Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

tu han viet trong sach giao khoa lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.54 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Hán Nôm. Đề tài: KHẢO SÁT TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tú Mai Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thảo Lớp: C – K63 Mã sinh viên: 635601119 HÀ NỘI – 2017. LỜI CẢM ƠN !.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khóa luận được hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn nhờ có sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Trước tiên, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của TS. Nguyễn Thị Tú Mai. Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua. Xin cảm ơn Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận. Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017 Tác giả Ngô Thị Thảo. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2.. Lịch sử vấn đề................................................................................................2. 3.. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu...............................................3. 4.. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3. 5.. Cấu trúc đề tài................................................................................................4. B. NỘI DUNG.......................................................................................................5 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC GIẢNG DẠY TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.............. 1.1 Khái quát về từ Hán Việt............................................................................5 1.2 Vai trò của việc giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông.....7 1.2.1 Mở rộng vốn từ...........................................................................................7 1.2.2 Sử dụng từ chính xác, thành thạo, sinh động và linh hoạt........................12 Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở BẬC PHỔ THÔNG............................... 2.1 Cách thức thống kê, phân loại chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ.....15 2.1.1. Cách thức lập bảng thống kê chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ.......15. 2.1.2. Cách thức phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ...................................17. 2.2 Kết quả thống kê, phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ.......................18 2.2.1. Sơ đồ cấu trúc phân loại chữ Nôm trong BTLTDQÂ............................18. 2.2.2. Kết quả thống kê chữ Nôm trong BTLTDQÂ........................................22. 2.3 Một số nhận xét về các loại chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ..........23 2.3.1. Loại chữ Nôm mượn Hán......................................................................23. 2.3.1.1 Loại A1..................................................................................................23 2.3.1.2 Loại A2..................................................................................................25 2.3.1.3 Loại B1..................................................................................................27 2.3.1.4 Loại B2..................................................................................................28 2.3.2. Loại chữ Nôm tự tạo..............................................................................29. 2.3.2.1 Loại chữ C1...........................................................................................29 2.3.2.2 Loại chữ C2...........................................................................................32.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.3.2.3 Loại chữ D.............................................................................................33 2.3.2.4 Loại chữ G.............................................................................................34 2.4 Nhận xét về cấu trúc chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ.....................37 2.4.1. Cấu trúc chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ.......................................37. 2.4.2. Cách viết một số chữ Nôm trong văn bản BTLTDQÂ...........................39. Chương 3: LẬP BẢNG TRA CỨU TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5.....................................................................................................42 3.1 Về nội dung của văn bản BTLTDQÂ.......................................................42 3.1.1. Những cặp câu mang chủ đề về đạo lý..................................................42. 3.1.1.1 Đạo lý giữa vua - tôi..............................................................................42 3.1.1.2 Đạo lý về gia đình.................................................................................44 3.1.1.3 Đạo lý trong xã hội................................................................................47 3.1.2. Những cặp câu mang chủ đề khác........................................................52. 3.2 Về nghệ thuật của văn bản BTLTDQÂ....................................................54 3.2.1. Thể thơ lục bát trong BTLTDQÂ...........................................................55. 3.2.2. Các biện pháp tu từ và những đặc sắc về ngôn ngữ trong BTLTDQÂ. 56. 3.3 Hình thức diễn giải trong BTLTDQÂ......................................................58 3.3.1. Sự gần gũi về văn hóa và diễn giải.......................................................59. 3.3.2. Bám sát câu chữ và sự linh hoạt của nghệ thuật ngôn từ.....................61. C. KẾT LUẬN....................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................65. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sự tiếp xúc ngôn ngữ hay hiện tượng vay mượn từ vựng là một quy luật tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ ở bất kì một quốc gia nào. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả Nhật Bản và các nước phương Tây như Pháp, Nga,… đều có sự vay mượn từ nhất định. Trong tiếng Việt cũng có một lớp từ ngữ mượn gốc Hán được coi là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự tiếp xúc với ngôn ngữ Hán, văn hóa Hán ở Việt Nam đã bắt nguồn từ hàng ngàn năm về trước và diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy đây là một quá trình tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và quy mô. Ở đó, Người Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán để làm phong phú thêm tiếng nói của mình.Trong từng mỗi giai đoạn tiếp xúc, tiếng Hán đều để lại những ảnh hưởng nhất định lên tiếng Việt. Đặc biệt hơn cả là việc xuất hiện từ Hán Việt ở giai đoạn đời Đường (thế kỉ VIII- Thế kỉ X). Sự xuất hiện này được coi như một hệ quả tất yếu của quá trình tiếp xúc giữa ngôn ngữ, văn hóa Hán với ngôn ngữ, văn hóa Việt. Hiện nay, thực tế cho thấy từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong kho từ vựng tiếng Việt. Lượng từ Hán Việt này đã góp phần vào những bước đường phát triển của ngôn ngữ Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu đời sống, văn hóa đề ra. Tuy có vai trò quan trọng như vậy song từ Hán Việt cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó khăn cho người tiếp nhận, sử dụng nó. Mặt khác, vấn đề giáo dục cho trẻ luôn là vấn đề chúng ta quan tâm hàng đầu. Trong đó, tiểu học là bậc học khởi đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Nó nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng, góp phần to lớn trong việc quyết định chất lượng giáo dục ở toàn bậc học phổ thông nói riêng và ở các bậc đại học cũng như cả cuộc đời con người nói chung. Ở các cấp học, đặc biệt là cấp tiểu học, Từ Hán Việt được chú trọng đưa vào chương trình dưới hình thức văn bản trong sách giáo khoa nhiều bộ môn khác nhau. Đối với bộ phận học sinh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> lớp 5, đây là năm học cuối cấp, các em cần được trau dồi nhiều hơn về vốn từ vựng tiếng Việt để có một hành trang ngôn ngữ vững chắc cho cấp học THCS. Tuy nhiên, từ Hán Việt với sự phức tạp của nó khiến cho học sinh còn khá bỡ ngỡ khi tiếp nhận và sử dụng.Từ đó khiến cho việc dạy học từ Hán Việt ở bậc tiểu học đạt hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để khắc phục phần nào khó khăn trên, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5.. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu về từ Hán Việt cũng như những vấn đề liên quan đã được rất nhiều các tác giả cất công khơi nguồn, đào sâu tìm hiểu, lí giải về nó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu nêu ra những vấn đề lý thuyết chung nhất về từ Hán Việt. