Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CHUONG KIM LOAI KIEMKIEM THO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.02 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG 1. Kim loại kiềm (IA): Li, Na,K, Rb, Cs, Fr 2. Kim loại kiềm thổ (IIA): Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra 3. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của IA, IIA: ns1, ns2 4. Tính khử: IA, IIA đều có tính khử (IIA khử yếu hơn IA), và tăng theo chiều Z tăng : M → M n+ + ne (n = 1, 2). Tất cả các kim loại ở hai nhóm này đều tác dụng với phi kim, H2O (trừ Be), dung dịch axit. 5. Số oxi hoá: trong các hợp chất IA, IIA có số oxi hoá +1, +2. 6. Điều chế IA, IIA: sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy n  M + 2 X2 (X = halogen). MXn    ñpnc  4M + O2 + 2H2O 4MOH    ñpnc. 7. Tính chất của một số hiđroxit - NaOH, Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất của một dd bazơ như làm quỳ tím hoá xanh, tdụng với axit, oxit axit, muối. - Khi cho CO2, SO2, P2O5 hay axit H2S, H3PO4 … vào dd bazơ, để xđịnh muối sinh ra, ta nên dùng cthức ptử của các muối để xác định tỉ lệ giữa số mol nguyên tử kim loại với số mol nguyên tử phi kim trong oxit axit (axit) 8. Điều chế bazơ tan: sử dụng ppháp đphân ddịch muối tương ứng với điện cực trơ, có màng ngăn hai điện cực. ñpdd 2NaCl + 2H2O     2NaOH + H2 + Cl2 (nếu không có màng ngăn : 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O) 9. Sơ lược về muối cacbonat và hiđrocacbonat - NaHCO3, Ca(HCO3)2 lưỡng tính, kém bền với nhiệt HCO3- + H+ → H2O + CO2 HCO3- + OH- → CO32- + H2O t0. Ca(HCO3)2   CaCO3 + H2O + CO2 - Na2CO3 dễ tan trong nước, mang gần như đầy đủ tính chất chung của muối như tác dụng với dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh, hay dung dịch muối khác. - CaCO3 bị nhiệt phân, tan trong axit mạnh, và tan cả trong nước có hoà tan CO2 0. t CaCO3   CaO + CO2.     CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 0 0 - KNO3, Ca(NO3)2 bị phân huỷ ở t > 330 C thành muối nitrit và oxi. 1 KNO3   KNO2 + 2 O2 t0 Ca(NO3)2   Ca(NO2)2 + O2 t0. 10. Nước cứng - Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. Nước cứng tạm thời chứa muối Ca(HCO3)2 hay Mg(HCO3)2. Nước cứng vĩnh cửu chứa muối clorua hay sunfat của Ca2+ hay Mg2+ (CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4). - Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. - Cách làm mềm nước cứng tạm thời: đun, dùng bazơ tan, dd Na2CO3. - Cách làm mềm nước cứng vĩnh cửu dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4. 11. Nhôm - Vị trí Al trong bảng tuần hoàn: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. - Nhôm có tính khử mạnh (Al → Al3+ + 3e) nhưng kém kim loại nhóm IA, IIA. - Vật bằng nhôm bền trong không khí, H2O vì trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 bảo vệ. - Nhôm bị phá huỷ trong kiềm, tham gia phản ứng nhiệt nhôm. - Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Điện phân Al2O3 nóng chảy (không thể điện phân nóng chảy AlCl3) để điều chế Al kim loại. 1)Có các kim loại Li, Na, K. Mạng tinh thể của các kim loại trên thuộc loại mạng tinh thể: a.Lập phương tâm khối. b.Lập phương tâm diện. c.Lục phương d.Thuộc dạng vô định hình. 2)Kim loại mềm nhất là: a.Li b.Ba c.Cs d.Na 3)Cho 1,38g kim loại X hóa trị I tác dụng hết với nước cho 2,24 lít H2 (đkc). X là: a.Li b.Na c.K d.Cs 4)Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây? a.NaHCO3 b.CuSO4 c.FeCl3 d.K2CO3 5)Công dụng nào không phải của Na2CO3? a.Sản xuất thủy tinh b.Sản xuất xà phòng c.Sản xuất nhiều loại muối quan trọng. d.Nạp vào bia để tạo ga. 6)NaOH có thể làm khô chất khí nào trong số các khí sau? a.H2S b.SO2 c.CO2 d.NH3 7)Phương trình hóa học nào sau đây giải thích việc dùng vôi để xây dựng tường? a.CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 b.Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH c.CaO + CO2 → CaCO3 d.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 +H2O 8)Pha dung dịch gồm NaHCO3 và NaHSO4 với tỉ lệ mol 1:1 rồi đun sôi thu được dung dịch có pH là: a.>7 b.<7 c.=7 d.=14 9)Ca(OH)2 là chất: a.Có thể dùng để loại độ cứng toàn phần của nước cứng. b.Có thể dùng để loại độ cứng vĩnh cửu của nước cứng. c.Có thể dùng để loại độ cứng tạm thời của nước cứng. d.Cả a, b, c đúng. 10)Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng với: a.Nước b.O2 c.Cl2 d. Axit 11)Hòa tan 4,7g K2O vào 195,3g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: a.2,6% b.2,8% c.8,2% d.6,2% 12)Cho dung dịch nước vôi trong chứa 0,07 mol Ca(OH)2 tác dụng hết với khí CO2 thì thu được 4g kết tủa. Thể tích CO2 (đkc) đã dùng: a.0,896 lít b.1,568 lít c.2.24 lít d.8,96 lít 13)Các kim loại nào sau đây đều có cấu tạo tinh thể kiểu lục phương: a.Al, Pb b.Mg, Zn c.Na, K d.Ni, Ba 14)Nhóm kim loại nào sau đây đều là kim loại nhẹ? a.Li, Zn, Fe, Cu b.Mg, Al, Sn, Pb c.Na, K, Mg, Al d.K, Ba, Ag, Zn 15)Cho 19,05g hỗn hợp ACl và BCl (A, B là 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nhau) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịch AgNO 3 thu được 43,05g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch AgNO3 và 2 kim loai kiềm là: a.15%, Li, Na b.17%, Na, K c.19%, K, Rb d.21%, Rb, Cs 16)Khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6g nước tạo ra dung dịch KOH 14% là: a.8,4g b.4,8g c.4,9g d.9,4g 17)Câu nào sau đây ĐÚNG? a.Kim loại kiềm có tính khử yếu b.Kim loại kiềm có tính khử trung bình. c.Kim loại kiềm có tính khử mạnh. d.Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li→Cs 18)Chất nào sau đây có thể loại trừ được độ cứng toàn phần của nước? a.Ca(OH)2 b.Na2CO3 c.HCl d.CO2 . 19)Cho 6 lít hỗn hợp gồm CO2, N2 (đkc) lội chậm qua dung dịch KOH thu được 2,07g K 2CO3 và 6g KHCO3. Thành phần % về thể tích của CO 2 trong hỗn hợp trên là: a.14% b.20% c.24% d.28% 20)Hòa tan 19,5g một kim loại kiềm vào 261ml H2O thu được dung dịch kiềm có nồng độ 10%. Kim loại kiềm đó là: a.Li b.Na c.K d.Rb 21)Hòa tan vào nước 3,38g hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại hóa trị I. Sau đó thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch đó, thu được 0,672 lít khí (đkc). Tổng số mol của muối cacbonat trong hỗn hợp trên là: a.0,2 b.0,02 c.0,1 d.0,01 22)Người ta sản xuất Mg chủ yếu để: a.Làm pháo hoa chụp ảnh. b.Làm bom cháy. c.Làm chất xúc tác cho nhiều phản ứng hữu cơ. d.Chế tạo hợp kim nhẹ 23)Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? a.K, Na, Fe b.K, Na, Ca c.Na, Ca, Zn d.K, Na, Mg 24)Cho dung dịch có chứa x mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa x mol Ca(HSO4)2. Điều kết luận nào sau đây đúng? a.Không có hiện tượng gì. b.Có hiện tượng sủi bọt khí. c. Dung dịch bị vẩn đục. d.Cả b và c. 25)Cho a mol NO2 sục vào dung dịch chứa a mol NaOH, pH của dung dịch thu được là: a.=7 b.<7 c>7 d.=14 26)Sục CO2 vào nước vôi chứa 0,15mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Hỏi số mol CO2 cần dùng là: a.0,1mol b.0,15mol c.0,1mol và 0,2mol d.0,1mol và 0,15 mol 27)Cho hỗn hợp 3 muối ACO3, BCO3 và XCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ tạo ra 0,2mol khí. Vậy số ml dung dịch HCl đã dùng là: a.200 b.400 c.150 d.300 28)Chất X có các tính chất sau: tác dụng nước tạo dung dịch kiềm, dung dịch kiềm này có khả năng tạo kết tủa với Na 2CO3. Chất X phản ứng với axit tạo muối. Vậy X là:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a.Ca b.CaO c.BaO d.Cả 3 đều đúng. 29)Cho những chất sau: NaCl, Na2CO3, Ca(OH)2, HCl. Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: a.Na2CO3, Ca(OH)2, HCl b.Na2CO3, Ca(OH)2 c.Ca(OH)2, HCl d.Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl. 30)Công thức hóa học nào sau đây KHÔNG PHẢI là của thạch cao? a.CaSO4. b.CaSO4.2H2O. c.CaCO3.MgCO3 d.2CaSO4.H2O. 31)Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO 2 (đkc) vào bình đựng 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch ở áp suất thấp thì thu được mg chất rắn. Giá trị của m là: a.1,15g b.11,5g c.15,1g d.1,51g 32)Hấp thụ hoàn toàn 0,5mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4mol Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được a g kết tủa. Giá trị của a là: a.19,7g b.59,1g c.39,4g d.78,8g 33)Cho V lít khí CO2(đkc) vào dung dịch chứa 0,2mol Ca(OH)2 thu được 10,0g kết tủa. Giá trị của V là: a.6,72 lít b.2,24 lít c.2,24 lít và 4,48 lít d.2,24 lít và 6,72 lít 34)Cho 2,24 lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 6,0g kết tủa. Số mol Ca(OH)2 là: a.0,08mol b.0,06mol c.0,04mol d.0,03mol 35)Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm: a.CaCO3 b.Ca(HCO3)2 c.Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 d.Kết quả khác 36)Có các muối sau: CaCO3, MgCO3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, KHCO3, K2CO3, Li2CO3, Mg(HCO3)2, NaHCO3. Những muối không bị nhiệt phân là: a.CaCO3, MgCO3, Na2CO3, KHCO3.. b.Na2CO3, K2CO3, Li2CO3. c.K2CO3, KHCO3, Li2CO3, NaHCO3. d.Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3.. 37)Thổi CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2, muối thu được là: a.Ba(HCO3)2 b.BaCO3 c.Cả a, b d.Không xác định được. 38)Sục từ từ khí CO2 vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là: a.Nước vôi đục dần rồi trong trở lại. b.Nước vôi không có hiện tương gì. c.Nước vôi hóa đục. d.Nước vôi trong một lúc rồi hóa đục. 39)Cho 2,44g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Lọc tách kết tủa, phần dung dịch được cô cạn, làm khan thu được mg muối clorua. Vậy m có giá trị là bao nhiêu? a.6,62g b.2,66g c.2,55g d.2,56g 40)Có các chất rắn màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn: CaCO3, Na2CO3, NaNO3. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra: a.1 chất b.2chất c.3 chất d.Không nhận được 41)Một dung dịch có chứa các ion sau: Ba 2+, Ca2+, Mg2+, Na+, H+, Cl-. Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào dung dịch thì ta có thể cho dung dịch tác dụng chất nào trong các chất sau? a.Dung dịch Na2SO4 vừa đủ b.Dung dịch Na2CO3 vừa đủ c.Dung dịch K2CO3 vừa đủ d.Dung dịch NaOH vừa đủ 42)Cho từ từ dung dịch HCl vào dd Na2CO3 (tỷ lệ mol 1:1), dung dịch thu được có pH là: a.7 b.>7 c.<7 d.Không xác định được. 43)Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO 3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH) 2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất nào? a.CO, CaCO3, Ca(HCO3)2 b.CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2 c.CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3 d.CO, Ca(HCO3)2, CaCO3 44)Dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là: a.150ml b.300ml c.250ml d.200ml 45)Trường hợp nào KHÔNG có sự tạo thành Al(OH)3? a.Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3 b.Cho Al2O3 vào nước c.Cho Al4C3 vào nước d.Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 46)Cho 4 lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các dung dịch: Al 2(SO4)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt chúng thì dùng chất nào sau đây? a.NaOH b.H2SO4 c.Ba(OH)2 d.AgNO3 47)Cốc A đựng 0,3mol Na2CO3 và 0,2mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4mol HCl. Đổ rất từ từ cốc B vào cốc A, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào? a.0,1 b.0,3 c.0,4 d.0,5 48)Cốc A đựng 0,3mol Na2CO3 và 0,2mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4mol HCl. Đổ rất từ từ cốc A vào cốc B, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào? a.0,2 b.0,25 c.0,4 d.0,5 49)Cho rất từ từ 1mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2mol NaOH cho đến khi vừa hết khí CO2 thì khi ấy trong dung dịch có chất nào? a.Na2CO3 b.NaHCO3 c.Na2CO3,NaOH dư d.NaHCO3,Na2CO3 50)Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH tới một lúc nào đó tạo ra được 2 muối. Thời điểm tạo ra 2 muối như thế nào? a.NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau. b.Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau. c.Cả 2 muối tao ra cùng một lúc. d.Không thể biết muối nào tạo ra trước, muối nào tạo ra sau. 51)Cách nào sau đây KHÔNG điều chế được NaOH: a.Cho Na tác dụng với nước. b.Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 c.Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). d.Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). 52)Khí CO2 KHÔNG phản ứng với dung dịch nào? a.NaOH b.Ca(OH)2 c.Na2CO3 d.NaHCO3 53)Tính chất nào nêu dưới đây SAI khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3? a.Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. b.Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2. c.Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm. d.Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm. 54)Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH ta được một dung dịch X. Dung dịch X có pH: a.Không thể xác định được. b.=7 c.<7 d.>7 55)Cho 100ml dung dịch H3PO4 3M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2,5M. Khối lượng muối tạo thành B và nồng độ mol/l của dung dịch tạo thành là: a.12g; 28,4g; 0,33M; 0,67M b.12g; 28,4g; 0,36M; 0,76M c.21g; 24,8g; 0,33M; 0,67M d.18g; 38,4g; 0,43M; 0,7M.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 56)Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây? a.Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 b.NaOH, Na2CO3, NaHCO3 c.NaOH, Na2O, NaHCO3 d.Na2O, NaOH, Na2CO3 57)Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, mật độ electron tự do thấp, điện tích ion hóa nhỏ nên liên kết kim loại kém bền vững. Điều này giúp giải thích tính chất nào sau đây của kim loại kiềm? a.Nhiệt độ nóng chảy thấp b.Mềm c.Nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm d.Khối lượng riêng nhỏ 58) Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do: a.Năng lượng nguyên tử hóa nhỏ b.Năng lượng ion hóa nhỏ c.Năng lượng nguyên tử hóa và năng lượng ion hóa đều nhỏ d.Tất cả đều sai 59)Tác dụng nào sau đây KHÔNG thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử? a.Na + HCl b.Na + H2O c.Na + O2 d.Na2O + H2O 60)Ion Na+ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? dpnc.  2Na + Cl2 a.2NaCl    b.NaCl + AgNO3→ AgCl + NaNO3 c.2NaNO3→ 2NaNO2 + O2 d.Na2O + H2O → 2NaOH 61)Cách nào sau đây điều chế được Na kim loại? a. Điện phân dung dịch NaCl b. Điện phân NaOH nóng chảy c.Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng d.Tất cả đều sai 62)Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp theo trình tự tăng dần của a. điện tích hạt nhân của nguyên tử b. nguyên tử khối c.bán kính nguyên tử d.số oxi hoá 63)Nguyên tử của kim loại kiềm có n lớp electron. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là a.ns1 b.ns2 c.ns2np1 d.(n-1)dxnsy 64) Điện phân dung dịch muối nào thì điều chế được kim loại tương ứng? a.NaCl b.AgNO3 c.CaCl2 d.MgCl2 65)M là kim loại phân nhóm chính nhóm I; X là clo hoặc brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại nhóm I là: a.MX b.MOH c.MX hoặc MOH d.MCl 66) Đi từ chất nào sau đây, có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy? a.Na2O b.Na2CO3 c.NaOH d.NaNO3 67)Một loại nước có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là nước cứng loại nào sau đây? a.Tạm thời. b.Vĩnh cửu c.Toàn phần d.Nước mềm 68)Phương trình 2Cl- + 2H2O → 2OH-+ H2+ Cl2 xảy ra khi nào? a.Cho NaCl vào nước b. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ) c. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ) d.Tất cả đều đúng 69)Tính bazơ tăng dần từ trái sang phải theo thứ tự nào? a.LiOH<KOH<NaOH b.NaOH<LiOH<KOH c.LiOH<NaOH<KOH d.KOH<NaOH<LiOH 70)Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì KHÔNG thấy kết tủa? a.Cu(NO3)2 b.Fe(NO3)2 c.AgNO3 d.Ba(NO3)2 71)Phương pháp thủy luyện được dùng để điều chế kim loại nào? a. Kim loại yếu như Ag, Cu b. Kim loại kiềm c. Kim loại kiềm thổ d.Tất cả đều đúng 72)Khi cho Cu phản ứng với axit H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí sinh ra chủ yếu là a.H2S b.H2 c.SO2 d.SO3 73)Khi cho Mg phản ứng với axit HNO3 loãng, sản phẩm khử sinh ra chủ yếu là a.NO2 b.NO c.N2 d.NH4NO3 74)Muối nào dễ bị phân tích khi đun nóng dung dịch của nó? a.Na2CO3 b.Ca(HCO3)2 c.Al(NO3)3 d.AgNO3 75)Muối nào tạo kết tủa trắng trong dung dịch NaOH dư? a.MgCl2 b.AlCl3 c.ZnCl2 d.FeCl3 76)Kim loại Ca được điều chế từ phản ứng nào dưới đây? a. Điện phân dung dịch CaCl2 b. Điện phân CaCl2 nóng chảy c.Cho K tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 d.Nhiệt phân CaCO3 77)Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng: (1) CaO, (2) CuO, (3) Al 2O3, (4) Fe2O3 và (5) Na2O. Ở ống nào có phản ứng xảy ra? a. Ống 1, 2, 3 b. Ống 2, 3, 4 c. Ống 2, 4, 5 d. Ống 2, 4 78)X là clo hoặc brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại Ca là: a.CaX2 b.Ca(OH)2 c.CaX2 hoặc Ca(OH)2 d.CaCl2 hoặc Ca(OH)2 79) Ở nhiệt độ thường, CO2 KHÔNG phản ứng với chất nào? a.CaO b. Dung dịch Ca(OH)2 c.CaCO3 nằm trong nước d.MgO 80)Nung quặng đolomit (CaCO3.MgCO3) được chất rắn X. Cho X vào một lượng nước dư, tách lấy chất không tan cho tác dụng hết với axit HNO3, cô cạn rồi nung nóng muối sẽ thu được chất rắn nào? a.Ca(NO3)2 b.MgO c.Mg(NO3)2 d.Mg(NO2)2 81)Cặp nào chứa cả hai chất đều có khả năng làm mềm nước có độ cứng tạm thời? a.Ca(OH)2, Na2CO3 b.HCl, Ca(OH)2 c.NaHCO3, Na2CO3 d.NaOH, Na3PO4 82)Chất nào có thể làm mềm nước có độ cứng toàn phần? a.HCl b.Ca(OH)2 c.Na2CO3 d.NaOH 83)Nước Javen có chứa muối nào sau đây? a.NaCl b.NaCl và NaClO c.NaClO d.NaCl và NaClO3 84)Một cách đơn giản, người ta thường dùng công thức nào để biểu diễn clorua vôi? a.CaCl2 b.Ca(ClO)2 c.CaClO2 d.CaOCl2 85) Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây? a.Khối lượng riêng nhỏ b.Thế tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ c. Điện tích của ion nhỏ (+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền d.Tính khử mạnh hơn các kim loại khác.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 86) Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì? a.Ngâm chúng vào nước b.Giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín c.Ngâm chúng trong rượu nguyên chất d.Ngâm chúng trong dầu hỏa 87) Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là a.LiCl b.NaCl c.KCl d.RbCl 88)Có dung dịch NaCl trong nước. Quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại Na từ dung dịch trên? a. Điện phân dung dịch b.Dùng kim loại K đẩy Na ra khỏi dung dịch c.Nung nóng dung dịch để NaCl phân hủy d.Cô cạn dung dịch và điện phân NaCl nóng chảy 89)Có 2 lít dung dịch NaCl 0,5M. Khối lượng kim loại và thể tích khí thu được (đktc) từ dung dịch trên (hiệu suất điều chế bằng 90%) là a.27g và 18 lít b.20,7g và 10,08 lít c.10,35g và 5,04 lít d.31,05g và 15,12 lít 90)Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tố Na? a.4Na + O2 → 2Na2O b.2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 c.4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O d.2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2 91)Quá trình nào sau đây, ion Na+ KHÔNG bị khử? a. Điện phân NaCl nóng chảy b. Điện phân dung dịch NaCl trong nước c. Điện phân NaOH nóng chảy d. Điện phân Na2O nóng chảy 92)Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử? a.Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl b. Điện phân NaCl nóng chảy c. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl d. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 93)Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình gì? a.Sự khử ion Na+ b.Sự oxi hóa ion Na+ c.Sự khử phân tử H2O d.Sự oxi hóa phân tử nước 94)Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương? a.Ion Br- bị oxi hóa b.Ion Br- bị khử c.Ion K+ bị oxi hóa d.Ion K+ bị khử 95)Cho 6,08g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,3g hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là a.2,4g và 3,68g b.1,6 và 4,48g c.3,2g và 2,88g d.0,8g và 5,28g 96)Cho 100g CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra được hấp thụ bằng 200g dung dịch NaOH 30%. Khối lượng muối natri trong dung dịch thu được là a.10,6g Na2CO3 b.53g Na2CO3 và 42g NaHCO3 c.16,8g NaHCO3 d.79,5g Na2CO3 và 21g NaHCO3 97)Nung nóng 100g hỗn hợp gồm Na 2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69g chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là a.63% và 37% b.84% và 16% c.42% và 58% d.21% và 79% 98)Hợp chất nào KHÔNG phải là hợp chất lưỡng tính? a.NaHCO3 b.Al2O3 c.Al(OH)3 d.CaO 99)Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm? a.Bán kính nguyên tử b.Số lớp electron c.Số electron ngoài cùng của nguyên tử d. Điện tích hạt nhân nguyên tử 100)Những đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là chung cho các kim loại kiềm? a.Số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất b.Số lớp electron c.Số electron ngoài cùng của nguyên tử d.Cấu tạo đơn chất kim loại 101)Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần bán kính của các ion? a.S2-; Cl-; K+; Ca2+ b.Ca2+; K+; Cl-; S2c.S2-; K+; Cl-; Ca2+ d.Ca2+; S2-; K+; Cl102)Dãy nào sau đây xếp theo chiều tăng dần bán kính của các ion? a.O2-; F-; Na+; Mg2+; Al3+ b.Na+; O2-; Al3+; F-; Mg2+ c.Al3+; Mg2+; Na+; F-; O2d.F-; Na+; O2-; Mg2+; Al3+ 103) Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện không đổi là 10A trong thời gian 268 giờ. Dung dịch còn lại sau điện phân có khối lượng 100g và nồng độ 24%. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là a.9,6% b.4,8% c.2,4% d.1,2% 104)Cho 5g hỗn hợp Na, Na2O và tạp chất trơ tác dụng hết với nước thoát ra 1,875 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch sau phản ứng cần 100ml dung dịch HCl 1M. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là a.80%, 18% và 2% b.77%, 20,2% và 2,8% c.82%, 12,4% và 5,6% d.92%, 6,9% và 1,1% 105)Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là a.0 b.1,12 lít c.0,56 lít d.1,344 lít 106)Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm? a.Na, K, Mg và Ca b.Be, Mg, Ca và Ba c.Ba, Na, K và Ca d.K, Na, Ca, Zn 107)Tính chất hóa học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là a.Tính khử mạnh b.Tính khử yếu c.Tính oxi hóa yếu d.Tính oxi hóa mạnh 108)Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6? a.Na+, Ca2+, Al3+ b.K+, Ca2+, Mg2+ c.Na+, Mg2+, Al3+ d.Ca2+, Mg2+, Al3+ 109)Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng nào? a. Kim loại kiềm tác dụng với nước b. Kim loại kiềm tác dụng với oxi c. Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit d. Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối 110)Chọn thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm a.Na-K-Cs-Rb-Li b.Cs-Rb-K-Na-Li c.Li-Na-K-Rb-Cs d.K-Li-Na-Rb-Cs 111)Muốn điều chế Na, hiện nay người ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau? t 0 , cao. a.CO+Na2O    2Na +CO2 b.4NaOH (điện phân nóng chảy)→4Na+2H2O+O2 c.2NaCl (điện phân nóng chảy)→2Na+Cl2 d.b và c đều đúng 112)Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? a.Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh b.Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu c.Sủi bọt khí không màu và có kết tủa đỏ d.Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 113)Phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng? a. Kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Ra, Cs và Fr b. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn c.Các kim loại kiềm đều có cấu hình electron hóa trị là ns1 d.Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +một 114)Giải thích nào sau đây KHÔNG đúng? a. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác trong cùng chu kì do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất b.Do năng lượng ion hóa nhỏ nên kim loại kiềm có tính khử rất mạnh c. Nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhường 1 electron do I 2 của nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn nhiều so với I 1 và do ion kim loại kiềm M+ có cấu hình bền d.Tinh thể kim loại kiềm có cấu trúc rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện 115)Phát biểu nào dưới đây là đúng? a. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững b. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu trúc tinh thể kép đặc khít c. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững d. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc loại kim loại nặng 116)Cho 0,2 mol Na cháy hết trong oxi dư thu được sản phẩm rắn A. Hòa tan hết A trong nước thu được 0,025 mol O 2. Khối lượng của A là a.3,9g b.6,2g c.7,0g d.7,8g 117)Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba thể tích dung dịch A là a.100ml b.200ml c.300ml d.600ml 118)Hòa tan mg Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Tính m a.2,3g b.4,6g c.6,9g d.9,2g 119) Ứng dụng nào mô tả dưới đây KHÔNG thể là ứng dụng của kim loại kiềm? a.Mạ bảo vệ kim loại b.Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy c.Chế tạo tế bào quang điện d. Điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp nhiệt luyện 120) Dung dịch nào dưới đây KHÔNG làm đổi màu quỳ? a.NaOH b.NaHCO3 c.Na2CO3 d.NaCl 121)Trộn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là a.2,7 b.1,6 c.1,9 d.2,4 122)Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo trình tự tăng dần của đại lượng nào? a. Nguyên tử khối b.Bán kính nguyên tử c. Điện tích hạt nhân của nguyên tử d.Số oxi hóa 123) Nguyên tố nào sau đây chỉ có ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên? a.Au b.Na c.Ne d.Ag 124)Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là a.MO2 b.M2O3 c.MO d.M2O 125)Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH là a.Không xác định b.>7 c.<7 d.=7 126)Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100ml dung dịch NaOH có pH=12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu gì? a.xanh b.hồng c.trắng d.không màu 127)Thể tích H2 sinh ra khi điện phân dung dịch chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn (1) và không có màng ngăn (2) là a.bằng nhau b.(2) gấp đôi (1) c.(1) gấp đôi (2) d.không xác định 128)Phản ứng nào sau đây KHÔNG tạo ra hai muối? a.CO2 + NaOH b.NO2 + NaOH dư c.Fe3O4 + HCl dư d.Ca(HCO3)2 + NaOH dư 129)Trộn 150ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở (đktc) là a.2,52 lít b.0,224 lít c.3,36 lít d.5,60 lít 130)Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Thế tích khí CO2 thu được (đktc) là a.0,448 lít b.0,224 lít c.0,336 lít d.0,112 lít 131)Trong những câu sau đây, câu nào KHÔNG đúng đối với nguyên tử kim loại kiềm thổ? Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì a.bán kính nguyên tử tăng dần b.năng lượng ion hóa giảm dần c.khối lượng riêng tăng dần d.thế điện cực chuẩn tăng dần 132)Các nguyên tố trong cặp nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau? a.Mg và S b.Mg và Ca c.Ca và Br2 d.S và Cl2 133) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị bằng a.1 b.2 c.3 d.4 134)Trong nhóm kim loại kiềm thổ: a.Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng b.Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm c.Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng d.Tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm 135)Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào KHÔNG đúng? a.Số electron hóa trị bằng nhau b. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường c. Oxit đều có tính chất oxit bazơ d. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy 136) Điều nào sau đây KHÔNG đúng với canxi? a. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với nước b.Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy +2 c.Ion Ca không bị oxi hóa hoặc bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl d. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2 137)Cho 10g một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là a.Ba b.Mg c.Ca d.Sr 138) Đun nóng 6,96g MnO2 với dung dịch HCl đặc dư. Khí thoát ra tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6g muối. M là kim loại nào sau đây? a.Be b.Mg c.Ca d.Ba.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 139)Khi nung đến hoàn toàn 20g quặng đôlômit thoát ra 5,6 lít khí (ở 00C và 0,8atm). Hàm lượng CaCO3.MgCO3 trong quặng là a.80% b.75% c.90% d.92% 140)Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100g dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy tách ra mg kết tủa. Trị số của m là a.10 b.6 c.8 d.12 141)Nhóm các bazơ nào có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân? a.NaOH và Ba(OH)2 b.Zn(OH)2 và KOH c.Cu(OH)2 và Al(OH)3 d.Mg(OH)2 và Fe(OH)3 142)Trong các chất sau: H2O, Na2O, CaO và MgO. Chất nào có liên kết cộng hóa trị ? a.H2O b.Na2O c.CaO d.MgO 143)Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư tách ra một kết tủa, lọc và đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi còn lại 0,28g chất rắn. Khối lượng ion Ca2+ trong 1 lít dung dịch đầu là a.10g b.20g c.30g d.40g 144)Hòa tan 8,2g hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối ban đầu lần lượt là a.2g và 6,2g b.6,1g và 2,1g c.4g và 4,2g d.1,48g và 6,72g 145)Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời? a.NaCl b.NaOH c.Na2CO3 d.HCl 146)Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào? a.Na+ và Mg2+ b.Ba2+ và Ca2+ c.Ca2+ và Mg2+ d.K+ và Ba2+ 147)Câu nào sau đây về nước cứng là KHÔNG đúng? a.Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ b.Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm. SO42 hoặc cả hai là nước cứng tạm thời HCO3 và SO42 hoặc Cl- là nước cứng toàn phần d.Nước cứng có chứa đồng thời anion c.Nước cứng có chứa một trong hai ion Cl- và. 148) Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol hiđro. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa dung dịch Y là a.120ml b.60ml c.1,2 lít d.240ml 149)Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca 2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu? a.K2CO3 b.NaOH c.Na2SO4 d.AgNO3 150)Tính khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01mol Ba(OH)2 a.0,73875g b.1,47750g c.1,97g d.2,955g 151)Giải pháp nào sau đây được sử dụng để điều chế Mg kim loại? a. Điện phân nóng chảy MgCl2 b. Điện phân dung dịch Mg(NO3)2 c.Cho Na vào dung dịch MgSO4 d.Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao 152)Mô tả nào dưới đây KHÔNG phù hợp các nguyên tố nhóm IIA? a.Cấu hình electron hóa trị là ns2 b.Tinh thể có cấu trúc lục phương c.Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr và Ba d.Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2 153)Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm thổ, đại lượng nào dưới đây có giá trị tăng dần? a.Bán kính nguyên tử b.Năng lượng ion hóa c.Thế điện cực chuẩn d. Độ cứng 154)Khi so sánh với kim loại kiềm cùng chu kì, nhận xét nào về kim loại kiềm thổ dưới đây là ĐÚNG? a. Độ cứng lớn hơn b.Thế điện cực chuẩn âm hơn c.Khối lượng riêng nhỏ hơn (nhẹ hơn) d.Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn 155)Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng? a.Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh b.Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba c.Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì d.Các kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hóa nhỏ và thể điện cực chuẩn lớn hơn 156)Kim loại Be KHÔNG tác dụng với chất nào sau đây? a.O2 b.H2O c. Dung dịch NaOH d. Dung dịch HCl 157)Kim loại Mg KHÔNG tác dụng với các chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường? a.H2O b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch HCl d. Dung dịch CuSO4 158)Khi cho Ca kim loại vào các chất dưới đây, trường hợp nào KHÔNG có phản ứng của Ca với H2O? a.H2O b. Dung dịch HCl vừa đủ c. Dung dịch NaOH vừa đủ d. Dung dịch CuSO4 vừa đủ 159)So sánh (1) thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp gồm 1 mol Be, 1 mol Ca và (2) thể tích khí H 2 sinh ra khi hòa cùng lượng hỗn hợp trên nguyên tố vào nước a.(1) bằng (2) b.(1) gấp đôi (2) c.(1) bằng một nửa (2) d.(1) bằng một phần ba (2) 160)Hòa tan hết 7,6g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là a.Be và Mg b.Mg và Ca c.Ca và Sr d.Sr và Ba 161) Để sản xuất Mg từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất, người ta đã dựa vào tính chất nào sau đây? a.Mg(OH)2 là chất không tan b.Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với axit HCl c.MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp d.a, b và c đều đúng 162)Khoáng chất nào sau đây KHÔNG chứa canxi cacbonat? a.Thạch cao b. Đá vôi c. Đá phấn d. Đá hoa 163)Lựa chọn nào sau đây KHÔNG được kể là ứng dụng của CaCO3? a.Làm bột nhẹ để pha sơn b.Làm chất độn trong công nghiệp cao su c.Làm vôi quét tường d.Sản xuất xi măng 164)Loại thạch cao nào dùng để đúc tượng? a.Thạch cao sống CaSO4.2H2O b.Thạch cao nung 2CaSO4.H2O c.Thạch cao khan CaSO4 d.Cả 3 đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 165)Hợp kim nào KHÔNG phải là hợp kim của nhôm? a.Silumin b.Thép c. Đuyra d. Electron 166)Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 chất rắn Mg, Al và Al2O3? a.H2O b. Dung dịch HNO3 c. Dung dịch HCl d. Dung dịch NaOH 167)Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào? a.NaCl, CaCl2, MgCl2 b.NaCl, CaCl2, AlCl3 c.NaCl, MgCl2, BaCl2 d.Cả 3 đều đúng 168)Trong các cặp chất sau, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch? a.Al(NO3)3 và Na2CO3 b.HNO3 và Ca(HCO3)2 c.NaAlO2 và NaOH d.NaCl và AgNO3 169)Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca và MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH dư? a.Al2O3, Ca, Mg và MgO b.Al, Al2O3, Na2O và Ca c.Al, Al2O3, Ca và MgO d.Al, Al2O3, Na2O, Ca và Mg 170)Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch: NaAlO2, Al(CH3COO)3 và Na2CO3? a.Khí CO2 b. Dung dịch HCl loãng c. Dung dịch BaCl2 d. Dung dịch NaOH 171)Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động? a.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 b.CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 c.MgCO3 + H2O + CO2 → Mg(HCO3)2 d.Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O 172)Dùng hai thuốc thử nào có thể phân biệt được 3 kim loại Al, Fe và Cu? a.H2O và dung dịch HCl b. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl c. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl2 d. Dung dịch HCl và dung dịch FeCl3 173)Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào? a.Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch. b.Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại c.Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan d.Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần 174)Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa những muối nào sau đây? a.NaCl b.NaCl + AlCl3 + NaAlO2 c.NaCl + NaAlO2 d.NaAlO2 175)Cho 4 lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các dung dịch: Al 2(SO4)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt chúng thì dùng chất nào trong các chất sau: a. Dung dịch NaOH b. Dung dịch H2SO4 c. Dung dịch Ba(OH)2 d. Dung dịch AgNO3 176)Trường hợp nào KHÔNG có sự tạo thành Al(OH)3? a.Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3 b.Cho Al2O3 vào nước c.Cho Al4C3 vào nước d.Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 177)Người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. Cực dương của bình điện phân không làm bằng sắt mà làm bằng than chì. Lí do chính là vì than chì: a.Không bị muối ăn phá hủy b.Rẻ tiền hơn sắt c.Không bị khí clo ăn mòn d.Dẫn điện tốt hơn sắt 178)Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 là: a.Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp b.Làm tăng độ dẫn điện c.Tạo lớp chất điện li rắn che đậy cho nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa d.Cả 3 đều đúng 179)Sục CO2 vào nước vôi chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Hỏi số mol CO2 cần dùng là bao nhiêu? a.0,1mol b.0,15mol c.0,1mol và 0,2mol d.0,1mol và 0,15mol 180)Ngâm một lượng nhỏ hỗn hợp bột Al và Cu trong một lượng thừa mỗi dung dịch chất sau, trường hợp nào hỗn hợp bị hòa tan hết (sau một thời gian dài)? a.HCl b.NaOH c.FeCl2 d.FeCl3 181)Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ? a.NaHCO3 b.Na2CO3 c.Al2(SO4)3 d.Ca(HCO3)2 182)Các kim loại nào sau đây tan hết khi ngâm trong axit H2SO4 đặc nguội? a.Al, Fe b.Fe, Cu c.Al, Cu d.Cu, Ag 183) Để hòa tan hoàn toàn các kim loại Al, Fe, Mg, Pb và Ag có thể dùng axit nào? a.HCl b.H2SO4 c.HNO3 loãng d.HNO3 đặc nguội 184)Cặp nào gồm 2 chất mà dung dịch mỗi chất đều làm quỳ tím hóa xanh? a.Ca(NO3)2, Na2CO3 b.NaHCO3, NaAlO2 c.Al2(SO4)3, NaAlO2 d.AlCl3, Na2CO3 185)Phèn chua có công thức nào? a.(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O b.(NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O c.CuSO4.5H2O d.K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 186)Người ta thường cho phèn chua vào nước nhằm mục đích: a.Khử mùi b.Diệt khuẩn c.Làm trong nước d.Làm mềm nước 187)Phương pháp nào thường dùng để điều chế Al2O3? a. Đốt bột nhôm trong không khí b.Nhiệt phân nhôm nitrat c. Nhiệt phân nhôm hiđroxit d.Cả 3 đều đúng 188)Phương pháp nào thường dùng để điều chế Al(OH)3? a.Cho bột nhôm vào nước b. Điện phân dung dịch muối nhôm clorua c.Cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch amoniac d.Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 189)Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 và dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được một sản phẩm như nhau, đó là: a.NaCl b.NH4Cl c.Al(OH)3 d.Al2O3 190)Có thể dùng bình nhôm để đựng: a. Dung dịch xôđa b. Dung dịch nước vôi c. Dung dịch giấm d. Dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh) 191)Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm M và M’ nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1g A hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). M và M’ là hai kim loại nào? a.Li, Na b.Na, K c.K, Rb d.Rb, Cs 192)Cho 3,9g K vào 101,8g nước thu được dung dịch KOH có khối lượng riêng là 1,056g/ml. Nồng độ % của dung dịch KOH là:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a.5,31% b.5,20% c.5,30% d.5,50% 193)Hòa tan 100g CaCO3 vào dung dịch HCl dư. Khí CO 2 thu được cho đi qua dung dịch có chứa 64g NaOH. Số mol muối axit và muối trung hòa thu được trong dung dịch là: a.1 mol và 1 mol b.0,6 mol và 0,4 mol c.0,4 mol và 0,6 mol d.1,6 mol và 1,6 mol 194)Hòa tan hết 9,5g hỗn hợp X gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,1 mol khí. Hỏi khi cô cạn dung dịch khối lượng muối thu được là bao nhiêu? a.10,6g b.9,0g c.12,0g d. Kết quả khác 195)Hòa tan hoàn toàn 5g hỗn hợp hai muối XCO 3 và Y2CO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,224 lít khí (đktc). Hỏi khi cô cạn dung dịch A thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu? a.0,511g b.5,11g c.4,755g d. Kết quả khác. NO . 3 . Thêm dần dần dung dịch Na CO 1M vào dung dịch A cho đến khi 196)Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol 2 3 được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao nhiêu? a.150ml b.200ml c.250ml d.300ml 197)Cho 3,12g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 0,6 mol H2. Hỏi số mol NaOH đã dùng là bao nhiêu? a.0,8 mol b.0,6 mol c.0,4 mol d. Kết quả khác 198)Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu? a.0,45 mol b.0,25 mol c.0,75 mol d.0,65 mol 199)Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H 2. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 0,35 mol H2. Hỏi số mol Mg, Al trong hỗn hợp X là: a.0,2 mol và 0,1 mol b.0,2 mol và 0,15 mol c.0,35 mol và 0,1 mol d. Kết quả khác 200)Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 0,4 mol H 2. Nếu cho một nửa hỗn hợp X tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,15 mol H2. Số mol Mg và Al trong hỗn hợp X là: a.0,25 mol và 0,15 mol b.0,1 mol và 0,2 mol c.0,2 mol và 0,2 mol d. Kết quả khác 201)Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thu được bao nhiêu g kết tủa? a.16,3g b.3,49g c.1g d.1,45g 202)Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch CuCl 2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hỏi số mol khí NO2 thoát ra là bao nhiêu? a.0,8 mol b.0,3 mol c.0,6 mol d.0,2 mol 203) Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Fe 2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Những chất rắn còn lại sau phản ứng, nếu cho tác. dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Hỏi số mol Al trong X là bao nhiêu?. a.0,3 mol b.0,6 mol c.0,4 mol d.0,25 mol 204) Để sản xuất 10,8 tấn Al, cần x tấn Al2O3 và tiêu hao y tấn than chì ở anot. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. Hỏi giá trị x và y là bao nhiêu? a.10,2 và 1,8 b.20,4 và 3,6 c.40,8 và 14,4 d.40,8 và 4,8 205)Nước cứng KHÔNG gây ra tác hại nào dưới đây? a.Gây ngộ độc nước uống. b.Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo c.Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. d.Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước 206)Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây KHÔNG đúng? a.Dùng chế tạo dây dẫn điện b.Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa c.Dùng để tạo chất chiếu sáng d.Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ 207)Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm các chất tan tốt trong nước? a.BeSO4, MgSO4, CaSO4, SrSO4 b.BeCl2, MgCl2, CaCl2, SrCl2 c.BeCO3, MgCO3, CaCO3, SrCO3 d.Be(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2 208)Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2g kết tủa. Giá trị của V là: a.44,8ml hoặc 89,6ml b.224ml c.44,8ml hoặc 224ml d.44,8ml 209)Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. V bằng bao nhiêu? a.3,136 lít b.1,344 lít c.1,344 lít hoặc 3,136 lít d.3,36 lít hoặc 1,12 lít 210)Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là: a.5g b.30g c.10g d.0 211)Thổi khí CO2vào dung dịch chứa 0,02mol Ba(OH) 2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO 2 biến thiên trong khoảng từ 0,005mol đến 0,024mol? a.0g đến 3,94g b.0g đến 0,985g c.0,985g đến 3,84g d.0,985g đến 3,152g 212)Những mô tả ứng dụng nào dưới đây KHÔNG chính xác? a.CaO làm vật liệu chịu nhiệt, điều chế CaC2, làm chất hút ẩm. b.Ca(OH)2 dùng để điều chế NaOH, chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng, chế tạo clorua vôi c.CaCO3 dùng để sản xuất xi măng, vôi sống, vôi tôi, khí cacbonic d.CaSO4 dùng để sản xuất xi măng, phấn viết, bó bột. Thạch cao khan dùng để đúc tượng, mẫu trang trí nội thất 213)Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác? a.Màu trắng bạc b.Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu. c.Là kim loại nhẹ d.Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng 214)Nhận xét nào dưới đây là đúng? a.Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước. b.Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa c.Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3 d.Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 215) Đốt hoàn toàn mg bột nhôm trong lượng S dư, rồi hòa tan hết sản phẩm thu được vào nước thì thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Tìm m a.2,7g b.4,05g c.5,4g d.8,1g 216)Hòa tan hết mg hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4mol khí, còn trong d NaOH thì thu được 0,3mol khí. Tính m a.11g b.12,28g c.13,7g d.19,5g 217)Dùng mg Al để khử hết 1,6g Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m. a.0,54g b.0,81g c.1,08g d.1,755g 218)Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03mol CuSO 4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh Al ra khỏi dung dịch. Nhận xét sau thí nghiệm nào sau đây KHÔNG đúng? a.Thanh Al có màu đỏ b. Khối lượng thanh Al tăng 1,38g c. Dung dịch thu được không màu d. Khối lượng dung dịch tăng 1,38g 219)Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây là CHƯA chính xác? a.Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ b.Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức. c.Làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình d.Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray 220)Xác định phát biểu KHÔNG đúng về quá trình điện phân sản xuất Al dưới đây? a.Cần tinh chế quặng boxit (Al2O3.2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2 b.Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn Al với hiệu suất 100% c.Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là hoàn toàn và sản phẩm oxi hóa chỉ là CO2 d.Criolit được sử dụng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và ngăn cản Al bị oxi hóa bởi không khí 221)Dung dịch nào dưới đây làm quỳ đổi màu xanh? a.K2SO4 b.Kal(SO4)2.12H2O c.Na[Al(OH)4] d.AlCl3 222)Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí? a. dung dịch Al(NO3)3 và dung dịch Na2S b. dung dịch AlCl3 và dung dịch Na2CO3 c.Al và dung dịch NaOH d. dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH 223)Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn? a.Thêm dư NaOH và dung dịch AlCl3 b.Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH c.Thêm dư HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] d.Thêm dư CO2 vào dung dịch NaOH 224)Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào 0,4 mol dung dịch H2SO4 được dung dịch A. Thêm 2,6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hịên kết tủa B. Khối lượng của B là a.15,6g b.25,68g c.41,28g d.0,64g 225)Thêm NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là a.0,01 mol và ≥0,02 mol b.0,02 mol và ≥0,03 mol c.0,03 mol và ≥0,04 mol d.0,04 mol và ≥0,05 mol 226)Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH)4]. Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là a.0,08 mol hoặc 0,16 mol b.0,16 mol c.0,26 mol d.0,18 mol hoặc 0,26 mol 227)Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào? a.Al b.Fe c.Mg d.Cu 228)Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào? a.Al b.Fe c.Mg d.Cu 229)Kim loại có thể điều chế được từ quặng malakit là kim loại nào? a.Al b.Fe c.Mg d.Cu 230)Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là a.Zn b.Fe c.Cu d.Na 231)Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là a.Al b. Fe c.Mg d.Na 232)Cho mg hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho mg hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là a.10,8g và 5,6g b.5,4g và 5,6g c.5,4g và 8,4g d.5,4g và 2,8g 233)Ngâm một lá nhôm trong dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn khối lượng lá nhôm thay đổi như thế nào? Biết rằng lượng ion. SO42 trong dung dịch đủ kết tủa hoàn toàn ion Ba2+ trong 26 ml dung dịch BaCl 0,02M 2 a. Khối lượng lá nhôm tăng 0,24g. b. Khối lượng lá nhôm giảm 0,048g. c. Khối lượng lá nhôm giảm 0,024g. d. Khối lượng lá nhôm tăng 0,024g. 234)31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là a.21,6g và 9,6g b.5,4 và 25,8g c.16,2g và 15g d.10,8g và 20,4g 235)Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al-Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho cùng lượng hợp kim trên tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim là a.40% và 60% b.62,9% và 37% c.69,2% và 30,8% d.60,2% và 32,8% 236)Xử lí 9g hợp kim nhôm bằng dung dịch NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lít khí (đktc), còn các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % khối lượng của Al trong hợp kim là a.75% b.80% c.90% d.60% 237)Hỗn hợp X gồm Al và Al4C3 tác dụng hết với nước tạo ra 31,2g Al(OH) 3. Cùng lượng X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được một muối duy nhất và thoát ra 20,16 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong X là a.5,4g và 7,2g b.2,7g và 3,6g c.10,8g và 14,4g d.8,1g và 10,8g 238)Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO 4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là a.4g b.8g c.9,8g d.18,2g 239)Có các chất bột: Mg, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một hóa chất nào trong số các chất dưới đây để nhận biết? a. Dung dịch HCl b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch CuSO4 d. Dung dịch AgNO3 240)Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 để sản xuất Al nhằm mục đích chính nào sau đây?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a. Thu được Al nguyên chất b.Cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp hơn c.Tăng độ tan của Al2O3 d. Phản ứng với oxi trong Al2O3 241)Cho 21,6g một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (đktc) duy nhất. Kim loại đó là a.Na b.Zn c.Mg d.Al 242)Câu nào đúng trong số các câu sau đây? a.Nhôm là kim loại lưỡng tính b.Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính c.Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính d.Al(OH)3 là chất không lưỡng tính 243) Điện phân nóng chảy 4,25g muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,568 lít khí ở 109,20C; 1atm tại anot. Kim loại kiềm đó là a.Li b.Na c.K d.Rb 244)Câu nào sau đây KHÔNG đúng đối với kim loại nhóm IIA? a.Các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không theo quy luật nhất định b.Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ (trừ Ba) c.Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có độ cứng lớn d.Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (trừ Be) 245)Có các dung dịch: AgNO3, HCl và NaOH. Chỉ dùng loại chất nào cho dưới đây để nhận biết? a.Các kim loại b.Các axit c.Các bazơ d. Các muối 246)Al KHÔNG tác dụng với chất nào sau đây? a.Cl2 b. Dung dịch HCl c. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội d. Dung dịch NaOH 247)Cho 17g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng hết với nước thu được 6,72 lít H 2 (đktc) và dung dịch Y 247.1. Hỗn hợp X gồm các kim loại sau a.Li và Na b.Na và K c.K và Rb d.Rb và Cs 247.2.Thể tích dung dịch HCl 2M cần thiết để trung hòa dung dịch Y là a.200ml b.250ml c.300ml d.350ml 248) Oxi hóa hoàn toàn mg hỗn hợp Zn, Pb và Ni thu được m 1g hỗn hợp oxit ZnO, PbO và NiO. Hòa tan hoàn toàn m 1g hỗn hợp oxit trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là (m 1+55)g. Khối lượng của hỗn hợp kim loại ban đầu m là: a.m=m1-16 b.m=m1-32 c.m=m1-24 d.Không tính được 249)Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 25g hỗn hợp A gồm Al và Fe 2O3 thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư được 14,8g hỗn hợp C, không thấy khí thoát ra. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là a.86,4% b.84,6% c.78,4% d.74,8% 250) Điện phân 200ml dung dịch KOH 2M (d=1,1g/ml) với điện cực trơ và màng ngăn xốp. Khi ở catot thoát ra 22,4 lít khí (đktc) thì dừng điện phân (biết rằng H2O bay hơi không đáng kể). Dung dịch sau điện phân có nồng độ phần trăm là a.11,73% b.10,18% c.10,9% d.38,09% 251)Cho 2,06g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là a.8,54g b.7,44g c.7,02g d. Kết quả khác 252)Hòa tan hoàn toàn 4,5g bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O với dung dịch Y. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch Y là a.36,5g b.35,6g c.35,5g d.không xác định được vì không cho biết tỉ lệ mol giữa NO và N2O 253)Trộn 24g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung ở nhiệt độ cao, hỗn hợp sau phản ứng hòa tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là a.12,5% b.60% c.80% d.16,67% 254)Phương pháp nào sau đây KHÔNG phải là phương pháp dùng để loại độ cứng của nước? a.Chưng cất b.Dùng hóa chất để kết tủa ion Ca2+, Mg2+ c.Trao đổi ion d.Kết tinh phân đoạn 255) Oxi hóa hoàn toàn 14,3g hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al và Zn bằng oxi thu được 22,3g hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo ra là a.36,6g b.32,05g c.49,8g d.48,9g 256)Dung dịch NaOH KHÔNG tác dụng với muối nào trong số các muối sau? a.NaHCO3 b.CuSO4 c.FeCl3 d.K2CO3 257)Trường hợp nào sau đây thu được Al(OH)3? a.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH dư b.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch HCl dư c.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư d.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NH3 dư 258)Cho hỗn hợp gồm x mol Al và 0,2 mol Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Dẫn CO 2 dư vào A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B nung tới khối lượng không đổi thu được 40,8g chất rắn C. Giá trị của x là a.0,2 mol b.0,3 mol c.0,4 mol d.0,04 mol 259)Hòa tan hoàn toàn mg bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:3. m có giá trị là a.24,3g b.42,3g c.25,3g d.25,7g 260)Hợp kim của kim loại nào sau đây được sử dụng rộng rãi trong chế tạo máy bay? a.Mg b.Fe c. W d.Cr. 261)Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp theo trình tự tăng dần của a. điện tích hạt nhân của nguyên tử b. nguyên tử khối c.bán kính nguyên tử d.số oxi hoá 262)Nguyên tử của kim loại kiềm có n lớp electron. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là a.ns1 b.ns2 c.ns2np1 d.(n-1)dxnsy 263)Nguyên tố nào sau đây chỉ có ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên? a.Au b.Na c.Ne d.Ag 264)Nếu M là nguyên tố kim loại kiềm thì oxit của nó có công thức là a.MO2 b.M2O3 c.MO d.M2O 265)Tìm phát biểu SAI. a. Kim loại kiềm là chất khử mạnh nhất trong số các kim loại ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> b. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp d.Nhóm kim loại kiềm bao gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr 266)Các kim loại kiềm đều là nguyên tố a.s b.p 267)Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là a.chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. b.chế tạo tế bào quang điện. c.Năng lượng ion hoá của các kim loại kiềm tương đối cao c.d. d.s và p. c.làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. d.sản xuất NaOH và KOH. 268)Phương pháp điều chế kim loại kiềm là a.khử oxit bằng khí CO b. điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng c. điện phân dung dịch muối halogenua d.cho Al tác dụng với dung dịch muối 269)Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kín chúng trong dầu hoả. Lời giải thích nào sau đây là đúng nhất? a.Dầu hoả tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại kiềm nên chúng không bị oxi hoá khi đưa ra ngoài không khí hoặc tiếp xúc với nước b.Dầu hoả không tác dụng với kim loại kiềm và cách li kim loại kiềm với không khí, bảo vệ kim loại kiềm không bị oxi hoá c.Dầu hoả có khối lượng riêng bé hơn kim loại kiềm nên nổi lên trên làm màng bảo vệ cho kim loại kiềm không bị oxi hoá d.Dầu hoả là chất không thấm nước, không thấm khí nên là chất tốt nhất bảo vệ kim loại kiềm tránh hai tác nhân oxi hoá này 270)Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn, ở anot thu được a.NaOH b.H2 c.NaOH và H2 d.Cl2 271)Nước Gia-ven là sản phẩm của quá trình a.sục khí clo vào vôi sữa b. dung dịch NaOH loãng tác dụng với khí clo c. điện phân dung dịch NaOH có vách ngăn giữa hai điện cực d. điện phân nóng chảy NaOH không có vách ngăn 272)Điện phân dung dịch X, ở anot xảy ra quá trình 2H2O – 4e → 4H+ + O2. X là dung dịch nào sau đây? a.NaOH b.NaCl c.NaNO3 d.CH3COONa 273)Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn thu được dung dịch NaOH có lẫn tạp chất NaCl. Hãy chọn phương pháp dùng để loại tạp chất. a.Cho dung dịch bay hơi nước, NaCl kết tinh b.Cô cạn dung dịch, NaOH kết tinh trước tách dần khỏi dung dịch NaCl c.Cho AgNO3 vào dung dịch để kết tủa NaCl d. Điện phân dung dịch, ion Cl- bị oxi hoá thành khí Cl2 tách dần khỏi dung dịch 274)Dùng dây platin sạch nhúng vào hợp chất X rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn khí (không màu), ngọn lửa có màu tím. Kết luận nào sau đây đúng? a.X là hợp chất của Na b.X là hợp chất của K. c.X là hợp chất của Li d.X là hợp chất của Rb 275)Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là a.Na2CO3 b.KHSO4 c.NaCl d.MgCl2 276)Cặp chất không xảy ra phản ứng là a. dung dịch NaOH và Al2O3 b. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2 c. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl d.K2O và H2O 277)Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là a.Li+ b.K+ c.Rb+ d.Na+ 278)Khi cho kim loại R vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. R là a.Rb b.Fe c.Mg d.Ag 279)Có các thuốc thử: dung dịch NaOH, dung dịch HNO 3, dung dịch NaCl, dung dịch NaNO 3. Để phân biệt dung dịch chứa K 2CO3 với các dung dịch chứa KNO3, K2SO4 có thể dùng a. dung dịch NaCl b. dung dịch NaNO3 c. dung dịch HNO3 d. dung dịch NaOH 280)Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy a.CuSO4, HCl, SO2, Al2O3 b.BaCl2, HCl, SO2, K. c. CuSO4, HNO3, SO2, CuO d.K2CO3, HNO3, CO2, CuO 281)Dung dịch X chứa H+, Na+, Cl- có thêm vài giọt quỳ tím. Nếu đem điện phân X thì màu của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào? a.Từ tím sang xanh b.Từ tím sang đỏ c.Từ xanh sang tím rồi đỏ d.Từ đỏ sang tím rồi xanh 282)Chất X có tính chất sau: X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí Y làm đục nước vôi trong. X không làm mất màu dung dịch brom. X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 có thể tạo ra hai muối. X là chất nào sau đây? a.Na2CO3 b.NaHCO3 c.Na2SO3 d.Na2S 283) Để chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính có thể dùng 2 phương trình phản ứng sau: a.NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 và Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaHCO3 + Ca(OH)2 b.2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 và NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 c.NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 và NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O d.NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O và 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O 284) Để điều chế NaOH trong công nghiệp, người ta đã dùng cách nào sau đây? 1.Cho Na tác dụng với nước; 2.Cho Na 2O tác dụng với nước; 3. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. a.1 b.2 c.3 d.1,3 285)Tính chất hoá học của Na2CO3 là 1. tác dụng với axit mạnh; 2.thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu; 3.thuỷ phân cho môi trường axit yếu; 4.thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh. a.1 b.2 c.1 d.1,4 286)Muối nào trong số các muối sau đây được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dịch dạ dày? a.Na2CO3 b.NaHCO3 c.NH4HCO3 d.NaF 287)Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3? 1.Sủi bọt; 2.Có kết tủa đỏ nâu; 3.Không có hiện tượng gì; 4.Có kết tủa trắng. a.1, 4 b.2, 3 c.1, 3 d.1, 2 288)Từ muối Na2CO3, chọn sơ đồ thích hợp để điều chế Na? Ba    Na  HCl  NaCl  dpdd   Na c.Na2CO3   . a.Na2CO3 → Na2SO4. K   Na  HCl dpdd        NaOH  dpnc   Na d.Na2CO3 NaCl. b.Na2CO3 → Na2O. 289)X, Y và Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thành Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Z hoặc Y. X, Y, Z và E lần lượt là những chất nào sau đây? a.NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2 b.NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2 c.NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3 d.Na2CO3, NaOH, CO2, NaHCO3.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 290)Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH, dung dịch thu được chứa muối Na2CO3 và NaHCO3. Giá trị của a và b tương ứng như sau: a.a>b b.a<b<2a c.b>2a d.a=b 291)Cho mg Na vào 500ml dung dịch HCl 0,2M thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần vừa hết 100ml dung dịch HCl 0,2M. m và V có các giá trị là a.2,3g và 1,12 lít b.2,76g và 1,344 lít c.2,76g và 0,672 lít d.4,6g và 2,24 lít 292)Cho 250ml dung dịch HCl vừa đủ để hoà tan hỗn hợp Na 2CO3 và Na2SO3 tạo ra muối duy nhất đồng thời thu được 2,8 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl là a.2M b.2,5M c.0,5M d.1M 293)Lấy dung dịch có a mol NạOH hấp thụ hoàn toàn 2,64g khí CO2, thu được đúng 200ml dung dịch X. Trong dung dịch X không còn NaOH. CO 2. 3 là 0,2M. a có giá trị là và nồng độ của ion a.0,1 b.0,06 c.0,08 d.0,12 294) Để pha được 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2SO4 0,03M; K2SO4 0,02M và KCl 0,06M; người ta đã lấy lượng các muối như sau: a.5,68g Na2SO4 và 5,96g KCl b.3,48g K2SO4 và 2,755g NaCl c.8,7g K2SO4 và 3,51g NaCl d.3,48g K2SO4 và 3,51g NaCl 295)Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100g dung dịch NaOH 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước khi điện phân là a.2,4% b.4,8% c.2,6% d.2,5% 296)Nhận định nào KHÔNG đúng về cấu tạo và tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ? a. Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ Ba) b. Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm nhưng nhìn chung là những kim loại mềm hơn nhôm c.Mạng tinh thể của chúng đều có kiểu lập phương tâm khối d.Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ Be) 297)Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì a.bán kính nguyên tử giảm dần b.năng lượng ion hoá giảm dần c.tính khử giảm dần d.khả năng tan trong nước giảm dần 298)Không gặp các kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì a.thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ b. đây là những kim loại hoạt động mạnh nhất c. đây là những kim loại được điều chế bằng cách điện phân d. đây là những kim loại nhẹ 299)Phản ứng nào sau đây SAI? a.Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 b.BeO + H2O → Be(OH)2 c.Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 d.Be + 2NaOH → Na2BeO2 + H2 300)Khi nhúng từ từ muỗng đồng đựng bột Mg cháy sáng vào cốc nước thì có hiện tượng gì xảy ra? a.Bột Mg tắt ngay b.Bột Mg tắt dần c.Bột Mg tiếp tục cháy bình thường d.Bột Mg cháy sáng mãnh liệt 301)Khi đốt băng Mg rồi cho vào cốc đựng khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy ra? a.Băng Mg tắt ngay b.Băng Mg tắt dần c.Băng Mg tiếp tục cháy bình thường d.Băng Mg cháy sáng mãnh liệt 302) Canxi oxit còn được gọi là a.vôi sống b.vôi tôi c. đá vôi d.vôi sữa 303)Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng vừa thấy có khí thoát ra, vừa thu được chất kết tủa. X là a.Be b.Mg c.Ba d.Cu t0. 304)Cho phản ứng nhiệt phân: 4M(NO3)x   2M2Ox + 4xNO2 + xO2. M là kim loại nào sau đây? a.Ba b.Mg c.K d.Ag 305)Canxi hiđroxit là chất rắn màu trắng ít tan trong nước. Tìm phát biểu SAI? a. Dung dịch canxi hiđroxit còn gọi là nước vôi trong b. Dung dịch canxi hiđroxit còn gọi là vôi sữa c. Dung dịch canxi hiđroxit có tính bazơ d.Canxi hiđroxit dùng để khử chua đất trồng trọt 306)Người ta đã sử dụng Ca và AgNO3 để thực hiện sự biến đổi của dãy biến hoá nào sau đây? a.CaCl2 → Cl2 → HCl b.HCl → CaCl2 → AgCl c.NaCl → AgCl → Ag d.CaCl2 → KCl → AgCl 307)Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có a. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần b.bọt khí bay ra c.bọt khí và kết tủa trắng d. kết tủa trắng xuất hiện 308)Ca(HCO3)2 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy: a.HCl, BaCO3 và KOH b.HNO3, CaCl2, NaOH c.HNO3, Na2CO3 và Ba(OH)2 d.HCl, Cu(NO3)2 và Mg(OH)2 309)Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học. Quá trình này kéo dài hàng triệu năm. Phản ứng hoá học nào sau đây biểu diễn quá trình hoá học đó? a.CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 b.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O c.Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O d.MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2 310)Ion Ca2+ bị khử trong trường hợp nào sau đây? a. Điện phân dung dịch CaCl2 có vách ngăn giữa hai điện cực b. Điện phân dung dịch CaCl2 không có vách ngăn giữa hai điện cực c. Điện phân nóng chảy CaCl2 d. Cho Na tác dụng với CaCl2 nóng chảy 311) Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Ca(NO3)2 và BaCl2 thu được hỗn hợp Y. Thành phần của hỗn hợp Y là a.CaO, MgO và BaCl2 b.MgO, Ca(NO3)2 và BaCl2 c.Ca(NO2)2, MgO và BaCl2 d.CaO, MgO, Ca(NO3)2, BaCl2 312)Chất nào sau đây được sử dụng trong y học bó bột khi gãy xương? a.CaSO4.2H2O b.MgSO4.7H2O c.CaSO4 d.CaSO4.H2O 313)Hoà tan hỗn hợp X gồm Mg và MgO trong dung dịch HNO3 loãng thu được khí Y không cháy và nhẹ hơn không khí. Khí Y là a.N2 b.N2O c.NO d.H2 314) Ứng dụng nào sau đây KHÔNG phải của CaCO3? a.Làm bột nhẹ để pha sơn b.Làm chất độn trong công nghiệp cao su c.Làm vôi quét tường d.Sản xuất xi măng 315)Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat? a. Đá vôi b.Thạch cao c. Đá hoa cương d. Đá phấn 316)Dung dịch nào sau đây có thể hoà tan CaCO3?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> a.BaCl2 b.Na2SO4 c.Nước có chứa khí CO2 d.Ca(HCO3)2 317) Để phân biệt 2 chất rắn: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 và CaSO4.2H2O đựng trong 4 lọ riêng biệt, người ta đã sử dụng a.H2O và dung dịch NaOH b.giấy quỳ tím tẩm ướt và H2SO4 đặc c. dung dịch NaOH và dung dịch phenolphtalein d.H2O và dung dịch HCl 318)Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là a.ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết b.xuất hiện kết tủa màu trắng c.xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ d.ban đầu xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan bớt đi một phần 319)Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn cho 2e trong các phản ứng hoá học? a.Na b.Mg c.Al d.Fe 320) Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: NaOH, (NH 4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4, người ta có thể dùng hoá chất nào trong số các hoá chất sau đây? a. dung dịch BaCl2 b. dung dịch Ba(OH)2 c. dung dịch AgNO3 d. dung dịch NaOH t 0 cao.  Z + H2O + E↑; E + X → Y hoặc Z (E là hợp chất của cacbon). Biết X, Y và Z 321)Cho sơ đồ chuyển hoá sau: X + Y → Z + H 2O; Y    là hợp chất của một kim loại, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. Các hợp chất X, Y, Z và E là hợp chất nào sau đây? X Y Z E A Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 CaCO3 CO2 B KOH KHCO3 K2CO3 CO2 C NaOH NaHCO3 Na2CO3 CO2 D NaOH Na2CO3 NaHCO3 CO2 322)Hãy chọn trình tự tiến hành để phân biệt 3 chất rắn: NaCl, CaCl2 và MgCl2? a.Dùng nước, dùng dung dịch H2SO4 b.Dùng nước, dùng dung dịch NaOH, dùng tiếp dung dịch Na2CO3 c.Dùng nước, dùng dung dịch Na2CO3 d.Dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch Na2CO3 323)Cho dung dịch chứa a mol Ca(OH) 2 tác dụng với 0,3 mol CO2. Dung dịch sau phản ứng có 2 muối: CaCO 3 và Ca(HCO3)2. Giá trị của a có giới hạn như sau: a.1<a<2 b.0,15<a<0,3 c.0,15≤a<0,3 d.0,15<a≤0,3 324)Hấp thụ hết 0,3 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Lượng kết tủa thu được là a.30g b.225g c.20g d.15g 325)100ml dung dịch X chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng hết với dung dịch Ba(NO3)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là a.2,39g b.3,4g c.4,3g d.2,93g 326)Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H 2. Thể tích dung dịch H 2SO4 0,1M cần để trung hoà dung dịch Y là a.120ml b.60ml c.240ml d.1,2 lít 327)Cho 0,2 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng có dư tạo khí N2O. Số mol HNO3 đã bị khử là a.0,5 b.1 c.0,1 d.0,4 328)Cho Ca vào dung dịch HNO 3 dư thu được hỗn hợp X gồm N 2O và NO có tỉ khối hơi so với He là 9. Tỉ lệ mol của Ca và HNO 3 tham gia phản ứng là a.7:18 b.9:23 c.7:23 d.3:4 329) Đun nóng 58g magie hiđroxit đến khối lượng không đổi thấy chất rắn thu được so với ban đầu đã a.giảm 44g b.tăng 16g c.giảm 20g d.giảm 18g 330)Sục 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,3 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng biến đổi thế nào so với dung dịch ban đầu? a.giảm 11,2g b.tăng 8,8g c.giảm 20g d.không thay đổi 331)Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3g kết tủa. Đun nóng dung dịch sau phản ứng thấy sinh thêm 2g kết tủa nữa. Giá trị của a là a.0,05mol b.0,07mol c,0,1mol d.0,08mol 332)Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 250ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7g kết tủa. Giá trị của V là a.2,24 lít hoặc 4,48 lít b.4,48 lít hoặc 8.96 lít c.4,48 lít hoặc 6,72 lít d.2,24 lít hoặc 8,96 lít 333)Sục khí CO2 vào 200g dung dịch Ba(OH)2 17,1% thu được ag kết tủa và dung dịch X. Cho Ca(OH) 2 dư vào dung dịch X thu được bg kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa thu được hai lần là 49,4g. Số mol khí CO2 là a.0,2mol b.0,494mol c.0,3mol d.0,4mol 334)Sục 4,48 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 200ml dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là a.0,25M b.0,5M c.0,75M d.0,25M hoặc 0,5M 335)Hoà tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X, Y đều thuộc nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch E. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch E người ta cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z được mg hỗn hợp muối khan. m có giá trị là a.6,36g b.63,6g c.9,12g d.91,2g 336)Tìm phát biểu đúng? a.Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,… b.Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+ 2+ 2+ c.Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca , Mg d.Nước khoáng đều là nước cứng 337)Trong các mẫu nước cứng sau đây, nước cứng tạm thời là a. dung dịch Ca(HCO3)2 b. dung dịch MgSO4 c. dung dịch CaCl2 d. dung dịch Mg(NO3)2 338)Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng sau, phương pháp nào chỉ làm mềm được nước cứng tam thời? a.Phương pháp kết tủa b.Phương pháp đun sôi c.Phương pháp cất nước d.Phương pháp trao đổi ion 339)Trong số các dung dịch sau: HCl, Ca(OH)2, Na2CO3 và NaCl. Các dung dịch có thể làm mềm nước cứng tạm thời là a.Ca(OH)2, NaCl b.HCl, Na2CO3 c.Ca(OH)2, Na2CO3 d.Ca(OH)2, NaCl.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 340)Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu? a.NaCl b.Ca(OH)2. c.Na2CO3. d.H2SO4. 341)Một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,01 mol Mg2+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol Cl- và 0,05 mol a.nước cứng toàn phần b.nước cứng tạm thời c.nước cứng vĩnh cửu 342)Nhận định nào KHÔNG đúng về cách làm mềm nước cứng? a.Làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. 2 3. HCO . Nước trong cốc là. b.Làm giảm nồng độ các ion. d.nước mềm. HCO32 , Cl-, SO42 trong nước cứng. HCO 2 SO 2. 3 , 4 , Cl- trong nước cứng bằng các ion Na+ b.Thay thế các ion 2+ 2+ d.Chuyển các ion Ca , Mg vào hợp chất không tan bằng cách đun nóng nước có độ cứng tạm thời. HCO 2. 3 và a mol Cl-. Giá trị của a và tính cứng của nước là 343)Một loại nước có hoà tan 0,04 mol Na+, 0,006 mol Ca2+, 0,008 mol Mg2+; 0,03 mol a.0,024 và tính cứng tạm thời b.0,038 và chỉ có tính cứng tạm thời c.0,038 và tính cứng toàn phần d.0,024 và tính cứng vĩnh cửu 344)Tìm khối lượng Na2CO3 đủ để làm mềm 200m3 nước cứng có chứa Ca(HCO3)2 và MgCl2 với nồng độ lần lượt là 162mg/l và 19mg/l? a.25,44kg b.24kg c.24,45kg d.24,5kg. 345)Dung dịch X có chứa 5 ion: Ca 2+, Mg2+, Ba2+, Cl- (0,1mol), lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là a.150ml b.300ml. NO3 (0,2 mol). Thêm dần V lít dung dịch K CO 1M vào dung dịch X đến khi 2 3 c.200ml. d.250ml. HCO32. 346)Trong một cốc nước cứng chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol . Nếu chỉ dùng nước vôi trong có nồng độ pM để làm giảm độ cứng của nước thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng của nước trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b và p là a.(b+a)/p. b.2(b+a)/p. c.(b+2a)/p. d.(b+a)/2p 347)Tính chất nào sau đây KHÔNG thuộc nguyên tử nhôm? a.Vỏ nguyên tử có 1 electron p. b.Cấu hình electron của Al3+ và Ne trùng nhau c.Bán kính nguyên tử của Al nhỏ hơn bán kính nguyên tử của Na d.Phân lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử có 3 electron 348)Al có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt là do cấu tạo mạng và mật độ electron như sau a.mạng lập phương tâm khối và mật độ electron tương đối nhỏ b.mạng lập phương tâm diện và mật độ electron tương đối lớn c.mạng lục giác đều và mật độ electron tương đối lớn d.mạng lập phương tâm khối và mật độ electron tương đối lớn 349)Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng đối với nhôm? a. Nguyên tố lưỡng tính b.Có bán kính nguyên tử nhỏ hơn Mg c. Nguyên tố p. d. Ở trạng thái cơ bản có 1 electron độc thân 350)Nhôm KHÔNG tác dụng với chất nào sau đây? a.Nước b.Oxi c.Ozon d.H2SO4 đặc nguội 351) Ứng dụng nào sau đây KHÔNG phải của nhôm? a.Dùng trang trí nội thất. b.Dùng làm dây cáp dẫn điện c.Dùng sản xuất hợp kim nhe, bền. d.Làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 và HNO3 đậm đặc. 352)Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với a.Oxi b.Clo c.Lưu huỳnh d.Hơi nước 353)Những vật bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với nước vì bề mặt của vật có một lớp màng a.là Al2O3 rất mỏng, bền chắc không cho nước và khí thấm qua b.là Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và khí c.là hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 bảo vệ nhôm d.là Al tinh thể đã bị thụ động với khí và nước 354)Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì a.nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá huỷ b.Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá huỷ c.nhôm bị ăn mòn hoá học d.nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá huỷ 355)Cho các phản ứng: 1.8Al + Fe3O4 → 9Fe + 4Al2O3; 2.2Al + CuO → 3Cu + Al2O3; 3.2Al + 3FeCl2 → 3Fe + 2AlCl3; 4.4Al + 3C → Al4C3. Phản ứng nhiệt nhôm là a.1 b.1, 2 c.1, 2, 4 d.1, 2, 3, 4 356) Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al và Zn có thể dùng hoá chất nào sau đây? a.H2SO4 loãng b.H2SO4 đặc nguội c. dung dịch NaOH, khí CO2 d. Dung dịch NH3 357)Hãy chọn trình tự tiến hành để phân biệt 4 oxit riêng biệt sau: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO? a.Dùng nước, dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch HCl và dùng dung dịch NaOH b.Dùng nước lọc, dùng dung dịch HCl và dùng dung dịch NaOH c.Dùng dung dịch HCl và dùng dung dịch Na2CO3 d.Dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch Na2CO3 358)Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây? a.KHSO4 b.H2SO4 c.Na2CO3 d.NH3 359)Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2 và H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó? a. Dung dịch NaOH b. Dung dịch AgNO3 c. Dung dịch BaCl2 d. Dung dịch quỳ tím  H 2 O (1).  Ca ( OH )2 (2).  HCl (3).  Al(OH)3      Ca(AlO2)2     Al(OH)3. Chuyển hoá nào KHÔNG thể thực hiện được? 360)Cho chuỗi phản ứng: Al4C3     a.1 b.2 c.3 d.1 và 3 361)Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là a.quặng pirit b.quặng đôlômit c.quặng manhetit d.quặng boxit 362)Có các phương trình hoá học: 1.Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O; 2.Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O; 3.NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3; 4.2Al + 6H2O → Al(OH)3 + 3H2; 5.SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O. Những phản ứng xảy ra trong quá trình làm sạch quặng boxit là a.2, 3, 4 b.1, 2, 3 c.2, 3, 5 d.3, 4, 5.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 363)Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2? a.Không có hiện tượng gì xảy ra b.Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần c.Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan d.Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan 364)Cho chuỗi phản ứng: O3 (2) O2 (4) (1)  HCl  H  Al2  Al  S (3) Al S    Al O  HNO 3 (5) Al ( NO )  (6)  Al (SO ) .. 2 2 3 2 3 3 3 2 4 3 Có bao nhiêu phản Al ứng có thể thực hiện được? a.5 b.4 c.3 d.6 365)Cho Al nguyên chất vào dung dịch NaOH thì nhôm bị oxi hoá đến hết. Tìm phát biểu đúng? a.NaOH là chất oxi hoá b.H2O là chất oxi hoá c.Al là chất bị khử d.H2O là môi trường 366)Có các phương trình hoá học sau: 1.Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O; 2.2Al + 6H2O → Al(OH)3 + 3H2; 3.NaAlO2 + CO2 + 2H2O →. Al(OH)3 + NaHCO3; 4.Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O. Phản ứng nào xảy ra trong quá trình đồ dùng bằng nhôm bị phá huỷ trong dung dịch kiềm NaOH?. a.2, 3, 4 b.1, 2, 4 c.1, 3, 4 d.1, 2, 3 367)Thực hiện những thí nghiệm sau đây: 1.Sục từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH)2; 2.Sục từ từ đến dư khí SO 2 vào dung dịch Ba(OH)2; 3.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO 3)2; 4.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch Al 2(SO4)3; 5.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH; 6.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH 3 vào dung dịch NaOH; 7.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2; 8.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na 2CO3; 9.Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2; 10.Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Zn(NO3)2. 