Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chuyen de to chuyen mon TH 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.31 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TH-THCS MINHTIẾN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TỔ CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 02/KH CĐ - TCM. Minh Tiến, ngày 01 tháng 01 năm 2016. KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ Năm học 2015 -2016 1. Mở đầu Sinh hoạt chuyên môn là điều kiện nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, đồng thời là điều kiện tốt của quá trình quản lý chuyên môn cho các nhà quản lý giáo dục. Thực trạng của vấn đề sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường trong tỉnh, đó là: - Chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn chưa đạt kết quả tốt, hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn chỉ đơn thuần là triển khai các công tác giảng dạy và rút kinh nghiệm của giờ dự. - Hình thức tổ chức còn đơn giản, nội dung chưa nhiều, hiệu quả không cao. Đối với nhà trường thì chỉ đạo còn mang tính vĩ mô, chưa thể hiện rõ các quan điểm đổi mới trong công tác QLGD. Đối với tổ khối chuyên môn và giáo viên thì việc thực hiện chuyên đề theo kế hoạch chỉ chỉ tập trung vào các hoạt động dạy học, chưa chú trọng đến công tác kiểm tra đầu ra của chất lượng đào tạo. Thực tế của quá trình nghiên cứu, giảng dạy môn toán chương trình hiện hành thì giải toán có lời văn ở lớp 4 giữ vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó” các em học sinh thường hay nhầm lẫn, lúng túng nhất là khi bài toán đưa vào các thuật ngữ mới. Hoặc khi thay đổi dữ kiện của bài thì các em không xác định được dạng toán dẫn đến giải bài theo suy nghĩ không có cơ sở, thiếu căn cứ. Do vậy dẫn đến bước giải bị sai và không đúng kết quả. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn rèn luyện cho học sinh cách thức nhận dạng và kỹ năng giải chưa thật sự được quan tâm chú trọng. Với những phân tích ở trên, chúng tôi giới thiệu chuyên đề: “Giảng dạy toán có lời văn tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số” nhằm góp phần nâng cao các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường. 2. Mục tiêu chuyên đề 2.1. Đối với giáo viên và cán bộ quản lý  Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nội dung, kỹ năng của dạng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>  Khái quát hóa việc xác định kỹ năng cần xây dựng cho học sinh các vấn đề số học trong trường tiểu học.  Nâng cao quá trình tự học, tự rút kinh nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trực tiếp ở trên lớp.  Bồi dưỡng cho giáo viên, CBQL năng lực nghiên cứu, kỹ năng viết chuyên đề & cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn. 2.2. Đối với học sinh  Nắm vững các kiến thức cơ bản cần đạt được theo yêu cầu.  Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học trong học tập và đời sống.  Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp thúc đẩy quá trình phát triển tư duy logic cho học sinh. 3. Phân tích sư phạm 3.1. Phân phối chương trình Dạng toán (1). Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số. Số tiết quy định. Dạy tăng cường. Lý thuyết. Luyện tập. Lý thuyết. Luyện tập. (2). (3). (4). (5). 1. 3. 0. 3. Ghi chú. (6). 3.2. Nội dung kiến thức, kỹ năng cùng các vấn đề liên quan  Kiến thức - Học sinh cần phải nhận ra dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó”. Khi đã xác định được dạng, học sinh phải xác định được trong bài toán số nào là tổng & tỷ số bao nhiêu, hai số cần tìm là những số nào. - Học sinh cần vẽ được sơ đồ tóm tắt & giải theo trình tự bước như sau: + Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt (sử dụng đoạn thẳng). + Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau. + Bước 3: Tìm giá trị của một phần. + Bước 4: Tìm hai số. * Trong quá trình giải, học sinh cần phải trả lời chính xác, tính toán đúng & ghi đầy đủ tên đơn vị. * Đối với học sinh có khả năng về toán cần mở rộng ở dạng khai thác bài toán nhằm phát triển năng lực sáng tạo toán học cho học sinh.  