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt (1985) đã đi tìm hiểu và đề ra quá trình tiếp xúc Hán - Việt trong lịch sử cùng với đó là phân loại từ gốc Hán.Tiếp nữa, trong công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt ( Nguyễn Tài Cẩn, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000) ông đã chỉ ra cơ sở hình thành lớp từ Hán Việt và cách đọc Hán Việt. Tác giả Nguyễn Ngọc San với bài viết Từ Hán Việt nhìn từ góc độ lịch sử ( Tạp chí Hán Nôm, 1994) đã trình bày một số vấn đề về ngữ âm của lớp từ Hán Việt đặt trong mối quan hệ với lịch sử phát triển tiếng Việt. Đồng nghiên cứu về mặt ngữ âm của lớp từ Hán Việt có công trình Từ ngoại lai trong tiếng Việt (NXB Giáo dục, 2007) của tác giả Nguyễn Văn Khang. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục nghiên cứu sâu sắc về cả hai mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp cùng với sự biến đổi của chúng qua từng thời kì khác nhau. Nhắc đến việc tìm hiểu mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp quả thực không thể không kể đến cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt (Phan Ngọc, NXB Khoa học xã hội, 2009). Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Đồng thời, ông còn chỉ ra hai yếu tố Hán – Việt xét về mặt hoạt động và khả năng sinh sản và giải thích nguyên nhân gây ra sự khó hiểu về nghĩa, về phong cách từ Hán Việt. Ngoài những công trình kể trên, chúng ta không thể không nhắc đến những giáo trình nghiên cứu về từ vựng học như: Từ vựng tiếng Việt hiện đại ( Nguyễn Văn Tu, 1968), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ( Đỗ Hữu Châu, 1981) và công trình Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê Đình Khẩn (2000). Bên cạnh một số lượng tương đối nhiều các công trình nghiên cứu những vấn đề chung nhất về từ Hán Việt kể trên, còn có những công trình nghiên cứu điểm. Những công trình này mang tính gần gũi, thiết thực với việc dạy và học ở bậc phổ thông hơn. Phổ biến nhất là các cuốn từ điển như: Hán Việt từ điển ( Đào Duy Anh), Từ điển tiếng Việt (có phụ chú Hán ngữ) ( Hoàng Phê, 2011),.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Từ điển thành ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Thị Thanh Liêm, 2003), Từ điển từ Hán Việt ( Phan Văn Các, 2001), Từ điển từ và ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Lân, 2002),….Nhìn chung, các quyển từ điển này đều chú trọng nhiều nhất vào việc giải nghĩa các từ Hán Việt một cách tương đối đầy đủ và còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu và sử dụng chúng. Ngoài ra, còn có những công trình nhận được sự quan tâm khá lớn mọi người đó là Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông ( Đặng Đức Siêu, 2009). Ở đây, tác giả đã chú ý nghiên cứu từ Hán Việt ở khía cạnh nhận diện chúng qua cái nhìn lịch sử để từ đó đề xuất các phương hướng nắn vững vốn từ Hán Việt. Bên cạnh đó, tác giả Lê Xuân Thại với công trình Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ Văn THCS (2005) đã nghiên cứu về số lượng từ Hán Việt trong sách Ngữ Văn 6,7,8,9 và giải nghĩa chúng trong văn cảnh cụ thể. Gần hơn với cuốn khóa luận này của chúng tôi, tác giả Hoàng Trọng Canh trong cuốn Từ Hán Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học ( 2009) không chỉ giới thiệu những vấn đề cơ bản về từ ngữ Hán Việt mà còn hướng dẫn sinh viên, giáo viên những kỹ năng và phương pháp dạy học từ Hán Việt cần thiết trên tinh thần đổi mới giảng dạy. Thêm vào đó, chúng ta còn phải kể đến những cuốn sổ tay từ ngữ đã giúp các em học sinh có thể hiểu thêm về tiếng Việt. Ví dụ ở bậc tiểu học có cuốn Sổ tay từ ngữ Hán Việt bậc tiểu học ( Nguyễn Thiện Giáp,1999). Tuy nhiên, cuốn sổ tay này có phạm vi nghiên cứu chỉ trong các sách Tập đọc ( tiếng Việt) của chương trình tiểu học. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy đa số các công trình nghiên cứu đều khái quát được đầy đủ về những vấn đề chung nhất như nguồn gốc, lịch sử, khái niệm, ….Mặc dù vậy, về chương trình tiểu học nói chung, toàn bộ chương trình lớp 5 nói riêng vẫn chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê lớp từ Hán Việt. Do đó, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5 để tiến hành..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, nắm bắt được số lượng, tần số xuất hiện từ Hán Việt trong chương trình sách giáo khoa lớp 5 để lập bảng tra từ Hán Việt nhằm giúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn.. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát chung về từ Hán Việt. - Thống kê từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5. - Đối chiếu từ Hán Việt xuất hiện trong chương trình lớp 5 với nghĩa nguyên của nó. - Đề xuất, xây dựng từ điển Hán Việt cho học sinh bậc Tiểu học.. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các từ Hán Việt trong bộ sách giáo khoa lớp 5 hiện hành, bao gồm: Tiếng Việt 5, Toán 5, Khoa học 5, Lịch sử và Địa lí 5, Mỹ thuật 5, Đạo đức 5, Kỹ thuật 5, Âm nhạc 5.. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : - Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát, thống kê từ Hán Việt xuất hiện trong tất cả các bài học trong SGK lớp 5. - Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được sử dụng nhằm khi phân tích, đối chiếu các loại từ Hán Việt giữa các lớp, đối.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chiếu nghĩa được dạy trong SGK với nghĩa trong từ điển để rút ra những nhận xét, đề nghị. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được vận dụng trong khi nói về cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc điểm của từ Hán Việt theo những phương diện nhất định.. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm : -. Chương 1. Khái quát về từ Hán Việt và vai trò của việc dạy từ Hán Việt ở phổ thông.. -. Chương 2 : Khảo sát thực tế trong nhà trường phổ thông. -. Chương 3 : Lập bảng tra cứu từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5. Tài liệu tham khảo Phụ lục : Bảng từ Hán Việt trong SGK lớp 5. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT 1.1.1. Quá trình tiếp xúc Hán – Việt.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Có thể nói rằng, từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc Hán –Việt. Quá trình này là một quá trình tiếp xúc quy mô và sâu rộng. Theo quy luật thông thường, bất kì một quá trình tiếp xúc nào đều có những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến nó một cách trực hoặc gián tiếp. Quá trình tiếp xúc Hán – Việt cũng vậy.. 1.1.1.1.. Những nhân tố tác động đến tiếp xúc Hán -Việt. Tác động đến tiếp xúc Hán – Việt có rất nhiều nhân tố, song nhân tố đáng chú ý nhất là nhân tố về văn hóa, ngôn ngữ. Về những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiếp xúc Hán – Việt quy mô và sâu rộng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang trong Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2009) có viết: “Nói đến nhân tố xã hội là nói đến các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ như vai trò của địa lí, của giao dịch thương mại hay chiến tranh cùng hàng loạt các nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội khác có tác động như là tác nhân thúc đẩy sự tiếp xúc và dẫn đến sự vay mượn các yếu tố giữa các ngôn ngữ. Nói đến nhân tố ngôn ngữ là nói đến các nhân tố trong nội bộ (bên trong) ngôn ngữ như đặc điểm loại hình (cùng loại hình hay khác loại hình),….” (5,62). Và ông cũng khẳng định: “Đối với tiếp xúc Hán – Việt, nhìn một cách tổng quát, các nhân tố xã hội – ngôn ngữ có tác động mạnh mẽ đến cuộc tiếp xúc này. Hay nói cách khác, các nhân tố ngôn ngữ - xã hội đã góp phần quan trọng vào tiếp xúc Hán – Việt nói chung, vào sự du nhập một số lượng lớn các từ Hán vào tiếng Việt nói riêng” (5,63).. a. Nhân tố văn hóa, ngôn ngữ Một trong những nhân tố quan trọng đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc Hán – Việt đó là sự truyền bá nền văn hóa Hán toàn vùng Việt Nam và sự ra đời của tầng lớp quyền quý Việt Nam góp phần vào tuyên truyền cho ngôn ngữ Hán, văn hóa Hán. Có thể nói, đa số các nước ở phương Đông cũng như.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Việt Nam đều chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của nền văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa. Theo giới lịch sử, khi Triệu Đà sang xâm lược nước ta, lúc bấy giờ là Âu Lạc đang ở thời kì phân hóa xã hội, hình thành một cơ cấu nhà nước đầu tiên và dần đi vào quá trình phong kiến hóa lâu dài. Chính từ đây, đã tạo điều kiện cho việc dễ dàng tiếp thu nền văn hóa Hán, làm cho nền văn hóa Hán càng thấm sâu vào xã hội Việt Nam. Bộ máy quan lại Trung Quốc và tầng lớp đông đảo kiều nhân người Hán, tầng lớp quyền quý người Việt là lực lượng đắc lực nhất trong quá trình Hán hóa này. Bên cạnh đó, nhà Hán một mặt mở trường dạy con em lớp sĩ phu người Hán, người Việt nhưng mặt khác lại kìm hãm, hạn chế việc học hành cũng như tuyển dụng. Cho đến cuối đời Đông Hán,Trung Nguyên loạn lạc, quý tộc kéo sang Giao Chỉ rất đông. Sĩ Nhiếp chủ trương mở trường dạy học. Chính điều này đã mở đầu cho nền học vấn của ta. Sang đến Tùy đường, tầng lớp phong kiến Việt Nam đã tương đối có thế lực. Chế độ khoa cử được dùng để thay thế cho chế độ sĩ tộc ngày trước. Trình độ Hán học của nho sĩ Việt càng được nâng cao. Có thể thấy, đến thời kì này, nền văn hóa Hán nói chung và nền ngôn ngữ văn tự Hán nói riêng đã có những tác động nhất định trên địa bàn đất Việt. Trong giai cấp phong kiến đã xuất hiện tầng lớp am hiểu Hán học và chính lực lượng này, sang đến thời bình, đã ra sức bảo vệ duy trì những gì tiếp thu được từ văn hóa, ngôn ngữ Hán. Hơn nữa, nếu nhìn nhận hai ngôn ngữ Hán và Việt từ góc độ loại hình học. Có thể thấy tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho hai ngôn ngữ có thể xâm nhập vào nhau. Nhờ vào đặc điểm âm tiết tính, có thanh điệu và phương thức ngữ pháp biểu hiệ ngoài từ mà các từ tiếng Hán có thể du nhập vào tiếng Việt một cách.