Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.4 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: GDCD 9 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1. Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định về độ tuổi nhập ngũ là: A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 2. Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào không thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí Nhà nước, quản lí xã hội: A. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. B. Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. C. Quyền được học tập, nâng cao trình độ quản lí kinh doanh. D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Câu 3. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người: A. Từ đủ 14 tuổi trở lên B. Từ đủ 16 tuổi trở lên C. Từ đủ 15 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 4..Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm pháp luật hình sự? A. Đi xe phân khối lớn khi chưa đủ 17 tuổi B. Vay tiền đã quá hạn, day dưa không trả C. Cất dùm người quen một gói nhỏ Herôin D. Lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh. Câu 5. Những người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của mình? A. Người đủ 16 tuổi phạm tội được quy định trong bộ luật Hình sự B. Người đủ 18 tuổi phạm tội tổ chức mua bán ma túy C. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội được quy định trong Bộ luật hỡnh sự D. Người cao tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Câu 6. Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại với nhau thì: A. Không phải đăng kí kết hôn B. Phải đăng kí kết hôn C. Phải tố chức đám cưới lại D. Phải được sự đồng ý của các con B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1.Vì sao con người phải sông có đạo đức và tuân theo pháp luật? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật? (3.5 điểm) Câu 2: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó? (3.5 điểm) ---Hết---.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MA TRẬN MÔN: GDCD 9 Nhân Biết Nội dung. Thông Hiểu. TN TL TN TL Câu 1 1. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc 0.5 điểm 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước, Câu 2 quản lí xã hội 0.5 điểm Câu 3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm 3,4,5 pháp lý công dân 1.5 điểm 4. quyền và nghĩa vụ của công dân Câu 6 trong hôn nhân 0.5 điểm 5. Sống có đạo đức và tuân theo pháp Câu 1 luật 3.5 điểm Tổng điểm 3 điểm 3.5 điểm. Vận dụng/ kĩ năng TN TL Câu 2 3.5 điểm. Tổng. 4 điểm 0.5 điểm 1.5 điểm 0.5 điểm 3.5 điểm. 3.5 điểm 10 điểm. ĐÁP ÁN MÔN: GDCD 9 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 đ) Câu Trả lời. 1 B. 2 C. 3 B. 4 C. 5 C. 6 B. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: (3.5 điểm) Câu 1. Vì sao con người phải sông có đạo đức và tuân theo pháp luật? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc rèn luyện đạo đức và tuân theo pháp luật? Trả lời: - Con người phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì: nó có quan hệ với nhau. Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. -Mỗi học sinh THCS cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó? Trả lời: - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ những di sản và truyền thống tốt đẹp của cha ông. Bảo vệ lương tri và phẩm giá của mỗi con người; Bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi gia đình, thôn xóm, mỗi góc phố, mỗi làng quê … trên đất nước thân yêu của chúng ta. Tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng hào hung của các thế hệ cha anh trong lịch sử, mỗi con người yêu nước việt nam hôm nay luôn sẵn sang, hiến dâng, hi sinh, đánh đổi tính mạng, con tim và khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước Tổ quốc, quê hương. - Để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kì mới, khi còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng em phải luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể mĩ để trở thành công dan có ích cho Tổ quốc. Chúng em phải không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù; phải tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia các phong trào bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương. Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối vi phạm đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội tại địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương để có biện pháp ngăn chặn, xử lí kịp thời..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>