Kỹ năng - Nhận dạng nhanh & đưa ra cách giải nhanh, chính xác. - Thành thạo các bước giải cho dạng toán.  Một số vấn đề liên quan. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ hết sức khó khăn, phức tạp. Hơn thế nữa, việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn khó hơn nhiều so với kỹ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng của nhiều khái niệm, đối tượng, quan hệ toán học, … Với những đặc trưng chung nên giáo viên cần phải rèn cho học sinh các thao tác, kỹ năng chung trong quá trình giải toán có lời văn. Bước 1: Đọc kỹ đề bài, phân tích đề, nhận dạng đề: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến yêu cầu của bài toán. Chú ý rèn luyện cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần đến khi nắm được những dữ kiện mà bài toán cho và yêu cầu mà các em cần thực hiện. Bước 2: Trình bày những dữ kiện bằng cách tóm tắt đề toán. (Sử dụng sơ đồ hoặc bằng chữ). Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, đơn giản phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp (Khuyến khích học sinh tìm ra những cách giải khác nhau). Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói – viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (Giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?). * Khai thác bài toán (Phần này dành cho học sinh có năng lực về toán): Bài toán còn có thể giải theo cách khác không? Thông qua bài toán, có thể rút ra được gì? Kinh nghiệm thế nào? Hơn thế nữa, có thể đặt được bài toán khác thế nào, giải chúng ra sao? 3.3.   -. Khai thác các vấn đề trọng tâm Kỹ năng nhận dạng và phân tích bài toán Nội dung bài toán, cách xác định, kỹ thuật phân tích dữ kiện, kết luận dạng toán. Mối quan hệ chính, phụ của các dữ kiện bài toán. Kỹ năng cần rèn luyện trong trình bày lời giải Cấu trúc trình bày bài giải toán có lời văn. Ngôn ngữ chính xác trong toán học. Mở rộng, đa dạng hình thức sử dụng ngôn ngữ toán học nhằm phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học trong đời sống.  Vấn đề phát triển tư duy sáng tạo toán học 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nhận biết dữ kiện ẩn, mối quan hệ với kiến thức đã học. - Giải hơn một cách đối với bài toán, phân tích được ưu nhược điểm đối với từng cách giải. - Xây dựng bài toán mới và trình bày cách giải. 3.4. Những khó khăn và sai lầm học sinh thường mắc phải – Biện pháp khắc phục  Khó khăn & sai lầm của học sinh - Học sinh thường khó khăn khi xác định dạng toán, phần luyện tập chung học sinh thường nhầm lẫn với dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó”. - Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán nhất là quan hệ lôgic giữa cái đã cho và cái phải tìm. Đặc biệt là khi bài toán có dữ kiện thay đổi hay thuật ngữ mới học sinh lại càng lúng túng hơn. - Khi tỷ số là số tự nhiên học sinh khó khăn trả lời “cái đã cho sẽ tương ứng với mấy phần” bởi đã quen với tỷ số là phân số. Hơn thế nữa, với những bài toán ở mức độ 2 thì học sinh sẽ khó khăn hơn nữa khi xác định tổng hoạc tỷ số. - Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học nên tính tự giác chưa tốt, chưa thực sự say mê ham học, ngại tư duy nên khi học tập còn thiếu tập trung nên việc thể hiện lời giải của bài tập còn chưa thật sự tốt. - Đối với vùng khó khăn vấn đề ngôn ngữ còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến việc đọc và phân tích đề bài, đặc biệt là các thuật ngữ. - Thời gian luyện tập khắc sâu kiến thức hoặc bồi lấp quá trình hổng kiến thức ở từng dạng bài rất hạn chế. - Nguyên nhân chủ yếu đối với học sinh là chưa tập trung để nắm vững lý thuyết. Phần phân tích đề, xác định các yếu tố, dữ liệu bài toán còn bị học sinh xem nhẹ. - Trình tự làm bài tập dạng này học sinh chưa nắm chắc. - Với dạng toán này, tỷ số cho dưới dạng một phân số học sinh khi tìm được giá trị của một phần rất dễ làm tưởng đó là số bé (sự nhầm lẫn về khái niệm một phần với khái niệm số bé).  