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> dễ dàng hơn so với các từ ngữ Ấn – Âu rất nhiều. Ngoài ra, phương thức cấu tạo từ chủ yếu ở cả hai ngôn ngữ đều là phương thức ghép. Vì vậy, các yếu tố mượn Hán tham gia vào tạo từ mới có thể theo mô hình tạo từ của tiếng Việt hay các từ ghép mượn Hán sẽ không quá khó khăn trong việc đồng hóa về mặt cấu trúc khi nhập vào kho từ vựng tiếng Việt. Những nhân tố ngôn ngữ kể trên đã tác động không chỉ mạnh mẽ mà còn sâu sắc tới quá trình tiếp xúc Hán – Việt. Hiện nay, cho dù chữ quốc ngữ đóng vai trò hoàn toàn chính thức ở Việt Nam thì vẫn không khó để nhận ra rằng chữ Hán vẫn thấp thoáng ẩn hiện vai trò của mình ở nước ta. Ngay cả khi xã hội đang cuốn theo cơn lốc tiếng Anh, theo công nghệ thông tin thì ngôn ngữ Hán, văn hóa Hán vẫn là điều luôn cần trong đời sống dân Việt.. b. Các nhân tố khác Về địa lí, Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng, tiếp giáp nhau trên nhiều ki-lô-mét. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các quan hệ giao lưu, tiếp xúc giữa người dân hai nước trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là sự tiếp xúc ngôn ngữ qua con đường khẩu ngữ. Về kinh tế, hai nước luôn có quan hệ với nhau, liên tục diễn ra biểu hiện ở chỗ các mặt hàng của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, số lượng từ gốc Hán nhập vào kho từ vựng tiếng Việt là khá lớn. Về mặt chính trị -quân sự, Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại đều mối quan hệ với nhau tuy có những thay đổi ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chẳng hạn như, thời Bắc thuộc là mối quan hệ giữa kẻ xâm lược và dân tộc bị xâm lược. Còn khi sang thời kì chủ nghĩa xã hội, hai nước trở thành láng giềng, bằng hữu tốt của nhau. Điều này có lẽ đã lí giải phần nào sự nhập vào có lúc lẻ tẻ, có lúc ồ ạt của từ gốc Hán vào tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trên đây là một số nhân tố xã hội, văn hóa, ngôn ngữ có sức tác động, ảnh hưởng lớn tới sự tiếp xúc Hán – Việt. Trên cơ sở đó, sự ra đời từ Hán Việt là điều tất yếu.. 1.1.2. Quá trình tiếp xúc Hán – Việt Để lí giải tiếp xúc Hán – Việt trong mối quan hệ với việc vay mượn từ vựng tiếng Hán trong tiếng Việt, đa số các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận, lí giải trong cái nhìn tổng thể và lấy dòng chảy lịch sử làm xuất phát điểm. Đặc biệt là mốc thời gian thế kỉ X như tác giả Nguyễn Văn Khang có viết: Thế kỉ X thường được các nhà sử học Việt Nam coi là cái mốc vừa đánh dấu nhưng cũng là để “phân đôi” lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước thế kỉ X là thời kì nước Việt chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và giai đoạn từ thế kỉ X trở đi là kỉ nguyên độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Có thể coi đây là cơ sở lịch sử - xã hội quan trọng để xem xét, lí giải tiếp xúc Hán Việt….(5,65) Như vậy, tác giả đã phân chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn trước và sau thế kỉ X. Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn khang, tác giả Đặng Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông cũng nêu ra rằng: Về cơ bản, có thể chia quá trình du nhập và phổ biến này thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn dài khoảng 10 thế kỉ, kể từ những thế kỉ I trước và sau Công nguyên. Đây cũng là giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển của lớp từ Hán Việt (6,12). Trong phạm vi khóa luận này, tôi hoàn toàn đồng ý và đi theo hướng nghiên cứu của đa số nhà nghiên cứu trên và xin phép được tóm tắt lại như sau:. 1.1.2.1. Giai đoạn trước thế kỉ X (938) – thời kì Bắc thuộc Theo dòng lịch sử, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra bắt đầu từ cách đây rất lâu: gần hai nghìn năm, khi nhà Hán xâm lược nước.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ta, từ thế kỉ II trước Công nguyên. Đây có thể xem là đợt tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và khá liên tục. Giai đoạn từ đầu cho đến khoảng thế kỉ VI, VII là giai đoạn nhà Tần cùng với sự bành trướng thế lực xuống vùng Nam Việt đã khiến cho các phương thức sản xuất và lễ tục văn hóa vùng Trung Nguyên, tiếng Hán chữ Hán có sự ảnh hưởng đến vùng Việt Nam ngày nay. Cuối đời Tần nổ ra cuộc thôn tính, xâm lăng Âu Lạc. Chính sách đồng hóa dân tộc trong đó có đồng hóa văn hóa, ngôn ngữ Âu Lạc trở thành mục tiêu lớn của Triệu Đà. Suốt thời kì Bắc thuộc, chữ Hán là ngôn ngữ được dùng trong nhà trường, nhà chùa,…tại vùng Việt Nam. Chính vì vậy, ngôn ngữ Việt Nam thời kì này rơi vào tình huống song ngữ: Tiếng Hán có chữ viết được coi là ngôn ngữ cao và tiếng Việt là ngôn ngữ dùng người dân dùng trong giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày. Tình huống song ngữ này đã tạo ra sự vay mượn ngôn ngữ Hán ít nhiều của dân Việt. Những từ người Việt vay mượn thời kì này thường được giới nghiên cứu gọi là từ Hán cổ. Từ Hán cổ thường được xem là những từ người Việt vay mượn của tiếng Hán, đọc theo dạng ngữ âm đời Hán ở Trung Quốc. “Do dân ta vay mượn một cách trực tiếp, trải qua thời gian sử dụng lâu dài trong tiếng Việt nên nhìn chung lớp từ này được Việt hóa triệt để; theo cảm thức của người Việt, người Việt xem chúng như là từ thuần Việt.” (10,18) Dưới đây là một vài ví dụ những từ Hán Việt cổ được người dân Việt vay mượn: Bảng 1.1.2.1 Ví dụ từ Hán Thượng cổ được vay mượn vào tiếng Việt Chữ Hán. Cổ Hán Việt. Hán Việt. 斧. Búa. Phủ. 房. Buồng. Phòng. Giải thích của Vương Lực.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tiếp biến là giai đoạn cuối Đường, giai đoạn này bao gồm hai thế kỉ XIII, IX đến 938. Giai đoạn này mới chính là giai đoạn lưu lại sự ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ Việt cho đến tận ngày nay. Đến thời nhà Đường, đặc biệt ở thời Tùy Đường, chế độ khoa cử được thực thi tại vùng Giao Chỉ làm tăng thêm mức độ tiếp xúc và ảnh hưởng của văn hóa, ngôn ngữ Hán đến ngôn ngữ, văn hóa Việt. “ Chữ Hán, tiếng Hán không chỉ được dùng bó hẹp trong tầng lớp thống trị…mà đã đi vào đời sống dân gian người Việt. Cách đọc Hán Việt – cái gọi là sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt – đã ra đời trong cảnh huống xã hội ngôn ngữ này” (5,66). Có thể hiểu, đến giai đoạn này, ở Việt Nam đã xuất hiện một cách đọc chữ Hán hết sức có hệ thống. Những từ tiếng Việt vay mượn tiếng Hán ở giai đoạn này được gọi là từ Hán Việt. Và cụ thể hơn nữa về cách đọc Hán Việt, tác giả Nguyễn Tài Cẩn và các nhà ngôn ngữ khác đều cho rằng “nó có xuất phát điểm là hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai đoạn sau của tiếng Hán trung cổ khoảng thế kỉ VIII và IX ( Vãn Đường) – là hệ thống ngữ âm được dạy lần cuối cùng ở Giao Châu, trước khi Việt Nam giành được độc lập” (10,18). Do có cách đọc này – cách đọc mà người Việt Nam dùng để đọc chữ Hán theo Đường âm – nên từ giai đoạn này về sau, chúng ta đã vay mượn một số lượng rất lớn các từ tiếng Hán, gọi là từ Hán Việt. Những đơn vị gốc Hán này, do vay mượn gián tiếp qua việc được dạy học, truyền giáo và vay mượn về sau này nên nhìn chung chưa Việt hóa nhiều. Theo cảm thức người Việt có thể dễ dàng nhận ra những từ quen thuộc, xuất hiện nhiều trong sách vở, đời sống.. 1.1.2.2.. Giai đoạn sau thế kỉ X. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền và sự ra đời của nước Đại Việt đã chấm dứt ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc. Với nền độc lập, tự chủ của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu một cách có ý thức nhiều vấn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> đề từ Trung Quốc. Trong đó, tiếng Hán vẫn được tiếp thu, sử dụng nhưng là tiếp thu, sử dụng một cách chủ động của một quốc gia có chủ quyền. Thêm vào đó, việc chữ Hán được coi là văn tự chính thống quan phương của nhà nước phong kiến kéo dài nhiều năm nên cách đọc Hán Việt tịnh tiến đến sự ổn định. Cụ thể từ thế kỉ XI trở đi, cách đọc Hán Việt tách hẳn ra thành một cách đọc độc lập với tư cách là một hệ thống đọc riêng biệt của người Việt. Các nhà Nho là những người đi tiên phong trong việc tuyên truyền văn hóa, văn học Hán,…Qua trường kì lịch sử, nhờ tài trí thông minh sáng tạo, các thế hệ ông cha ta đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cực kì khó khăn trên mặt trận văn hóa – ngôn ngữ, đó là chiếm lĩnh, cải biến và vận dụng thành thục ngôn ngữ - văn hóa kèm theo đó là tất cả những tinh hóa của nền văn hóa văn minh Hán như một vũ khí sắc bén để xây dựng, phát triển nền văn hóa, học thuật của đất nước ta.. 1.2.. Khái niệm từ Hán Việt. Từ rất nhiều những năm trở về trước đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi đào sâu, tìm tòi về vấn đề từ Hán Việt là gì?. Cho đến nay, ước chừng có đến hàng chục công trình nghiên cứu về vấn đề trên. Có thể nói, tuy những tác giả ấy có những cách lí giải khác nhau song nhìn chung đều có điểm thống nhất, tương đồng nhất định. Trước tiên, với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được Nguyễn Như Ý – người chủ biên cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa rằng: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”(14,369). Theo như lời giải thích trên thì từ Hán Việt hay từ Việt gốc Hán có nội dung hoàn toàn giống nhau..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bên cạnh đó, có một vài nhà nghiên cứu lại đưa ra quan điểm khác với nhận định trên của chủ biên Nguyễn Như Ý. Họ cho rằng từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán là hai khái niệm không trùng khớp. Tác giả Phan Ngọc cũng viết trong Mẹo giải nghĩa từ Hán – Việt như sau: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, người viết vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán”. Trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đưa ra nhận định: “Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 (từ đời Đường trở về sau) mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình”. Tác giả Diệp Quang Ban cũng khẳng định trong sách Tiếng Việt 6 nâng cao rằng: “Từ Hán Việt ở đây là từ mượn gốc Hán và được đọc theo âm Hán Việt” (16,36). Tức là ở đây, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán. Song vẫn còn vênh lệch ở chỗ đọc theo âm Hán Việt. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San đã đưa ra thêm những quan điểm cụ thể của mình về âm Hán Việt: “Sang thời tự chủ, tiếng Hán vẫn được tiếp tục sử dụng ở Việt Nam trong cơ quan hành chính, trường học và khoa cử. Nhưng lúc này tiếng Hán đã mất tính cách là một sinh ngữ, người Việt đọc chữ Hán theo cơ chế ngữ âm tiếng Việt đương thời, nhưng vì đọc chữ Hán một cách có hệ thống nên âm đọc là âm phản chiếu của âm Hán đời Đường và khá sát với âm này. Đó là âm Hán Việt, âm này được dự đoán là hình thành về cơ bản ở thế kỉ XII” (17). Cùng thống nhất quan điểm với tác giả trên, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cũng viết rất tỉ mỉ và chi tiết rằng: “Như vậy, cách đọc Hán Việt là các đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên, với dạng ngữ âm của chữ Hán đời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> được Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó…Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Như vậy, theo sự hình dung của chúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính: a) Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là các từ Hán Việt. b) Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt. Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt bao gồm: - Các từ ngữ Hán tiếp nhận từ đời Đường đến ngày nay…. - Những từ được cấu tạo ở Việt Nam…..”(13,241-242). Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy thấy, đa số các tác giả đều đồng quan điểm rằng: từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán và đọc theo âm Hán Việt (cách đọc bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường), nhập vào kho từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi cũng xin phép được tiếp thu, tiến hành nghiên cứu theo quan điểm trên.. 2.. VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Từ Hán Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà nó còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Ví dụ như, với tư cách là từ ngữ văn học, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính mà khó có từ nào thay thế được trong các tác phẩm thơ nổi tiếng. Nó còn làm tăng tính chính xác trong những văn bản phong cách chính luận. Hay trong dịch thuật, đôi khi người ta khó có thể tìm được từ ngữ nào tương đương về nghĩa để thay thế hơn là từ Hán Việt..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngoài ra, như chúng ta đã biết, vì đặc điểm của lịch sử dân tộc, tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán trong một thời gian dài. Và hệ quả là cho đến ngày nay lượng từ Hán Việt tồn tại trong kho từ vựng của chúng ta là khoảng hơn 70 %. Vì vậy, trong giáo dục, học tập ở trường phổ thông từ Hán Việt cũng như việc dạy từ Hán Việt có vai trò hết sức quan trọng.. 2.1.. Mở rộng vốn từ. Trước hết, việc dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là công việc giúp cho các em học sinh vừa trau dồi vừa làm phong phú hơn vốn từ của mình. Ở bậc Tiểu học, thông qua các tiết học mở rộng vốn từ theo chủ đề trong sách giáo khoa tiếng Việt, các em được làm quen với nhiều từ Hán Việt mới, sau đó được mở rộng dần thêm về nghĩa của chúng. Càng lên lớp cao hơn, các văn bản trong sách lại tăng dần thêm về số lượng từ Hán Việt, giúp các em từng bước lĩnh hội từ ngữ Hán Việt từ mức đơn giản cho đến phức tạp. Không chỉ thông qua các tiết học mở rộng từ ở sách tiếng Việt mà học sinh Tiểu học còn được làm quen, mở rộng vốn từ hơn thông qua sách giáo khoa các bộ môn khác như Toán học, Khoa học, Lịch sử và Địa lí…. Mỗi phân môn cung cấp cho các em những từ Hán Việt ở nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Ở bậc THCS,THPT, các tác phẩm viết bằng chữ Hán của những tác giả nổi tiếng được đưa vào chương trình học khá nhiều. Đặc biệt là ở chương trình lớp 7,8,10. Nhờ vào sự hiểu biết của mình về từ Hán Việt đã được giảng dạy cũng như tích lũy từ trước mà các em học sinh có thể hiểu, cảm thụ được nét đẹp tinh tế, cái hay, cái độc đáo trong các tác phẩm văn học này. Vì vậy, việc giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là hết sức cần thiết và quan trọng.. 2.2.. Sử dụng từ chính xác, thành thạo và sinh động, linh hoạt.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Việc giảng dạy từ Hán Việt trong trường phổ thông giúp các em học sinh mở rộng vốn từ của mình đồng thời cũng giúp các em biết vận dụng, sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác và sinh động, linh hoạt vào trong học tập cũng như trong đời sống thường nhật. Trong giao tiếp, có những trường hợp chỉ sử dụng từ Hán Việt mới đem lại được hiệu quả giao tiếp tối đa. Vì vậy, việc hiểu nghĩa của nó sẽ giúp các em sử dụng được từ đó trong đúng hoàn cảnh, tình huống mà mình gặp để đạt được mục đích giao tiếp như các em mong muốn. Ngoài ra, để tránh việc nhàm chán trong câu văn, lời nói, người ta cũng thường dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để bày tỏ, trình bày ý kiến quan điểm của mình. Đây chính là việc sử dụng từ ngữ một cách sinh động, linh hoạt. Việc giảng dạy từ Hán Việt đã giúp các em học sinh ở phổ thông không những mở rộng thêm vốn từ, biết cách sử dụng từ chính xác, linh hoạt nhằm hướng tới phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn bồi đắp thêm tình yêu của học sinh đối với tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, xây dựng một nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc dân tộc trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay.. CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ THỰC TRẠNG HIỂU TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 2.1.1.. Đối tượng. Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều. Địa chỉ: 149 ngách 765/147, đường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.. 2.1.2.. Quá trình thành lập và phát triển của trường.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tiền thân Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều là Trường PTCS May 10. Năm học 1994- 1995 nhập với Trường PTCS Sài Đồng thành Trường Tiểu học Sài Đồng với 2 phân hiệu. Sau 5 năm hoạt động, lại tách thành 2 trường Tiểu học Sài Đồng A và Tiểu học Sài Đồng B. Tháng 1/2004 sau khi tách Quận và chuyển đổi lên phường, trường Tiểu học Sài Đồng B được đổi tên thành Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều ngày nay. Có thể thấy, ngôi trường tiểu học này có một bề dày lịch sử gần hơn 30 năm. Là một trong những ngôi trường là cái nôi đào tạo nên nhiều tài năng trẻ thắp sáng thêm tương lai của đất nước Việt Nam ta.. 2.1.3.. Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương. Về điều kiện tự nhiên, xã hội: Trường Tiểu học Vũ Xuân nằm trong khu tập thể May 10 thuộc tổ dân phố 9 của Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội. Phường Sài Đồng nằm ở phía Đông Nam quận Long Biên, cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là một đơn vị hành chính mới được thành lập (năm 1982), cộng đồng dân cư của phường được hình thành cùng với lịch sử phát triển các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Học sinh của trường TH Vũ Xuân Thiều chủ yếu là con em công nhân viên công ty May 10 và con em của các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn phường Sài Đồng. Cơ cấu tổ chức Số lớp: 30 Tổng số cán bộ, giáo viên, NV: 45; biên chế: 38, hợp đồng quận: 3, hợp đồng trường: 4 Cơ sở vật chất.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trường học khang trang, có đủ các phòng học. Có phòng máy vi tính đủ tiêu chuẩn cho học sinh khối 3,4,5 học tin học; Có phòng nghe nhìn với đầy đủ máy chiếu đa vật thể, máy prozecter để giáo viên áp dụng đổi mới PP dạy học. Bàn ghế học sinh, GV bảng chống lóa đủ, đúng tiêu chuẩn. Có phòng thư viện với đầy đủ trang thiết bị, hàng năm nhà trường đều bổ sung thêm nguồn sách để đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Các tổ chức đảng, đoàn thể: Trường có đầy đủ các tổ chức đoàn thể: Chi bộ, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Đội TNTP HCM,… Các tổ chức đoàn thể hoạt động đều tay, luôn có sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức. Thành tích đạt được của học sinh Kết quả đại trà: Học sinh Giỏi ( Năm học. Khen. diện). Học sinh Khá. toàn(. Khen. Học. sinh. Trung. từngbình. mặt). ( Chưa được khen) Học sinh yếu. 2012- 2013 68.1%. 26.6%. 5.4%. 0%. 2013- 2014 72.2%. 22.2%. 5.6%. 0%. 2014- 2015 75.3%. 24.6%. 0.1%. 0%. 2015- 2016 74.2%. 25.5%. 0.3%. 0%. Từ những điều trình bày trên, chúng tôi nhận thấy trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều là một ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 30 năm. Học sinh chủ yếu là con em công nhân, bộ đội, viên chức. Mức sống trung bình – khá. Qua bảng thống kê kết quả học tập của học sinh trong những năm gần đây, nhận thấy rằng, học sinh của trường có sức học ở mức khá. Thành tích qua.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> từng năm đều không chênh lệch nhiều. Số học sinh yếu không có, học sinh trung bình ngày càng giảm đi.. 2.2. Biên bản khảo sát Số lượng khảo sát : 251 học sinh (06 lớp). 2.2.1.. Cách thức tiến hành. Để mang tính khách quan, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách trực tiếp phát tại từng lớp, các em học sinh làm tại chỗ trong vòng 20 phút giờ nghỉ giải lao. Học sinh hạn chế trao đổi với nhau. Những câu hỏi chúng tôi đưa ra căn cứ vào những kiến thức các em học sinh đã được học trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó, chủ yếu là kiến thức của chương trình lớp 5 và bám sát vào các chủ để ở trong những tiết Mở rộng vốn từ của học sinh. Ngoài ra còn có một số câu hỏi “khó”, tức là các câu hỏi có khả năng cao học sinh chưa được tiếp xúc với từ Hán Việt có trong câu hoặc chưa được chú thích, lí giải trên lớp. Chúng tôi xây dựng câu hỏi trên cơ sở này nhằm vừa kiểm tra, đánh giá được kiến thức tổng hợp của học sinh về từ Hán Việt, vừa định mức được mức độ hiểu biết cũng như khả năng tư duy ngôn ngữ của các em thông qua dạng câu hỏi “khó”. Cụ thể, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi dựa trên các tiêu chí đánh giá sau: Bảng 2.2.1.a. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí. Câu hỏi. Khả năng nhận biết từ HV của HS (1). Khả năng hiểu từ HV của HS (2). Khả năng dùng từ HV chính xác (3). 1,2,3,6,8,16,17,18 4,5,10,12,13,14,15,20 7,9,11. Gồm có 8 câu hỏi trong phiếu được đưa ra theo tiêu chí (1). Câu hỏi ở tiêu chí này thường là những câu hỏi có dạng cho tổ hợp từ, học sinh phải nhận.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> diện, chọn ra từ Hán Việt đúng nghĩa với yêu cầu đề bài đưa ra. Ngoài ra, câu hỏi ở tiêu chí này còn có dạng đề cho đoạn văn, yêu cầu học sinh xác định từ Hán Việt mang một nét nghĩa cụ thể nào đó. Theo tiêu chí (2), trong phiếu khảo sát cũng có 8 câu hỏi. Nó thường tồn tại dưới dạng đề bài yêu cầu học sinh chọn nhận định đúng về nghĩa của một từ Hán Việt. Cách thức hỏi có thể khác nhau như hỏi trực tiếp hoặc cho học sinh nối bảng. Trong phiếu khảo sát, số câu hỏi theo tiêu chí (3) là 3 câu. Đây là dạng câu hỏi khá đơn giản và quen thuộc với học sinh. Chủ yếu ở dạng đề cho một hoặc nhiều câu văn (thơ), yêu cầu học sinh chỉ ra cách dùng từ Hán Việt đúng hay sai trong câu văn đó. Kèm theo đó, chúng tôi đã thiết lập một bảng đáp án cho các câu hỏi trong phiếu khảo sát dựa trên kiến thức đã học kết hợp với việc tra cứu từ điển của bản thân. Bảng 2.2.1.b. Bảng đáp án STT 1. Câu hỏi. Đáp án. Câu hỏi 1. A. Quyết tâm B. Đoàn kết. 2. Câu hỏi 2. B. 3. Câu hỏi 3. B. 4. Câu hỏi 4. C. 5. Câu hỏi 5. C. 6. Câu hỏi 6. B. 7. Câu hỏi 7. B. 8. Câu hỏi 8. C.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 9. Câu hỏi 9. B. 10. Câu hỏi 10. 1c, 2a,3d,4b. 11. Câu hỏi 11. B. 12. Câu hỏi 12. C. 13. Câu hỏi 13. A. công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán B. xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật. 14. Câu hỏi 14. C. 15. Câu hỏi 15. C. 16. Câu hỏi 16. A.truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi B.truyền bá, truyền tin, truyền tụng C. truyền hình. 17. Câu hỏi 17. - Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức: Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (CA thường trực chiến đấu) 114 (CA phòng cháy chữa cháy) 115 (đội thường trực cấp cứu y tế). - Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ an toàn cho mình: Cha mẹ, ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 18. Câu hỏi 18. Từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.. 19. Câu hỏi 19. A. 20. Câu hỏi 20. “Tôn sư trọng đạo”: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo. (Theo Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2011). Trong quá trình khảo sát, không xuất hiện phiếu không hợp lệ. ( những câu học sinh không làm hoặc làm sai chúng tôi xếp vào cùng một nhóm) Tuy nhiên, phiếu khảo sát ngoài ưu điểm giúp học sinh tổng kết, ghi nhớ lại kiến thức về từ Hán Việt thì còn có hạn chế nhất định. Đó là sự hạn chế về thời gian thực hành phiếu khảo sát không nhiều, do trực tiếp tiến hành khảo sát nên chúng tôi không tránh được hạn chế này.. 2.2.2.. Phiếu khảo sát. PHIẾU KHẢO SÁT: TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 Câu 1: Lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Mỗi chỗ trống có thể có nhiều từ đồng nghĩa. Gạch chân hoặc khoanh tròn sự lựa chọn của em. A. Chúng tôi (quyết tâm / quyết đoán) vượt qua khó khăn này. B. ( Đoàn kết / Đoàn viên) tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc. Câu 2: Tổ hợp từ nào sau đây có nghĩa là “không thiên vị” A. công cộng, công an, công chức B. công minh, công tâm, công lí.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> C. công nhân, công việc, công cán D. công đường, công khai, công lập Câu 3: Em hãy cho biết từ “lạc” nào sau đây mang nghĩa là “rõ ràng”. Các em có thể chọn nhiều đáp án cùng một câu. A. Lạc quan B. Mạch lạc C. Đỗ lạc D. Liên lạc Câu 4: Theo em hiểu, “pháp luật” nghĩa là gì? A. Văn bản do cơ quan đứng đầu nhà nước ban hành nhằm quản lí nhà nước. B. Cơ sở cho việc quản lí nhà nước. C. Những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành, mọi công dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. D. Hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, cho bản chất của một chế độ. Câu 5: Theo em, từ nào sau đây có nghĩa là “người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật” A. Diễn biến B. Diễn đàn C. Diễn viên D. Diễn giải Câu 6: Trong hai câu văn sau, từ “cảnh giới” trong câu văn nào có nghĩa “trông chừng, canh gác để báo động kịp thời”..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> A. Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới khác với vạn vật khác còn nguyên hình tướng. B. Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới. Câu 7. Trong hai câu văn dưới đây, theo em, câu văn nào hợp lí và mang sắc thái trang trọng hơn. A. Anh ấy đã chết vì nền độc lập dân tộc B. Anh ấy đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc Câu 8. Trong những tổ hợp từ sau, từ “bình” trong tổ hợp từ nào có nghĩa là “yên ổn”. A.Bình phong , bình đồ B. Bình luận, phê bình C. Bình tĩnh, bình tâm Câu 9. Theo em, nếu thay cách nói “nữ dân quân” bằng “dân quân con gái” có hợp lí hay không? A. Có B. Không Câu 10. Hãy cho biết nghĩa của các từ trong cột A bằng cách nối với câu trả lời ở cột B A. B. 1. Thiên địa. a. Sóng gió. 2. Phong ba. b. Chim dữ. 3. Giang sơn. c. Trời đất. 4. Ác điểu. d. Sông núi.