quản trị rủi ro về tính liêm chính.
Chương trình chống gian lận như vậy có thể được xây dựng dựa trên
“ba giới tuyến phòng thủ”.
Ba tuyến phòng thủ
Tuyến thứ nhất là bộ quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh của doanh
nghiệp, và các chính sách, thủ tục khuyến khích kinh doanh có đạo đức.
Điểm then chốt đối với giới tuyến thứ nhất là bộ quy tắc ứng xử hiệu quả,
bao hàm (i) yếu tố phòng ngừa và phát hiện; (ii) được dựa trên giá trị chứ
không phải quy tắc; (III) có tiếng nói tích cực; và (IV) tạo ra một khuôn khổ
sinh động được khuyến khích và thực hiện, ví dụ, bằng cam kết từ trên
xuống dưới.
Tuyến thứ hai gồm việc giảm cơ hội cho gian lận và nâng cao trách
nhiệm giải trình của người lao động. Tổ chức cần xem xét thiết lập kiểm soát
nội bộ hiệu quả có thể (i) đảm bảo phòng ngừa và phát hiện; (ii) liên kết các

khía cạnh trung thực; và (iii) đưa ra các chính sách thành văn chính thức và
thủ tục, bao quát các lĩnh vực như tách bạch nghĩa vụ, trình tự báo cáo và
mức độ thẩm quyền. Cơ chế báo cáo nội bộ hiệu quả cần được thiết lập và
khuyến khích một cách tích cực, cần như đường dây nóng về hành vi đạo
đức hay Phòng trợ giúp.
Tuyến thứ ba nhằm đến việc nâng cao khả năng phát hiện và ngăn
chặn thông qua (i) kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, (ii) rà soát nội bộ
và rà soát hoạt động, (iii) kiểm toán đảm bảo chất lượng, và (iv) các thủ tục
phân tích được thiết lập nhằm ngăn chặn các hành vi bất thường. Giới tuyến
phòng thủ thứ ba cần được xây dựng bên cạnh phương pháp quản trị rủi ro,
đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc xác định rủi ro cố hữu, và hiểu biết về
ngành công nghiệp, rủi ro địa lý và các rủi ro khác về tính liêm chính.
KẾT LUẬN
Điều then chốt trong nền kinh tế mới là các tổ chức phải tự bảo vệ
chính mình khỏi các hành vi gian lận và trái phép. Tác động của tội phạm
kinh doanh đối với công ty có thể vượt ra khỏi phạm vi thiệt hại tài chính
ngay lập tức. Điều đó cũng có thể gồm việc công khai có tính tiêu cực hay
kiện tụng, qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, giá cổ phiếu, đạo
đức của người lao động, quan hệ kinh doanh trong tương lai, tiếp cận vốn và
sự tồn tại lâu dài. Do vậy, điều quan trọng đối với các tổ chức là phát triển
các chương trình chống gian lận hiệu quả cho phép phòng ngừa cũng như
phát hiện gian lận.
Nhờ đó, họ sẽ tạo ra được môi trường làm việc, khuyến khích tính
liêm chính và thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm. Ngoài ra, còn có những
lợi ích khác, kể cả hữu hình lẫn vô hình, đó là:
- Ít cơ hội tiềm ẩn cho gian lận và tham nhũng;
- Các nhà đầu tư nước ngoài có lòng tin hơn;
- Lợi nhuận cao hơn;
- Ít rủi ro kinh doanh hơn;
- Nhiều cơ hội kinh doanh hơn;

- Kiểm soát tốt hơn đối với chi phí sản xuất và hoạt động;
- Rủi ro uy tín ít đi; và
- Sân chơi bình đẳng
GHI CHÚ
1. Bản tóm tắt được đăng tải trên www.aicpa.org: Mục số của Báo cáo hoàn
chỉnh 990036. AICP A 1-888-777-7077.
2. Uỷ ban này được Sàn giao dịch chứng khoán Niu-Oóc (NYSE) và NASD
thành lập vào tháng chín năm 1998 với mục đích tăng cường chất lượng báo
cáo tài chính. Báo cáo được công bố vào tháng hai năm 1999 và có thể truy
cập tại www.nyse.org hay www.nasd.org.

×