Biện pháp khắc phục - Tìm hiểu đề bài: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài (có thể đến mức thuộc lòng) để nắm chắc các dữ kiện và yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng: Nhấn mạnh yếu tố “tổng”, “tỷ số” của hai số. Khắc sâu vấn đề “tỷ số là sự hơn kém nhau về số lần” hay “số này bằng bao nhiêu phần số kia”, cần chú ý sự tiềm ẩn các yếu tố khác của bài toán. Phân biệt rõ nhằm nhấn mạnh tránh sự nhầm lẫn với dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. - Giúp học sinh vẽ sơ đồ: Cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lý, vừa sức, vừa đủ. Nên vẽ đoạn thẳng chia số phần bằng số phần ở tử số và một đoạn thẳng bằng số phần ở mẫu số. - Hướng dẫn giải: Cần phân tích dựa vào sơ đồ, chú trọng các bước tính toán & đơn vị. 3.5. Một số hướng tăng cường kiến thức bồi dưỡng học năng khiếu (hoặc học sinh có năng lực nhận thức tốt)  Nâng tầm các bài tập có yêu cầu tư duy cao thể hiện ở sự đòi hỏi sự cần phân tích tổng hợp, khái quát hóa, đặc biệt hóa và kết hợp các kiến thức trong ngôn ngữ. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Khi giải xong bài tập có yêu cầu học sinh mở rộng bài toán hoặc giải nhanh bài toán tương tự.  Thành lập được bài toán mới dựa trên cơ sở bài toán vừa làm.  Trong dạng bài tập phần này có thể nâng cao theo cách ẩn tổng và tỷ số. 3.6. Một số ví dụ: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó (Sgk, trang 147) 2  Ví dụ 1: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng 3 số vở của Khôi. Hỏi. -. mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở? Đây là bài toán tỷ số là phân số GV hướng dẫn HS như sau: Cho HS đọc kĩ bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết ? HS làm các bước sau vào vở. Bước 1: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 3: Tìm số vở của mỗi bạn Bước 4: Thử lại Ví dụ 2: Luyện tập (Sgk, trang 149) Bài 1: Một sợi dây dài 28 m được cắt thành hai đoạn, đoạn thứ nhất dài gấp 3 lần đoạn thứ hai. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét? - Đối với dạng toán tỷ số là một số tự nhiên GV cũng hướng dẫn HS tương tự.  Ví dụ 3 (Sgk, trang 148): Tổng của hai số bằng số lớn nhất có hai chữ số. Tỷ số của o o o o  -. 4 hai số đó là 5 . Tìm hai số đó.. . -. Cho HS đọc kĩ bài toán Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì? Xác định tổng và tỷ số của hai số đó? Ví dụ 4 (Áp dụng đối với vùng thuận lợi có nội dung sau cho tiết toán tăng cường buổi hai): Một hình chữ nhật có chu vi là 350m. Biết 2 lần chiều dài bằng 3 lần chiều rộng. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó. Cho HS đọc kĩ bài toán Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để tìm được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ta phải làm gì? Tìm nửa chu vi hình chữ nhật. Nửa chu vi hình chữ nhật chính là gì? Tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật. Khi đã xác định tổng, chúng ta cần xác định gì nữa? Xác định tỷ số.- GV hướng dẫn HS tìm tỷ số: 2 lần chiều dài bằng 3 lần chiều rộng được hiểu là chiều rộng gồm 2 phần bằng nhau còn chiều dài gồm 3 phần như thế. Vậy tỷ số của chiều rộng và chiều dài là bao nhiêu? 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Kế hoạch thực hiện Hoạt động chính. Thời gian. Nội dung. Người thực hiện. Kết quả. (1). (2). (3). (4). (5). Nhóm / Cá nhân nghiên cứu, phân 01/2016 tích sư phạm (Tuần 1). Tùng-. (Tuần 3). Nghiên cứu & Phân tích sư phạm. + Thảo luận thống nhất vấn đề 01/2016 phân tích sư phạm + Kế hoạch triển khai chuyên đề (Tuần 3). 02/2015 Soạn bài, thực nghiệm sư phạm, thảo luận rút kinh nghiệm Thảo luận & Kết luận sư phạm. Tiết 1: Tuần 28 (Tuần 2,3,4). 03/2016. 04/2016. 