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Câu 11. Theo em, bạn Nam đặt câu như sau có đúng hay không? “ Các thi hành gia ở ngoài không gian chụp ảnh về vũ trụ”. A. Có B. Không Câu 12. Theo em hiểu, “Sứ thần” nghĩa là gì? A. Người làm công tác chính trị B. Người đảm nhiệm công tác quân sự trong nước C. Người thay mặt cho vua một nước đi giao thiệp với nước ngoài D. Người đảm nhận công tác ngoại giao trong nước Câu 13. Hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán. A. Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh B. Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh Câu 14. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ “xâm lăng” A. Gây chiến tranh đối với nước khác B. Lấy đi đồ vật của người khác mà không hỏi ý kiến C. Cướp đoạt chủ quyền và lãnh thổ của nước khác bằng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn chính trị, kinh tế. Câu 15. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? A. Phong tục, tập quán của tổ tiên B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Câu 16. Dựa theo nghĩa của tiếng “truyền”, xếp các từ sau đây vào ba nhóm sao cho hợp lí: truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền ngôi, truyền tụng, truyền hình, truyền nhiễm. A. “Truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác B. “Truyền” có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người C. “Truyền” có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể Câu 17. Đọc đoạn văn dưới đây và gạch chân dưới các từ ngữ chỉ những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên. A. Để bảo vệ an ninh cho mình, em cần nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin B. Nếu bị kẻ khác đe dọa, hành hung hoặc thấy nhà cháy hay bị tai nạn xảy ra em cần phải: - Khẩn cấp gọi số 113 hoặc 114,115 để báo tin - Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, cửa hiệu, trường học, đồn công an. Câu 18. Trong các từ dưới đây, từ nào đồng nghĩa với từ “bổn phận”. Em hãy gạch chân dưới những từ đó: Nghĩa vụ, nhiệm vụ, chức vụ, chức năng, chức trách, trách nhiệm, phận sự, địa phận Câu 19. Theo em hiểu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” có đúng không? A. Đúng B. Không.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Câu 20. Theo em hiểu, thế nào là “tôn sư trọng đạo”: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Sau khi thực hiện công việc trực tiếp phát phiếu khảo sát với mục đích tìm hiểu rõ về thực trạng hiểu biết từ Hán Việt ở học sinh lớp 5, chúng tôi tiến hành thống kê tổng số phiếu đúng trong mỗi câu hỏi đặt ra. Kết quả thu được như sau:. Bảng thống kê 2.3.1 Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu đầu STT Câu hỏi. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 241. 230. 240. 198. 200. 182. 247. 155. 242. 202. 1. Tổng số phiếu làm đúng. 2. Tổng số phiếu phát ra: 251. Bảng thống kê 2.3.2 Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu sau STT Câu hỏi 1. Tổng số phiếu làm đúng. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 210. 180. 175. 212. 239. 201. 150. 185. 236. 112.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2. Tổng số phiếu phát ra: 251. Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy, tổng số phiếu đúng câu hỏi số 7 là cao nhất: 247 phiếu. Kế tiếp, lần lượt là các câu hỏi số 9, 1, 3, 15, 19, 2, 14, 11, 10, 5, 4, 18, 6, 12, 13, 8, 17 và câu hỏi số 20 là câu hỏi có tổng số phiếu đúng ít nhất: 112 phiếu. Ở những câu hỏi có tổng số phiếu đúng từ 200 trở lên thường là những dạng câu hỏi các em học sinh thường được tiếp xúc trong những tiết học mở rộng vốn từ trên trường lớp hoặc trong những bài tập đọc, những từ ấy đã được chú thích bên dưới kèm theo sự chú giải cụ thể của giáo viên. Vì vậy, việc phần lớn các em làm đúng được những câu hỏi 7, 9, 1, 3, 15,…là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, những câu hỏi các em làm sai nhiều nhất như câu 20, 8, 17, …thường là những dạng câu hỏi dài về định nghĩa của một từ hoặc định nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ mà các em không được giải nghĩa trên lớp và cũng không được chú thích trong sách giáo khoa. Để hình dung rõ nét về tỉ lệ phần trăm số phiếu đúng ở từng câu chúng tôi có bảng tỉ lệ sau:. 3.3.3. Bảng thống kê số phiếu đúng theo tỉ lệ phần trăm. STT. Câu hỏi. Số phiếu đúng /. Tỉ lệ đúng.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> tổng số phiếu 1. Câu hỏi 1. 241/251. 96.01 %. 2. Câu hỏi 2. 230/251. 91.63 %. 3. Câu hỏi 3. 240/251. 95.61 %. 4. Câu hỏi 4. 198/251. 78.88 %. 5. Câu hỏi 5. 200/251. 79.68 %. 6. Câu hỏi 6. 182/251. 72.50 %. 7. Câu hỏi 7. 247/251. 98.40 %. 8. Câu hỏi 8. 155/251. 61.75 %. 9. Câu hỏi 9. 242/251. 96,41 %. 10. Câu hỏi 10. 202/251. 80.47 %. 11. Câu hỏi 11. 210/251. 83.66 %. 12. Câu hỏi 12. 180/251. 71.71 %. 13. Câu hỏi 13. 175/251. 69.72 %. 14. Câu hỏi 14. 212/251. 84.46 %. 15. Câu hỏi 15. 239/251. 95.21 %. 16. Câu hỏi 16. 201/251. 80.07 %. 17. Câu hỏi 17. 150/251. 59.76 %. 18. Câu hỏi 18. 185/251. 74.10 %. 19. Câu hỏi 19. 236/251. 94.02 %. 20. Câu hỏi 20. 112/251. 44.62 %.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Từ bảng tỉ lệ trên, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ các em học sinh trả lời đúng ở mỗi câu hỏi đa số rơi vào khoảng 80 – 90 %. Câu hỏi số 7 là câu hỏi có nhiều phiếu đưa ra đáp án đúng nhất. Bởi lẽ, câu hỏi số 7 là câu hỏi liên quan đến việc sử dụng từ Hán Việt theo đúng với sắc thái câu văn. Đây alf dạng câu hỏi dễ, theo cảm thức, học sinh có thể trả lời đúng rất nhah. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những câu hỏi có tỉ lệ đúng khá thấp như câu số 20: 44.62 %, tức chưa đến một nửa tổng số học sinh trả lời được đúng câu này. Ngoài ra còn có những câu khác như câu số 17: 59.76 %. Nguyên nhân như đã trình bày ở trên, đó là do ở các câu này thường là câu hỏi đưa ra văn bản dài, các em học sinh có thể khi làm bài còn chưa đọc kĩ đề hoặc chưa hiểu hết được toàn văn bản để xác định được đúng từ, đúng nghĩa. Từ những điều trên, có thể nhận định rằng với một môi trường có chất lượng học tập khá như ngôi trường tiểu học Vũ Xuân Thiều, trình độ hiểu biết thực tế của học sinh cũng ở mức cao. Tuy nhiên, tồn tại song song với nó vẫn còn có những bộ phận học sinh chưa thực sự hiểu từ Hán Việt, nhận biết được từ Hán Việt và biết cách sử dụng từ Hán Việt sao cho đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh. Từ đó, chúng tôi đi đến công tác thiết lập bảng tra cứu từ Hán Việt trong sách giáo khoa 5 ở chương 3.. CHƯƠNG 3. LẬP BẢNG TRA CỨU TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 3.1.. Cách thức tiến hành lập bảng tra cứu từ Hán Việt trong sách giáo khóa lớp 5. Xem xét vấn đề từ Hán Việt trong chương trình sách giáo khoa lớp 5, chúng tôi nhận thấy một số lượng không nhỏ từ Hán Việt được đưa vào chương trình học bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Số lượng từ Hán Việt không nhỏ này trong quá trình thực tiễn đưa vào giảng dạy đã gây nên những khó khăn nhất định cho người học. Để giúp các em học sinh khắc phục được những khó khăn.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> cơ bản nhất như về nghĩa, về cách viết,….chúng tôi đã lập bảng tra cứu tra cứu theo đơn vị từ, gồm 05 cột dựa trên các tiêu chí: từ Hán Việt (từ HV), chữ Hán, Tần số xuất hiện (TSXH), Nghĩa hiện dùng (nghĩa) và việc có/ không tồn tại trong Từ điển Hán Việt hiện đại (Nguyễn Kim Thản, 1996) (Tra cứu từ gốc). Về từ Hán Việt, chúng tôi tra cứu lần lượt trong các sách giáo khoa lớp 5. Ngay sau cột từ HV là cột chữ Hán, để tránh trường hợp đồng âm nhưng cách viết khác nhau của từ Hán Việt. Ví dụ:. Bảng 3.1.1. Ví dụ về lập bảng tra cứu từ HV, chữ Hán. STT. Từ Hán Việt. Chữ Hán. (1). (2). (3). 1. Ác điểu. 惡鳥. 2. Ác ý. 惡意. 3. Ải. 隘. 4. Ám hại. 暗害. 5. An ninh. 安寧. Sau khi thực hiện xong 03 cột trên, chúng tôi tiếp tục tiến hành xét về tần số xuất hiện (TSXH) của các từ Hán Việt trong từng sách giáo khoa bộ môn kết hợp với việc phân chia từ Hán Việt theo cấu tạo thành từ HV đơn âm tiết và từ HV đa âm tiết. Ví dụ: Bảng 3.1.2. Ví dụ về lập bảng về từ HV, chữ Hán, TSXH ST T. Từ Hán Việt. Chữ Hán. Tần số xuất hiện (3) Từ HV đơn âm tiết (3a). Từ HV đa âm tiết (3b).

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (1). (2). T V 5. T5 Đ M 5 T 5. K H 5. AN K 5 T 5. 1. 5. 6. LS TV T & 5 5 ĐL 5. Đ. M T. 5. 5. KH AN K 5 5 T 5. 1. ảnh. 影. 2. ảnh hưởng. 影響. 3. Ánh. 映. 4. ảo giác. 幻覺. 2. 1. 5. ảo thuật 幻術. 1. 1. 4 2. LS &Đ L5. 5. 3. Tiếp theo, sau khi đã hoàn thành 04 cột trên, chúng tôi đã nhập nghĩa hiện dùng ( nghĩa) ( trong sách giáo khoa lớp 5) cho lần lượt từng từ HV để thuận tiện cho việc tra cứu của học sinh. Ví dụ như sau:. Bảng 3.1.3. Ví dụ bảng tra cứu từ HV, chữ Hán, TSXH, Nghĩa. ST T. Từ Hán Việt. Chữ Hán. 2. Từ HV đơn âm tiết (3a). (2) TV T 5 5. (1). 1. Tần số xuất hiện (3). Âm điệu. 音. Âm nhạc. 音. Đ 5. MT 5. K H5. A N 5. Nghĩa Từ HV đa âm tiết (3b). KT LS T 5 & V ĐL 5 5. T 5. Đ 5. M T 5. 1. K H 5. A N 5. 樂. KT LS 5 & ĐL 5. 5. Nhịp điệu trầm bổng của âm thanh, thơ ca. 11. Nghệ thuật dùng âm thanh để diễn. 調 1. (4).

