Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.71 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 81. TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh hiểu mục đích yêu cầu, từ đó biết cách tóm tắt một văn bản thuyết B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa trao đổi thảo luận và thực hành luyện tập. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. (HS đọc SGK) Anh (chị) hãy nêu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản. (HS đọc - SGK) - Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh.. I. Tìm hiểu chung 1. Mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh. - Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm: + Hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản +Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn so với bản gốc. 2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh. Tóm tắt văn bản “Nhà sàn” + Xác định được mục đích yêu cầu tóm tắt. theo yêu cầu của SGK. + Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để xác định đối tượng, đại ý của văn bản + Chia văn bản thành các đoạn nhỏ, ý chính của mỗi đoạn + Viết tóm tắt. a, Đối tượng: tóm tắt văn bản thuyết minh về nhà sàn một công trình kiến trúc của đồng bào miền núi nước ta. b, Đại ý: Bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc, giá trị sử dụng và sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam. c, Chia đoạn: + Đoạn một từ đầu đến “Văn hóa cộng đồng” giới thiệu nhà sàn và mục đích sử dụng. Đoạn hai tiếp đó đến: “Cũng phải là nhà sàn” nguồn góc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn. + Đoạn ba còn lại: Đánh giá, ca ngợi vẻ đẹp của nhà sàn. Tóm tắt: Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng nguyên vật liệu tranh tre, nứa, lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và sinh hoạt có ngăn thành buồng. ở hai đầu là hai cầu thang..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam á nhất là núi và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ,bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số địa bàn miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Chú ý Luyện tập Bài tập 1 (SGK).. Bài tập 2 (SGK). Tham khảo và Ghi nhớ (SGK). a, Đối tượng thuyết minh của văn bản là phần tiểu dẫn. Đó là tiểu sử của Ba – sô và đặc điểm thơ hai cư. b, Bố cục. + Đoạn một từ đầu đến Mi - si - ki (1867 - 1902). Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu vài nét về tác phẩm của Ma - su - ô Ba - sô. + Đoạn 2 còn lại : Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ hai cư. c, Viết tóm tắt. Ma - su - ô Ba - sô sinh 1644 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở U - ê - nơ nay là tỉnh Mi - ê. 28 tuổi, Ba - sô sống ở Tô - ki ô (Ê - đô) làm thơ với bút danh Ba - sô (Ba tiêu). Mười năm cuối đời đi khắp đất nước viết du kí và thơ hai cư. Ông mất năm 1694. Tác phẩm du kí “phơi thân đồng nội”, “Đoạn văn trong đãy”, “Cánh đồng hoang”, “áo tơi cho khỉ” và “Lối lên miền ô - ku”. Thơ hai cư có số từ ít nhất gồm 17 âm (5- 7-5) gồm bảy , tám chữ nhật. Mỗi bài chỉ có một tứ thơ, ghi lại một văn cảnh, vài sự vật, gợi lên xúc cảm, suy tư nào đó. Không gian thời gian là mùa (quý tứ). Thơ hai cư mang tính u tịch (thiền tông), đề cao vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng. Thơ hai cư chỉ gợi, không tả chứa nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Thơ hai cư là đóng góp của Nhật Bản vào văn hóa nhân tạo. - Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” của Lương Quỳnh Khuê thuyết minh về một thắng cảnh. Vì thế nó khác các văn bản thuyết minh giới thiệu một công trình kiến trúc (nhà sàn), một tác giả thơ. Ma – su - ô Ba – sô và thơ hai cư Nhật Bản. Lương Quỳnh Khuê đi sâu vào đối tượng và tập trung vào nội dung của thắng cảnh. Đó là những đặc điểm về kiến trúc, vẻ đẹp nên thơ nên họa của đền Ngọc Sơn. Từ đó tác giả bày tỏ niềm tự hào, tình yêu tha thiết với di sản văn hóa dân tộc. Tóm tắt đoạn thuyết minh về Đài Nghiên – Bút Tháp: đến Đền Ngọc Sơn Hà Nội, gây ấn tượng nhất với mọi người là công.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> trình Đài Nghiên – Bút Tháp. Tháp Bút đứng uy nghi trên núi Ngọc Bội. Ba chữ “Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh )” nổi trên mình tháp làm nên rõ nghĩa hình tượng ngọn bút trở lên trời xanh đầy kiêu hãnh. Cạnh tháp bút là cổng Đài Nghiên (cái Đài đỡ nghiên mực), đài hình trái đào, tạc bằng đá đặt trên cầu Thê Húc cong cong đỏ thắm nối trên Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NAM SÁCH. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). (Đề gồm 01 trang). Đề chẵn Câu1 (3,0 điểm): Theo Thân Nhân Trung trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì đối với đương thời và mai sau? Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích những tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi trong đoạn văn sau: "Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi. (Trích “Bình Ngô đại cáo” - SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, tr.17).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NAM SÁCH. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). (Đề gồm 01 trang). Đề lẻ Câu1 (3,0 điểm): Ở phần mở đầu Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã nhắc lại những thất bại của kẻ thù khi chúng xâm lược nước ta trong quá khứ. Việc đó có ý nghĩa gì? Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích những tình cảm lớn của Nguyễn Trãi trong đoạn văn sau: Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc. Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được? (Trích “Bình Ngô đại cáo” - SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, tr.18). ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 6 Đề chẵn Câu 1. Đáp án Ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ - Đối với đương thời: + Khuyến khích nhân dân học tập, đỗ đạt làm quan phụng sự đất nước + Răn đe quan lại phải rèn giũa nhân cách, có trách nhiệm chăm. Điểm 3,0 0,5 0,5.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 6 Đề lẻ Câu 1. 2. Đáp án Ý nghĩa của việc nhắc lại những thất bại của kẻ thù khi chúng xâm lược nước ta trong quá khứ - Đối với nhân dân ta: + Khẳng định truyền thống đánh giặc hào hùng -> gợi lên niềm tự hào dân tộc. + Cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân trong cuộc chiến đấu chống quân Minh -> quân dân thêm tự tin để chiến đấu và chiến thắng. - Đối với giặc Minh: + Cho chúng thấy sức mạnh Đại Việt – sức mạnh của lòng yêu nước và chính nghĩa. + Răn đe, cảnh cáo kẻ thù: chúng cố tình xâm phạm nền độc lập chủ quyền của nước ta thì thất bại là điều không tránh khỏi. Phân tích những tình cảm lớn của Nguyễn Trãi trong đoạn hai của văn bản " Đại cáo bình Ngô" * Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận. - Bố cục đầy đủ. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: 1.Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích 2. Thân bài: a. Tình cảm yêu nước: - Bộc lộ qua việc kể tội giặc Minh: + Chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh + Vạch trần những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh: thu thuế khóa nặng nề, vơ vét sản vật, ép người dân phải làm những việc nguy hiểm…(dẫn chứng) + Tố cáo mạnh mẽ những tội ác của giặc Minh: tàn sát nhân dân, hủy hoại môi trường sống, phá hoại sản xuất…(dẫn chứng) -> Hậu quả: nhân dân khổ cực lầm than, gia đình đau thương tan nát, sản xuất đình trệ, - Bộc lộ qua thái độ căm thù quân xâm lược: + Tổng kết tội ác quân giặc: tội ác chồng chất, ghê tởm không kể xiết + Kết tội quân thù: trời đất không dung tha, thần và người đều không thể chịu được. b. Tình cảm thương dân:. Điểm 3,0 0,75 0,75. 0,75 0,75 7,0. 0,5 3,0 2,0. 1,0. 2,0.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>