367.1)Thí nghiệm nào có hiện tượng kết tủa tăng dần đến cực đại rồi sau đó tan dần đến hết? a.1, 2, 4, 5 b.1, 2, 4, 7, 10 c.1, 2, 9 d.3, 4, 7 367.2)Thí nghiệm nào có hiện tượng kết tủa tăng dần đến giá trị không đổi? a.3, 5, 9 b.6, 10 c.5, 9 d.3, 8 368)Hãy chọn phương pháp hoá học trong số các phương pháp sau để nhận biết được mỗi kim loại Na, Ca và Al (theo trình tự tiến hành) a.Dùng H2O, lọc, dùng Na2CO3. b.Dùng H2SO4 đặc, nguội, dùng H2O. c.Dùng H2O, lọc, dùng phenolphtalein d.Dùng H2O, lọc, dùng quỳ tím. 369) Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt NaCl, CaCl2 và AlCl3, người ta có thể dùng những hoá chất nào sau đây? a.Dùng dung dịch NaOH dư và dung dịch AgNO3 b.Dùng dung dịch NaOH dư và dung dịch Na2CO3 c.Dùng H2SO4 và dung dịch AgNO3 d.Dùng dung dịch Na2CO3 dư và dung dịch AgNO3 370)Thực hiện hai thí nghiệm sau đây: 1.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl 3; 2.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2. Nhận xét nào sau đây SAI? a.Hai thí nghiệm này có hiện tượng khác nhau b.Thí nghiệm 1 và 2 chứng minh Al(OH)3 lưỡng tính c.Lượng kết tủa cực đại ở 2 thí nghiệm như nhau t0. d.Kết thúc 2 thí nghiệm thu được 2 dung dịch có các chất: 1.NaOH và NaAlO 2; 2.HCl và AlCl3  NaOH. 371)Cho dãy phản ứng: X → AlCl3 → Y   Z →X     E. X, Y, Z và E lần lượt là a.Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2 b.Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2 c.Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2 d.Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3 372)Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, phản ứng xong thu được 2 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là a.Zn(NO3)2 và AgNO3 b.Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2 c.Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 d.Al(NO3)3 và AgNO3 373) Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: NaCl, (NH4)2CO3, NH4Cl, FeCl3, AlCl3, người ta có thể dùng kim loại nào sau đây? a.K b.Ba c.Rb d.Mg 374) Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hoá chất nào sau đây? a. Axit HCl, dung dịch NaOH b. Dung dịch NaOH, khí CO2 c.Nước d. Dung dịch NH3 375)Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân. Nếu thêm vào dung dịch các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thuỷ phân AlCl3? a.ZnSO4 b.Na2CO3 c.Fe2(SO4)3 d.NH4Cl 376)Có thể phân biệt 3 chất rắn trong 3 lọ mất nhãn: CaO, MgO, Al2O3 bằng hoá chất nào sau đây? a. Dung dịch HCl b. Dung dịch NaOH c.Nước d. Dung dịch HNO3 đặc 377) Để thu được kết tủa Al(OH)3, người ta dùng cách nào sau đây? a.Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư b.Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư c.Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư d.Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư 378)Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch MgCl2, CaCl2 và AlCl3 là a. Dung dịch Na2CO3 b. Dung dịch AgNO3 c. Dung dịch KOH d. Dung dịch H2SO4 379)Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl thấy trở nên trong suốt. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây? a.NaAlO2 b.Al2(SO4)3 c.(NH4)2SO4 d.Fe2(SO4)3 380)Cho các chất: Al, Al2O3, Cu và Fe. Chất có khả năng tác dụng với dung dịch axit HCl và tác dụng với dung dịch NaOH đều tạo ra khí H2 là a.Al b.Al2O3 c.Cu d.Fe 381)Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo khí Y nhẹ hơn CO. X là dung dịch nào sau đây? a.H2SO4 đặc nóng b.HNO3 loãng c.HNO3 đặc nóng d.H3PO4 382)Khi cho hỗn hợp K, Al vào nước, thấy hỗn hợp tan hết. Chứng tỏ a.nước dư b.nước dư và nK≥nAl c.nước dư và nAl>nK d.Al tan hoàn toàn trong nước 383)Phân tử MX3 có tổng số hạt p, n, e bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt. Xác định hợp chất MX3. a.CrCl3 b.AlCl3 c.FeCl3 d.AlBr3 384)Trộn hỗn hợp bột Al và Fe2O3. Đốt dây Mg để làm mồi cho phản ứng. Kết thúc phản ứng, đem sản phẩm chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, cho phần 2 vào dung dịch NaOH dư. Thể tích khí sinh ra ở phần 1 gấp đôi ở phần 2. Tỉ lệ mol của Al và Fe2O3 ban đầu là a.4:1 b.5:3 c.10:3 d.2:1 385)Nhỏ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,7 mol AlCl 3 thu được 39g kết tủa. Dung dịch sau phản ứng có 2 muối trong đó có 1 muối clorua. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a.1,5 lít b.2,3 lít c.0,26 lít d.0,23 lít 386) Đốt một lượng nhôm trong 6,72 lít O 2 (đktc). Sau khi kết thúc phản ứng cho chất rắn thu được hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy giải phóng ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng nhôm đã dùng là a.8,1g b.16,2g c.18,4g d.19,2g 387)Hoà tan hoàn toàn 10,2g oxit kim loại hoá trị III cần 331,8g dung dịch H 2SO4 thì vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng có nồng độ 10%. Công thức phân tử của oxit kim loại là a.Fe2O3 b.Cr2O3 c.Al2O3 d.Mn2O3 388)Cho 0,5 mol HCl vào dung dịch KAlO2 thu được 0,3 mol kết tủa. Số mol KAlO2 trong dung dịch là a.0,5 b.0,4 c.0,35 d.0,25 389)Trộn lẫn 200ml dung dịch Al3+ và 300ml dung dịch OH- thu được dung dịch X trong đó nồng độ. AlO2. là 0,2M, khối lượng dung dịch giảm 7,8g. AlO2 trong dung dịch là 389.1)Số mol a.0,02 b.0,06 c.0,05 d.0,1 389.2)Nồng độ của Al3+ và OH- trong dung dịch ban đầu lần lượt là a.1,33M và 2,67M b.2M và 1,5M c.0,5M và 0,7M d.1M và 2,33M 390)Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl 3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06g so với dung dịch XCl3. Công thức của muối XCl3 là chất nào sau đây? a.FeCl3 b.CrCl3 c.BCl3 d.AsCl3 391)Cho một mẫu hợp kim Al, Na vào nước, mẫu hợp kim tan hoàn toàn. % khối lượng Al trong hỗn hợp có giá trị cực đại là a.50% b.54% c.46% d.42% 392)Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ mol là 1:2. Cho hỗn hợp này vào nước. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít H 2 (đktc) và chất rắn. Khối lượng chất rắn là a.5,6g b.5,5g c.5,4g d.10,8g 393)Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là a.x>y b.y<x c.x=y d.x<2y 394)Cho K vào 300ml dung dịch AlCl 3 0,8M thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1g chất rắn. Sục khí CO2 vào dung dịch còn lại thấy có thêm kết tủa. 394.1)Số phản ứng đã xảy ra là a.2 b.3 c.4 d.5 394.2)Số mol Al(OH)3 bị hoà tan là a.0,1 mol b.0,24 mol c.0,14 mol d.0,12 mol 394.3)Khối lượng K đã dùng là a.33,54g b.27,3g c.28,08g d.23,54g 395)Dung dịch X có NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào dung dịch X thu được 15,6g kết tủa. 395.1)Tìm phát biểu SAI. a.Trong thí nghiệm này HCl đã hết vì Al(OH)3 không thể tồn tại trong HCl còn dư b.Trong thí nghiệm này NaAlO2 có thể còn dư hoặc đã hết c.Trong thí nghệm này NaOH đã hết vì Al(OH)3 không thể tồn tại trong NaOH dư d.Cho dung dịch HCl vào dung dịch X thấy có kết tủa xuất hiện ngay. Kết tủa tăng dần đến 15,6g hoặc kết tủa tăng dần đến cực đại rồi sau đó tan bớt đi còn 15,6g 395.2)Khối lượng NaOH trong dung dịch X là a.30g b.16g hoặc 32g c.16g d.28g hoặc 56g 396)Trộn 0,56g bột nhôm với Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Thể tích khí NO và NO2 (đktc) lần lượt là a.0,224 lít hoặc 0,672 lít b.0,672 lít hoặc 0,224 lít c.2,24 lít hoặc 6,72 lít d.6,72 lít hoặc 2,24 lít 397)M là một kim loại kiềm. Hỗn hợp X gồm M và nhôm. Lấy 3,72g hỗn hợp X cho vào nước dư thấy giải phóng 0,16g khí và còn lại 1,08g chất không tan. M là a.Cs b.K c.Na d.Rb 398)Lấy x mol Al cho vào một dung dịch có a mol AgNO 3, b mol Zn(NO3)2. Phản ứng kết thúc được dung dịch X có 2 muối. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư không có kết tủa. Mối quan hệ giữa x, a và b là a.2a<x<4b b.a<3x<a+2b c.a+2b<2x<a+3b d.x=a+2b 399)3,348g kim loại M hoà tan vừa đủ bằng 930ml dung dịch HNO3 0,5M giải phóng N2O duy nhất, thu được dung dịch X. 399.1)M là a.Zn b.Al c.Fe d.Mg 399.2)Hoà tan một lượng hỗn hợp các kim loại kiềm vào nước được dung dịch Y và giải phóng 0,45g khí. Pha dung dịch Y thành V lít dung dịch Z có pH=13. V có giá trị là a.1,5 lít b.4,5 lít c.3 lít d.6 lít 399.3)Trộn dung dịch X với dung dịch Z, lọc và nung kết tủa được pg bột. Giá trị của p là a.1,02 b.2,04 c.1,53 d.2,346 400) Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al 2O3 trong quặng là 40%. Biết hiệu suất quá trình sản xuất là 90%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần dùng bao nhiêu tấn quặng boxit? a.22,97 tấn b.20,972 tấn c.21,97 tấn d.22,792 tấn 401)Biện pháp để bảo quản kim loại kiềm là a.ngâm chúng trong dầu hoả b.giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín c.ngâm chúng vào nước d.ngâm chúng trong rượu nguyên chất 402) Điều khẳng định nào sau đây là SAI? a. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong các kim loại b.Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tan mạnh trong nước.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> c.Một số kim loại kiềm nhẹ hơn nước d. Kim loại kiềm có tỷ trọng và nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn kim loại kiềm thổ cùng chu kì 403)Dãy nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần bán kính của các ion? a.Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2b.Mg2+, O2-, Al3+, F-, Na+ c.O2-, F-, Na+, Mg2+, Al3+ d.Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2404)Trong các kết luận sau, kết luận nào SAI? Từ Li đến Cs a.năng lượng ion hoá I1 giảm dần, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần b. Khối lượng riêng tăng dần c. độ cứng tăng dần d.bán kính nguyên tử tăng dần 405)Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp là do a. kim loại kiềm có tính khử mạnh b. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít c. kim loại kiềm có cấu tạo mạng lập phương tâm khối d.lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền 406)Hiện tượng gì xảy ra khi bỏ một mẩu natri vào nước? a.Không có hiện tượng gì ` b. Natri bốc cháy, chạy trên mặt nước, có khói trắng tạo ra kèm theo tiếng nổ lách tách c. Natri tan dần có sủi bọt khí thoát ra d. Natri bốc cháy tạo ra khói màu vàng 407)Tính chất nào sau đây của kim loại kiềm thổ giảm dần khi điện tích hạt nhân tăng dần? a.Bán kính nguyên tử b.Năng lượng ion hoá c. Khối lượng riêng d.Tính khử 408)Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng nào sau đây? a. Kim loại kiềm tác dụng với nước b. Kim loại kiềm tác dụng với oxi c. Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit d. Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối 409)Giải thích dưới đây KHÔNG đúng? a. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá I1 nhỏ nhất so với các nguyên tử kim loại khác trong cùng chu kì do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất b. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn c. Nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhường 1 electron do I2 của kim loại kiềm lớn hơn nhiều so với I1 và do ion M+ có cấu hình bền d.Tinh thể kim loại kiềm có cấu trúc rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện 410)Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG? a. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kém bền vững b. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và có cấu trúc tinh thể đặc khít c. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tính thể kim loại bền vững d. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc kim loại nặng 411)Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về ứng dụng của Ca(OH)2? a. Điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp b.Chế tạo vôi sữa xây nhà c.Khử chua đất trồng trọt d.Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và sát trùng 412) Ứng dụng nào sau đây KHÔNG phải là của thạch cao? a.Trộn với clanke để sản xuất xi măng. b.Chế tạo phấn viết bảng. c. Đúc tượng, bó bột khi bị gãy xương. d.Tổng hợp các chất hữu cơ. 413)Phản ứng hoá học nào sau đây viết SAI? dpnc.  4Na + 2H2O a.CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 b.4NaOH    c.CaCO3 + 2KHSO4 → CaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O d.CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + 2HClO 414)Phương pháp thích hợp để tách riêng KCl ra khỏi quặng sinvinit (KCl.NaCl) là a.nghiền nhỏ quặng sinvinit, hoà tan vào dung dịch NaCl bão hoà, đun sôi ở nhiệt độ cao chỉ có KCl tan, gạn lấy dung dịch để nguội thu được KCl tách ra b.nghiền nhỏ quặng sinvinit, hoà tan vào dung dịch KCl bão hoà, đun sôi ở nhiệt độ cao chỉ có NaCl tan, lọc lấy kết tủa là KCl c. điện phân nóng chảy hỗn hợp KCl.NaCl thì NaCl sẽ bị điện phân trước còn lại là KCl d.hoà tan quặng vào nước, sau đó cùng K đẩy Na ra khỏi muối NaCl 415)Người ta điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp nào sau đây? a.Thuỷ luyện b.Nhiệt luyện c. Điện phân dung dịch muối clorua của kim loại kiềm d. Điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm 416)Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về kim loại kiềm? a. Kim loại kiềm có tính khử mạnh b. Kim loại kiềm dễ bị oxi hoá c. Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs d. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm nó trong dầu hoả 417)Nhận xét nào dưới đây về NaHCO3 KHÔNG đúng? a.Muối NaHCO3 là muối axit. b.Muối NaHCO3 không bị nhiệt phân bởi nhiệt. c. Dung dịch NaHCO3 có pH>7. d.NaHCO3 là chất lưỡng tính. 418) Để nhận biết ba chất ở dạng bột là Fe, Al và Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chỉ cần một thuốc thử là a.H2O b. dung dịch NaOH c. dung dịch NH3 d. dung dịch HCl 419)Cho dung dịch chứa x mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa x mol Ca(HSO4)2. Hiện tượng xảy ra là a.sủi bọt khí b.vẩn đục c.sủi bọt khí và vẩn đục d.vẩn đục sau đó trong suốt trở lại 420)Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về ứng dụng của Mg? a.Dùng để chế tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… b.Dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ c.Dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm d.Dùng làm chất khử để tách S, O2 ra khỏi thép 421)Thuốc thử thích hợp để làm mềm nước cứng tạm thời là a. dung dịch Ca(OH)2 b. dung dịch Na2SO4 c. dung dịch Na2CO3 d.a và c 422)Thuốc thử thích hợp để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là a. dung dịch Na2CO3 b. dung dịch Na3PO4 c. dung dịch Ca(OH)2 d.a và b. HCO 2. 3 và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại 423)Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na +; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol nước cứng nào? a.Nước cứng tạm thời b.Nước cứng vĩnh cửu c.Nước cứng toàn phần d.Nước mềm 424)Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Trong số các thuốc thử sau đây: Dung dịch nước xà phòng, dung dịch Na 2CO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch HCl, dung dịch H3PO4 có thể chọn ra tối thiểu bao nhiêu thuốc thử để phân biệt 4 loại nước trong 4 cốc trên?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> a.1 b.2 c.3 d.4 425) Ứng dụng nào sau đây KHÔNG thể là ứng dụng của kim loại kiềm? a.Chế tạo tế bào quang điện b.Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy c.Mạ bảo vệ kim loại d. Điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp nhiệt luyện 426)Phương pháp KHÔNG dùng để điều chế Ca(OH)2 là a.nung đá vôi, sau đó cho sản phẩm rắn tác dụng với nước b.cho canxi oxit tác dụng với nước c.cho canxi tác dụng với nước d. điện phân dung dịch CaCl2 không có màng ngăn 427)Phương pháp thích hợp để điều chế Na2CO3 là a.sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaOH b.sục khí CO2 vào dung dịch NaCl bão hoà/NH3 20%, tách NaHCO3 ít tan sau đó nung ở nhiệt độ cao c.cho dung dịch (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch NaCl d.cho CO2 tác dụng với Na2O 428)Dãy thuốc thử (theo thứ tự) để phân biệt 3 bình mất nhãn: bình X (KHCO3 và K2CO3), bình Y (KHCO3 và K2SO4) và bình Z (K2CO3 và K2SO4) là a. dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl b. dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HCl c. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 d. dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2 429)Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? a.NH4Cl b.NaOH c.Na2CO3 d.NaNO3 430)Có 5 lọ mất nhãn chứa 5 dung dịch riêng biệt: NaHSO 4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2. Để phân biệt dung dịch trong mỗi lọ có thể dùng tối thiểu mấy thuốc thử? a.Không dùng thêm thuốc thử nào b.1 c.2 d.3 431)Trong số các chất: Cl2, H2O, dung dịch NaHSO4, NH3, dung dịch Cu(NO3)2, H2, dung dịch H2SO4, Al2O3. Tổng số chất tác dụng trực tiếp với Na là a.4 b.5 c.6 d.7 432)Dung dịch NaOH tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây? a.Al2O3, CO2, dung dịch NaHCO3, dung dịch ZnCl2, NO2 b.NO, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch NH4Cl, dung dịch HCl c.CO, H2S, Cl2, dung dịch AlCl3, C6H5OH d. Dung dịch NaAlO2, Zn, S, dung dịch NaHSO4 433)Trường hợp nào sau đây KHÔNG có phản ứng xảy ra khi trộn các dung dịch sau với nhau? a.Ba(HCO3)2 và Ba(HSO4)2 b.NaAlO2 và NaOH c.Na2CO3 và FeCl3 d.Na2CO3 và NaHSO4 434)Hoà tan 10,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào nước thu được dung dịch X. Để trung hoà ½ dung dịch X cần 1,5 lít dung dịch HCl + HNO3 có pH=1. Hai kim loại kiềm đó là a.Li và Na b.Na và K. c.K và Cs d.Cs và Rb 435)Hoà tan hết mg K vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, kết thúc phản ứng thu được 14,7g kết tủa. Giá trị của m là a.11,7 b.15,6 c.5,85 d.17,91 436)Hoà tan hết 7,6g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ A và B trong dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí (đktc). Lấy 1/10 dung dịch Y cho tác dụng dung dịch Na2CO3 để thu được mg kết tủa. Giá trị của m là a.1,56 b.2,26 c.3,76 d.1,06 437)Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là a.0 b.0,896 lít c.2,24 lít d.1,12 lít 438)Cho hỗn hợp hai kim loại kiềm Na, K hoà tan hết vào nước thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H 2 (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần để trung hoà hết dung dịch X là a.120ml b.300ml c.450ml d.600ml 439)Chia mg hỗn hợp gồm một muối clorua kim loại kiềm và BaCl 2 thành hai phần bằng nhau: Phần 1, hoà tan hết vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 12,915g kết tủa. Phần 2, đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thu được V lít khí ở anot (đktc). Giá trị của V là a.10,08 b.1,008 c.2,016 d.20,16 440)Hoà tan hoàn toàn mg hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần để trung hoà dung dịch X là a.15ml b.150ml c.300ml d.30ml 441)Nhiệt phân hoàn toàn mg hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 17,4g chất rắn và 3,36 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là a.6,25% b.8,62% c.50,2% d.62,5% 442)Hoà tan hoàn toàn 8,91g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A, B đều thuộc nhóm chính nhóm II vào nước được 150ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- trong X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (vừa đủ), kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 25,83g kết tủa. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là a.7,02g b.10,53g c.13,68g d.4,14g. NO . 3 . Thêm từ từ dung dịch Na CO 1M vào dung dịch X đến khi lượng 443)Dung dịch X chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,2 mol Cl- và 0,3 mol 2 3 kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch Na2CO3 cho vào là a.200ml b.250ml c.300ml d.400ml 444)Hoà tan hoàn toàn 35,7g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là a.39g b.42g c.40,2g d.42,9g 445)Khi nhúng một lá nhôm vào dung dịch H 2SO4 đặc, nguội không thấy có hiện tượng gì. Nếu lấy lá nhôm ra và cho vào dung dịch HCl thì có hiện tượng gì xảy ra? a.Không có hiện tượng gì b.Lá nhôm tan dần và dung dịch có sủi bọt khí không màu, không mùi thoát ra c.Lá nhôm tan dần, dung dịch có sủi bọt khí mùi xốc thoát ra d.Lá nhôm tan, tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt 446)Trộn 12,15g bột Al với 72g Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn thu được là a.92,25g b.84,15g c.97,65g d.77,4g 447) Để khơi mào cho phản ứng giữa Al và Fe2O3, người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> a.Dải Mg b.Bột c.V2O5 d.H2O 448)Trong các câu sau đây, câu nào KHÔNG đúng? a.Không dùng những đồ vật bằng nhôm để đựng dung dịch bazơ b.Al(OH)3 không tan trong dung dịch NH3 dư c.Nhôm là kim loại lưỡng tính d. Để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, người ta hoà tan Al2O3 trong criolit nóng chảy 449)Quặng boxit thành phần chủ yếu là Al2O3 và tạp chất là SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp có thể sử dụng các loại hoá chất nào dưới đây? a. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2 b. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl c. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4 d. Dung dịch NaOH đặc và axit CH3COOH 450)Cho phản ứng sau: 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2, chứng tỏ a.nhôm khử được H+ của nước trong môi trường bazơ b.nhôm oxi hoá được H+ của nước trong môi trường bazơ c.nhôm có tính lưỡng tính d.nhôm tan được trong dung dịch NaOH 451)Khi cho phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước đục. Mô tả hiện tượng nào sau đây là đúng? a.Không có hiện tượng gì b.Có kết tủa lắng xuống, nước trở nên trong suốt c.Nước trở nên trong đồng thời có sủi bọt khí mùi khai thoát ra d.Nước trở nên trong và sủi bọt khí không màu thoát ra 452)Khi cho phèn nhôm amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào dung dịch Na2CO3. Mô tả hiện tượng nào sau đây là đúng? a.Không có hiện tượng gì b.Có kết tủa trắng keo xuất hiện và sủi bọt khí không màu mùi khai thoát ra c.Có sủi bọt khí không màu thoát ra d.Có kết tủa trắng keo xuất hiện 453)Khi nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu gì? a.Màu xanh b.Màu hồng c.Không có màu gì d.Màu tím 454)Khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch NaAlO2. Mô tả hiện tượng nào sau đây là ĐÚNG? a.Không có hiện tượng gì b.Có kết tủa màu trắng keo xuất hiện không tan trong H2SO4 dư c.Có kết tủa màu trắng keo xuất hiện, tan trong H2SO4 dư d.Có kết tủa trắng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư 455)Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Mô tả hiện tượng nào sau đây là ĐÚNG? a.Không có hiện tượng gì b.Có kết tủa màu trắng keo xuất hiện, không tan trong NaOH dư c.Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện, tan trong NaOH dư d. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, tan trong NaOH dư 456)Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Mô tả hiện tượng nào sau đây là đúng? a.Không có hiện tượng gì b.Có kết tủa màu trắng keo xuất hiện, không tan trong NH3 dư c.Có kết tủa màu trắng xuất hiện, tan trong NH3 dư d.Có kết tủa trắng keo xuất hiện, tan trong NH3 dư 457)Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất tác dụng được với Al (dạng bột)? a.O2, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl b. Dung dịch Na2SO4, dung dịch NaOH, Cl2 c.H2, I2, dung dịch HNO3 đặc, nguội, dung dịch FeCl3 d. Dung dịch FeCl3, H2SO4 đặc, nguội, dung dịch KOH 458)Có 4 mẫu bột kim loại bị mất nhãn: Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa mấy kim loại ? a.2 b.3 c.4 d.1 459)Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là a.Ba, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Cu(NO3)2 b. Dung dịch HNO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NH3 c.CO, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3 d. Dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr 460)Thuốc thử cần dùng để phân biệt 4 gói bột: Mg, Al2O3, Al và Na là a.H2O b. Dung dịch KOH c. Dung dịch FeCl2 d.H2O hoặc dung dịch FeCl2 461)Chỉ dùng hoá chất nào trong các hoá chất sau đây để nhận biết được hỗn hợp kim loại: Na. Ba. Al và Ag? a.H2O b. Dung dịch H2SO4 loãng c. Dung dịch NaOH d. Dung dịch NH3 462)Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng thuốc thử là a. dung dịch NaOH b. dung dịch HCl c. dung dịch NH3 d. dung dịch NaOH và dung dịch HCl 463)Trộn 16,2g bột Al với 69,6g bột Fe 3O4 thu được hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,64 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là a.20% b.30% c.40% d.50% 464)Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al, Fe xOy thu được 16,55g chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy có 1,68 lít H2 (đktc) thoát ra, còn lại 8,4g chất rắn. Công thức của oxit sắt là a.FeO b.Fe3O4 c.Fe2O3 d.Fe2O 465)Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 1M không có khí thoát ra. Khối lượng Al trong hỗn hợp X là a.2,7g b.4,05g c.5,4g d.6,75g 466)Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, cho biết chỉ có phản ứng khử Fe 2O3 thành Fe. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần 1, cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít H 2 (đktc). Phần 2 hoà tan hết bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng nhiệt nhôm là a.5,6g b.8,4g c.11,2g d.14g 467)Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch NaOH 1M và Na[Al(OH) 4] 1,5M. Sau một thời gian thu được 7,8g kết tủa. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là a.200ml b.250ml c.400ml d.200ml hoặc 400ml 468)Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 0,5M vào 150ml dung dịch AlCl 3 1M, lọc lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,1g chất rắn. Thể tích của dung dịch Ba(OH)2 0,5M tối thiểu cần dùng là a.300ml b.400ml c.500ml d.300ml hoặc 500ml 469)Hoà tan hoàn toàn mg hỗn hợp hai kim loại Al, Zn trong dung dịch HCl thấy có 10,08 lít H 2 (đktc) và dung dịch X. Mặt khác, cho hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng với dung dịch NH3 thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m là a.20,55 b.14,022 c.12,5 d.15,15 470)Hoà tan 2,7g bột Al vào 100ml dung dịch gồm NaNO 3 0,3M và NaOH 0,8M, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị của V là.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> a.0,672 b.1,008 c.1,344 d.1,512 471)Hoà tan 5,4g bột Al vào 150ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được mg chất rắn. Giá trị của m là a.10,95 b.13,2 c.13,8 d.15,2 472)Trộn 8,1g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là a.2,24 lít b.6,72 lít c.0,224 lít d.0,672 lít 473)Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I=9,65A trong thời gian 3000s thu được 2,16g Al. Hiệu suất điện phân là a.70% b.80% c.90% d.100% 474)Hoà tan hết mg hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hoà tan mg hỗn hợp trên trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 10,08 lít khí (đktc). Khối lượng m bằng a.16,5 b.19,2 c.20,55 d.29,25 475)Hoà tan hỗn hợp chứa 0,15 mol Mg và 0,15 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,15 mol Cu(NO 3)2 và 0,525 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là a.32,4g b.56,7g c.63,9g d.66,3g 476)Dung dịch có thể dùng để loại Al ra khỏi hỗn hợp Al và Fe là a. dung dịch FeCl2 dư b. dung dịch FeCl3 dư c. dung dịch AlCl3 dư d. dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư 477)Cho dung dịch A có chứa 0,15 mol AlCl 3, 0,15 mol FeCl2 tác dụng với dung dịch NH 3 dư, sau đó lấy kết tủa sinh ra nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn X có khối lượng bằng a.19,65g b.10,80g c.12g d.24g 478)Cho các thí nghiệm sau: 1.Sục khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4]; 2.Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3; 3.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch Na[Al(OH)4]. Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là a.1 và 2 b.1 và 3 c.2 và 3 d.1, 2 và 3 479)Hoà tan hoàn toàn 13,5g hỗn hợp X gồm bột Mg và bột Al bằng dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được khí A và dung dịch B. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch B sao cho lượng kết tủa cực đại thì dừng lại. Lọc kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,3g chất rắn. Thể tích khí A thu được (đktc) là a.10,08 lít b.12,6 lít c.18,9 lít d.25,2 lít 480) Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là chung cho các kim loại nhóm IA? a.Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử b.Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất c.Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất d.Bán kính nguyên tử 481)Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là nguyên tố nào sau đây? a.Li b.Na c.K d.Cs 482)Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 2,24 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là a.9,4g b.9,5g c.9,6g d.9,7g 483)Hoà tan hoàn toàn hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là a.Li, Na b.Na, K. c.K, Rb d.Rb, Cs 484)Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì lượng kết tủa thu được là a.8g b.9g c.10g d.11g 485)Cho ag hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4g kết tủa. Giá trị của a là a.20,6 b.21,6 c.22 d.23 486)Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ là a.Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng b.Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm c.Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng d.Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính nguyên tử của kim loại 487)Nước cứng KHÔNG gây ra tác hại nào? a.Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp b.Làm giảm mùi vị thực phẩm c.Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi d.Làm tắc ống dẫn nước nóng 488)Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500ml dung dịch gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là a.147,75g b.146,25g c.145,75g d.154,75g 489)Hoà tan hoàn toàn 4g hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1g muối khan. Giá trị của V là a.1,12 lít b.1,68 lít c.2,24 lít d.3,36 lít 490)Cho 20,6g hỗn hợp muối cacbonat hai kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được mg kim loại. Giá trị của m là a.8,6g b.8,7g c.8,8g d.8,9g 491)Sục khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn thì tạo ra 1,17g NaCl. Tổng số mol NaBr và NaI trong dung dịch ban đầu là a.0,02 mol b.0,03 mol c.0,04 mol d.0,05 mol 492)Cho 16,2g kim loại X (có hoá trị duy nhất) tác dụng với 3,36 lít O 2 (đktc) thu được chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,2g khí H2 thoát ra. Kim loại X là a.Mg b.Zn c.Al d.Ca 493)Nung 21,4g hỗn hợp A gồm bột Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn. Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a.4,4g và 17g b.5,4g và 16g c.6,4g và 15g d.7,4g và 14g 494)Cho 10,5g hỗn hợp gồm Al và một kim loại kiềm M vào nước. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc kết tủa, sấy khô, cân được 7,8g. Kim loại M là.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a.Li b.Na c.K d.Rb 495)Cho 700ml dung dịch KOH 0,1M vào 100ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo ra là a.0,78g b.1,56g c.0,97g d.0,68g 496)Cho 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M và CuSO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là a.4g b.6g c.8g d.10g 497)Trộn 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch NaOH 2,25M được dung dịch A. Để kết tủa hoàn toàn ion Al 3+ trong dung dịch A dưới dạng hiđroxit cần dùng một thể tích khí CO2 (đktc) là a.2,24 lít b.3,36 lít c.1,12 lít d.6,72 lít 498) Đổ 200ml dung dịch NaOH vào 400ml dung dịch Al(NO3)3 0,2M thu được 4,68g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu là a.0,6M hoặc 1,1M b.0,7M hoặc 1,2M c.0,8M hoặc 1,4M d.0,9M hoặc 1,3M 499)Hoà tan hoàn toàn mg Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là a.13,5g b.1,35g c.0,81g d.8,1g 500)Trộn đều 0,54g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Thể tích khí NO và NO2 (đktc) trong hỗn hợp lần lượt là a.0,224 lít và 0,672 lít b.2,24 lít và 6,72 lít c.0,672 lít và 0,224 lít d.6,72 lít và 2,24 lít 501) Đổ dung dịch NH3 dư vào 20ml dung dịch Al 2(SO4)3, kết tủa thu được đem hoà tan bằng dung dịch NaOH dư được dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A, kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2,04g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu là a.0,4M b.0,6M c.0,8M d.1M 502) Điều nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân dẫn đến tính khử mạnh của kim loại kiềm a. nhiệt độ nóng chảy, độ cứng thấp b.thế điện cực chuẩn rất âm c.bán kính nguyên tử lớn d.năng lượng ion hóa nhỏ 503)So với kim loại IA cùng chu kì, kim loại IIA có a.tính khử mạnh hơn b. độ âm điện nhỏ hơn c.thế điện cực chuẩn nhỏ hơn d.tính khử yếu hơn 504)Kim loại kiềm thể hiện tính khử mạnh ở phản ứng a. tác dụng dễ dàng với axit b. tác dụng nước ở nhiệt độ thường c. tác dụng phi kim d.khử ion kim loại trong dung dịch muối 505)Cho 10ml dung dịch NaHCO3 1M tác dụng với 20ml Ba(OH)2 1M thì lượng kết tủa thu được là a.19,7g b.0,985g c.9,85g d.1,97g 506)Hòa tan 2,3g Na vào nước được 1 lít dung dịch có pH là a.1 b.2 c.13 d.12 507)Chỉ ra cặp chất KHÔNG phản ứng với NaHCO3 a.HCl và NaOH b. NaHSO4 và Ba(OH)2 c.KCl và KNO3 d.Ca(OH)2 và CH3COOH 508)Cho 200ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được muối a.NaH2PO4 và Na2HPO4 b.Na2HPO4 và Na3PO4 c.NaH2PO4 và Na3PO4 d.Chỉ Na2HPO4 509)Hòa tan hỗn hợp Na và 1 kim loại IA vào nước được dung dịch X. ½ X cô cạn được 1,6g rắn. Nếu trung hòa 1/4X cần 50ml dung dịch HCl 0.5M. Kim loại là a.Li b.K c.Cs d.Rb 510)Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là a.Ca b.Ba c.K d.Na 511)Cho 1,9g hỗn hợp muối caacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là a.Na b.K c.Rb d.Li 512)Hòa tan hoàn toàn mg Na kim loại vào 100ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng m của Na bằng a.2,3g b.4,6g c.6,9g d.9,2g 513)Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính giá trị V để thu được 2 muối a.2,8≤V≤5,6 b.V≤2,8 c.2,8<V<5,6 d.V≥5,6 514)Thổi đến hết 0,672 lít CO 2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,01M. Thêm tiếp 0,4g NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được trong bình bằng a.1g b.1,5g c.2g d.3g 515)Hòa tan hỗn hợp kim loại gồm Na, K và Ba vào nước dư được dung dịch X và sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1,25M cần dùng để trung hòa X là a.200ml b.320ml c.240ml d.160ml 516)Dung dịch KOH dư có thể hòa tan hết được hỗn hợp rắn a.Zn, Cu, Fe b.K, Na, Mg c.K, Al, Fe d.Ba, Li, K. 517)Cho 15g muối cacbonat của một kim loại IIA phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Kim loại IIA đó là a.Ba b.Mg c.Sr d.Ca 518)Hòa tan mg hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 15,45g muối. Chỉ ra m. a.17,4 b.13,8 c.13,5 d.17,1 519)Trộn 200ml dung dịch hỗn hợp H 2SO4 0,04M và HNO3 0,02M với 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,04M và KOH 0,02M. Vậy pH của dung dịch tạo thành là a.2,7 b.1,6 c.1,9 d.2,4 520)Hòa tan hết 20,15g hỗn hợp Na2CO3, CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl thoát ra 3,36 lít CO2. Khối lượng muối clorua thu được là a.21,8g b.24g c.25g d.23,45g 521)Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng quan sát được là.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> a.có kết tủa xuất hiện ngay b. kết tủa xuất hiện rồi lại tan c.một thời gian sau mới thấy sủi bọt khí d.lập tức có khí bay ra 522)Thêm từ từ từng giọt đến hết 75ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 5,3g Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng a.0 b.0,56 lít c.0,84 lít d.1,12 lít 523)Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH; (II) Cho dung dịch Na 2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2; (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn; (IV) Cho Cu(OH) 2 vào dung dịch Na2CO3; (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3; (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là a.II, V và VI b.II, III và VI c.I, II và III d.I, IV và VI 524)Có gì khác nhau khi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch Na2CO 3 vào dung dịch HCl và khuấy đều với khi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều a. Ở thí nghiệm 2 có CO2 thoát ra trước; ở thí nghiệm 1 một lúc sau mới có CO2 thoát ra b. Ở thí nghiệm 1 có CO2 thoát ra; ở thí nghiệm 2 không có CO2 thoát ra c. Ở thí nghiệm 1 có CO2 thoát ra trước; ở thí nghiệm 2 một lúc sau mới có CO2 thoát ra d. Ở thí nghiệm 2 có CO2 thoát ra; ở thí nghiệm 1 không có CO2 thoát ra 525)Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và NaHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị V là a.4,48 b.1,12 c.2,24 d.3,36 526)Dung dịch X chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na2CO3. Thí nghiệm 1: Cho (a+b) mol CaCl 2 vào dung dịch X được mg kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X được m’ gam kết tủa. So sánh đúng là a.m’<m b.m<m’. c.m≤m’. d.m’=m. 527)Cho dung dịch chứa 0,06 mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 0,05 mol MgSO4, lượng kết tủa thu được là a.14,55g b.11,65g c.2,9g d.17,46g 528)Nước Javen được điều chế bằng cách: 1. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn; 2.Cho khí clo tác dụng dung dịch NaOH; 3.Cho khí clo tác dụng dung dịch Ca(OH)2; 4. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Phương pháp đúng là a.1, 2 và 3 b.1 và 2 c.Cả 4 d.Chỉ 2 529)Cho chuỗi phản ứng: KOH → KClO3 → KCl → KClO → KHCO3 → K2CO3 → KCl. Số phản ứng oxi hóa khử là a.4 b.3 c.5 d.2 530)Hòa tan 27,4g Ba kim loại vào 100ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và CuSO4 3M. Khối lượng kết tủa thu được bằng a.33,1g b.56,4g c.12,8g d.46,6g 531)Cho Ba vào lần lượt các dung dịch NH4Cl (1); Na2CO3 (2); K2SO4 (3); AlCl3 dư (4); Mg(NO3)2 (5); KOH (6) sẽ thấy hiện tượng kết tủa ở a.2, 3, 4, 5 b.2, 3, 4 c.3, 4, 5 d.2, 3, 5 532)Chỉ ra những chất có thể dùng dể làm mềm một mẫu nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO 3)2. a.Na2CO3 và Na3PO4 b.KOH và KCl c.Na2CO3 và Ca(OH)2 d.NaCl và Ca(OH)2 533)Nhiệt phân hoàn toàn mg hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6g chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % của CaCO 3 có trong X là a.50,2% b.62,5% c.8,62% d.6,25% 534)Có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước bằng cách a. Đun sôi nước b.Thổi khí CO2 vào nước c.Dùng dung dịch Ca(OH)2 d.Dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4. HCO3. 535)Một loại nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol a.nước cứng vĩnh cửu b.nước cứng tạm thời c.nước mềm. HCO.  3. 2 4. SO. và 0,02 mol Cl-. Đun nóng nước trên một thời gian thu được. d.nước cứng toàn phần. 536)Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , Cl-, . Chất được dùng để làm mềm nước cứng trên là a.Na2CO3 b.HCl c.NaHCO3 d.H2SO4 537)Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ được gọi là những nguyên tố a.s b.p c.d d.f 538)Cho các chất: NaHS; KHSO4; (NH4)2CO3, Mg, Ca(OH)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí là a.5 b.4 c.2 d.3 539)Cho các phản ứng: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O; 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O; NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O; BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KCl; AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa khử và trao đổi ion lần lượt là a.2 và 2 b.1 và 4 c.1 và 2 d.2 và 3 540)H3O+ + OH- → 2H2O phù hợp phương trình ion thu gọn phản ứng xảy ra giữa a.HCl + Fe(OH)2 b.H2SO4 + Ba(OH)2 c.HCl + KOH d.HNO3 + Mg(OH)2 541)Hòa tan kim loại IIA vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X được 34,2g rắn. Kim loại là a.Ba b.Be c.Ca d.Mg 542)Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? a.Gây ngộ độc nước uống b.Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo c.Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi thực phẩm d.Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước 543)7,2g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại IIA ở hai chu kì liên tiếp tan hết trong dung dịch axit. Lượng khí sinh ra dẫn vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M có 15,76g kết tủa. Dung dịch sau khi đun nóng lại thấy kết tủa. Hai kim loại là a.Sr, Ba b.Ca, Sr. c.Be, Mg d.Mg, Ca 544)Cho các dung dịch: 1.NaHCO3; 2.Na2CO3; 3.NaCl; 4.Ba(OH)2; 5.C6H5NH3Cl; 6.Mg(NO3)2. Dung dịch có pH ≠ 7 là a.2, 4, 5 b.1, 2, 4, 5, 6 c.1, 2, 4 d.2, 4 545)Cặp chất KHÔNG xảy ra phản ứng là a.Na và dung dịch HCOOH b.KHCO3 và dung dịch Ca(OH)2 c.Ba và dung dịch NaCl d.MgCl2 và dung dịch CuSO4 546)Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít SO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa mg muối. Giá trị của m là a.16,7 b.6,3 c.10,4 d.17,8.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 547)Hấp thụ hết 2,688 lít CO2 (đktc) bằng 200ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)2 0,05M thu được mg muối. Chỉ ra m. a.24,44 b.12 c.10 d.12,22 548)Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được mg kết tủa. Giá trị của m là a.3,94 b.1,182 c.2,364 d.1,97 549)Hòa tan 5g hỗn hợp X gồm Mg, Zn vào cốc đựng 150ml dung dịch AgNO3 2M. Khuấy đều được 30,24g rắn Y. %Mg theo khối lượng trong X là a.24% b.36% c.72% d.48% 550)Dẫn 3,36 lít (đktc) khí CO2 vào 100ml dung dịch chứa KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,75M. Phản ứng hoàn toàn thu được ag kết tủa. Chỉ ra a. a.14,475 b.9,85 c.19,7 d.29,55 551)Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra mg kết tủa. Giá trị của m là a.19,7 b.17,73 c.9,85 d.11,82 552) Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại IA M. Tại anot có 0,224 lít khí thoát ra (0 0C, 2atm). Lượng kim loại sinh ra tan hết trong nước thu được 56g dung dịch A nồng độ 4%. M là a.Li b.K c.Rb d.Na 553)Các dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 có môi trường bazơ là do: a. đều bị thủy phân trong dung dịch tạo OH- b. đều tác dụng được với axit c. đều là muối của axit yếu d. đều là muối của bazơ mạnh 554)Dẫn luồng khí CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Cho Ba(OH) 2 dư vào phần 1 thu được mg kết tủa. Cho Ba(HCO3)2 dư vào phần 2 thu được m’ gam kết tủa. Biết m’>m. Vậy trong dung dịch X chứa a.chỉ muối NaHCO3 b.hai muối NaHCO3 và Na2CO3 c.chỉ muối Na2CO3 d.muối Na2CO3 và NaOH 555)Cho lần lượt các chất sau vào dung dịch HCl: 1.BaO; 2.Mg; 3.NaHCO3; 4.CaSO3; 5.CaSO4; 6.Ca(OH)2;7.(NH4)2CO3 có khí thoát ra ở các trường hợp a.2, 3, 4, 5 b.2, 3, 4, 7 c.1, 2, 3, 4 d.2, 3, 4, 6 556)Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp hai kim loại kiềm vào nước thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch Mg(NO3)2 thì thu được lượng kết tủa là a.2,9g b.11,6g c.5,8g d.1,45g 557)Dung dịch chứa 0,2g một muối canxi halogenua CaX2 khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo 0,376g kết tủa. Muối CaX2 trên là a.CaCl2 b.CaI2 c. CaBr2 d.CaF2 558)Hòa tan hết mg hỗn hợp Ba-Na (tỉ lệ mol 1:1) vào nước được 3,36 lít khí (đktc). Lượng m đã dùng là a.24 b.9,15 c.16 d.12 559)Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lít được 500ml dung dịch sau có pH=12. Giá trị của a là a.0,06 b.0,55 c.0,04 d.0,05 560)Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Na và Ba vào nước được dung dịch X và 0,56 lít H 2 (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M cần để trung hòa vừa đủ dung dịch X là a.0,05 lít b.0,1 lít c.0,15 lít d.0,2 lít 561)Hòa tan 13,8g K2CO3 vào nước. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M tới đủ 180ml, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là a.2,016 lít b.1,792 lít c.2,24 lít d.1,12 lít. CO 2. 3 → CaCO là của phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây? 1.CaCl và Na CO ; 2.Ca(OH) và CO ; 562)Phương trình ion thu gọn: Ca2+ + 3 2 2 3 2 2 3.Ca(HCO3)2 và NaOH; 4.Ca(NO3)2 và (NH4)2CO3 a.1 và 2 b.2 và 3 c.1 và 4 d.2 và 4 563)Hòa tan 2,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thì thu được 0,96 lít CO2 (54,60C, 0,9 atm) và dung dịch A. Vậy X và Y lần lượt là a.Sr và Ba b.Be và Mg c.Ca và Sr d.Mg và Ca 564)Hòa tan hỗn hợp gồm Na2O, BaCl2, NaHCO3, KHCO3 có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước rồi đun nóng nhẹ. Sau khi kết thúc thí nghiệm được dung dịch A. Dung dịch A có pH a.>7 b.<7 c.=7 d.=14 565)Cho 1,2g Mg vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO 3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu được V lít (đktc) khí dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị V là a.0,224 b.0,56 c.1,12 d.5,6 566)Xác định % khối lượng CaCO3.MgCO3 có trong quặng đôlômit, biết nhiệt phân hoàn toàn 40g quặng trên thu được 11,2 lít khí CO 2 (00C và 0,8atm) a.42% b.46% c.50% d.92% 567)A,B là các kim loại hoạt động hóa trị II, hòa tan hỗn hợp gồm 23,5g muối cacbonat của A và 8,4g muối cacbonat của B bằng dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn và điện phân nóng chảy hoàn toàn các muối thì thu được 11,8g hỗn hợp kim loại ở catot. Hai kim loại A và B là a.Be và Mg b.Mg và Ca c.Sr và Ba d.Ba và Ca 568)Một dung dịch chứa 0,1 mol NaHCO 3 và 0,2 mol Na2CO3. Khi thêm 0,3 mol CaCl 2 hoặc 0,3 mol Ca(OH)2 vào dung dịch trên thì khối lượng kết tủa thu được lần lượt là m1 và m2 gam. Các giá trị đó là a.20g và 20g b.30g và 30g c.20 và 30g d.30g và 40g 569) Natri, kali và canxi được sản xuất trong công nghiệp bằng cách nào sau đây? a. Điện phân hợp chất nóng chảy b.Phương pháp thủy luyện c.Phương pháp nhiệt phân d.Phương pháp nhiệt luyện 570)Khi nung hoàn toàn hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì kết tủa chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % kết tủa các chất trong hỗn hợp ban đầu là a.20,41% và 79,59% b.28,41% và 71,59% c.28% và 72% d.50% và 50% 571)Nhiệt phân hoàn toàn 40g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO 2 (đktc). Thành phần % về khối lượng cuae CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là a.50% b.40% c.84% d.92%.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×