<span class='text_page_counter'>(38)</span> tả tư tưởng , tình cảm 3. 4. 5. Âm thanh. 音. ẩm thực. 飲. Ân cần. 殷. 3. 13. Âm (nói khái quát). 聲 1. 1. 1. Ăn uống. 食 2. 1. Nhiêt tình và chu đáo. 勤. Sau cùng, chúng tôi thực hiện tra cứu từ gốc của từ Hán Việt trong sách giáo khoa 5 bằng cách khảo sát sự tồn tại hoặc không tồn tại của chúng trong cuốn Từ điển Hán Việt hiện đại (Nguyễn Kim Thản, 1996). Nếu từ HV có tồn tại, chúng tôi đánh dấu “X”, không tồn tại chúng tôi đánh dấu “0”. Dưới đây là ví dụ về hai từ “an ninh” và “bội thu”: Bảng 3.1.4. Ví dụ về lập bảng từ HV, chữ Hán, TSXH, nghĩa, từ gốc. S T T. Từ Hán Việt. Chữ Hán. Tần số xuất hiện (3) Từ HV đơn âm tiết (3a). (2). Từ HV đa âm tiết (3b). Nghĩa. Có/. (4). không tồn tại trong TĐHV. (1) T V 5 1 An ninh. 安. 2 Bội thu. 倍. T 5. Đ 5. M K A T 5 H N5 5. KT LS 5 & ĐL 5. T V 5. T Đ 5 5. 5. 1. M K T H 5 5. 寧. 收. 1. 2. A N 5. KT LS 5 & ĐL 5 Yên ổn về chính trị,quốc phòng, trật tự xã hội. x. Thu hoạch được nhiều hơn bình. 0.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> thường. Trên đây là cách thức tiến hành lập bảng tra cứu, thống kê của chúng tôi về từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5. Việc tra cứu, thống kê này, giúp chúng ta có cái nhìn nhận chung nhất về từ Hán Việt, sự phân bố của từ Hán Việt trong sách giáo khoa 5 ở từng phân môn. Ngoài ra, còn cho thấy vị trí, vai trò to lớn của từ Hán Việt trong tiếng Việt cũng như trong học tập. Đặc biệt hơn nữa, thông qua lập bảng tra cứu, khảo sát, kết hợp giải nghĩa từ Hán Việt, chúng tôi đã góp phần nào vào việc khắc phục những khó khăn của các em học sinh khi tiếp xúc với từ Hán Việt.. 3.2. Kết quả tra cứu, thống kê 3.2.1.. Thống kê theo số lượng từ Hán Việt. Nhìn vào bảng đã lập được, chúng tôi thấy có tổng số từ Hán Việt là 1175 từ. Trong đó, các từ Hán Việt phân bố không đồng đều ở từng bộ môn khác nhau. Để dễ hình dung, chúng tôi đưa ra bảng kết quả số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong các sách lớp 5 như sau: 3.2.1. Bảng thống kê theo số lượng từ HV STT. Tên sách. Số lượng từ HV xuất hiện. 1. Tiếng Việt 5. 821. 2. Toán 5. 144. 3. Đạo Đức 5. 216. 4. Mĩ thuật 5. 178. 5. Khoa học 5. 226.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 6. Âm nhạc 5. 166. 7. Kĩ thuật 5. 105. 8. Lịch sử & Địa lí 575 5. Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, số lượng từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 là: 821. Đây là bộ môn có số lượng từ Hán Việt xuất hiện cao nhất trong tất cả các môn. Tiếp đến là môn Lịch sử và Địa lý 5 với tổng 575 từ Hán Việt xuất hiện. Xếp thứ 3 là cuốn sách Khoa học 5: 226 từ. Và những sách còn lại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đạo Đức 5 ( 216 từ), Mĩ thuật 5 (178 từ), Âm nhạc 5 (166 từ), Toán 5 (144 từ) và cuối cùng là Kĩ thuật 5 (105 từ). Dễ dàng nhận thấy lý do dẫn đến việc chênh lệch về số lượng trong từng phân môn ở sách lớp 5. Bởi lẽ, những bộ môn thiên về xã hội hoặc lý giải về cuộc sống, tự nhiên sẽ xuất hiện từ Hán Việt dày đặc hơn rất nhiều. Ví dụ như sách tiếng Việt, cuốn sách cung cấp cho các em những văn bản văn học, thông qua đó tác giả muốn gửi gắm những điều có ý nghĩa trong cuộc sống sẽ thường xuyên xuất hiện nhiều từ Hán Việt về đời sống. Thêm vào đó, cuốn sách tiếng Việt vốn được đưa vào trong chương trình dạy học với mục tiêu giúp học sinh trau đồi, mở rộng vốn từ và biết cách vận dụng chúng vào hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy, những tiết Luyện tập, Tập làm văn hay Mở rộng vốn từ ở lớp 5 đã càng ngày càng gia tăng thêm về mặt số lượng từ Hán Việt. Ngoài ra, sách Khoa học hay Lịch sử & Địa lý cũng là những sách trình bày, diễn giải về tự nhiên, lịch sử, con người. Do đó, số lượng từ Hán Việt cần sử dụng để có thể lí giải hết những sự vật, hiện tượng được các tác giả huy động một cách tối đa. Mặt khác, các sách giáo khoa chủ yếu có nội dung mang tính diễn giải cách làm hay công thức, định lí. Thứ nhất, trong những cuốn này thường xuất hiệp lớp từ Hán Việt thuật ngữ. Tuy nhiên, lớp từ Hán Việt thuật ngữ này không.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> nhiều. Đòi hòi ở những quyển sách giáo khoa như Toán, Kĩ thuật là sự ngắn gọn, logic và dễ nhớ. Từ đó, dẫn đến việc số lượng từ Hán Việt được đưa vào sách giáo khoa Toán, Kĩ thuật không nhiều. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác tác động đến vấn đề chênh lệch số lượng từ Hán Việt trong sách giáo khoa 5. Đó là quy định về dung lượng sách. Sách giáo khoa tiếng Việt gồm 02 quyển, Lịch sử & Địa lí là cuốn sách gộp hai lĩnh vực lại nên dung lượng lên đến 133 trang. Sách Kĩ thuật hay Đạo đức chỉ 56 và 58 trang. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy số lượng từ Hán Việt trong sách giáo khoa 5 là khá lớn. Ở mỗi bộ môn khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu nội dung môn học và dung lượng sách đã được quy định mà sự xuất hiện từ Hán Việt ít hoặc nhiều.. 3.2.2.. Thống kê theo cấu tạo từ Hán Việt. Bên cạnh bảng thống kê theo số lượng từ Hán Việt, chúng tôi tiếp tục đi thống kê số liệu từ Hán Việt trên phương diện cấu tạo. Như mọi người đều biết thì theo phương thức cấu tạo, từ Hán Việt chia thành hai lại: từ Hán Việt đơn âm tiết và từ Hán Việt đa âm tiết. Theo như chúng tôi thống kê, trong chương trình sách giáo khoa lớp 5, từ Hán Việt đa âm tiết chiếm đa số. Chúng tôi xin đưa ra bảng kết quả dưới đây: Bảng 3.2.2.a. Bảng thống kê từ HV theo cấu tạo Tổng số từ HV. Từ HV đơn âm tiết. Từ HV đa âm tiết. 1175. 227. 948. Quy đổi thành tỉ lệ phần trăm, chúng tôi có biểu đồ sau:. Biểu đồ 3.2.2. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm từ HV theo cấu tạo.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Từ biểu đồ trên, chúng tôi thấy số lượng từ Hán Việt là 227 chiếm 19.31%. Số lượng từ Hán Việt đa tiết là 948 chiếm 80.40%. Như vậy, từ Hán Việt đa âm tiết trong sách giáo khoa lớp 5 lớn hơn gấp 04 lần so với lượng từ Hán Việt đơn âm. Điều này có thể khá dễ để lí giải, bởi lẽ, ở chương trình học cao hơn, lượng từ Hán Việt được đưa vào nhiều hơn, dần dần từ những từ đơn giản đến từ phức tạp. Từ Hán Việt đơn âm tiết đa số là những từ có ý nghĩa rõ ràng, có khả năng hoạt động tự do nên ít gây nhầm lẫn khi sử dụng. Từ Hán Việt đa âm tiết thì có cấu tạo phức tạp hơn, nó có thể cấu tạo từ hai yếu tố Hán Việt song cũng thế thể cấu tạo từ một yếu tố Hán Việt, có nhiều lớp từ đồng nghĩa hơn. Do đó, từ Hán Việt đa âm tiết khi đi vào học tập và sử dụng thường khiến học sinh không hoàn toàn hiểu và vận dụng được đúng. Chính vì vậy mà ở chương trình lớp 1, số lượng từ Hán Việt đa âm tiết tuy vẫn chiếm lượng nhiều hơn song không đáng kể. Có nhiều công trình nghiên cứu đã khảo sát về vấn đề từ Hán Việt trong chương trình lớp 1, chúng tôi xin trích dẫn bảng tỉ lệ về số lượng từ Hán Việt trong sách Tiếng Việt 1 (TV 1) sau (18, 44):. Bảng 3.2.2.b. Tỉ lệ số lượng từ HV trong sách TV 1. STT. Cấu tạo. Số lượng từ. Tỉ lệ. Ví dụ.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> (%) 1. Từ HV đơn âm 75. 40.54. - Lê (bài 8). tiết 2. - Hồ (bài 10). Từ HV đa âm tiết 110. 59.46. - Lực sĩ ( bài 78) - Ích lợi ( bài 83). Tổng. 185. 