04/2016. Báo cáo theo mẫu. Giáo viên tổ chuyên môn TH - Ban Giám - Giáo án, giờ dạy hiệu--Giáo viên - Phiếu đánh giá tổ chuyên môn dự giờ. TH. Tiết 2: Tuần 28 Tiết 3: Tuần 28 Họp thảo luận. (Tuần 1). (Tuần 3). Hoàn thiện chuyên đề. Họp thông qua báo cáo khoa học. Giáo viên Tổ tiểu học. Kết luận sư phạm (Dự thảo). TCM & Nhóm thực hiện. Hoàn thiện kết luận sư phạm. Nhóm thực hiện. Báo cáo tổng kết chuyên đề. TCM & Nhóm thực hiện. Báo cáo tổng kết chuyên đề, thông TCM & Nhóm qua SKKN, thảo luận thực hiện. Biên bản thảo luận. Văn bản tổng hợp. Hoàn thiện báo cáo khoa học về chuyên đề. TCM & Nhóm thực hiện. Kiểm tra, sửa chữa đầy đủ các đóng góp. Viết SKKN. TCM & Nhóm thực hiện. Báo cáo khoa học. 5. Kết luận – Đề xuất 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5.1. Kết luận  Xây dựng chuyên đề sinh hoạt là điều kiện tốt cho mỗi giáo viên có điều kiện tiếp thu, trau dồi thêm về phương pháp dạy học đối với học sinh, phù hợp hơn đối với đối tượng học sinh trực tiếp giảng dạy.  Nghiên cứu, xây dựng, triển khai chuyên đề sinh hoạt chuyên môn hỗ trợ nhiều cho quá trình nâng cao hiệu quả quản lý, lưu trữ khoa học trong Nhà trường và có tác động tích cực trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh.  Nghiên cứu, triển khai xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn thúc đẩy quá trình nghiên cứu và tự hoàn thiện đối với mỗi cá nhân, nhà trường. Hơn thế nữa nó là điều kiện nâng tầm trong công tác quản lý, hoạt động chuyên môn đối với các phòng GD trong toàn tỉnh.  Học tập, ứng dụng chuyên đề là điều kiện để giáo viên luôn phấn đấu thực hiện “học tập suốt đời”. 5.2. Đề xuất  Đối với Nhà trường - Chỉ đạo giáo viên các khối tổ chủ trì, đề xuất xây dựng & thực hiện các chuyên đề liên quan đến nội dung bài học theo tinh thần đổi mới. - Tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện học tập với các trường trong cụm về các chuyên đề đã và đang thực hiện. - Công tác kiểm tra đánh giá việc áp dụng chuyên đề cần triển khai thường xuyên, có kế hoạch cụ thể theo từng năm học. - Xây dựng chính sách động viên sự sáng tạo trong việc đề xuất, xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn đối với giáo viên trong nhà trường.  Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo - Tạo điều kiện về mặt kinh phí cho các nhà trường đẩy mạnh hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn. - Đẩy mạnh giao lưu hoạt động chuyên đề giữa các nhà trường trong cụm, huyện, thị, thành phố. - Đưa vào nội dung kiểm tra chuyên môn đối với các Nhà trường.  Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo - Hỗ trợ về mặt kinh phí xây dựng chuyên đề đối với phòng chuyên môn. - Xây dựng hạt nhân trong hoạt động xây dựng chuyên đề, đồng thời có chế độ khuyến khích đối với các cá nhân, tập thể xây dựng các chuyên đề có ứng dụng cao. - Có kế hoạch làm việc cho tổ tư vấn, kiểm tra, đánh giá nội dung, chất lượng của chuyên đề góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu chuyên đề tại các nhà trường.. Tài liệu tham khảo 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> [1]. Sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề phát triển năng lực sư phạm của nhà giáo theo hướng bền vững và chuyên nghiệp, Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), 2015. [2]. Vũ Quốc Chung & Nhóm tác giả, Phương pháp dạy toán ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, 2005. [3]. Nguyễn Kỳ, Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trường cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội, 1994. [4]. G. Pôlia, Giải một bài toán như thế nào, Nxb Giáo dục, 1975. [5]. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. [6]. Sách giáo khoa Toán lớp 4, Nxb Giáo dục, 2002. [7]. Sách giáo viên Toán lớp 4, Nxb Giáo dục, 2002.. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phụ lục A: Phiếu thảo luận rút kinh nghiệm nội dung 1. (Vấn đề lựa chọn nội dung cho tiết học chính khóa, tiết học tăng cường cùng các phương pháp dạy học tương ứng với đối tượng học sinh) Nội dung tiết học. Đối tượng học sinh. Chính khóa. Tăng cường. (1). (2). (3). Hoàn thành nội dung. Chưa hoàn thành nội dung. 9. Phương pháp (4).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phụ lục B: Phiếu. thảo luận rút kinh nghiệm nội dung 2. (Vấn đề khai thác nội dung, các phương pháp & kỹ thuật dạy học) Nội dung. Phương pháp & Kỹ thuật dạy học. Kết quả. (1). (2). (3). 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×