Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG SƠN</b>
<b>TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG </b>
<b> </b>
<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG</b>
<b>Năm học: 2017-2018</b>
<b> Môn: Ngữ văn 9</b>
<b>Thời gian làm bài: 120 phút </b>
<b> </b>
<b>Đề ra:</b>
<b>Câu 1: Phân tích hiệu quả diễn đạt trong hai câu thơ sau: </b>
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
<b>Câu 2: Trong lời phủ dụ của vua Quang Trung với qn lính có đoạn: </b>
“<i>Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết </i>
<i>chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương </i>
<i>Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương </i>
<i>tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn.”</i>
(Trích Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục, 2012)
Nội dung đoạn văn trên nhằm khẳng định điều gì? Hãy viết bài văn nghị luận
trình bày suy nghĩ của em về điều đó.
<b>Câu 3:</b>
Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi
tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
Có ý kiến cho rằng: Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh
phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận
xét: Cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.
Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.