100. Đặc biệt hơn, Lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học, các em đã có một vốn từ Hán Việt cho mình, thế nhưng vẫn cần trau dồi, mở rộng thêm hơn nữa để có thể tự tin bước vào cánh cổng THCS. Vì vậy, một lượng từ Hán Việt lớn được đưa vào chương trình học, nhất là những từ Hán Việt đa âm tiết về con người, đời sống xã hội. Để cụ thể hóa hơn về sự xuất hiện của từ Hán Việt đơn và đa âm tiết trong bộ sách giáo khoa 5, chúng tôi đã thống kê lại số lượng từ Hán Việt đơn, đa âm tiết trong từng quyển sách giáo khoa. Kết quả thu được như sau:. Bảng 3.2.2.c. Bảng thống kê số từ HV đơn/đa âm tiết xuất hiện trong từng sách ST. Tên. Tổng số. T. sách. từ HV xuất hiện. Từ HV đơn âm tiết. Từ HV đa âm tiết. Số từ. Tỉ lệ phần. Số từ xuất. Tỉ lệ. xuất hiện. trăm. hiện. phần trăm. 1. Tiếng. 821. 246. 29.96%. 575. 70.03%. 144. 57. 39.58%. 87. 60.41%. Việt 5 2. Toán 5.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 3. Đạo. 216. 62. 28.70%. 154. 71.29%. 178. 66. 37.07%. 112. 62.92%. 226. 65. 28.76%. 161. 71.23%. 166. 46. 27.71%. 120. 72.28%. 105. 40. 38.09%. 65. 61.90%. Lịch sử 575. 86. 14.95%. 492. 85.50%. đức 5 4. Mĩ thuật 5. 5. Khoa học 5. 6. Âm nhạc 5. 7. Kĩ thuật 5. 8. & Địa lí 5. Từ bảng trên, một lần nữa chúng tôi thấy rõ ràng hơn sự xuất hiện dày đặc của từ Hán Việt đa âm tiết trong tất cả các sách giáo khoa lớp 5. Trong những cuốn sách này, tỉ lệ trung bình từ Hán Việt đa âm tiết xuất hiện là khoảng 70%, lớn hơn gấp 2 lần số từ Hán Việt đơn âm tiết. Cũng do sự xuất hiện với số lượng lớn này, việc giảng dạy từ Hán Việt ở bậc tiểu học tuy đã được chú trọng, song vẫn không thể đầy đủ giúp các em học sinh hiểu sâu sắc về nghĩa của từ Hán Việt nói riêng và từ Hán Việt nói chung. Cho nên, chúng tôi tiến hành cả khảo sát từ Hán Việt kết hợp với giải nghĩa từ.. 3.2.3.. Thống kê từ Hán Việt theo tần số xuất hiện.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 3.2.4.. Tra cứu từ gốc. Thông qua việc tra cứu từ gốc của từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5, tôi đã tiến hành thống kê và cho ra bảng kết quả sau: Bảng 3.2.3 Bảng kết quả tra cứu từ gốc Từ Hán Việt. Số lượng. Tỉ lệ phần trăm. Số “X”. 960. 77.61%. Số “0”. 215. 22.39%. Tổng số từ Hán Việt. 1175. 100 %. Nhìn vào bảng trên, chúng tôi thấy tổng 1175 từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5. Trong đó số từ tồn tại trong từ điển Hán – Việt hiện đại của Nguyễn Kim Thản chủ biên là 960 từ và số từ không xuất hiện là 215 từ. Nếu coi tổng 1175 từ Hán Việt có trong chương trình học lớp 5 là 100 phần trăm thì số “0” chiếm 22.39 phần trăm, số “X” lên tới 77.61 phần trăm, gấp gần bốn lần số “0”. Từ Hán Việt vốn trải qua một quá trình hình thành khá lâu, ở đó xảy ra nhiều hiện tượng cũng như sự biến đổi. Chẳng hạn như sự biến đổi về mặt ngữ âm hay ngữ nghĩa và đi cùng nó là những hiện tượng rút gọn của từ Hán Việt, đảo trật tự từ, ….Sự tra cứu trên đây, cho thấy rằng trong tổng số từ Hán Việt thì có một phần năm từ không tồn tại hoặc biến đổi nghĩa tương đối lớn trong từ điển Hán – Việt, tức nó đã không còn xuất hiện, sử dụng như nguyên bản và cũng đồng nghĩa với việc chúng là những từ Hán Việt khi du nhập vào Việt Nam mang theo một khả năng thích ứng và đồng hóa với tiếng Việt khá cao. Đôi khi, trong đời sống sinh hoạt, người dân cho là vốn dĩ và đương nhiên hiểu được mà không cần giải thích nữa. Mặt khác, như đã trình bày ở trên, quá trình tiếp xúc Hán – Việt là một quá trình tiếp xúc quy mô và lâu dài. Nó ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đất nước Việt.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Nam mà sâu sắc nhất phải kể đến văn hóa và ngôn ngữ của ta. Chính vì vậy, bên cạnh 215 từ Hán Việt không còn xuất hiện, sử dụng theo đúng gốc của nó nữa thì cũng có tới 960 từ còn lại trong tổng 1175 từ Hán Việt tra cứu, khảo sát trong chương trình lớp 5 vẫn tồn tại như nguyên bản. Lớp từ này mang tính Hán Việt cao, khi đi vào đời sống sinh hoạt người Việt, khả năng thích ứng kém hơn, đôi khi có thể dẫn đến trường hợp người dân hiểu nhầm nghĩa hoặc sử dụng từ không đúng hoàn cảnh. Vì vậy, việc tiến hành tra cứu kèm theo lập bảng khảo sát, giải nghĩa từ (phần phụ lục) sẽ giúp các em học sinh ở các lớp, các cấp khác cũng như mọi người và đặc biệt là học sinh lớp 5 – bậc học cuối cấp có thể hiểu được một cách chính xác nghĩa của chúng. Từ đó, các em có thể sử dụng từ Hán Việt một cách chuẩn, thành thạo và linh hoạt nhất để hoàn toàn tự tin trong giao tiếp.. KẾT LUẬN 1. Từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc Hán – Việt lâu dài và quy mô. Sản phẩm ấy chiếm một số lượng không nhỏ trong kho từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, khi đi và khảo sát thực tiễn, có thể thấy rằng việc sử dụng từ Hán Việt còn chưa hoàn toàn chính xác và linh hoạt. Đặc biệt hơn, ở lớp 5 là bậc học cuối cấp. Bậc học mà các em học sinh đã tiếp nhận, lĩnh hội và sau cùng là tổng kết lại những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ trong những năm tháng Tiểu học đã qua để chuẩn bị một hành trang vững chắc về kiến thức, về vốn từ cho những năm học ở cấp THCS sắp tới đây thì việc hiểu, sử dụng đúng từ Hán Việt là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, bộ sách giáo khoa các em học, chỉ có một số lượng ít ỏi từ Hán Việt được chú giải cộng thêm một vài tiết học mở rộng vốn từ. Những thiếu thốn trên trong chương trình học ít nhiều gây thiệt thòi về kiến thức cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ Hán Việt song chủ yếu là những công trình mang tính hàn lâm cao hoặc đối tượng quan tâm của các công trình lại thường là bậc THCS, THPT. Vì thế, với khóa luận khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5 này, tôi hi vọng đã đóng góp được một phần vào việc giảng dạy cũng như mở rộng kiến thức từ Hán Việt cho các em học sinh nói riêng và đa số mọi người nói chung.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Kim Thản (chủ biên) (1996), Từ điển Hán – Việt hiện đại, NXB Thế giới. 2. Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 3. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hóa. 5. Nguyễn Văn Khang (2006), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB 6. Đặng Đức Siêu (2003), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Vũ Đức Nghiêu (1999), Sổ tay từ ngữ Hán Việt bậc Tiểu học, NXB Thế Giới..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 8. Lê Anh Xuân (chủ biên) (2011), Giải nghĩa và mở rộng từ Hán Việt: dành cho học sinh các lớp 6,7,8,9, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ Văn THCS, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ Hán Việt và việc dạy từ Hán Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục. 11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục. 12. Phan Ngọc (2009), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Khoa học xã hội 13. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 15. Diệp Quang Ban (chủ biên) (1999), Tiếng Việt 6 nâng cao, NXB Giáo dục. 16. Nguyễn Ngọc San (1994), Từ Hán Việt nhìn từ góc độ lịch sử, Tạp chí Hán Nôm số 2. 17. Đặng Thị Minh Phương (2011), Đặc điểm từ Hán Việt trong bộ sách giáo khoa ở bậc tiểu học, Luận án thạc sĩ ngôn ngữ học (Đại học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh). TÀI LIỆU KHẢO SÁT. 1. Tiếng Việt 5, (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) (2014) 2. Toán 5 3. Đạo đức 5 4. Mĩ thuật 5 5. Khoa học 5.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 6. Âm nhạc 5 7. Kĩ thuật 5 8. Lịch sử & Địa lí 5.

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

×