Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.18 KB, 78 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 1 Phần trắc nghiệm: Đọc, chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới. Câu 1: Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng như cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào? A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . Câu 2: Câu : “Ông nói gà , bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . Câu 3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương chân hội thoại nào có thể không được tuân thủ? A. PC lịch sự. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC về chất. Câu 4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng….. A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng . B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự. C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ . C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất Câu 5: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Câu 6: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. Câu 7: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất. A. Trực tiếp. B. Giáo tiếp. Câu 8: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Có một mặt trời trong lăng rất đỏ. A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ . Câu 9: Thuật ngữ là: A. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học . B. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ . C. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học . D. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Câu10: Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào? Phan Thiết ta cũng có thắng cảnh đẹp. A. Huyện Krông Nô. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp. Câu11: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ? A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy . Câu12: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép Từ nào có cấp độ khái quát cao nhất? A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ; D.Từ ghép. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Cho VD. Câu 2: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức diễn đạt đối thoại, độc thoại và gạch chân những cách diền đạt đó...
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I. Câu Đ.án. Trắc nghiệm: 1 B. 2 C. 3 C. 4 B. 5 C. 6 A. 7 B. 8 A. 9 D. 10 D. 11 B. 12 C. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: Cách dẫn. Cách dẫn trực tiếp - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người Giống nhau hoặc nhân vật - Nhắc lại nguyên vẹn - Khi viết đặt trong đáu ngoặc kép Khác nhau . *Ví dụ: HS tự lấy. Cách dẫn giáp tiếp - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật - Có điều chỉnh cho thích hợp . - Khi viết không đạt trong dấu ngoặc kép. *Ví dụ: HS tự lấy.. Câu2: HS viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau: - Nội dung trong sáng - Có đầu có đuôi. - Sử dụng đối thoại hợp lý - Trình bày sạch đẹp... Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 2 Phần trắc nghiệm: Câu 1 Văn bản được viết theo thể loại tuỳ bút là : A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ B. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái . D. Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu Câu 2 Miêu tả thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa là nội dung của văn bản : A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ B. Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du C. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ D. Lục Vân Tiên Gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu Câu 3.“ Khúc hảt ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm gồm ba phần thơ : ( 1) Lời ru khi giã gạo; ( 2 ) Lời ru tia bắp trên núi Ka – Lưi ; ( 3) Lời ru khi chuyển lán Ba phần thơ trên được sắp xếp theo trình tự : A.( 1) – ( 2) – ( 3 ) B .( 3 ) – ( 1 ) – ( 2 ) C. ( 2 ) – ( 1 ) – ( 3 ) D. ( 3 ) – ( 2 ) – ( 1 ) Câu 4 Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thẻ hiện qua bài thơ ? A. Có tinh thần dũng cảm quên mình B. Luôn khát khao đất nước được độc lập tự do . C. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương bộ đội . D. Bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày . Câu 5 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ” Từ “ mặt trời ” trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp A. Chuyển nghĩa theo phương tức ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ Câu 6 Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là : A.Nhắc nhở mọi người lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ” B.Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết C. Kể chuyện cuộc đời mình D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc Câu 7 Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ pháp lãng mạn : A. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao B. Sóng đã cài then đêm sập cửa C. Câu hát căng buồm cùng gió khơi D. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Câu 8 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B Câu 9 Độc thoại là hình thức : A. Là lời của một người nào đó nói với chính mình . B. Lời của một người nhằm vào một ai, có cất lên thành tiếng . C. Đối đáp trò chuyện giữa hai người D. Câu nói có gạch đầu dòng Câu 10 : Từ nào dưới đây là từ tượng hình A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả Câu 11: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật ) A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa . Câu12: Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Tr Kiều - Nguyễn Du) Là: A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào ? Câu 2. .Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM hhhhhh. Câu Đáp án Câu 1. 1 A. 2 A. 3 A. 4 A. 5 A. 6 A. 7 A. 8 D. 9 A. 10 A. 11 C. 12 D.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Học sinh nêu được các ý cơ bản sau : Miêu tả ngoại hình hai chị em Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học cổ điển . - Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật có gì khác : Với Thúy Vân : thua , nhường Thúy Kiều : ghen hờn - Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thúy Vân êm đềm phẳng lặng còn tương lai Thúy Kiều đầy sóng gió bất trắc . Câu 2 Nội dung : Định hướng mấy ý chính Đưa ra giả định người viết có người thân đi xa (đi xa có thể hiểu là công tác xa , chuyển chổ ở tới nơi xa và cũng có thể là đã mất từ lâu … ) Người thân tức là có những kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc và thân thiết với người viết. Hình thức kể lại một giấc mơ , trong giấc mơ em gặp ai , quan hệ với mình như thế nào ? Người ấy bây giờ ở đâu ? Làm gì ? . gặp lại thấy hình dáng , cử chỉ nét mặt , động tác , lời nói … ra sao ( tả người và tả hành động ) , kết thúc như thế nào ? B.Phương pháp : Bài làm phải vận dụng , kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm … trong thể văn tự sự . Bố cục bài làm chặt chẽ . Văn gọn gàng mạch lạc . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt . Biểu điểm : Điểm 5-6 : Đáp ứng khá đầy đủ được các yêu cầu trên về nội dung lẫn phương pháp . Bài viết thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn thể văn tự sự với các yếu tố biểu cảm , miêu tả . Bài viết có cảm xúc . Điểm 3-4 : Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung . Bố cục tương đối hợp lí . Diễn đạt gọn , ít sai lỗi diễn đạt ( trên dưới 10 lỗi ) Điểm 1- 2 : Bài làm dưới mức trung bình . Không nắm vững về đặc trưng thể loại văn tự sự . Sai lỗi diễn đạt quá nhiều . Điểm 0 : Viết vài dòng chiếu lệ . Hoặc viết mà chẳng có gì liên quan đến đề bài , hoặc sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng nhận thức. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 3 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 . Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại? A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại Câu 2 . Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam bộ? A. Cá lóc B. Cá quả C. Cá tràu D. Cá chuối Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 12: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ... Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng... Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm B. Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh Câu 4. Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn Câu 5. Câu “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù."là câu gì? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn Câu 6. Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai? A. Ông Hai B. Tác giả C. Người đàn bà tản cư D. Mụ chủ nhà Câu 7. Đoạn trích được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào ? A. Độc thoại B. Đối thoại C. Đối thoại xen độc thoại D. Độc thoại nội tâm Câu 8 . Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai? “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.” A. Đúng B. Sai Câu 9 . Thành phần gạch chân trong câu “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...” được viết theo biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 10 . Dấu “...” ở cuối câu văn dẫn ở câu 9 có tác dụng gì? A. Làm dãn nhịp điệu câu văn B. Thể hiện lời nói ngắt quãng C. Thể hiện sự liệt kê chưa hết D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ Câu 11. Câu “Không thể được!” trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào? A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Cảm thán D. Trần thuật Câu 12 . Từ nào sau đây không là từ Hán Việt? A. tản cư B. đè nén C. kháng chiến D. lầm than Phần tự luận (7 điểm) 1.Chi tiết “cái bóng” trong đoạn trích “ chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào? 2. Viết đoạn văn khoảng 7 câu giới thiệu nhà văn Kim Lân ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1 Trắc nghiệm (4 điểm): Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu Đ/A. 1 D. 2 A. 3 A. 4 B. 5 C. 6 A. 7 D. 8 A. 9 A. 10 C. 11 C. 12 B. Tự luận 1. Chi tiết “cái bóng” là chất liệu nghệ thuật để thắt nút truyện và cũng để mở nút truyện , giải toả sự oan khiêng cho nhân vật Vũ Nương. 2. - Nội dung: nêu được những thông tin cơ bản về nhà văn Kim Lân (như phần chú thích đã ghi dưới văn bản Làng). (1 điểm) - Hình thức: Viết được đoạn văn thuyết minh khoảng 7 câu, đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ. (1 điểm) 15. (4 điểm): Nội dung (3 điểm): - Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài. (0,5 điểm) - Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, bình dị của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1 điểm) - Cảm nhận được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1,5 điểm) Hình thức (1 điểm): Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 4 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 . Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề " là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây ? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 2 . Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây? A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng B. Cấu tạo từ ngữ mới C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường Câu 3 . Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào? A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học B. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm C. Từ ngữ biểu thị các tính chất D. Từ ngữ biểu thị các hành động Câu 4. Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều gì? A. Nói tất cả những gì mình biết B. Nói những điều mình cho là quan trọng C. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp D. Nói thật nhiều thông tin Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 12 "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 5. Nhân vật nào không được nhắc tới trong đoạn trích trên? A. Bác lái xe B. Ông hoạ sĩ C. Cô gái D. Ông kĩ sư trồng rau Câu 6. Vì sao nhà họa sĩ và cô gái nín bặt ? A.Bác lái xe đề nghị im lặng B. Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ C. Cả hai người đều quá mệt mỏi D. Họ hết chuyện để nói Câu 7. Có thể thay từ ngữ xưng hô nào phù hợp nhất cho từ bà con trong cách nói luôn tiện bà con lót dạ A. Mọi người B. Các em C. Các ông D.Các anh Câu 8. Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ "xôn xao"? A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau C. Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ phía trước D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió Câu 9. Nếu viết " Những nét hớn hở trên mặt người lái xe."câu văn sẽ mắc lỗi gì? A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ Câu 10. Câu văn “Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.” thuộc loại câu nào? A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn Câu 11. Từ hắn trong “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” thay thế cho từ ngữ nào? A. tôi B. bác C. người D. người cô độc nhất thế gian Câu 12. Câu văn “Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.” là loại câu nào ? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép chính phụ D. Câu ghép đẳng lập Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Viết bài văn giới thiệu về một sản vật của quê hương. Câu 2 . Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu những cảm nhận của em về một nhân vật em thích nhất trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1 Trắc nghiệm (3 điểm; 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm): Câu Đáp án. 1 C. 2 D. 3 A. 4 C. 5 D. 6 B. 7 A. 8 B. 9 A. 10 D. 11 D. 12 C.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tự luận (7 điểm): 13. (4 điểm): Biết viết bài văn thuyết minh về một sản vật nổi tiếng của quê hương. - Nội dung (3, 5 điểm) + Mở bài (0, 5 điểm): Giới thiệu chung về sản vật nổi tiếng của quê hương. + Thân bài (2, 5 điểm): Chỉ ra được những biểu hiện cụ thể về sự đặc biệt /nổi tiếng /giá trị vật chất và tinh thần của sản vật. + Kết bài (0, 5 điểm): Khái quát chung về ý nghĩa, tác dụng của sản vật. - Hình thức (0,5 điểm): Văn viết lưu loát, có sức thuyết phục. 14. (2 điểm): - Chọn được 1 trong các nhân vật: ông hoạ sĩ, cô gái, anh thanh niên, để suy nghĩ và viết lại những cảm xúc về nhân vật đó. Cảm xúc chân thực, dựa trên những điều mà văn bản đã viết về nhân vật, chú trọng những nét nổi bật, đáng nhớ. (1, 5 điểm) - Biết cách tạo lập đoạn, văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. (0, 5 điểm). Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 5 Phần trắc nghiệm: Đánh dấu vào câu trả lời em cho là đúng nhất. “ Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba,.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.” 1. Đoạn thơ miêu tả cảnh gì? A. Cảnh lễ tảo mộ C. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp. B. Cảnh hội đạp thanh. D. Cảnh lễ hội mùa xuân. 2. Thiên nhiên trong đoạn trích diễn ra ở thời điểm nào? A. Đầu xuân B. Cuối xuân C. Giữa xuân D. Giao xuân. 3. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Ngựa xe B. Yến anh C. Thanh minh D. Tảo mộ. 4. Câu thơ “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” sử dụng biện pháp nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hoán dụ. 5. Hình ảnh thiên nhiên đầu tiên nào được khắc họa trên bức tranh xuân? A. Con én B. Yến anh C. Tài tử, giai nhân. D. Ngựa xe. 6. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh tiêu biểu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” là? A. Liên tưởng, tưởng tượng C. Hiện thực khách quan. B. Ước lệ, tượng trưng. D. Tả cảnh ngụ tình. 7. Chủ đề chính của bài “Ánh trăng”- Nguyễn Duy là: A. Cảnh đêm trăng ở phố phường đô thị. B. Đêm trăng ở đồng quê gắn với tuổi thơ. C. Đêm trăng nơi chiến trường rừng núi. D. Hình ảnh vầng trăng và lời tự vấn lương tâm. 8. Tình huống nào bộc lộ rõ nhất tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”. A. Khi nghe tin nhà mình bị đốt sạch. C. Khi cùng gia đình phải tản cư đi nơi khác B. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. D. Khi nghe mọi người bàn tán về làng. 9. Cụm từ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” trong truyện “Chiếc lược ngà” được dẫn theo cách nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Nhấn mạnh chi tiết quan trọng D. Tất cả đều đúng. 10. Dấu hiệu nào không có ở vùng đất Sa Pa qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. A.Với những rặng đào C. Con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu. B. Với những đàn bò lang cổ đeo chuông. D. Những cây tử kinh màu hoa cà. 11. Câu “Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật” thuộc phương châm hội thoại nào? A. Về chất B. Về lượng C. Cảnh thức D. Quan hệ. 12. Xác định câu mang nghĩa gốc của từ “nắm”? A. Tôi nắm ngay ý nghĩa câu nói của bạn. B. Bạn phải nắm tay cho thật chặt. C. Các em nắm nội dung bài thật tốt. D. Tất cả đều không có nghĩa gốc. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép lại nguyên văn hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (1 điểm). Câu 2: Làm văn: Kể lại môt câu chuyện đáng nhớ giữa em và người bạn thân (ở trường lớp hoặc hàng xóm), trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm (6 điểm).. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ Văn 9 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 1. D 2. B 3. A 4. C II. Tự luận: (7 điểm). 5. A. 6. A. 7. D. 8. B. 9. A. 10. C. 11.C. 12. B.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 1: (1 điểm) - Viết đúng hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” - Nguyễn Duy. “ Ngửa mặt lên nhìn mặt … đủ cho ta giật mình”. - Nếu viết đúng đủ một khổ: 0,5 điểm - Nếu sai 2 lỗi về từ hoặc chính tả: trừ 0,25 điểm Câu 2: Làm văn A, Yêu cầu: 1. Nội dung: - Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với một người bạn thân (ở trường hoặc hàng xóm). Câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lý. - Bài viết có sử dụng các yếu tố nghị luận, kết hợp hình thức đối thoại nội tâm; có những suy ngẫm, cảm xúc về bản thân, bài học rút ra cho bản thân qua câu chuyện kể. 2. Hính thức: - Bài viết có bố cục hợp lí, rõ ràng, đầy đủ. - Văn viết trôi chảy mạch lạc, có cảm xúc. - Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B, Biểu điểm: - Điểm 5, 6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, văn viết cảm xúc. - Điểm 3, 4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thọai nội tâm còn gượng ép. - Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu đề, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 6 Phần trắc nghiệm: Đánh dấu (X) vào câu trả lời em cho là đúng nhất. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! 1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong sách Ngữ Văn 9 tập I? A. Đoàn thuyền đánh cá B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sapa D. Cố hương 2/ Tên văn bản vừa tìm được chủ yếu viết về điều gì? A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. C. Tình quân dân trong chiến tranh D. Cả A và B đều đúng. 3/ Tác phẩm được viết trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mỹ D. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ 4/ Đoạn văn không được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh 5/ Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Cả A và C đều đúng 6/ Từ xưng hô “ ba” thuộc lớp từ gì? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương C. Thuật ngữ D. Biệt ngữ xã hội 7/ Chủ đề bao trùm của truyện Nôm “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là: A. Đề cao đạo lý làm người B. Đề cao quyền sống của con người C. Lê án xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp D. Cả 3 ý đều đúng 8/ Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên” A.So sánh B. Nhân hoá C. An dụ D. Hoán dụ 9/ Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? - Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. - Ngựa là một loài thú bốn chân. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Cách thức quan hệ 10/ Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đã tìm được ở câu 9? ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm? A. Những ý nghĩa của nhân vật B. Những cảm xúc của nhân vật C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Cả A, B, C đều đúng. 12/ Nhận định nào nói đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau: Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sau chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngất ngây”. A. Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình B. Tự sự kết hợp với lập luận. C. Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm. D. Tự sự kết hợp với miệu tả nội tâm. Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết vào bên cạnh các từ đã cho những từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. a/ Phi trường…………………… b/ Phong trần…………………… 2. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn ( thầy cô, những người thân ) ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM THI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 I/Phần trắc nghiệm: 3 điểm ( gồm 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1.B 2.A 3.C 4.A 5.D 6.B 7.A 8.D 9.A 10. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( phương châm về lượng) 11.D 12.D II. Tự luận ( 7 điểm) 1. A/ Sân bay. B/ Cát bụi. 2. Làm văn. A. Yêu cầu: 1/ Viết đúng văn tự sự có kết hợp miêu tả nội tâm. 2/ Nội dung: - Nêu lý do, thời gian mắc khuyết điểm. - Kể lại diễn biến sự việc ( kết hợp miêu tả nội tâm) - Sửa chữa lỗi lầm – Rút ra bài học B. Biểu điểm: + Điểm 5 – 6 : Bài viết đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, có tính thuyết phục cao. + Điểm 3 – 4: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức, nhưng còn thiếu sót; văn viết chưa mạch lạc, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả + Điểm 1 – 2 : Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, chưa nắm vững vấn đề và phương pháp làm bài.Văn viết lủng củng, câu không rõ nghĩa, mắc những lỗi diễn đạt, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 7 Phần trắc nghiệm: Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đ ngồi su mươi. Cỏ non xanh tận chn trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thanh minh trong tiết thng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Gần xa nơ nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.” 1. Đoạn thơ miêu tả cảnh gì? A. Cảnh lễ tảo mộ C. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp. B. Cảnh hội đạp thanh. D. Cảnh lễ hội ma xun. 2. Thiên nhiên trong đoạn trích diễn ra ở thời điểm nào? A. Đầu xuân B. Cuối xuân C. Giữa xuân D. Giao xuân. 3. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Ngựa xe B. Yến anh C. Thanh minh D. Tảo mộ. 4. Câu thơ “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” sử dụng biện pháp nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hốn dụ. 5. Hình ảnh thiên nhiên đầu tiên nào được khắc họa trên bức tranh xuân? A. Con én B. Yến anh C. Ti tử, giai nhân. D. Ngựa xe. 6. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh tiêu biểu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” là? A. Liên tưởng, tưởng tượng C. Hiện thực khch quan. B. Ước lệ, tượng trưng. D. Tả cảnh ngụ tình. 7. Chủ đề chính của bài “Ánh trăng”- Nguyễn Duy là: A. Cảnh đêm trăng ở phố phường đô thị. B. Đêm trăng ở đồng quê gắn với tuổi thơ. C. Đêm trăng nơi chiến trường rừng núi. D. Hình ảnh vầng trăng và lời tự vấn lương tâm. 8. Tình huống no bộc lộ r nhất tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”. A. Khi nghe tin nhà mình bị đốt sạch. C. Khi cùng gia đình phải tản cư đi nơi khác B. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. D. Khi nghe mọi người bàn tán về làng. 9. Cụm từ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” trong truyện “Chiếc lược ngà” được dẫn theo cách nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Nhấn mạnh chi tiết quan trọng D. Tất cả đều đúng. 10. Dấu hiệu nào không có ở vùng đất Sa Pa qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. A.Với những rặng đào C. Con đường mịn chạy lẫn trong rừng su. B. Với những đàn bị lang cổ đeo chuông. D. Những cây tử kinh màu hoa cà. 11. Câu “Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật” thuộc phương châm hội thoại nào? A. Về chất B. Về lượng C. Cảnh thức D. Quan hệ. 12. Xác định câu mang nghĩa gốc của từ “nắm”? A. Tơi nắm ngay ý nghĩa câu nói của bạn. B. Bạn phải nắm tay cho thật chặt. C. Cc em nắm nội dung bài thật tốt. D. Tất cả đều không có nghĩa gốc. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép lại nguyên văn hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (1 điểm). Câu 2: Làm văn: Kể lại môt câu chuyện đáng nhớ giữa em và người bạn thân (ở trường lớp hoặc hàng xóm), trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm (6 điểm).. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ Văn 9 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 1. D 2. B 3. A 4. C II. Tự luận: (7 điểm) Cu 1: (1 điểm). 5. A. 6. A. 7. D. 8. B. 9. A. 10. C. 11.C. 12. B.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Viết đúng hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” - Nguyễn Duy. “ Ngửa mặt ln nhìn mặt … đủ cho ta giật mình”. - Nếu viết đúng đủ một khổ: 0,5 điểm - Nếu sai 2 lỗi về từ hoặc chính tả: trừ 0,25 điểm Cu 2: Làm văn A, Yu cầu: 1. Nội dung: - Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với một người bạn thân (ở trường hoặc hàng xóm). Câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lý. - Bi viết cĩ sử dụng cc yếu tố nghị luận, kết hợp hình thức đối thoại nội tâm; có những suy ngẫm, cảm xúc về bản thn, bi học rt ra cho bản thn qua cu chuyện kể. 2. Hính thức: - Bi viết cĩ bố cục hợp lí, r rng, đầy đủ. - Văn viết trôi chảy mạch lạc, có cảm xúc. - Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B, Biểu điểm: - Điểm 5, 6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, văn viết cảm xúc. - Điểm 3, 4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thọai nội tâm cịn gượng ép. - Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu đề, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 8 Phần trắc nghiệm: 1/Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ? A.Trần Đình Đắc. B.Nguyễn Việt Bằng. C.Nguyễn Khoa Điềm. D.Cù Huy Cận. 2/Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” trích từ tập thơ nào? A.Lửa thiêng. B.Đất nở hoa. C.Trời mỗi ngày lại sáng. D.Đầu súng trăng treo. 3/Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ :Đoàn thuyền đánh cá” ? A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển ban đêm..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ hào hùng về đoàn thuyền đánh cá. C. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước. D.Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước ngợi ca lao động và con người lao động. 4/Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.” (Đoàn thuyền đánh cá) A.So sánh và nhân hoá. B.Nói quá và liệt kê. C.ẩn dụ và hoán dụ. D.Chơi chữ và điệp ngữ. 5/Hai câu thơ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi- Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào ở đất nước ta? A.Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. C.Ngày tổng khởi nghĩa 1945. B.Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. D.Nạn đói 1945. 6/Qua lời kể của anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào? A.Tỉ mỉ, chính xác. B.Có tinh thần trách nhiệm. C.Cả A,B đúng. D.Cả A,B sai. 7/Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “Đồng chí” “ A.Là những người cùng một giống nòi. C.Là những người cùng theo một tôn giáo. B.Là những người sống cùng một thời đại. D.Là những người cùng một chí hướng chính trị. 8/Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) là gì? A.Công việc vất vả. B.Sự cô đơn vắng vẻ. C.Thời tiết khắc nghiệt. D.Cuộc sống thiếu thốn. 9/Trong “Làng- Kim Lân” tác giả đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình? A.Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc. B.Bà chủ nhà hay dòm ngó nói bóng gió vợ chồng ông Hai. C.Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. D.Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình. 10/Lí do chính để bé Thu (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang sáng) không nhận ông Sáu là ba của nó? A.Vì ông Sáu già hơn trước. C.Vì mặt ông Sáu có vết thẹo. B.Vì ông Sáu không hiền như trước. D.Vì ông Sáu đi lâu bé Thu quên mất hình cha. 11/Từ “Đầu” trong câu nào được xem là nghĩa gốc? A.Đầu súng trăng treo. B.Đầu anh ta đã cắt ngắn. C.Đầu tàu gương mẫu. D.Cả 3 đều đúng. 12/Những câu sau đây vi phạm phương châm nào? “ Bố mẹ mình là giáo viên dạy học.”, “Đó là bác sĩ nha khoa khám răng” : A.Phương châm về lượng. B.Phương châm về chất. C.Phương châm cách thức. D.Phương châm lịch sự. Phần tự luận (7 điểm) 1/Ghi lại 4 câu thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1 điểm) 2/Làm văn: Nhân ngày 20/11, em kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. (6 điểm). ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM I/Trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1 D. Câu 2 C. II/Tự luận: 7 điểm. Câu 3 D. Câu 4 A. Câu 5 D. Câu 6 C. Câu 7 D. Câu 8 B. Câu 9 C. Câu 10 C. Câu 11 B. Câu 12 A.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1/Viết đúng 4 câu thơ cuối của bài “Bài thơ tiểu đội xe không kính” hoàn chỉnh không sai chính tả 1 điểm. -Viết được hai câu được 0,5 điểm. -Viết sai hai lỗi về từ hoặc chính tả trừ 0,25. 2/Tập làm văn: 6 điểm. A/Yêu cầu: 1/Nội dung: -Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với cô thầy giáo cũ, phải có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lí. -Cần chú ý lụa chọn một kỉ niệm “đáng nhớ”, đó là kỉ niệm tương đối điển hình: + Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến? Tại sao đáng nhớ? + Bài học về tình cảm, đạo lí. (Miêu tả nội tâm) + Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống. (Nghị luận) 2/Hình thức: -Bài làm có bố cục hợp lí. -Văn viết trôi chảy, mạch lạc. -ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B/Biểu điểm: - Điểm 5- 6 : Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Văn viết có cảm xúc. - Điểm 3-4 : Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm còn gượng ép. - Điểm 1,2 : Bài viết sơ sài chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề. Văn viết lủng củng, mắc nhi6ều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giất trắng.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 9 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào ý đúng nhất. 1/ Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nói đến nguy cơ nào của loài người? a. Nạn đói; c. Nạn thất học; b. Nạn Aids; d. Chiến tranh hạt nhân. 2/ Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu trong dân chúng là: a. Vừa ăn cướp, vừa la làng; c. Vừa thu mua, vừa cướp bóc;.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> b. Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác; d. Vừa xin xỏ, vừa la làng. 3/ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi điều gì của thời gian? a. Thời gian qua nhanh; c. Thời gian ngưng đọng; b. Thời gian trôi chậm; d. Thời gian khép kín. 4/ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” tả vẻ đẹp nào, của ai? a. Làn da Thúy Vân; c. Mái tóc Thúy Vân; b. Đôi mắt Thúy Kiều; d. Làn da Thúy Kiều. 5/ Ý nào nói đúng nhất nội dung bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là: a. Mẹ vất vả tỉa bắp; c. Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ chuyển lán; b. Mẹ cần cù giã gạo; d. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con. 6/ “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó” (Làng- Kim Lân) “Chúng nó” mà ông Hai muốn đề cập là ai? a. Giặc Mĩ; c. Giặc Nhật; b. Giặc Tây; d. Tất cả đều sai. 7/ Đối thoại là: a. Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người; b. Lời của một người nào đó nói với chính mình; c. Lời của một người nào đó nói với ai trong tưởng tượng; d. Còn trong suy nghĩ, không nói được thành lời. 8/ Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là: a. Khi xưng thì hạ mình xuống thấp hơn, khi hô (gọi) thì tôn người đối thoại cao hơn; b. Khi xưng thì khiêm tốn, khi gọi thì tôn trọng người đối thoại; c. Khi xưng hô cần bình đẳng; d. Khi xưng thì tôn mình lên.. 9/ Câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” có dùng biện pháp tu từ nào? a. So sánh; b. Nhân hóa; c. Ẩn dụ; d. Hoán dụ. 10/ Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường ở chỗ: a. Có tính biểu cảm; c. Có nhiều nghĩa; b. Không có tính biểu cảm và chỉ có một nghĩa; d. Các ý trên đều sai. 11/ Dòng nào thể hiện đúng nhất đặc điểm của thơ tám chữ? a. Mỗi dòng thơ có tám chữ; b. Mỗi dòng thơ có tám chữ, vần gieo linh hoạt, ngắt nhịp đa dạng; c. Mỗi dòng thơ có tám chữ, mỗi khổ có bốn dòng; d. Mỗi dòng, mỗi khổ có qui định chặt chẽ. 12/ “Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?” “Chi”, “rứa”, “nờ” thuộc phương ngữ vùng, miền nào? a. Bắc; b. Trung; c. Nam; d. Tất cả đều đúng. Phần tự luận (7 điểm) 1/ Viết thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (1 điểm) 2/ Làm văn: Hãy tưởng tượng em gặp người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Em hãy viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.. ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 đ. 1d. 2a. 3d. 4b. 5d. 6b. 7a. 8b. 9b. 10b. 11b. 12b.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> II. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1/ Viết đúng, đủ: 1 điểm. Sai 4 chữ : -0,25 đ. 2/Làm văn (6 điểm) A. Yêu cầu: Nội dung: - Đây là một tình huống giả định, hs cần sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài: đó là các kiến thức đã học trong văn bản hoặc các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách, nghe kể chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng. - Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm, có suy ngẫm, cảm xúc về người lính, bài học rút ra cho bản thân về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương… Hình thức: - Bố cục hợp lí - Văn viết trôi chảy, mạch lạc - Ít mắc lỗi chánh tả, diễn đạt. B. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Văn viết có cảm xúc. - Điểm 3-4: Kể được câu chuyện về người lính Trường Sơn năm xưa, có nêu suy nghĩ của mình về người lính lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai… nhưng còn gượng ép. - Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 10 Phần trắc nghiệm: 1. Tác phẩm “ Hồng Lê nhất thống chí” ( Ngô gia văn phái ) thuộc thể loại : a. Tuỳ bút. c. Tiểu thuyết chương hồi. b. Truyện dài. d. Truyện thơ Nôm. 2. Nguyễn Du viết “ Truyện Kiều” dựa theo cốt truyện nào của Thanh tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ) ? a. Truyện Vương Thuý Kiều. c. Đoạn trường tân thanh..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> b. Kim Vân Kiều truyện. d. Truyện Thuý Kiều. 3. Câu thơ : “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) có nội dung : a. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng. b. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ. c. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ. d. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ. 4. “ Chân dung của Thuý Kiều, Thuý Vân là những chân dung tính cách, số phận.” . Điều đó là : a. Đúng. b. Sai. 5. “Truyện Lục Vân Tiên” ( Nguyễn Đình Chiểu ) được nhân dân, nhất là nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt vì : a. Truyện đề cao đạo lí làm người, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. b. Truyện có nhiều tùnh tiết li kì, hấp dẫn. c. Ngôn ngữ truyện trao chuốt, bóng bẩy. d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình. 6. “ Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.”. Lời nhận định này hướng về thơ của : a. Chính Hữu. b. Phạm Tiến Duật. c. Nguyễn Khoa Điềm. d. Bằng Việt. 7. Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “ bếp lửu” ( Bằng Việt ) a. Sáng tạo hình ảnh bếp lưả vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. b. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. c. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ. d. Am hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. 8. Phương châm về lượng trong giao tiếp yêu cầu : a. Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. b. Nói đúng đề tài, không nói lạc đề c. Nói lịch sự, tế nhị, tôn trọng người khác. d. Nói có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp , không thiếu, không thừa. 9. Các phương châm hội thoại là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Điều đó là : a. Đúng. b.. Sai. 10. “ Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưu.” Câu ca dao trên đã sử dụng phép tu từ : a. Điệp ngữ và ẩn dụ. c. Điệp ngữ và chơi chữ. b. An dụ và chơi chữ. D. Chơi chữ và nhân hoá. 11. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào đồng nghĩa: a. Giang sơn – sông núi ; b. Mùa xuân – tuổi xuân ; c. Lơ là – lơ ngơ ; d. Điểm yếu – yếu điểm 12. “Lá còn xanh như anh đang còn trẻ” “Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con” Từ “lá” trong 2 câu trên là : a. Từ đồng âm ; b. Từ nhiều nghĩa ; c. Từ đồng nghĩa ; d. Từ trái nghĩa Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép lại khổ thơ cuối bài “Bếp lửa” (Bằng Việt) (1 điểm) 2. Kể về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và Thầy cô giáo cũ. (6 điềm). ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9. I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) mỗi ý đng : 0,25 điểm . 1 C. 2 B. 3 B. 4 A. 5 A. 6 B. 7 D. 8 D. 9 B. 10 C. 11 A. 12 B.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> II. TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) 1.Chép đầy đủ, đúng nguyên văn : 1 điểm. Sai 1 câu : - 0,25 điểm . 2.Yêu cầu : ANội dung : - Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ. - Trong quá trình kể, cần chú ý lồng yếu tố miêu tả và nghị luận. BHình thức : - Bài làm bố cục 3 phần rõ ràng.. - Diễn đạt mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Biểu điểm : - Điểm 5-6 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, nghị luận tự nhiên, nhuần nhuyễn, sâu sắc - Điển 3-4 : Biết cách kể chuyện, có cố gắng kết hợp các yếu tố miêu tả và nghị luận nhưng còn lúng túng.. Bố cục khá chặt chẽ. Diễn đạt rõ ý. Mắc một vài lỗi các loại. - Điểm 1-2 ; Chuyện kể gượng ép, hời hợt. Không biết kết hợp các phương thức biểu đạt. Diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 11 Phần trắc nghiệm: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất: 1.vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản”Phong cách Hồ Chí Minh “là gì? a.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh b.Lối sống, cách sinh hoạt làm việc của Hồ Chí Minh c.Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh d.Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2.”Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào ? a.Tiểu thuyết chương hồi b.Truyền kỳ c.Tuỳ bút d.Truyện ngắn 3.Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì? a.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước . b.Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. c.Ý chí trước sau như một của vua Lê d.Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê 4.Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu? a.Được cứu người giúp đời b.Trở nên giàu sang phú quý c.Có công danh hiển hách d.Có tiếng tăm vang dội 5.Dòng nào dưới đây nêu chính xác các tác phẩm thuộc dòng Văn học trung đại: a.Chuyện người con gái Nam Xương,Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên b.Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên,Lặng lẽ Sa Pa c.Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Làng d.Vũ trung tùy bút,Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược Ngà 6.Hình ảnh người lính cách mạng trong hai bài thơ”Đồng chí” và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ có điểm nào giống nhau? a.Xuất thân từ nông dân b.Ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi c.Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc d.Cả 3 ý trên đều đúng 7.Câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều? a.Vẻ đẹp đôi mắt c.Vẻ đẹp của làn da b.Vẻ đẹp của mái tóc d.Vẻ đẹp của dáng đi 8.Chủ đề bài thơ “ Anh trăng” của Nguyễn Duy phù hợp với đạo lí nào của dân tộc Việt Nam? a.Lá lành đùm lá rách b Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c.Giấy rách phải giữ lấy lề c.Đoàn kết là sức mạnh 9.Từ câu nói:”Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”(lặng lẽ Sa Pa) Anh thanh niên thể hiện tính cách gì? a.Coi thường nguy hiểm c.Rất yêu nghề b. Siêng năng chăm chỉ d.Chấp nhận gian khổ 10.Trong các cặp từ sau, cặp từ nào quan hệ trái nghĩa? a.Ông-bà b.Giàu-khổ c.Xấu-đẹp d.Chó-mèo 11.Trong cách phân chia từ phức, cách nào đúng với từ “nấu nướng”? a.Từ láy bộ phận c.Từ ghép chính phụ b.Từ láy toàn bộ. d.Từ ghép đẳng lập 12.Câu thơ nào sau đây có chứa từ tượng hình? a.Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi b.Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gố c.Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần d.Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép lại 4 câu thơ miêu tả cảnh ngày xuân. 2. Kể một lần em trót xem nhật kí của bạn .. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN THI : NGỮ VĂN – LỚP 9 I Trắc nghiệm :3 đ (mỗi câu đúng 0,25 đ) 1b , 2c , 3d , 4a , 5a , 6c , 7a , 8b , 9c , 10c , 11d , 12b . II Tự luận (7 đ ) A, Yêu cầu :.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1, Nội dung : - kể lại câu chuyện em đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào? -Xây dựng tình huống chuyện tự nhiên hấp dẫn. +Em đã đọc được những gì ? Đọc cùng với ai ? Đọc lúc nào? +Sau đó em đã ân hận, dàn vặt ,băn khoăn như thế nào ? +Em ngượng ngùng và xin lỗi bạn ra sao ? + Rút ra bài học : Có lòng trung thực thì tình bạn mới lâu bền được, biết nhận lỗi và xin lỗi kịp thời cũng là một hành động dũng cảm đấy. *Lưu ý : Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. 2, Hình thức : - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. -Diễn đạt mạch lạc ,có cảm xúc. B, Biểu điểm : -Điểm 7 : Bài viết hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức -Điểm 5-6 : Đạt được yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ thấp hơn . Sai 2-3 lỗi mỗi loại -Điểm 3-4 : Kể được câu chuyện nhưng thiếu yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp . -Điểm 1-2 :Bài viết sơ sài , diễn đạt lủng củng. -Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài câu nhập đề.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 12 Phần trắc nghiệm: Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm) * Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- Người con trai bất chợt quyết định- Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút, Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm […] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “ nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [….] Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. ” 1/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? a/ Làng b/ Chiếc lược ngà c/ Bến quê d/ Lặng lẽ Sa Pa 2/ Tác giả đoạn trích trên là ai? a/ Nguyễn Thành Long b/ Kim Lân c/ Bằng Việt d/ Y Phương 3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? a/ Miêu tả b/ Biểu cảm c/ Tự sự d/ Nghị luận 4/ Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai ( trong truyện Làng)? a/ Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ b/ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra c/ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? d/ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? 5/ Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào? “Lan hỏi Hoa: - Bạn có biết trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở đâu không? - Ở Hà Nội chứ ở đâu.” a/ Phương châm về lượng b/ Phương châm về chất c/ Phương châm cách thức d/ Phương châm quan hệ 6/ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thúy Kiều? a/ Bút pháp tả thực b/ Bút pháp ước lệ c/ Bút pháp tự sự d/ Bút pháp lãng mạn 7/ Dòng nào chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? a/ Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ b/ Chúng nó, chúng em, chúng tôi c/ Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh d/ Ông, bà, tôi, ta, con người , dân chúng 8/ Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai? “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.” a/ Đúng b/ Sai. 9/ 10/ Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì? a/ Tự do b/ Lục bát c/ Thất ngôn bát cú d/ Song thất lục bát 11/ Chủ đề của bài thơ “ Đồng chí” là gì? a/ Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp b/ Ca ngợi những anh bộ đội cụ Hồ c/ Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính d/ Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” 12/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? a/ Tiếng La tinh b/ Tiếng Pháp c/Tiếng Anh d/ Tiếng Hán Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác khổ cuối bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Câu 2 ( 6 điểm): Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm đó. (Bài tự sự kết hợp các yếu tố:biểu cảm, miêu tả, nghị luận). ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 I/ Trắc nghiệm:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1/- d. 2/-a. 3/- c. 4/-c. 7/- d. 8/- a. 9/- a-2; b-4 ; c-1; d-3. 10/-a. 11/-a. 12/-d. 5/- a. 6/-b. II/ Tự luận: ( 6 điểm) - Câu 1: Chép đúng , đủ khổ thơ ( 1 điểm) , sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm - Câu 2: ( 6 điểm) A/ Yêu cầu: 1/ Nội dung: - Kể lại câu chuyện của bản thân đã mắc một lỗi lầm khiến day dứt mãi. Chuyện kể có cốt truyện, có nhân vật, sự việc diễn biến hợp lý. - Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm: có những suy ngẫm, cảm xúc về bài học rút ra cho bản thân. 2/ Hình thức: - Bài làm có bố cục hợp lý. - Văn viết trôi chảy, mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B/ Biểu điểm: - Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh , đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Kể chuyên có ý nghĩa sâu sắc, văn viết có cảm xúc. - Điểm 3-4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm còn gượng ép. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề, văn viết lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 12 Phần trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất ở mỗi câu . 1. Giọng điệu của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” như thế nào? a. Lạc quan ,vui nhộn b. Trữ tình ,sâu lắng c. Ngang tàng, phóng khoáng,pha chút nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả d. Hào hùng, mạnh mẽ, phù hợp với đối tượng miêu tả..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Bài thơ “ Bếp lửa” sử dụng phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự ,miêu tả b. Biểu cảm c. Nghị Luận d. Biểu cảm kết hợp miêu tả ,biểu cảm kết hợp tự sự, bình luận 3. Thành ngữ “Khua môi múa mép” liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất c. Phương châm quan hệ d .Phương châm cách thức. 4. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp .Điều đó là: a. Đúng b. Sai 5. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, nhân vật ? a. Một b.Hai c. Ba d Bốn. 6. Trong tiếng Việt ,chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất? a. Tiếng Anh b. Tiếng Pháp c. Tiếng Hán d. Tiếng La –Tinh. 7. Trong các từ sau ,từ nào không phải là từ láy ? a. Thình lình b. Rưng rưng c. Vành vạnh d. Đèn điện 8. Câu văn “ Nửa tiếng các ông ,các bà nhé”thuộc loại câu nào? a. Câu đơn b, Câu ghép c. Câu đặc biệt d. Câu nghi vấn 9. Tác phẩm nào sau đây được viết bằng chữ Nôm? a. Chuyện Người con gái Nam Xương b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh c. Hoàng Lê nhất thống chí c. Chuyện Lục Vân Tiên 10. “Chân dung của Thúy Vân ,Thúy Kiều là những chân dung tính cách ,số phận”.Điều đó là: a. Đúng b. Sai 11. Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều”miêu tả tâm trạng nhân vật bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và độc thoại nội tâm ? a. Chị em Thúy Kiều b. Cảnh ngày xuân c Mã Giám Sinh mua Kiều d. Kiều ở lầu Ngưng Bích 12. Hai câu thơ: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng / Tinh sương luống những rày trông mai chờ” là nỡi nhớ của Kiều đối với ai? a. Cha mẹ b.Kim Trọng c. Thúy Vân d.Vương Quan . Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối cùng của bài thơ : “ Bếp lửa” của tác gỉa Bằng Việt. (1 đ) Câu 2: Tưởng tượng hai mươi năm sau ,vào một ngày hè ,em về thăm lại trường cũ . Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm : ( 3điểm ) 1 2 3 4 5 6 C D B B B C Học sinh khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,25đ II. Tự luận : ( 7điểm ). 7 D. 8 C. 9 C. 10 A. 11 D. 12 B.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Câu 1 : Chép thuộc lòng đúng khổ thơ, không sai lỗi chính tả ( 1đ ) Câu 2 : * Yêu cầu : kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, kể lại buổi thăm trường xúc động vào một ngày hè với tư cách là một người trưởng thành xa trường đã 20 năm. * Hình thức : - Bố cục hợp lí, rõ ràng - Hành văn mạch lạc có hình ảnh - Ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp , trình bày sạch đẹp * Nội dung : a. Mở bài : lý do trở lại thăm trường, vào lúc nào, đi với ai? b. Thân bài : - Quang cảnh trường thế nào? - Ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa? - Thầy cô cũ có còn ở lại trường không ? - Nhớ lại cảnh ngày xưa mình học ra sao? Có gặp lại ai không? - Những gì gợi cho em những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò? c. Kết bài : cảm nghĩ của em về buổi thăm trường * Biểu điểm: + Điểm 5 – 6 điểm : đúng yêu cầu và nội dung, ý tưởng hay, bố cục rõ ràng, không sai chính tả, ngữ pháp + Điểm 3 – 4 điểm : đúng phương pháp, đảm bảo tương đối về nộu dung song một số ý còn vụng về, sai vài lỗi chính tả + Điểm 1 – 2 điểm : nghèo cảm xúc, bố cục không hợp lý, câu văn tối nghĩa, lời văn diễn đạt lủng củng, sai 5 – 7 lỗi chính tả + Điểm 0 : bỏ giấy trắng , lạc đề. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 13 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập từ 1 đến 16 bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước dội lên trong tâm trí ông. “ Hay là quay về làng ?”.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Vừa chớm nghĩ như vậy , lập tức ông lão phản đối ngay . Về làm gì cái làng ấy nữa . Chúng nó theo Tây cả rồi . Về làng tức là bỏ kháng chiến . Bỏ cụ Hồ... Nước mắt ông giàn ra . Về tức là chịu quay lại làm việc cho thằng Tây . Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra hống hách ở trong cái đình . Và cái đình lại như của riêng chúng nó , lại thâm nghiêm ghê gớm , chứa toàn những sự ức hiếp ,đè nén . Ngày ngày chúng dong ra , dong vào , đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy . Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào , rồi cắm đầu xuống mà lủi đi . Anh nào ho he , hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cắt phần ruộng ,truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng... Ông Hai nghĩ rợn cả người . Cả cuộc đời đen tối , lầm than cứ nổi lên trong ý nghĩ ông . Ông không thể về cái làng ấy được nữa . Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ? Không thể được! Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. ( Trích Ngữ văn9 _ Tập I) 1 . Phần trích trên được trích từ tác phẩm nào ? A . Lặng lẽ Sa Pa C . Chiếc lược ngà B . Làng D . Cố hương 2 . Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A . Tự sự C . Miêu tả B . Lập luận D . Biểu cảm 3 . Văn bản trên thuộc thể loại nào? A . Hồi ký C . Tiểu thuyết B . Phóng sự D . Truyện ngắn 4 . Văn bản có phần trích trên viết vào thời kỳ nào? A . thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp B . Kháng chiến chống Pháp thắng lợi C . Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ D . Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng 5 . Người kể trong phần trích là ai ? A . Ông Hai C . Mụ chủ nhà B . Người đàn bà tản cư D . Tác giả ( Kim Lân) 6. Người kể chuyện xuất hiện như thế nào ? A . Không xuất hiện B . Xuất hiện trực tiếp C . Xuất hiện gián tiếp 7. Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ? A . Bao quất được các đối tượng C . Giữ được thái độ khách quan B . Tạo ra cái nhìn nhiều chều D . Cả ba nội dung trên 8 . Dòng nào giải thích đúng nhất cho cụm từ “ Khố rách áo ôm” ? A . Tỏ ra thấp kém về bản lĩnh và nhân cách B . Thấp kém và nhỏ bé đến mức không đáng kể C . Nghèo và ở trong cảnh khó khăn , thiếu thốn D . Chỉ hạng người cùng khổ với ý coi khinh theo quan điểm của các tầng lớp trong xã hội cũ 9 . Câu văn : “ Hay là quay về làng” thuộc loại câu nào dưới đây ? A . Câu trần thuật C . Câu cảm thán B . Câu nghi vấn D . Câu cầu khiến 10 . Các câu văn : “ Về làng tức là bỏ kháng chiến . Bỏ cụ Hồ” thuộc loại câu nào ? A . Câu rút gọn C . Câu ghép chính phụ B . Câu đặc biệt D . Câu ghép đẳng lập 11 . Trong câu văn , phần “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” là thành phần nào ? A . ý dẫn trực tiếp C . Lời dẫn gián tiếp B . ý dẫn gián tiếp D . Lời dẫn trực tiếp A . Về làm gì cái làng ấy nữa C . Ông Hai nghĩ rợn cả người B . Nước mắt ông giàn ra D . Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : (2đ ) Viết đoạn văn tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du Câu 2 : (6đ) Đã có lần em cùng mố, mẹ (hoặc anh chị ) đi thăm mộ người thân trong dịp lễ, tết. Hãy viết bài văn kề về buổi đi thăm đáng nhớ đó.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 14 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn trích sau : “ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười . Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được , nên anh phải cười vậy thôi . [ . . . ] Tôi nghĩ thầm , con bé đang bị dồn vào thế bí , chắc nó phải gọi ba thôi . Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên : - Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái ! Nó cũng lại nói trổng Tôi lên tiếng mở đường cho nó.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con” , phải nói vậy. Nó như không đẻ ý đến câu nói của tôi , nó lại kêu lên : - Cơm sôi rồi , nhão bây giờ! anh Sáu cứ ngồi im . Tôi doạ nó: - Cơm mà nhão ,má cháu về thế nào cũng bị đòn . Sao cháu không gọi ba cháu . Cháu nói một tiếng “ ba” không được sao? ( Sách ngữ văn 9 - TậpI NXBGD 2003,trang 189) Câu 1 . Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A . Làng C . Lặng lẽ Sa Pa B . Chiếc lược ngà D . Mùa cá bột Câu 2 . Tác giả đoạn văn trên là ai? A . Kim Lân C . Nguyễn Thành Long B . Nguyễn Quang Sáng D . Nguyễn Minh Châu Câu 3 . Đoạn văn trên được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? A . Ông Sáu C . Người bạn ông Sáu B . Một người hàng xóm D . Người kể giấu mặt Câu 4 . Cách chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác dụng : A . Giúp cho người kể bày tỏ cảm xúc , suy nghĩ , ý kiến bình luận B . Làm cho cốt truyện được chặt chẽ , hợp lí hơn C . Tạo nên nhiều yếu tố bất ngờ trong truyện D . Gây được hứng thú cho người đọc Câu 5 . Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn ? A . Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha B . Bé Thu không chịu nhờ ông Sáu chắt giúp nước nồi cơm to đang sôi C . Tâm trạng đau buồn của ông Sáu D . Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh Câu 6 > Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A . Miêu tả C . Biểu cảm B . Lập luận D . Tự sự Câu 7 . Câu nào dưới đây có chứa hàm ý ? A . Cơm sôi rồi , chắt nước giùm cái C . Sao cháu không gọi ba cháu B . Cơm mà nhão má về thế nào cũng bị đòn D . Cơm sôi rồi nhão bây giờ Câu 8 . Từ ngữ “ có lẽ” trong câu “ có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh đành cười vậy thôi” dùng để A . Thái độ của người nói đối với sự việc trong câu B . Diễn đạt sự việc C . Thể hiện tình cảm của người nói D . Bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói Câu 9 . Dòng nào sau đây giải thích đúng nhất cho từ “ lui cui” ? A . Loay hoay , tất cả vì một công việc nào đó B . Bận rộn , lo lắng cho ciing việc C . Chăm chú , luôn tay làm một việc nào đó D . Cần mẫn , chăm chỉ làm việc Câu10 . Phép thế thường sử dụng các từ nào sâu đây để làm yế tố thay thế ? A . đây , đó , kia , thế , vậy C . điều đó , tóm lại , tế , vậy B . cái này , việc ấy , đó , vì vậy D . nếu thế , việc ấy , cái này , điều đó Câu 11 . Từ “hắn” trong đoạn trích sau : “Tôi sắp giới thiệu cho bác một người cô dộc nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn” (Nguyễn Thành Long) thay cho từ ngữ nào ? A . Người cô độc nhất thế gian C . Một trong những người cô độc B . Một trong những người cô độc nhất thế gian D . Người cô độc Câu 12 . Kể tên các tác phẩm ca ngợi tình mẹ con trong chương trình ngữ văn 9 A . Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , Nói với con B . Chiều sông thương , Con cò C . Con cò , Mây và sóng D . Con cò , Nói với con Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Ý nghĩa tiếng chim tu hú trong bài “Bếp lửa”của Bằng Việt? Câu 2: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1:(1đ)Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ hè về.Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Câu 2:-Yêu cầu làm đúng kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm,miêu tả nội tâm,nghị luận. -Trình bày đủ các phần theo bố cục của bài tự sự kết hợp với miêu tả… Biểu điểm: Điểm 5:Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Điểm 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài Điểm 3: Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài Điểm 1,2:Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài Điểm 0:Bỏ giấy trắng. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 15 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất : “ ...đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài , cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng . Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao ? Một đám đông túm lại , ông để ý , dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ . Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý , người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy” . Cứ thoáng nghe những tiếng Tây , Việt gian , cam nhông... là ông lủi ra một góc nhà , nín thít . Thôi lại chuyện ấy rồi ! Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ cón ghê rợn hơn cả những tiêng kia nhiều . ấy là mụ chủ nhà . Từ ngày xảy ra chuyện ấy , hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích” ( Ngữ văn 9 _ Tập I) 1. Đoạn văn trên được trích từ vă bản nào ? A . Bến quê C . Lặng lẽ Sa Pa B . Chiếc lược ngà D . Làng 2 . dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung phần trích trên ? A . Ông Hai lo lắng vì làng theo giặc B . Ông Hai ở lì trong nhà vì nghe tin làng theo giặc C . Ông Hai lo lắng , sợ mọi người ,nhất là mụ chủ nhà biết làng mình theo giặc D . Ông Hai sợ mụ chủ nhà biết tin làng mình theo giặc 3 . Vì sao ông Hai lại lo sợ đến thế ? A . Vì ông sợ mất nhà ở làng B . Vì sợ mụ chủ nhà không cho ở nhờ C . Vì sợ mang tiếng là người dân của làng Việt gian D . Vì cả hai ýa B và C.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 4 . Cách giải thích nào đúng nhất cho từ “binh tình” trong đoạn trích này ? A . Tình hình binh lính C . Tình hiònh quân sự B . Chỉ tình hình( theo nghĩa mở rộng) D . Tình hình chiến đấu 5 . Đoạn văn rên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A . Tự sự C . Lập luận B . Miêu tả D . Biểu cảm 6 . Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ? A . Ông Hai C . Mụ chủ nhà B . Ông chủ tịch D . Tác giả 7 . Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ? A . Chất ngất C . Chen chúc B . Chật chội D . Lách tách 8 . Tác phẩm “ Làng” thuộc thể loại nào ? A . Hồi ký C . Tuỳ bút B . Truyện ngắn D . Tiểu thuyết 9 . Đoạn trích : “ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều . ấy là mụ chủ nhà” sử dụng phương tiện liên kết nào dưới đây A . Phép lặp từ ngữ C . Phép thế B . Dùng từ trái nghĩa D . Không sử dụng phép liên kết 10 . Dấu chấm lửng (...) trong câu văn “ Anh nào ho he , hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách hại , cắt phần ruộng , truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng” dùng để: A . Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ B . Tỏ ý còn nhiều sự việc ,hiện tượng chưa liệt kê hết C . Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng D . Giãn nhịp điệu câu văn 11 . Ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân) có những phẩm chất gì dưới đây : A . Yêu làng C . Yêu cụ Hồ B . Yêu nước D . Tất cả A , B , C đều đúng 12 . Các truyện “ Làng” ; “ Lặng lẽ Sa Pa” ; “ Chiếc lược ngà” có điểm chung gì về nghệ thuật ? A . Cách vận dụng ngôn ngữ địa phương C . Cách xây dựng tình huống bất ngờ B . Trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật D . Người kể chuyện không xuất hiện Phần tự luận (7 điểm) Đề 1 : Sau khi học truyện ngắn : Làng” ( Kim Lân ) em có suy nghĩ gì về tình cảm của ông Hai đối với quê hương , đất nước Đề 2 : Kể lại nội dung chuyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng theo lời kểcủa nhân vật Thu Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 16 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bắng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất : “ - Trời ơi còn có năm phút ! Chính là anh thanh niên giật mình nói to , giọng cười như đầy tiếc rẻ . Anh chạy ra nha sau , rồi trở vào liền , tay cầm một cái làn . Nhà hoạ sĩ tăc jlưỡi đứng dậy . Cô gái cũng đứng lên , đặt lại chiếc ghế , thong thả đi đến chỗ bác già - ồ ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này ! Anh thanh niên vừa vào , kêu lên . để người con gái khỏi trở lại bàn , anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữacuốn sách tới trả cho cô gái . Cô kỹ sư nhếch mép , mặt đỏ ửng , nhận lại chiếc khăn và quay vội đi - Chào anh . Đến bậu cửa , bỗng nhà hoạ sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh . “ Chắc chăn rồi tôi sẽ trở lại . Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?” Đến lượt cô gái từ biệt . Cô chìa tay cho anh nắm , cẩn trọng , rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay . Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp ta nữa , hay nhìn ta như vậy . _ Chào anh..” ( Ngữ văn 9 - Tập I) 1 . đoạn trích trên là của tác giả nào ? A . Nguyễn Quang Sáng C . Nguyễn Minh Châu B . Nguyễn Thành Long D . Nguyễn Đình Thi 2 . Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ? A . Những ngôi sao xa xôi B . Chiếc lược ngà C . Lặng lẽ Sa Pa.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 3 . Trong đoạn trích trên người kể chuyện là ai ? A . Ông hoạ sĩ già B . Cô kỹ sư C . Anh thanh niên D . Vô nhân xưng 4 . đoạn trích kể về : A .Phút chia tay giữa người họa sĩ già và cô gái B . Phút chia tay giữa anh thanh niên và cô gái C . Phút chia tay giữa người họa sĩ già và anh thanh niên D . Phút chia tay giữa người họa sĩ già , anh thanh niên và cô gái 5 . Câu “ Trời ơi , chỉ còn năm phút !” là câu gì ? A . Câu đơn bình thường C . Câu rút gọn B . Câu cảm thán D . Câu đặc biệt 6 . Đoạn trícg trên sử dụng bao nhiêu từ Hán Việt ? A . Năm từ C . Bảy từ B . Sáu từ D . Tám từ 7 . Những từ sau đây từ nào không đồng nghĩa với từ “ Ccái làn” trong câu “ Anh chạy ra nhà sau , rồi trở vào liền , tay cầm một cái làn” ? A . Cái giỏ xách C . Cái cặp B . Cái túi xách D . Cái xách 8 . Câu : “ Tôi ở lại với anh ít hôm được chứ?” là câu gì ? A . Câu cảm thán B . Câu hỏi C . Câu cầu khiến D . Câu trần thuật 9 . Từ nào sau đây không phải là từ láy ? A . Rõ ràng B . Tỉ mỉ C . Cẩn thận D . Tươi tốt 10 . Nếu viết “ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc vănm hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người.” thì câu văn sẽ măc lỗi gì? A . Thiếu chủ ngữ C . Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B . Thiếu vị ngữ D . Thiếu bổ ngữ 11 . Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn : “ Cô chìa tay cho anh nắm ,cântrongj , rõ ràng , như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay” A . Liệt kê C . ẩn dụ B Nhân hoá D . So sánh 12 . Chúng mày đâu rồi , ra đây thầy chia quà cho nào . Câu văn này là loại câu nào ? A . Câu trần thuật B . Câu nghi vấn C . Câu cầu khiến D . Câu cảm thán Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết đoạn văn ngăn (8-10)nêu cảm nhận của em về 4 câu đầu trong đoạn trich “Cảnh ngày xuân”Truyện Kiều -Nguyễn Du 2. Em đã làm một việc có lỗi với mẹ khiến em ray rức mãi. Hãy kể lại việc đó. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM Tự luận: Câu 1: 2 điểm Hình thức: Thực hiện đoạn văn có đủ cấu trúc: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn Nội dung : Nghệ thuật gợi tả khung cảnh thiên nhiên bằng một số hình ảnh, màu sắc nhẹ nhàng. Một bức tranh mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân tinh khôi, mới mẻ, giàu sức sống trong một không gian khoáng đạt, trong trẻo. Có màu sắc hài hoà tuyệt diệu, có hương thơm ngào ngạt của cỏ non, có ca ấm áp của khí trời và sự hoà nguyện của thiên nhiên làm cảnh vật thêm có tình. Đây là bức tranh thiên nhiên hữu hương hữu sắc hữu tình. Câu 2: 5 điểm Yêu cầu nội dung: Kể một việc làm của bản thân- việc làm đó không đúng , đã làm mẹ đau lòng. Bản thân đã nhận ra những sai lầm của bản thân và xấu hổ hối hận . Diễn tả được quá trình diễn biến nội tâm, độc thoại đối thoại của nhân vật. Câu chuyện phải có được ý nghĩa bài học về đạo đức. Yêu cầu hình thức: Bài viết phải thể hiện tính hoàn thiện của bố cục trong một văn bản tự sự. Diễn đạt mach lạc trôi chảy Biểu điểm: 5 điểm: Đạt tốt hai yêu cầu trên, không sai lỗi chính tả diễn đạt 4 điểm: : Đạt tốt hai yêu cầu trên, sai không quá 3 đến 5 lỗi diễn đạt 2-3 điểm: Đạt đúng hai yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, diễn đạt còn tốt nghĩa. 1-2 điểm : Bài viêts còn sơi sài 0 điểm: Lạc đề bỏ giấy trắng.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 17 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau , trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất : “ Có người hỏi : - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?... - ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !” Ông Hai trả tiền nước , đứng dậy , chèm chẹp miệng , cười nhạt một tiếng , vươn vai nói to : “ Hà nắng gớm , về nào ...” Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác , rồi đi thẳng . Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên đây vẫn dõi theo . Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú : - “ Cha tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương . Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !” Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi . Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà . Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường , mmấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác , len lét đưa nhau ra đầu nhà , chơi sậm , chơi sụi với nhau . Nhìn lũ con, tủi thân , nước mắt ông cứ tràn ra : “ Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng , hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu...” . Ông lão nắm tay lại mà rít lên : - Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !” ( Làng - Ngữ văn 9 - Tập I) 1 . Truyện ngắn “ Làng” của tác giả nào ? A . Lỗ Tấn B . Hữu Thỉnh C . Kim Lân D . Nguyễn Minh Châu 2 . Câu “ Hà , nắng gớm ,về nào ...” là lời của ông Hai nói với ai ? A . Người đàn bà bán nước B . Người đàn bà cho con bú C . Với người nào đó tên là Hà D . Với chính mình 3 . Trong các từ sau từ nào không phảo là từ láy ? A . Chèm chẹp B . Vươn vai C . Xôn xao D . Lanh lảnh 4 . Câu “ Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu...” xét về cấu trúc thuộc loại câu gì ? A . Câu đơn B . Câu ghép C . Câu rút gọn Câu đặc biệt 5 . Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? A . Miêu tả B . Biểu cảm C . Tự sự D . Lập luận 6 . Câu “ Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !” xét về mục đích nói thuộc loại câu : A . Cảm thán B . Cầu khiến C . Trần thuật D . Nghi vấn.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 7 . Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đối thoại ? A . Hai câu B . Ba câu C . Bốn câu D . Năm câu 8 . Các câu “ Cha tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp , ăn trộm bắt được người ta còn thương . Cái gióng Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !” là tiếng chửi của người đàn bà cho con bú nhằm vào đối tượng nào ? A . Ông Hai B . Những người dân làng chợ Dầu C . Những kẻ làm Việt gian nói chung D . Không nhằm vào ai cả 9 . Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc truyện gì ? A. Chuyện làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc B . Lòng căm thù của ông Hai với làng chợ Dầu C . Chuyện ông Hai đau khổ , nhục nhã khi có tin làng chợ Dầu theo giặc D . Tinh thần yêu nước của người tản cư 10 . Đoạn văn trên tác giả sử dụng bao nhiêu từ láy ? A . Năm từ B . Bảy từ C . Chín từ D . Mười từ 11 . Trong các câu sau đây , câu nào được gọi là độc thoại nội tâm ? A . Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... B . Hà , nắng gớm .về nào C. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? D . Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước dể nhục nhã thế này ! 12 . Từ nào trái nghĩa với từ truân chuyên ? A . Nhọc nhằn B . Vất vả C . Nhàn nhã D . Gian nan Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Cây lúa Việt Nam. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 18 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất. “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình ,chủ tịch Hò Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới , cả ở phương Đông và phương Tây . Trên những con tầu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng , đã thăm các nước Châu Phi , Châu Á , Châu Mĩ . Người đã sống dài ngày ở Pháp , ở Anh. Người nói và giao tiếp thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp , Anh , Hoa , Nga... Và Người đã làm nhiều nghề . Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đến đau Người cũng học hỏi , tìm hiểu văn hoá , nghệ thuật đến một mứ khá uyên thâm . Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , đã tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cức của chủ nghĩa tư bản . Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người , để trở thành một nhân cách rất Việt Nam , một lối sống rất bình dị , rất Việt Nam , rất phương Đông , nhưng đồng thời cũng rất mới , rất hiện đại” ( Ngữ văn 9 - tập 1) 1 . Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ? A . Hồ Chí Minh : niềm hi vọng lớn nhất B . Phong cách Hồ Chí Minh C . Đấu tranh cho một thế giới hoà bình D . Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam 2 . Đoạn văn trên được viết theo phường thức biểu đạt chính nào ? A . Tự sự C . Biểu cảm B . Miêu tả D . Lập luận 3 . Theo tác giả đoạn trích , Chủ tich Hồ Chí Minh đã qua những nơi nào ? A . Châu Phi , châu Á , châu Âu và châu Mĩ B . Châu Á , châu Phi , châu Mĩ và nước Anh C . Châu Mĩ , châu Phi , châu Âu và nước Pháp D . Châu Âu , châu Úc , châu Phi và nước Pháp 4 . Theo tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và viết thạo những thứ tiếng nào ? A . Tiếng Pháp , tiếng Anh , tiếng , tiếng Nga , tiêng Tây Ban Nha B . Tiếng Nga, tiếng Pháp , tiếng Anh , tiếng Hoa C . Tiếng Anh , tiếng Nga , tiếng Hoa , tiếng Mĩ D . Tiếng Nga , tiếng Hoa , tiếng Pháp , tiếng Đức 5 Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp thu các nền văn hoá theo cách nào ? A . Tiếp thu cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản B . Tiếp thu cái đẹp đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản C. Tiếp thu cái đẹp , cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản D . Cả ba cách trên ( A B C) đều không đúng 6 . Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có phong cách và văn hoá như thế nào ? A . Một nhân cách rất Việt Nam , rất bình dị B .Một lối sống rất bình dị , rất Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> C. Một lói sống rất bình dị , rất Việt Nam , rất phương Đông D . Một lối sống rất Việt Nam nhưng cũng rất mới ,rất hiện đại 7 . Dòng nào sau đây khái quât được nội dung chính đoạn trích ? A . Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước nhiều vùng trên thế giới B . Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , đã tiếp thu mọi cái đẹp ,cái hay , đi đôi với phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản C Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam ...rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới , rất hiện đại D . Có thể nói ít có vi lãnh ụ nàolại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh 8 . Nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì ? A . ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , tiếp thu mọi cái hay cái đẹp B . Vẫn giữ được phong cách rất Việt Nam , rất phương Đông C . Vẫn giữ được cái gốc của văn hoá Việt Nam , không hề thay đổi qua năm tháng D . Một phong cách rất Việt Nam , rất phương Đông nhưng cũng rất mới ,rất hiện đại 9 . Trong câu “ Trên những con tàu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng” , từ trùng dương được hiểu theo nghĩanào ? A . Biển cả B . Biển cả liên tiếp nối nhau C . Biển có sóng to , gió lớn D . Biển xanh 10 . Từ trùng dương trong câu trên có thể thay thế bằng từ nào hợp nhất ? A . Biển B . Biển cả C . Đại dương D . Trùng khơi 11 . Từ nào sau đây không mang nét nghĩa lặp lại ? A . Trùng dương B . Trùng khơi C . Trùng trục D . Trùng điệp 12 . Trong các từ sau đây từ nào là từ láy ? A . Trùng dương B . Trùng khơi C . Trùng điệp D . Trùng trục Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào ? ( 2 đ ) Câu 2. Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày. ( 5 đ ).
<span class='text_page_counter'>(35)</span> ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Học sinh nêu được các ý cơ bản sau : Miêu tả ngoại hình hai chị em Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học cổ điển . - Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật có gì khác : Với Thúy Vân : thua , nhường Thúy Kiều : ghen hờn - Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thúy Vân êm đềm phẳng lặng còn tương lai Thúy Kiều đầy sóng gió bất trắc . Câu 2. Nội dung : Định hướng mấy ý chính Đưa ra giả định người viết có người thân đi xa (đi xa có thể hiểu là công tác xa , chuyển chổ ở tới nơi xa và cũng có thể là đã mất từ lâu … ) Người thân tức là có những kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc và thân thiết với người viết. Hình thức kể lại một giấc mơ , trong giấc mơ em gặp ai , quan hệ với mình như thế nào ? Người ấy bây giờ ở đâu ? Làm gì ? . gặp lại thấy hình dáng , cử chỉ nét mặt , động tác , lời nói … ra sao ( tả người và tả hành động ) , kết thúc như thế nào ? B.Phương pháp : Bài làm phải vận dụng , kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm … trong thể văn tự sự . Bố cục bài làm chặt chẽ . Văn gọn gàng mạch lạc . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt . Biểu điểm : Điểm 5-6 : Đáp ứng khá đầy đủ được các yêu cầu trên về nội dung lẫn phương pháp . Bài viết thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn thể văn tự sự với các yếu tố biểu cảm , miêu tả . Bài viết có cảm xúc . Điểm 3-4 : Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung . Bố cục tương đối hợp lí . Diễn đạt gọn , ít sai lỗi diễn đạt ( trên dưới 10 lỗi ) Điểm 1- 2 : Bài làm dưới mức trung bình . Không nắm vững về đặc trưng thể loại văn tự sự . Sai lỗi diễn đạt quá nhiều . Điểm 0 : Viết vài dòng chiếu lệ . Hoặc viết mà chẳng có gì liên quan đến đề bài , hoặc sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng nhận thức.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 19 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất “ Quả chuối là một món ăn ngon , ai mà chẳng biết . Nào chuối hương , chuối ngự , nào chuối sứ ,chuối mường , loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta hương vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn . Có một loại chuối được người ta rất chuộng , đấy là chuối trứng quốc - không phải là quả tròn như trứng quốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc . Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối . Có buồng chuối trăm quả , cũng có buồng chuối cả nghìn quả . Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây . Quă chuối chín ăn vào không chỉ no , không chỉ ngon mà còn làm chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng . Chính vì thế mà nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mĩ phẩm . Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hàng ngày . Chuối xanh có vị chát , để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần , nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi . Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá , ốc , lươn , trạch có sức khử tanh rất tốt , nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon , cái bổ cuat thực phẩm truyền lại . Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép , mứt chuối , kẹo chuối , bánh chuói ... nhưng có một điều quan trọng là quả chuối trở thành vật phẩm thờ cúng từ ngàn đời như một tô tem trên mâm ngũ quả . Đấy là “ chuối thờ” . Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải . Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh già , còn ngày giằm hoặc giỗ kỵ , có thể thờ chuối chín. Có lẽ vì thế mà chuối thờ thường lên giá đột ngột vào những dịp lễ , tết mà nhà nào cũng phải mua về để thắp hương , thờ cúng .” ( Ngữ văn 9 - tập 1 ) 1 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A .Tự sự B . Miêu tả C . Thuyết minh D . Lập luận 2 . Trong đoạn trích tác giả đã nêu lên mấy loại chuối ? A . 2 loại B . 4 loại C . 5 loại D . 6 loại 3 . Loại chuối nào được mọi người rất ưa chuộng ? A . Chuối hương C . Chuối sứ B . Chuối ngự D . Chuối trưng quốc 4 . Dòng nào điền vào chỗ trống trong câu sau đây phù hợp nhất ? “ Chuối trứng quốc không phải là quả tròn như quả trứng quốc mà ki chín vỏ chuối có những...........” A . Hình quả trứng quốc C . Vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc B . Vệt lốm đốm như trứng quốc D . Vêt lốm đốm như quả trứng quốc 5 .Một buồng chuối có thể có tới bao nhiêu quả ? A . Hàng trăm quả C. Vài trăm quả.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> B . Cả ngàn quả D Vài ngàn quả 6 . Tại sao nhiều người phụ nữ lại nghiền chuối như nghiền mĩ phẩm ? A . Vì ăn chuối đỡ đói C . Vì làm cho da mịn màng B . Vì chuối ngon D . Vì cả ba yếu tố trên 7 . Chuối xanh có thể ăn kèm với những món gì ? A . Thịt heo luộc chấm tôm chua C . Các món gỏi B . Các món tái D . Cả ba món trên 8 . Chuối xanh không nên nấu với loại thực phẩm gì ? A . Ốc B . Lươn C . Gà D . Trạch 9 . Loại nào không hải là sản phẩm bánh kẹo chế biến từ chuối ? A . Kẹo chuối C . Chuối ép B . Chuối thờ D . Mứt chuối 10 . Chuối thờ thường dùng loại chuối nào ? A . Nải chuối chín C . Nải chuối chín hoặc xanh B . Nải chuối xanh D . Một vài quả chuói chín hoặc xanh 11 . Đoạn trích nhằm giới thiệu với người đọc nội dung gì ? A . Các loại chuối ở Việt Nam C . Những đặc điểm của cây chuối B . Quả chuối và những công dụng của nó D . Các sản phẩm chế biến từ chuối 12 . Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích này ? A . So sánh C . Liệt kê B . Nhân hoá D . Hoán dụ Phần tự luận (7 điểm) Đề bài : Từ doạn văn trên hày viết bài văn thuyết minh giớ thiệu tiếp cho hoàn chỉnh về cây chuối . §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 9 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất “ Ông Hai đi mãi đến xẩm tối mới về . Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu , cặp mắt hung hung đỏ , hấp háy... Vừa đén ngõ , ông lão đã lên tiếng : - Chúng mày đâu , ra thầy chia quà cho nào . Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra , ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn : - Bánh rán đường đây , chia cho em mỗi đứa một cái . Dứt lời ông lão lai lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ . Chưa đến bực cửa , ông lão đã bô bô : - Bác Thứ đâu rồi ? Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ . Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính , ông ấy cho biết ...Cải chính là cái tin làng chợ Dầu chúng em đi theo Việt gian ấy mà . Ra láo ! Láo hết , chẳng có gì sất . Toàn là sai sự mục đích cả ! Cũng chỉ được bằng ấy câu , ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải kể cho người khác biết chứ > Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người . Ai cũng mừng cho ông lão.” ( Ngữ văn 9 - tập 1 ) 1 . Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? A . Lặng lẽ Sa Pa B . Làng C . Chiếc lược ngà D . Bếp lửa 2 . Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn ? A . Ông Hai chia quà cho các con B . Ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt C . Ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết qua ông chủ tịch D . Ông Hai vui sướng chia quà cho con , khoe với mọi người tin làng mình không phải là Việt gian 3 . Vì sao ông Hai lại tươi vui rạng rỡ ? A . Vì mua được bánh rán để chia cho con B . Vì được gặp ông Chủ tịch của làng C . Vì bà chủ nhà tiếp tục cho ở nhờ D . Vì làng chợ Dầu không phải là Việt gian 4 . Có thể thay lời gọi chúng mày đâu rồi bằng cách xưng hô nào dưới đây mà ý nghĩa câu văn không thay đổi? A . Các con đâu rồi B . Các cháu đâu rồi C . Thằng Húc đâu rồi D . Các em đâu rồi 5 . Trong đoạn văn có mấy lần tác giả dùng từ lật đật ? A . Một lần B . Hai lần C . Ba lần D . Năm lần 6 . Cách giải thích nào đúng nhất cho từ “ lật đật” ? A . Có dáng vẻ vội vã , tất tả , như lúc nào cũng sợ không kịp B . Đi một mạch rất nhanh C . Đi bước thấp , bước cao một cách chậm chạp D . Vừa đi vừa lắc lư người 7 .Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ? A . Ông Hai C . Ông Chủ tịch B . Bác Thứ D . Tác giả ( Người kẻ chuyện không xuất hiện ).
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 8 . Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây ? A . Cải chính C . Lật đật B . Rạng rỡ D . Bỏm bẻm 9 . Từ nào làtừ tượng thanhtrong các từ dưới đây ? A . Rạng rỡ C . Bỏm bẻm B . Bô bô D . Hung hung 10 . Dòng nào giải thích đúng nhất cho từ “ buồn thiu” ? A . Buồn với vẻ thất vọng , mặt xịu xuống B . Buồn như cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó C . Buôn vì tình trạng không có việc làm , không biết làm gì D . Buồn bực , cảm thấy bứt rứt 11 . Sẩm tối là : A . Lúc hoàng hôn C . Sắp tối , mọi vật nhìn vẫn rõ B . Lúc bắt đầu tối , mọi vật trông khổng rõ nữa D . Tối khuya 12 . “ Chưa đến bực cửa , ông lão đã bô bô” . “ Chưa đến bực cửa” là thành phần gì trong câu ? A . Trạng ngữ C . Vị ngữ B . Chủ ngữ D . Bổ ngữ Phần tự luận (7 điểm) Kể nội dung tác phẩm “ Làng” của Kim Lân bằng lời kể của nhân vật ông Hai ( Đảm bảo được các sự kiện chính : Ông Hai nhớ những ngày chưa đio tản cư ; ông nghe đọc báo ở phòng thông tin ; ông nghe tin làng chợ Dầu là Việt Gian ; nỗi khổ tâm của ông Hai khi biết tin đó ; niềm vui của ông khi tin đồn được cải chính ) Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 20 Phần trắc nghiệm: “ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh . Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà . Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ , đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ , cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ . Những lúc rỗi , anh cưa từng miếng răng lược , thận trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc . Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều . Một ngày anh cưa một vài răng . Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa . Trên sống lược khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng , tẩn mẩn khắc từng nét : “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba” . Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trabgj của anh . Những đêm nhớ con , anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con , anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt . Có cây lược anh càng mong gặp lại con” ( Trích ngữ văn 9 - tập 1) 1 . Phần trích trên được trích từ tác phẩm nào ? A . Làng B . Lặng lẽ Sa Pa C . Cố hương D . Chiếc lược ngà 2 . Ai là tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên ? A . Nguyễn Thành Long B . Nguyễn Quang Sáng C . Nguyễn Minh Châu D . Kim Lân 3 . Văn bản trên được viết năm nào ? A . 1958 B . 1966 C . 1960 D .1971 4 . Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là gì ? A . Tự sự B . Miêu tả C . Biểu cảm D . Nghị luận 5 . Văn bản có phần trích trên thuộc thể loại nào ? A . Phóng sự B . Tiểu thuyết C . Hồi kí D . Truyện ngắn 6 . Phần trích trên được kể theo lời của nhân vật nào A . Bé Thu C . Người bạn thân thiết của ba bé Thu B . Ba bé Thu D . Tác giả 7 . Việc lựa chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ? A . Bao quát được các đối tượng B . Câu chuyện trở nên đáng tin cậy , xác thực C . Tạo cách nhìn nhiều chiều 8 . Cụm từ “ Không bao lâu sau” trong câu văn “ Không bao lâu sau cây lược được hoàn thành” là thành phần gì ? A . Chủ ngữ B . Vị ngữ C . Trạng ngữ D . Định ngữ.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> 9 . Câu văn “ Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” đã thể hiện cách so sánh nào / A . Có đủ vế A - phương diện so sánh - từ so sánh - vế B B . Không có phương diện so sánh C . Chỉ có vế A và từ so sánh còn vêư B ẩn đi D . Chỉ có từ so sánh và vế B còn vế A ẩn đi 10 . Từ “ Nghiền” trong câu “ Nhiều người phụ nữ nghiền chuối như nghiền mĩ phẩm” có ý nghĩa gì ? A . Ham thích trở thành một thói quen khó bỏ C . Ăn rất nhiều đến no nê thoả thích B . một thói quen xấu rất khó bỏ D . Làm cho nát vụn như cám 11 . Từ nghiền trong câu nào có cùng nghĩa với từ nghiền ở câu 13 ? A . Những chiếc máy nghiền đá đang nặng nề quay B . Gạo được nghiền nhỏ mịn C . Những thân cây đang bị xe tăng nghiền nát D . Hắn nghiền thuốc lá 12 . Trong đoạn văn sau đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? “ Trên những con tàu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng , đã thăm các nước châu Phi , châu Mĩ . Người đã từng sống dài ngày ở Pháp , ở Anh . Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp , Anh , Nga , Hoa ... Người đã từng làm nhiều nghề.” A . So sánh B . Nhân hoá C . Liệt kê D . Nói quá Phần tự luận (7 điểm) 1. Câu chuyện “ Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và còn đẹp... Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng theo phép lập luận diễn dịch hoăc qui nạp trình bày cảm nhân của em về vấn đề trên . 2. Đóng vai anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể lại câu chuyện. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 21 Phần trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình. 1. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung tác phẩm “ Chuyện ngời con gái Nam Xơng” ? A.Tố cáo chế độ nam quyền. B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của ngời phụ nữ. C. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa. D. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên tơi đẹp. 2. Trong khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời nàng nh thế nào ? A. Ềm đềm, hạnh phúc, sung sướng. B. Hạnh phúc, hiển vinh. C.Trắc trở, đau khổ. D.Long đong, lận đận, đau khổ và mu sinh. 3. Tác giả bài thơ “ Bếp lửa” là ai ? A. Huy Cận. B. Bằng Việt. C. Phạm Tiến Duật. D. Nguyễn Khoa Điềm. 4.Bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu sáng tác vào khoảng thời gian nào ? A.Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . D. Thời sau mùa xuân năm 1975. 5. Từ “ đầu” trong câu thơ “ Đầu súng trăng treo” đợc dùng theo nghĩa nào ? A. Nghĩa đen ( gốc ). B. Nghĩa chuyển theo phơng thức ẩn dụ. C. Nghĩa chuyển theo phơng thức hoán dụ. D. Cả A, B, C đều đúng. 6.Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ? A. Quả tim. B. Vĩ đại. C. Hội họa. D. Nghệ thuật. 7. Nhận định nào nói đúng nhất đối tợng của miêu tả nội tâm ? A. Những ý nghĩ của nhân vật. B. Những cảm xúc của nhân vật. C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật. D.Cả A, B, C đều đúng. 8.Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì ? “… Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trớc Chỉ cần trong xe có một trái tim.” A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Nhân hóa. D. So sánh. 9. Tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân viết theo thể loại nào ? A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Hồi kí. D. Tùy bút. 10.Từ “ đờng” trong các câu thơ sau có cùng nghĩa không ? - Đờng ta rộng thênh thang tám thớc. - Đờng qua Tây Bắc, đờng lên Điện Biên. - Đờng ra trận mùa này đẹp lắm. A. Có. B. Không. 11.Đọc truyện “ Làng” của tác giả Kim Lân, em hiểu ông Hai là ngời có phẩm chất gì ? A. Ông rất yêu làng. B. Ông là ngời yêu nớc tha thiết . C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 12. Văn bản trích từ truyện ngắn “ Chiếc lợc ngà” của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về điều gì ? A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. B. Tình đồng chí của những ngời cán bộ cách mạng. C.Tình quân dân trong chiến tranh. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 . Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) giải thích nhan đề truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Câu 2 . Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện “ Chiếc lợc ngà” của nhà văn Nguyễn Quang sáng kể lại câu chuyện.. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN HỌC KỲ 1 I. Trắc nghiệm. (3,0 điểm) 1, D 7, D. 2, C 8, B. 3, B 9, B. 4, A 10, A. 5, B 11, C. 6, A 12, A. II. Tự luận. ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) Học sinh cần nêu đợc một số ý sau: * Về kiến thức: nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long thể hiện hai ý nghĩa: - Khi mới đọc nhan đề của tác phẩm, ngời ta nghĩ ngay đến một mảnh đất có không gian lặng lẽ, thanh bình, một nơi nghỉ mát, du lịch kỳ thú. ( 0,50 đ ) - Đọc và hiểu kỹ tác phẩm, ngời đọc sẽ thấy ý nghĩa sâu sắc, độc đáo, ấn tựơng về nhan đề của truyện ngắn. Trong không khí lặng lẽ của Sa Pa, ta bắt gặp có biết bao con ngời âm thầm, bình dị, say mê, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nớc. ( 1, 00 đ ) * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. ( 0, 50 đ ) Câu 2. ( 5 điểm ) A. Yêu cầu: 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi. 2. Về kiến thức: B. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 5 Điểm 3 hoặc 4. Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, biết phân tích về nhân vật. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ). Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và chữ viết đọc đợc, có chỗ văn viết cha thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả,.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Điểm 2 Điểm 1. dùng từ, ngữ pháp. Nắm cha chắc phơng pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài liệu nào đó một vài đoạn nhng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng nh phơng pháp.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 22 Phần trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình. 1.Nhận xét nào đúng nhất về nghĩa của từ trong tiếng Việt? A. Tất cả đều có một nghĩa. B. Tất cả các từ đều có thể có một hoặc nhiều nghĩa. C. Tất cả các từ đều có nhiều nghĩa. D. Có những từ một nghĩa và có những từ có nhiều nghĩa. 2.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh ) Trong hai từ “ anh hùng” đợc dùng trong câu văn trên, từ nào đợc dùng với nghĩa sau : A. Ngời lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nớc. B. Có tính chất, phẩm chất của ngời anh hùng. C. Danh hiệu vinh dự cao nhất nhà nớc tặng cho ngời, tập thể có thành tích, cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. 3. Dòng nào ghi đủ tên các các truyện nôm đã học ? A. Truyện Kiều – Thạch Sanh. B. Truyện Kiều – Lục Vân Tiên. C. Truyện Kiều – Nhị Độ Mai. D. Truyện Kiều – Phan Trần. 4. Câu thơ nào không có hình ảnh ẩn dụ ? A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. B.Thấy một mặt trời lăng rất đỏ. C. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. D. Các ý B, C đều đúng. * Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 5 đến 12 : …Ngửa mặt lên nhìn Trăng cứ tròn vành vạnh Có cái gì rng rng Kể chi ngời vô tình Nh là đồng là bể Ánh trăng im phăng phắc Nh là sông là rừng. Đủ cho ta giật mình. 5. Tác giả của đoạn thơ trên là ai ? A. Chính Hữu. B. Nguyễn Duy. C. Huy Cận. D. Nguyễn Khoa Điềm. 6. Những nơi nào tác giả bài thơ trên đã sống và coi vầng trăng là tri kỷ ? A. Đồng, sông, bãi, rừng. B. Đồng, sông,núi, rừng. C. Đồng, sông, bể, rừng. D. Bãi, đồng, sông, bể. 7. Trong khổ thơ “ Ngửa mặt… là rừng” tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ? A. Nhân hóa. B. Nói quá. C. So sánh. D. Liệt kê. 8. Khi đối mặt với vầng trăng, tác giả có cảm xúc nh thế nào ? A. Rưng rưng, cảm động. B. Ngại ngùng bẽn lẽn. C. Lạnh lùng, vô cảm. D.Hồi hộp, lo âu. 9.Trong các dòng sau, dòng nào có chứa từ không phải từ láy ? A. Thình lình, rưng rưng, vành vạnh. B. Trần trụi, phăng phắc. C. Thiên nhiên, trần trụi. D.Rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc. 10. Từ “vô tình”trong bài thơ có nghĩa nào sau đây ? A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm. B .Không chủ định, không chú ý..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> C. Không có tội tình gì. D. Cả A và B đều đúng. 11.Hình ảnh “ trăng cứ tròn vành vạnh” tợng trng cho điều gì ? A.Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy. B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ. C.Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn. D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sớng. 12. Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì ? A. Con ngời có thể vô tình, lãng quên tất cả nhng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. B.Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn,còn cuộc đời con ngời thì hữu hạn. C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con ngời, là ngời bạn thân thiết của con ngời. D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần bất diệt. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Giải thích nhan đề “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Câu 2 . Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại câu chuyện khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân.. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN HỌC KỲ I I. Trắc nghiệm. 1, D 7, A. 2, C 8, A. 3, B 9, C. 4, A 10, D. 5, B 11, B. 6, C 12, A. II. Tự luận. ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) Học sinh cần nêu đợc một số ý sau: * Về kiến thức: nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật thể hiện : - Nhan đề bài thơ dài nh một câu văn xuôi với hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo, mới lạ. Nó lạ trong đời thờng song không hề lạ trong cuộc chiến tranh ác liệt. - Thông hình ảnh những chiếc xe không kính là vẻ đẹp ngời chiến sĩ lái xe Trờng Sơn trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, dũng cảm và can trờng. * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi Câu 2. ( 5 điểm ) 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học. - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi. 2. Về kiến thức: Tiêu chuẩn cho điểm: Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt Điểm 5 tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ). Điểm Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và 3 hoặc 4 chữ viết đọc đợc, có chỗ văn viết cha thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Nắm cha chắc phơng pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài Điểm 2 liệu nào đó một vài đoạn nhng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1 Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng nh phơng pháp..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 23 Phần trắc nghiệm: khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tác phẩm nào viết về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp? A. Làng-Kim Lân. C. Cố Hương- Lỗ Tấn . B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm. D. Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long Câu 2: Vừa có sắc, vừa có tài( cầm, kỳ, thi, hoạ) đó là nhân vật: A. Vũ Thị Thiết B. Thuý Kiều C. Kiều Nguyệt Nga D. Thuý Vân Câu 3: Có bao nhiêu phương châm hội thoại? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận viết với nguồn cảm hứng nào? A. Về thiên nhiên, về thực tế cuộc sống lao động. B. Về chiến tranh. C. Về thực tế cuộc sống lao động. D. Về thiên nhiên. Câu 5: Người mẹ Tà Ôi trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm không có tình cảm gì? A. Yêu thương chồng con B. Thương dân làng, thương bộ đội C. Yêu quê hương đất nước. D. Yêu con thắm thiết. Câu 6: Hai câu thơ sau có sử dụng lời dẫn naò? Mối rằng : “ Đáng giá ngàn vàng Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !” A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Cả lời dẫn trực tiếp và gián tiếp D. Không dùng lời dẫn. Câu 7: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào? “Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần” A. Ẩn dụ B. Nói quá C. Chơi chữ D. Điệp ngữ Câu 8: Cụm từ “ Súng bên súng” nói lên điều gì ? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. Câu 9: Trong tác phẩm LÀNG- KIM LÂN, tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc. B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình. Câu 10: Từ “ Xuân “ trong câu “ Ngày xuân con én đưa thoi “được dùng theo nghĩa ?.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> A. Nghĩa chuyển B. Nghĩa gốc Câu 11: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào? A. Thuyết minh B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả. Câu 12: Câu văn sau được viết theo phương thức nào? Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống. A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Lập luận Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Qua tác phẩm TRUYỆN KIỀU- NGUYỄN DU em hãy nêu giá trị của truyện. Câu 2: Nhân dịp 20-11 ngày nhà giáo Việt Nam, em về thăm thầy giáo cũ. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động đó.. ĐÁP ÁN Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm). ICâu Dúng. 1 A. 2 B. 3 D. 4 A. 5 A. 6 A. 7 C. 8 A. 9 B. 10 B. 11 D. 12 C. II- TỰ LUẬN Câu 13:( 2 điểm) Đảm bảo các nội dung sau: 1- Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: - Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công , tàn bạo chà đạp quyền sống con người. - Đề cập đến số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến. + Giá trị nhân đạo: - Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo. - Cảm thương trước số phận bi kịch của con người. - Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ và khát vọng chân chính của con người 2- Giá trị nghệ thuật: - Về ngôn ngữ. - Về thể loại - Xây dựng thành công tính cách nhân vật, mang tính chất điển hình, cho ta nhìn tổng thể về xã hội phong kiến. Câu 14: ( 5 điểm) 1- Đảm bảo nội dung sau: + Tưởng tượng một lần về thăm thầy cũ nhân dịp 20-11 - Khi ấy em đã trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định. - Lí do khiến em về thăm. - Khi về thăm: Gặp gỡ ai, cảm xúc khi đến và khi ra về 2 . Những yêu cầu chung . Thể loại : tự sự, vận dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp. . Nội dung : - Đảm bảo đầy đủ bố cục - Đúng đối tượng, nội dung -Kể diễn biến theo trình tự, chọn những sự việc tiêu biểu, hấp dẫn , gây cảm xúc... 2 . Biểu điểm - Điểm 4-5 : Đáp ứng khá đầy đủ được các yêu cầu trên về nội dung lẫn phương pháp . Bài viết thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn thể văn tự sự với các yếu tố miêu tả . Bài viết có cảm xúc . - Điểm 2-3 : Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung . Bố cục tương đối hợp lí . Diễn đạt gọn , ít sai lỗi diễn đạt ( trên dướI 6 lỗi ) - Điểm 1- 2 : Bài làm dưới mức trung bình . Không nắm vững về đặc trưng thể loại văn tự sự . Sai lỗi diễn đạt quá nhiều ..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Điểm 0 : Lạc đề, không làm bài. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 24 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất . "Ông hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được .Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài .Chợt ông lão lặng hẳn đi,chân tay nhủn ra tưởng chừng như không cất lên được ... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên .Tiếng mụ chủ... Mụ nói gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch .Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài ..." Bà Hai bỗng lại cất tiếng : -Thầy nó ngủ rồi ư ? Dậy tôi hỏi cái này đã . -Ông hai bật ngóc đầu dậy giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến : -Im ! Khổ lắm ! Nó mà nghe thấy lại không ra gì bây giờ.Ông lão lại ngã mình nằm xuống, không nhúc nhích ( Ngữ Văn 9 tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào . A. Làng B. Lặng lẽ Sa pa C. Chiếc lược ngà D. Chuyện người con gái Nam xương Câu 2 : Tác giả của tác phẩm chứa đoạn trích A. Kim lân B. Nguyễn thành Long C. Nguyễn Dữ D. Nguyễn Quang Sáng Câu 3: Thể loại của tác phẩm có chứa đoạn trích A. Hồi ký B. Tùy bút C. Tiểu Thuyết D. Truyện Ngắn Câu 4: Người kể chuyển trong đoạn trích trên là A. Ông Hai B. Vợ ông hai C. Mụ chủ nhà D. Người kể giấu mình Câu 5: Các lời thoại trong đoạn trích diễn ra dưới hình thức nào? A. Đối thoại B. Độc Thoại C. Độc Thoại nội tâm D. Độc Thoại nội tâm và đối thoại Câu 6: Nội dung của đoại trích trên A. Tâm trạng của ông hai về làng Chợ Dầu B. Tâm sự của vợ chồng ông hai C. Nỗi tức giận khi ông hai nghe vợ gọi D. Tâm trạng lo sợ, đau khổ, trằn trọc của ông hai khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc. Câu 7 : Các từ sau từ nào là từ tựơng hình A. Nhúc nhích C. Lào xào B. Léo xéo D. Thình thịch Câu 8 : Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng của ông hai vào thời điểm nào A. Mới đi tản cư C. Sau khi nghe làng mình theo giặc B. Trước khi nghe làng mình theo giặc D. Khi được tin làng mình không theo giặc Câu 9: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ” Từ “ mặt trời ” Chuyển nghĩa theo phương thức: A. ẩn dụ B. nhân hoá C. so sánh D. hoán dụ Câu 10: Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là : A. Nhắc nhở mọi người lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ” B. Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết C. Kể chuyện cuộc đời mình D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc Câu 11: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ pháp lãng mạn :.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> A. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao B. Sóng đã cài then đêm sập cửa C. Câu hát căng buồm cùng gió khơi D. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Đọc đoạn thơ và trả lời yêu cầu sau '' Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau ta nắm lấy bàn tay ( Đồng chí -của Chính Hữu ) Các từ vai, miệng ,chân, tay, ở đoạn thơ trên từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Nghĩa chuyển đó hình thành theo phương thức Ẩn dụ hay Hoán dụ. Câu 2 : Viết bài văn tự sự có nhan đề : ''Kỉ niệm về người thầy,cô '' ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A D D D D A C A A A D Tự luận: Câu 1 a / Từ ''vai '' nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ ( 1 điểm ) b / Tình đồng đội cùng chịu gian khổ thiếu thốn, yêu thương gắn bó nâng đỡ tinh thần trong những ngày đầu kháng chiến ( 1 điểm ) Câu 2 : a/ Mở bài : (1 điểm) Giới thiệu kỷ niệm về ở người thầy, cô giáo . b / Thân bài : (2 điểm) Đó là kỷ niệm gì ? Xảy ra vào thời điểm nào, diễn biến ra sao ? kỷ niệm nào đáng nhớ . *Lưu ý : Các yếu tố miêu tả nội tâm và Nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, nổi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thật về tình thầy trò . c/ Kết luận : (1 điểm) Tình cảm của em về kỷ niệm đó.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 25 Phần trắc nghiệm: Câu 1. Tác giả của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình A. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác -két nhà văn Mê-hi-cô B. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác -két nhà văn Châu Âu C. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác -két nhà văn Cô-lôm-bi-a D. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác -két nhà văn Cu-ba Câu 2. Tác phẩm………. thể hiện thể hiện niềm thuơng cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ A. Bánh trôi nước B. Người con gái Nam Xương C. Hoàng Lê nhất thống chí D. Truyện Kiều Câu 3. Tìm đáp án sai : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: A. Người nói vô ý vụng về ,thiếu văn hoá giao tiếp B. Người nói phải ưu tiên cho một phuơng châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn C. Người nói coi thường người nghe D. Người nói muốn gây một sự chú ý ,để người nghe nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó Câu 4. Từ chân nào nào dùng với nghĩa gốc ,từ chân nào dùng với nghĩa chuyển trong câu: Không thể nào đặt chân tới đường chân trời A. Đặt chân: Nghĩâ chuyển ,chân trời : Nghĩa gốc B. Cả hai đều là nghĩa gốc C. Cả hai đều là nghĩa chuyển D. đặt chân: Nghĩa gốc ;Chân trời : Nghĩa chuyển Câu 5. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở vị trí A. Gặp gỡ đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ Câu 6. Giá trị lớn về nội dung của Truyện Kiều là: A. Giá trị hiện thực B. Giá trị nhân đạo C. Gá trị tư tưởng D. Giá trị hiện thực và nhân đạo Câu 7. Câu thơ : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng có liên quan đến sự việc trong câu thơ A. Cùng trong một tiếng tơ đồng - Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm B. Vầng trăng vằng vặc giữa trời- Đinh ninh hai miệng một lời song song C. Khi tựa gối khi cúi đầu – Khi vò khúc ruột khi chau đôi mày Câu 8. Đoạn thơ thể hiện tài tình tâm lí của con người: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ A. Cảnh ngày xuân B. Mã Giám sinh mua Kiều C. Kiều ở lầu Ngưng Bích D. Chị em Thuý Kiêu Câu 9. Nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên thường đựơc miêu tả A. Thể hiện qua miêu tả nội tâm B. Thể hiện qua hành động, đối thoại C. Miêu tả kĩ chân dung,dự đoán số phận nhân vật Câu 10. Các tác giả của Ngô gia văn phái tuy trung với vua Lê nhưng vẫn ca ngợi hết lời vua Quang Trung vì : A. Đặc điểm của thể loại chí B. Tính chất anh hùng của Quang Trung làm họ phải công nhận C. Do họ không bị vua Lê bó buộc D. Tất cả đều sai.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Câu 11. Độc thoại là hình thức : A. Là lời của một người nào đó nói với chính mình . B. Lời của một người nhằm vào một ai, có cất lên thành tiếng . C. Đối đáp trò chuyện giữa hai người D. Câu nói có gạch đầu dòng Câu 12. Từ nào dưới đây là từ tượng hình A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn thuyết minh về giá trị nhân đạo và hiện thực của Truyện Kiều Câu 2. Kể về một kỉ niệm khó quên của em dưới mái trường. ĐÁP ÁN : I TRẮC NGHIỆM: 1 C. 2 B. 3 C. 4 D. 5 B. 6 D. 7 B. 8 C. 9 B. 10 B. 11 A. 12 A. II TỰ LUẬN: 1/ Viết đúng yêu cầu của một đoạn văn.Thuyết minh cơ bản về các giá trị nội dung này. Diễn đạt gọn gàng văn phong thuyết minh .Không có các lỗi hình thức BĐ: điểm tối đa 2đ tuỳ mức độ giảm dần 0,5 đ 2/ NỘI DUNG : Thể hiện được một câu chuyện chứa đựng các nội dung liên đến một kỉ niệm sâu sắc ,cách kể thu hút nhiều cảm xúc liên quan đến đề bài HÌNH THỨC: - Có kết cấu chặt chẽ thể hiện trình tự kể - Cách kể đúng với văn phong tự sự - Nắm vững cách dựng đoạn,viết câu,diễn đạt - Chữ viết sạch đẹp không có các lỗi chính tả BIỂU ĐIỂM: 5 đ : Hoàn chỉnh các yêu cầu 4đ : Đạt 80% yêu cầu 3 đ : Đạt 60% yêu cầu 2 đ: Dưới mức TB 1 đ: Kém.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 26 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 :Nhóm nào chỉ bao gồm các từ ngữ liên quan đến phương châm quan hệ : A. Ông nói gà ,bà nói vịt ; Đánh trống lảng B. Nói ra đầu ra đũa ; Lời chào cao hơn mâm cỗ C. Nói có sách, mách có chứng ; Ăn ốc nói mò D. Nói nhăng nói cuội ; Nói dây cà ra dây muống Câu 2 : Dòng nào nói đúng nhất về sự phát triển của từ vựng : A. Từ vựng phát triển về nghĩa và phát triển về bằng cách vay mượn B. Từ vựng phát triển bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ C. Từ vựng phát triển về nghĩa và phát triển về số lượng từ ngữ D. Từ vựng phát triển bằng cách tạo từ mới và vay mượn tiếng nước ngoài Câu 3 : Nhóm nào gồm các từ được dùng theo cách chuyển nghĩa ẩn dụ : A. Hoa hồng và bóng hồng B. Bụng biển và chân trời C.Tay vợt và trà sâm D. Sốt giá và sốt rét Câu 4 : Nhóm nào chỉ bao gồm các thành ngữ : A. Tấc đất tấc vàng ; Được voi đòi tiên B. Chậm như rùa ; Có chí thì nên C. Uống nước nhớ nguồn ; Nước mắt cá sấu D. Đánh trống bỏ dùi ; Tả đột hữu xông Câu 5 : Trình tự miêu tả trong đoạn trích ‘’Chị em Thuý Kiều’’ là: A. Trình tự thời gian B. Trình tự không gian C. Trình tự tổng- phân - hợp D. Trình tự thời gian và không gian Câu 6 : Câu thơ “ Khúc nhà tay lựa nên chương “ nói về tài gì của Kiều : A. Tài thơ B. Tài hoạ C. Tài đàn D. Tài đánh cờ Câu 7 : Bút pháp nghệ thuật trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là : A. Bút pháp ước lệ B. Bút pháp tả cảnh ngụ tình C. Bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình D. Bút pháp tả thực Câu 8 : Tác phẩm nào được xem là “Thiên cổ kì bút ” : A. Truyện kiều B. Truyện Lục Vân Tiên C. Truyền kì mạn lục D. Vũ trung tuỳ bút Câu 9 : Ý nào nói đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của 3 câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí ”: A. Hình ảnh chân thực , cô đọng , mang ý nghĩa biểu tượng B. Giọng thơ hào hùng , khoẻ khoắn , mạnh mẽ C. Lời thơ giản dị , gần với lời nói thường , như câu văn xuôi D. Lời thơ thiết tha , sâu lắng Câu 10 : Cặp câu thơ nào sau đây được viết theo bút pháp lãng mạn: A. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng - Ta kéo xoăn tay chúm cá nặng B. Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào C. Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng D. Ra đậu dặm xa dò bụng biển - Dàn đan thế trận lưới vây giăng Câu 11 : Bài thơ “Ánh Trăng ” được viết theo những phương thức biểu đạt chính nào : A. Tự sự , miêu tả B. Miêu tả , biểu cảm C. Biểu cảm , nghị luận D. Tự sự , biểu cảm Câu 12 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” là : A. Người cháu B. Người bà C. Tác giả D. Bố mẹ của cháu Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Viết một đoạn văn ngắn ít nhất 5 câu nêu cảm nhận của em về 8 câu cuối của đoạn thơ “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Câu 2 : Kể lại một câu chuyện với chủ đề “ Trường học thân thiện” ..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu Ph.án đúng. 1 A. 2 C. 3 B. 4 D. 5 C. 6 C. 7 D. 8 C. 9 A. 10 C. 11 D. 12 C. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1. Viết đoạn văn có số câu tối thiểu là 5 câu . Nội dung đúng với yêu cầu đề ra Viết sai nội dung đề ra : 0 điểm Đúng nội dung nhưng không đủ số câu tối thiểu :1- 1.5 diểm Nội dung cảm nhận chưa sâu sát : 0.5 điểm Câu 2. Học sinh viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh . Với chủ đề “Trường học thân thiện” các em có thể xây dựng câu chuyện với một trong các nội dung gợi ý sau đây : -Thân ái , hoà nhã ,giúp đỡ bạn bè - Xây dựng ngôi trường xanh sạch đẹp - Kính trọng thầy cô giáo … Bài làm có kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm , nghị luận … Bố cục đầy đủ . Bíêt cách xây dựng câu có nhân vật ,có chuỗi sự việc diễn biến hợp lí … Bài làm tốt : cho 4,0 -5,0 điểm Bài làm khá : cho 3,0 -3,5 điểm Bài làm tr. Bình : cho 2,0-2,5 điểm Bài làm còn yếu : cho 1-1,5 điểm Lạc đề hoặc không làm được bài : cho 0- 0,5 điểm.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 27 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu : 0.25 điểm ) Câu 1. Tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thồng chí” thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền kì B. Tuỳ bút C. Tiểu thuyết lịch sử D. Truyện Nôm Câu 2. Tác phẩm nào được xem là “Thiên cổ kì bút” (áng văn ngàn đời)? A. Lục Vân Tiên B. Truyện Kiều C. Vũ trung tuỳ bút D. Truyền kì mạn lục Câu 3 . Hình ảnh “ Khuôn trăng đầy đặn” gợi lên vẻ đẹp_______của Thuý Vân? A. Nụ cười B. Khuôn mặt C. Làn da D. Đôi mắt Câu 4. Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ trong phong trào “Thơ mới”? A. Huy Cận B. Chính Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Bằng Việt Câu 5. Chủ thể trữ tình trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là ai? A. Đoàn thuyền B. Tác giả và người lao động C. Tác giả D. Người dân chài Câu 6. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong truyện “Làng” của Kim Lân là : A. Sững sờ → đau xót,tủi hổ→ ám ảnh, day dứt→bế tắc, tuyệt vọng. B. Đau xót,tủi hổ→ Sững sờ → ám ảnh, day dứt→bế tắc, tuyệt vọng. C. Sững sờ → bế tắc, tuyệt vọng → đau xót,tủi hổ→ ám ảnh, day dứt. D. Sững sờ → ám ảnh, day dứt→ đau xót ,tủi hổ → bế tắc, tuyệt vọng. Câu 7. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? A. Ông Sáu B. Bé Thu C. Người bạn ông Sáu (bác Ba) D. Tác giả Câu 8. Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm hội thoại quan hệ? A. Hứa hươu hứa vượn B. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược C. Nói bóng nói gió D. Cãi chày cãi cối Câu 9. Nhóm từ nào chỉ gồm các từ ngữ được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ? A. Sốt giá, chân mây B. Đôi chân, sốt rét C. Tay vợt, chân bóng D. Cát bụi, tay vợt Câu10. Nhóm nào thể hiện đúng trình tự ra đời của các từ? A. Điện thoại di động→ đối thoại→điện thoại B. Đối thoại→điện thoại - điện thoại di động C. Điện thoại di động→ điện thoại→đối thoại D. Đối thoại→ điện thoại→điện thoại di động Câu11. Câu thơ “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ từ vựng gì? A. So sánh B. Nói quá C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu12. Từ nào trong các từ sau không phải là từ tượng hình? A. Xơ xác B. Róc rách C. Vật vờ D. Rung rinh Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ trong một đoạn văn khoảng 10 câu. Câu 2 : Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu Phương ánđúng. 1 C. 2 D. 3 B. 4 A. 5 C. 6 D. 7 C. 8 B. 9 A. 10 B. 11 C. 12 B. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : - Tóm tắt được những diễn biến chính của câu chuyện xoay quanh các nhân vật chính Vũ Nương, Trương Sinh và một số nhân vật có liên quan (bé Đản, Phan Lang…) - Viết trong một đoạn văn, độ dài khoảng 10 câu, ngôn ngữ phù hợp với văn bản tác phẩm tự sự, bố cục hợp lí, không sai lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt Câu 2: - Bài văn kể về một kỉ niệm gắn với người bạn thân của người viết; kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, đáng nhớ. - Bài văn phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ chân thật của ngươì viết. - Bài viết thể hiện sự kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận -Về hình thức: Bố cục hợp lí, cân đối. Văn viết phù hợp với kiểu tự sự, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ… *Thang điểm: - Điểm 5: Bố cục rõ, lời kể sáng tạo , chân thật, biết tạo ra các tình huống để thể hiện tình bạn chân thành, không mắc lỗi chính tả. -Điểm 3-4: Bố cục rõ,lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi chính tả. - Điểm 1-2: Các trường hợp còn lại.. Đề kiểm tra học kỳ I.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> môn ngữ văn 9 – Đề số 28 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 : Tác phẩm nào được coi là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt ? A. Truyền kì mạn lục B. Truyện Kiều C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D. Truyện Lục Vân Tiên Câu 2 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương là ? A. Do chính lời nói dối con của Vũ Nương. B. Do lời nói vô tình của bé Đản. C. Sự hồ đồ gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh. D. Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của làng xóm. Câu 3 : Hình ảnh “ Mây sớm đèn khuya” gợi lên điều gì về thời gian ? A. Thời gian qua mau B. Thời gian qua chậm C. Thời gian ngưng đọng D. Thời gian khép kín Câu 4 : Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận yếu tố nào trợ giúp gió khơi căng buồm ? A. Sóng B. Nước C. Người D. Câu hát Câu 5 : Nhân vật chính trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là ? A. Cô gái B. Anh thanh niên C. Bác lái xe D. Ông hoạ sĩ Câu 6 : Những hình ảnh nào gắn kết với nhau một cách đẹp nhất trong ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ? A. Người lính, khẩu súng, vầng trăng B. Người lính, rừng hoang, vầng trăng C. Người lính, khẩu súng, rừng hoang D. Người lính, vầng trăng, sương muối Câu 7 : Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả Phạm Tiến dật muốn khắc hoạ ? A. Những chiếc xe bị vỡ kính B. Những người lính lái xe dũng cảm, lạc quan C. Lợi ích của xe không có kính D. Cuộc sống gian khổ ở chiến trường Câu 8 : Nội dung cỏ bản của truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân ) là ? A. Tính hay khoe làng của nhân vật ông Hai B. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của nhân vật ông Hai C. Tình yêu làng chung thuỷ của nhân vật ông Hai D. Sự vui sướng tột cùng của nhân vật ông Hai trước cái tin “ Làng chợ Dầu theo giặc” được cải chính Câu 9: Tác giả Nguyễn Quang Sáng tập trung khắc hoạ ở nhân vật ông Sáu trong “ Chiếc lược ngà” nét đẹp chủ yếu nào ? A. Tình cảm xóm làng, đồng chí, đồng đội B. Tình yêu quê hương, đất nước C. Tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ D. Tình cha con sâu nặng và trách nhiệm quân nhân Câu 10: Các thành ngữ “Ăn không nói có, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 11: Từ “ nhà” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Đèn nhà ai nấy rạng. B. Năm gian nhà cỏ thấp le te. C. Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho. D. Đồn rằng đám cưới cô to. Nhà giai thuê chín chiếc đò rước dâu. Câu 12: Ngôi kể trong văn bản tự sự thường là ? A. Ngôi thư nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 câu ) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: Một đoạn là lời dẫn trực tiếp và một đoạn là lời dẫn gián tiếp “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. (Đặng Thai Mai ) Câu 2 : Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu Ph. Án đúng. 1 B. 2 C. 3 D. 4 D. 5 B. 6 A. 7 B. 8 B. 9 D. 10 B. 11 B. 12 D. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : Viết đúng,đủ số câu theo yêu cầu - Trích dẫn trực tiếp -Trích dẫn gián tiếp - Thiếu, chưa đảm bảo số câu - Đủ số câu, không đảm bảo nội dung Câu 2 : 1/Nội dung : a-Bài văn kể về một kỉ niệm gắn với người bạn thân của người viết, kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, đáng nhớ b- Bài văn phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ chân thật của người viết. c- Bài viết kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận 2/ Hình thức: a- Bố cục hợp lí, cân đối b- Văn viết phù hợp với kiểu tự sự, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,dùng từ, lỗi diễn đạt... THANG ĐIỂM Điểm 3,5-4 : Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu trên, có vài lỗi nhỏ ở yêu cầu 2b. Điểm 2-3 : Đạt mức trung bình khá. Có hạn chế ở yêu cầu 1c, 2b Điểm 1- 1,5: Kể được câu chuyện đúng chủ đề nhưng còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức nêu trên. Điểm 0 : Không làm được bài hoặc lạc đề. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 29 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ câu hỏi rồi chọn đáp án đúng cho các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? A. Phong cách Hồ Chí Minh B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> D. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh 2. Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của 30 năm cuối thế kỉ XVIII , mấy năm đầu thế kỉ XI X là : A. Truyền kì mạn lục B. Hoàng Lê nhất thống Chí C. Vũ trung tuỳ bút D. Cả b,c dều đúng 3. Bài thơ "Ánh trăng" được trích từ tập thơ nào ? A. Đầu súng trăng treo B. Ánh trăng C. Vầng trăng quầng lửa D. Không phải a,b,c 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong 2 câu thơ sau là : "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần". A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Điệp ngữ D. Chơi chữ 5. Đều viết bằng chữ Hán là nhóm các tác phẩm nào ? A. Chuyện người con gái Nam Xương - Truyện Kiều - Hoàng Lê nhất thống Chí B. Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút - Hoàng Lê nhất thống chí C. Hoàng Lê nhất thống Chí - Vũ trung tuỳ bút - Chuyện người con gái Nam Xương D. Bình Ngô Đại cáo - Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút 6. Truyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai ? A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ D. Bác lái xe 7. Câu ca dao sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ? Ai ơi chớ vội cười nhau Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự 8. Hai câu cuối của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có dùng biện Pháp nghệ thuật: A. Nhân hoá - hoán dụ B. Hoán dụ - tương phản C. Điệp ngữ - nhân hoá D. Tương phản - so sánh 9. Trong hai câu thơ "Ngại ngùng dơn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày", Nguyễn Du đã miêu tả : A. Tả cảnh B. Tả người C. Tả ngoại hình D. Tả nội tâm 10. Trong đoạn thơ tả cảnh chi em Thuý Kiều du xuân trở về có mấy từ láy ? A. Ba B. Bốn C Năm D. Sáu 11. Câu thơ sau nói về nhân vật Hồ Tôn Hiến trong truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng bị thiếu một từ,em hãy chọn trong các từ sau một từ thích hợp để điền vào : "Lạ thay mặt sắt cũng ...... vì tình" A. Ngây B. Say C. Mê D. Ưa 12. Cho các cụm từ sau : 1.Tiếng kêu của nó 2. nghe thật xót xa 3. và xé cả ruột gan mọi người 4. xé sự im lặng 5. như tiếng xé Em hãy chọn cách sắp xếp tốt nhất để tạo thành câu văn miêu tả tiếng kêu của nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng . A. 1-5-4-3-2 B. 1-2-5-4-3 C. 1-5-2-4-3 D. 1-2-4-3-5 Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép những câu thơ bộc lộ tâm trạng đau buồn, lo âu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích . Phân tích cái hay về nghệ thuật ở câu thơ cuối của đoạn . Câu 2 : Hãy kể về một việc làm tốt của một người bạn mà em rất cảm phục . ( chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A/Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P/án d b b d c c d b d c a a Â/ Phần tự luận : ( 7 điểm ) *Câu 1 ( 2 điểm ) _ Chép đúng 8 câu cuối của đoạn trích ( Kiều ở lầu Ngưng Bích ) tr.4/sgk văn 9 tập I ( 1 điểm ) ( sai từ 2 đến 4 lỗi chính tả không cho điểm tối đa, sai từ 5 lỗi trở lên trừ nửa số điểm ).
<span class='text_page_counter'>(56)</span> _ Chỉ ra được nghệ thuật của câu thơ cuối : từ láy ( ầm ầm ) từ gợi tả âm thanh ( ầm ầm, kêu ) đảo trật tự cú pháp ( ầm ầm tiếng sóng ) ( 0,5 điểm ) _ Chỉ được nội dung : âm thanh dữ dội như tiếng gõ cửa của định mệnh, tiếng gầm gào của hiểm hoạ, tất cả như báo hiệu những tai biến sẽ đến với cuộc đời Kiều *Câu 2 ( 5 điểm ) _ Nhìn chung toàn bài kể được câu chuyện, đưa được yếu tố miêu tả, biểu cảm vào một cách hợp lí, diễn đạt lưu loát , bố cục đầy đủ, cân xứng ( 1 điểm ) _ Phần mở bài : Giới thiệu về người bạn và và việc làm của bạn ( 0,5 điểm ) _Phần thân bài : Kể lại được đầy đủ các chi tiết về việc làm tốt của bạn, thể hiện được yêu cầu đề bài " việc làm khiến em cảm phục " ( 3 điểm ) _ Phần kết bài: Nêu được cảm nhận của bản thân trước việc làm tốt của bạn ( 0,5 điểm ) *Biểu điểm cho câu tự luận số 2: _Điểm 4,5- 5 : Thực hiện đủ các yêu cầu trên, có thể có vài thiếu sót nhỏ về nội dung hoặc diễn đạt _Điểm 3,5-4: Thực hiện tương đối đủ các yêu cầu nêu trên, lỗi diễn đạt từ 3 đến 5 chỗ _Điểm 2.5-3 : Hiểu yêu cầu , viết đúng phương thức, song văn viết còn lúng túng _ Điểm1,5-2 : Chưa kể được việc làm một cách thuyết phục, văn viết khó theo dõi _Điểm 0-1 : Chưa hiểu đề, chưa kể được gì, viết nhập nhằng không rõ ý. Hết.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 30 Phần trắc nghiệm: […] "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khét ngày trước lại ra vào hống hách ở cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chie có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà kủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng… Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". […] (Trích "Làng"– Kim Lân, SGK Ngữ văn 9-Tập 1) Câu 1: Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm B. Lập luận, miêu tả, biểu cảm C. Miêu tả, biểu cảm D. Biểu cảm, thuyết minh. Câu 2: Nét đặc sắc nhất của nghệ thuật ở đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực; D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn. Câu 3: Trong câu: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù". Là câu gì? A. Câu đơn B. Câu đơn đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn. Câu 4: Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai? A. Ông Hai B. Người đàn bà tản cư C. Tác giả D. Mụ chủ nhà. Câu 5: Đoạn trích trên được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào? A. Độc thoại B. Đối thoại xen độc thoại C. Đối thoại D. Độc thoại nội tâm. Câu 6: Thành phần gạch chân trong câu: "Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…"được viết theo biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. ẩn dụ. Câu 7: ý nào dưới đây là nội dung chính của đoạn trích trên? A. Nỗi kinh hoàng của ông Hai khi nghĩ phải quay lại cuộc sống trước đây; B. Nỗi sợ hãi của ông Hai khi nghĩ đến bọn chức sắc trong làng; C. Sự đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc; D. Sự giằng xé của ông Hai giữa việc quay về làng hay ở lại. Câu 8: Câu: "Hay là quay về làng?..."trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào? A. Nghi vấn; B. Cầu khiến; C. Cảm thán; D. Trần thuật. Câu 9: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Tản cư; B. Đè nén; C. Kháng chiến; D. Lầm than. Câu 10: Dòng nào sau đây không đúng về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? A. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật. B. Làm cho nhân vật trở nên sinh động. C. Miêu tả bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. D. Người kể chuyện giấu mình. Câu 11: Chọn nội dung ở cột A (Tên văn bản) ghép vào nội dung cột B (Nội dung) sao cho hợp lý. Tên văn bản (A) Nội dung (B) 1. Đấu tranh cho một a) Khắc học hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con thế giới hoà bình. người lao động. 2. Bài thơ về tiểu đội b) Tình yêu quê hương và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông xe không kính. dân khi phải dời làng đi tản cư. 3. Đoàn thuyền đánh c) Hình ảnh những người lính lái xe ở trường Sơn với tư thế hiên ngang, lạc quan, cá. dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu kiên cường. 4. Làng. d) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém, đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện phát triển… Phần tự luận (7 điểm) Dựa vào tác phẩm "Làng"(Kim Lân), hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> ĐÁP ÁN - HƯỚNGDẪN CHẤM Trắc nghiệm (3,5 điểm) Câu. 01. 02. 03. 04. 05. 06. 07. 08. 09. 10. Đáp án. c. b. c. a. d. a. c. a. b. d. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. Điểm Câu 11:. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm, tổng 1,0 điểm.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> 1 – d;. 2 – c;. 3 – a;. 4 – b.. Tự luận (6,5 điểm) 1. Nội dung: (5,0 điểm) - Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai ông Hai – nhân vật kể chuyên. - Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tẩptung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả được sự nghi ngờ oan ức. - Không kể thêm các chi tiết trong xâu truyện mà có thể bớt các chi tiết. - Bài làm phải có sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả, đặc biệt khi diễn tả tâm trạng của ông Hai. - Không được chen vào các câu nhận xét, cảm xúc và bình luận. - Bài làm không được quá dài hơn hai trang giấy thi. 2. Hình thức: (1,5 điểm) - Bài làm có đủ bố cục ba phần. - Trình bày khoa học, sạch đẹp, chữ viết cẩn thận không quá xấu. - Mắc không quá 4 lỗi chính tả. *) Lưu ý: Phần tự luận tuỳ từng mức độ nhận biết và bài làm của học sinh mà giáo viên chấm cho hợp lý và phù hợp.. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 31 Phần trắc nghiệm: Câu 1 : Khi nói về lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh ”tác giả Lê Anh Trà không đề cập đến : A. Cách tiêu xài , tiết kiệm B. Trang phục và việc ăn uống C. Chỗ ở và nơi làm việc D. Vận dụng tiện nghi Câu 2 : Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”được xem như : A. Văn bản tự sự B. Văn bản nhật dụng C. Văn bản nghi luận D. Văn bản tự sự và nghị luận Câu 3 : Câu thơ”Mai cốt cách , tuyết tinh thần” của ai ? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Công Trứ D. Nguyễn Du Câu 4: Để miêu tả nỗi buồn của Thuý Kiều, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”tác giả sử dung bao nhiêu câu thơ ? A. Bốn B. Sáu C. Tám D. Mười hai Câu 5: “Truyện Kiều” ra đời ở giai đoạn văn học nào ?.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV B. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII C. Nửa cuối thế kỉ XIX D. Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Câu 6: Truyện truyền kì có đặc điểm gì tiêu biểu nhất? A. Ghi chép sự thật li kì B. Xây dựng nhân vật tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc C. Xây dựng nhân vật phụ nữ đức hạnh D. Ghi chép những chuyện li kì trong dân gian Câu 7: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ” Từ “ mặt trời ” trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp : A. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ B. Chuyển nghĩa theo phương thức nhân hoá C. Chuyển nghĩa theo phương thức so sánh D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ Câu 8: Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là gì ? A. Nhắc nhở mọi người về lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ” B. Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết C. Kể chuyện cuộc đời mình D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc Câu 9 : Hai câu thơ sau có sử dụng lời dẫn gì? Mối rằng : “ Đáng giá ngàn vàng Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !” A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Trực tiếp và gián tiếp D. Không dùng lời dẫn Câu 10: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ pháp lãng mạn ? A. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi B. Câu hát căng buồm cùng gió khơi C. Sóng đã cài then đêm sập cửa D. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Câu 11: Câu trả lời sau đây của nhân vật Mã Giám Sinh trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) không vi phạm phương châm hội thoại nào ? Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự Câu 12: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương? A. Vũ Thi Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã nết na lại thêm tư dung tốt đẹp B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo van lơn C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, như đối với cha mẹ đẻ mình D. Thiếp vốn kẻ khó được, nương tựa nhà giàu Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 :Nêu những nét chung về người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Câu 2 :Kể về một kỉ niêm đối vói một người thầy hoặc cô giáo cũ ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : Câu Ph.án đúng. 1 A. 2 B. 3 D. 4 C. 5 D. 6 D. 7 A. 8 A. 9 A. 10 D. 11 C. 12 A. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : Học sinh nêu được những nét chính sau: -Đó là những người lính Cách Mạng,những anh bộ đội Cụ Hồ.Họ có đầy đủ những phẩm chất của người chiến sĩ Cách mạng như: +Yêu Tổ quốc thiết tha,sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho Tổ quốc. (1đ ) +Dũng cảm,vượt lên trên khó khăn,gian khổ ,nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ ( 0,5đ ) -Đặc biệt ,họ có chung tình đồng chí,đồng đội keo sơn gắn bó(.1đ ) Câu 2 :.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> a/ Nội dung: Kể về kỷ niệm đối với một người thầy hoặc cô giáo cũ. b/ Phương pháp: Tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau: - Kỷ niệm vui hoặc buồn về người thầy hoặc cô và kỷ niệm đó để lại trong em nhiều ấn tượng, cảm xúc. - Kỷ niệm được viết thành câu chuyện nên phải đảm bảo về thời gian, không gian,diễn biến, kết thúc và ý nghĩa. c/ Biểu điểm: + 4 – 5 điểm -Bài viết tốt, có cách kể sáng tạo, giàu cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Đảm bảo tốt các ý cơ bản., kết cấu 3 phần rõ ràng, tách đoạn hợp lí. + 2 – 3 điểm -Bài viết tương đối đảm bảo các ý cơ bản, con đôi chỗ lũng cũng. -Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng chưa thật tốt. - Đảm bảo kết cấu 3 phần. + 1 điểm Bài viết sơ sài, không hiểu đề.,lạc đề ( Căn cứ vào biểu điểm , gv linh hoạt phát huy những bài làm sáng tạo của học sinh ). Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 32 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Lý do chính khiến Vũ Nương không trở về đoàn tụ với gia đình mặc dù đã được giải oan là : A.Vì cảm ơn đức của Linh Phi. B. Vì còn tức giận Trương Sinh. C.Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng. D. Cả A và C đều đúng. Câu 2: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào ? A. Tiểu thuyết chương hồi B . Tuỳ bút C. Truyền kỳ D. Truyện ngắn Câu 3 : Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung –“ kẻ thù ” của họ ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ có ý thức dân tộc C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh D. Cả A và B đều đúng Câu 4: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ? A. Nụ cười và giọng nói B. Khuôn mặt và hàm răng C. Trí tuệ và tâm hồn D. Làn da và mái tóc Câu 5 : Có người cho rằng, chân dung của Thuý Vân và Thuý Kiều là những chân dung tính cách, số phận. Đúng hay sai? A. Đúng B . Sai Câu 6 : Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh Câu 7: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào ?.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> A.Chữ Hán B.Chữ Pháp C.Chữ Nôm D.Chữ quốc ngữ Câu 8 : Cụm từ “ quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì ? A. Bổ ngữ B. Thuật ngữ C. Trạng ngữ D. Thành ngữ Câu 9 : Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ? A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Hiện tượng đồng âm của từ C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ Câu 10 : Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì ? A. Tình bạn bè B. Tình quân dân C. Tình anh em D. Tình đồng đội Câu 11 : Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì ? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên B. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B đều đúng Câu 12 : Nhân vật chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa là ai ? A. Ông hoạ sĩ già B. Anh thanh niên C. Cô kỹ sư D. Bác lái xe Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn hội thoại ngắn trong đó có trường hợp một phương châm hội thoại đã không được tuân thủ.(Nêu tên PCHT bị vi phạm ) Câu 2: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về người bạn thân.. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I I.Trắc nghiệm : (3đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ Câu Đáp án. 1 C. 2 B. 3 D. 4 C. 5 A. 6 A. 7 C. 8 D. 9 A. 10 D. 11 D. 12 B. II. Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) -Viết đúng yêu cầu về hình thức và nội dung của đoạn văn hội thoại (1đ) -Nêu được PCHT bị vi phạm (1 đ) Câu 2 : (5đ) a) Nội dung : - Xác định đúng đối tượng để kể chuyện là bạn thân - Kỷ niệm được kể thực sự sâu sắc, gây xúc động ở người đọc, có ý nghĩa giáo dục về tình bạn cao đẹp, về tư tưởng về đạo lý làm người - Có tình huống đặc sắc, tạo kịch tính b) Hình thức - Bố cục rõ ràng hợp lí - Biết xây dựng các đoạn văn tự sự - Lời văn trong sáng, mạch lạc - Biết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự Thang điểm : - Điểm 5 : bố cục rõ, bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, ít mắc lỗi diễn đạt - Điểm 3, 4 : bố cục rõ, có sáng tạo trong cách kể chuyện, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> -. Điểm 1, 2 : hiểu đề, bài viết có nội dung song chưa làm nổi bật được chủ đề, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả Điểm 0 : Không làm được gì cả. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 33 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất . 1. "Truyền kì mạn lục"có nghĩa là : A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền . B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. 2. Nhận định nào nói đúng nhất thành công về nghệ thuật của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương"của Nguyễn Dữ. A. Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn. B. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc. C. Kết hợp tự sự với trữ tình D. Cả a,b,c đều đúng 3. "Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh"được viết theo thể loại nào ? A. Tiểu thuyết chương hồi B. Truyền kì C. Tuỳ bút D. Chí 4. Tên tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí"có nghĩa là : A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. C. Ghi chép việc Vua Lê thống nhất đất nước. B. Ý chí thống nhất đất nước của Vua Lê D. Ý chí trước sau như một của Vua Lê. 5. Vì sao các tác giả vốn là các vị quan trung thành với nhà Lê vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung _ " kẻ thù"của họ ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ có ý thức dân tộc C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh D. Cả a và b đúng 6. Nhận định nào nói đúng về giá trị nội dung của truyện Kiều A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực,không có giá trị nhân đạo B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo, không có giá trị hiện thực C. Truyện Kiều vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo D. Truyện Kiều ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Du 7. Câu thơ " Kiều càng sắc sảo mặn mà"nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ? A. Nụ cười và giọng nói B. Trí tuệ và tâm hồn C. Khuôn mặt và đôi mắt D. Cả b và c đều đúng 8. Trong câu thơ sau : " Vợ chàng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau" . ( Trích truyện Kiều - Nguyễn Du ) Có dùng : A. Tục ngữ B. Thành ngữ C. Thuật ngữ D. Ca dao 9. Nhận định nào sau đây nói đúng về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ? A. Nhà thơ lớn của dân tộc vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> B. Nhà thơ Nam Bộ có nghị lực cao cả, nhân cách sáng ngời, yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc. C. Nhà thơ, nhà giáo, nhà thầy thuốc giỏi D Cả 3 ý kiến trên. 10. Câu nói sau là lời của nhân vật nào trong tác phẩm " Lục Vân Tiên"của Nguyễn Đình Chiểu : "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn" A. Lục Vân Tiên B. Kiều Nguyệt Nga C. Ông Ngư D. Ông Tiều 11. Hình ảnh " Lục Vân Tiên"trong đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"được khắc hoạ giống với môtíp nào trong truyện cổ tích ? A. Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, cô gái trả nghĩa và họ trở thành vợ chồng. B. Một ông Vua mang hạnh phúc đến cho một người đau khổ. C. Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ được đền đáp xứng đáng. D. Cả a,b,c đều đúng 12. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất thái độ của tác giả thể hiện qua việc miêu tả cuộc sống của ông Ngư trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" . A. Thi vị hoá cuộc sống của người lao động bình thường. B. Trân trọng ước mơ của người lao đông bình dị. C. Gửi gắm khát vọng sống và niềm tin vào cái thiện D. Cả a,b,c đều đúng Phần tự luận (7 điểm) Câu1: Chép những câu thơ thể hiện tâm trạng đau buồn lo âu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ở câu cuối của đoạn thơ ? Câu2: Viết đoạn văn khoảng 15 dòng , nêu cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng trong đoạn trích hồi thứ mười bốn "Hoàng lê nhất thống chí" ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A/Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm ) Câu P/án. 1 a. 2 d. 3 c. 4 c. 5 d. 6 c. 7 b. 8 b. 9 d. 10 c. 11 a. B/ Tự luận : Câu1: ( 3 điểm ) _Chép đúng 8 câu cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ( 1 đ ) ( sai 2 lỗi chính tả không cho điểm tối đa, sai 5 lỗi trở lên trừ nởa số điểm ) _ Chỉ ra được các BPNT : từ láy, từ tượng thanh, đảo trật tự cú pháp ... ( 0,5 ) _ Phân tích được nội dung, khẳng định được tâm trạng lo âu hải hùng của Kiều ( 1,5 ) Câu2: ( 4 điểm ) _Khẳng định đây là hình tượng đẹp về các vị Vua Việt Nam (0.5) _ Nêu và cảm nhận tương đối đầy đủ các mặt tính chất sau : (2,,5) + Quang Trung là con người mạnh mẽ, quyết đoán + Trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, +Có tài dụng binh như thần +Oai phong lẫm liệt trong chiến trận + Có tầm nhìn xa trông rộng _Thể hiện được niềm tự hào về các vị anh hùng dân tộc ( 0,5 ) _Viết văn trôi chảy, thể hiện được cảm xúc (0,5). 12 d.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 34 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 :Tác phẩm nào được coi là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt ? A. Truyền kì mạn lục B. Truyện Kiều C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D. Truyện Lục Vân Tiên Câu 2 :Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương là ? A. Do chính lời nói dối con của Vũ Nương. B. Do lời nói vô tình của bé Đản. C. Sự hồ đồ gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh. D. Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của làng xóm. Câu 3 :Hình ảnh “ Mây sớm đèn khuya” gợi lên điều gì về thời gian ? A. Thời gian qua mau B. Thời gian qua chậm C. Thời gian ngưng đọng D. Thời gian khép kín Câu 4 :Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận yếu tố nào trợ giúp gió khơi căng buồm ? A. Sóng B. Nước C. Người D. Câu hát Câu 5 :Nhân vật chính trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là ? A. Cô gái B. Anh thanh niên C. Bác lái xe D. Ông hoạ sĩ Câu 6 : Những hình ảnh nào gắn kết với nhau một cách đẹp nhất trong ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ? A. Người lính, khẩu súng, vầng trăng B. Người lính, rừng hoang, vầng trăng C. Người lính, khẩu súng, rừng hoang D. Người lính, vầng trăng, sương muối Câu 7 : Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật muốn khắc hoạ ? A. Những chiếc xe bị vỡ kính B. Những người lính lái xe dũng cảm, lạc quan C. Lợi ích của xe không có kính D. Cuộc sống gian khổ ở chiến trường Câu 8 :Nội dung cơ bản của truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân ) là ? A. Tính hay khoe làng của nhân vật ông Hai B. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của nhân vật ông Hai C. Tình yêu làng chung thuỷ của nhân vật ông Hai D. Sự vui sướng tột cùng của nhân vật ông Hai trước cái tin “ Làng chợ Dầu theo giặc” được cải chính Câu 9: Tác giả Nguyễn Quang Sáng tập trung khắc hoạ ở nhân vật ông Sáu trong “ Chiếc lược ngà” nét đẹp chủ yếu nào ? A. Tình cảm xóm làng, đồng chí, đồng đội B. Tình yêu quê hương, đất nước C. Tình cha con sâu nặng và trách nhiệm quân nhân D. Tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ Câu 10: Các thành ngữ “Ăn không nói có, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 11 : Từ “ nhà” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Đèn nhà ai nấy rạng. B. Năm gian nhà cỏ thấp le te. C. Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho. D. Đồn rằng đám cưới cô to. Nhà giai thuê chín chiếc đò rước dâu. Câu 12: Ngôi kể trong văn bản tự sự thường là ? A. Ngôi thư nhất B. Ngôi thứ hai.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 câu ) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: Một đoạn là lời dẫn trực tiếp và một đoạn là lời dẫn gián tiếp “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. (Đặng Thai Mai ) Câu 2 : Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu Ph. Án đúng. 1 B. 2 C. 3 D. 4 D. 5 B. 6 A. 7 B. 8 B. 9 C. 10 B. 11 B. 12 D. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : Viết đúng,đủ số câu theo yêu cầu - Trích dẫn trực tiếp -Trích dẫn gián tiếp - Thiếu, chưa đảm bảo số câu - Đủ sos câu, không đảm bảo nội dung Câu 2 : 1/Nội dung : a-Bài văn kể về một kỉ niệm gắn với người bạn thân của người viết, kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, đáng nhớ b- Bài văn phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ chân thật của người viết. c- Bài viết kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận 2/ Hình thức: a- Bố cục hợp lí, cân đối b- Văn viết phù hợp với kiểu tự sự, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,dùng từ, lỗi diễn đạt... THANG ĐIỂM Điểm 3,5-4 : Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu trên, có vài lỗi nhỏ ở yêu cầu 2b. Điểm 2-3 : Đạt mức trung bình khá. Có hạn chế ở yêu cầu 1c, 2b Điểm 1- 1,5: Kể được câu chuyện đúng chủ đề nhưng còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức nêu trên. Điểm 0 : Không làm được bài hoặc lạc đề.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 35 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng vào bài làm. Câu 1.Câu thơ “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) ca ngợi tài năng gì của Kiều ? A. Làm thơ B. Vẽ tranh C. Đánh đàn D. Chơi cờ Câu 2: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào ? A. Ông hoạ sĩ B. Cô kĩ sư C. Anh thanh niên D. Bác lái xe Câu 3. Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói ? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật Câu 4. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào không phải là thành ngữ ? A. Mẹ tròn con vuông B. Đánh trống bỏ dùi C. ếch ngồi đáy giếng D. Chị ngã em nâng Câu 5. Từ xuân trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Ngày xuân em hãy còn dài. B. Ngày xuân con én đưa thoi. C. Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân. D. Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương. Câu 6. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm. B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm. C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. D. Làm cho câu chuyện sinh động. Câu 7. Văn bản nào sau đây được kể theo ngôi thứ nhất ? A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chuyện người con gái Nam Xương D. Chiếc lược ngà Câu 8. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) được viết theo thể loại nào ? A. Truyền kì B. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện Nôm D. Tuỳ bút Câu 9.Ai là tác giả của bài thơ Đồng chí? A. Chính Hữu B. Nguyễn Khoa Điềm C. Bằng Việt D. Nguyễn Duy Câu 10. Câu tục ngữ "Nói có sách, mách có chứng"liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự Câu 11. "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" (Làng - Kim Lân). Những lời trong đoạn văn trên thuộc hình thức nào? A. Đối thoại B. Độc thoại nội tâm C. Độc thoại D. Cả A, B, C đều sai Câu 12. Câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim."(Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) tóm tắt văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu; Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2: Kể lại câu chuyện đáng nhớ về một lần em trót phạm lỗi với người khác. (Trong bài viết có sử dụng yếu miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại)..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì I năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn lớp 9 I/ Trắc nghiệm khách quan Yêu cầu và cho điểm Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 C A C D B C D A A A B D II/ Tự luận Đoạn văn trình bày được các ý cơ bản : - Lục Vân Tiên trên đường đi thi ghé về thăm cha mẹ gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu dược Kiều Nguyệt Nga. - Cảm ân đức ấy của chàng, Nguyệt Nga muốn được trả ơn nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối. Câu 2: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự. Bài viết có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại. - Bài viết chặt chẽ, hợp lí, các sự việc được sắp xếp một cách lô-gic và rành mạch. Bố cục rõ ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài. - Diễn đạt chính xác, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. Biết sử dụng ngôi kể hợp lí. - Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Các yêu cầu về nội dung và cho điểm: 1. Mở bài : - Giới thiệu chung về lần phạm lỗi ( Lỗi gì ? Với ai?) - Tình huống phạm lỗi (Không gian, thời gian, hoàn cảnh) 2. Thân bài - Quá trình sự việc diễn ra. - Tâm trạng của bản thân trong quá trình sự việc diễn ra và sau đó ( tò mò, tự ái, hiếu thắng, nôn nóng...ân hận, dằn vặt, xấu hổ...) 3. Kết bài: - Rút ra bài học cho bản thân * Lưu ý: - Người chấm cần chú ý đến kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại như yêu cầu đề bài. Cần có sự cân nhắc khi cho các mức điểm tối đa. - Đối với những bài viết chưa biết cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại điểm toàn bài cho không quá 2,5 dù kể được đầy đủ nội dung .. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 36 Phần trắc nghiệm: Câu 1: Nhà thơ nào dưới đây là tác giả của “Truyện Lục Vân Tiên” ? A. Nguyễn Du B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn Khuyến.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa ”là ai? A. Cô gái B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ D. Lái xe Câu 3: Truyện “Làng” của Kim Lân thể hiện ngòi bút miêu tả? A. Ngoại hình nhân vật B. Tâm lí nhân vật C. Hành động nhân vật D. Hình dáng nhân vật Câu 4: Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào thơ mới. A. Chính Hữu B. Bằng Việt C. Phạm Tiến Duật D. Huy Cận Câu 5: Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại? A. Tế nhị và tôn trọng B. Nói đúng đề tài giao tiếp C. Nói lạc đề D. Nói ngắn gọn ,rành mạch Câu 6: Từ “ngọn” trong bài thơ sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu B. Lá bàng đang đỏ ngọn cây C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng D. Nghe ngọn gió nơi này thổi sang phương ấy Câu 7: Từ “ấp iu”trong câu thơ “Một bếp lửa ấp u nồng đượm”gợi bàn tay của người bà như thế nào? A. Kiên nhẫn khéo léo B. Cần cù chăm chỉ C. Mảnh mai yếu đuối D. Vụng nề thô ráp Câu 8: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất Câu 9: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Âm mưu B. Thủ đoạn C. Mánh khoé D. Xảo quyệt Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tượng trưng cho điều gì? A. Hạnh phúc tràn đầy B. Quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn D. Cuộc sống hiện tại no đủ Câu 11 : Câu thơ “Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 12 : Tình yêu làng sâu sắc của ông Hai (trong “ Làng” của KimLân ) được thể hiện ở những khía cạnh nào ? A. Nôi nhớ làng tha thiết B. Sung sướng, hả hê khi tên làng theo giặc được cải chính C. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc D. Tất cả các ý trên Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Ý nghĩa tiếng chim tu hú trong bài “Bếp lửa”của Bằng Việt? Câu 2: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em.. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I/Trắc ngiệm:(Mỗi câu 0.4 đ) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> C. B. B. D. D. B. A. D. C. B. C. D. II/Tự luận:(6đ) Câu 1:(1đ)Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ hè về.Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Câu 2:-Yêu cầu làm đúng kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm,miêu tả nội tâm,nghị luận. -Trình bày đủ các phần theo bố cục của bài tự sự kết hợp với miêu tả… Biểu điểm: Điểm 5:Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài Điểm 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài Điểm 3: Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài Điểm 1,2:Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài Điểm 0:Bỏ giấy trắng. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 37 Phần trắc nghiệm: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chò con. Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run... Câu 1 : Phần trích trên thuộc tác phẩm nào? A. Chiếc lược ngà B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Những ngôi sao xa xôi. D. Bến quê. Câu 2 : Ai là tác giả của tác phẩm có phần trích trên? A. Nguyễn Minh Châu. B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D. Lê Minh Khuê. Câu 3 : Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? A. Sự hiểu lầm của bé Thu với ông Sáu. B. Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp ông Sáu C. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con. D. Nổi thương nhớ của ông Sáu với con của mình.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Câu 4 : Lý do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó A. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình ảnh của ba B. Vì mặt ông sáu có thêm vết thẹo. C. Vì Ông sáu già hơn trước D. Vì Ông sáu không hiền như trước Câu 5 : Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự và biểu cảm. B. Biểu cảm và thuyết minh. C. Miêu tả và biểu cảm. D. Tự sự và miêu tả. Câu 6 : Văn bản trên được viết vào năm nào ? A. 1969. B. 1966. C. 1971. D. 1958. Câu 7 : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 8 : Từ nào là từ tượng thanh trong các từ dưới đây ? A. Bỏm bẻm B. Lật đật. C. Bô bô D. Rạng rỡ Câu 9 : Nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách: A. Tự giới thiệu về mình B. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ C. Được tác giả tả trực tiếp D. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật Câu 10 : Trong truyện ngắn Làng (của Kim Lân), tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc. B. Bà chủ hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai. C. Tin tức về làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ cái Làng chợ Dầu của mình. Câu 11 : Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? “ Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.” A. Nói quá B. Nói giảm C. Nói tránh D. Nhân hóa. Câu 12 : Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để: A. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt B. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn. C. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. D. Thuận lợi khi kể . Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Chép lại một cách chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy Câu 2 : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu Ph.án. 1 A. 2 B. 3 C. 4 B. 5 D. 6 B. 7 A. 8 C. 9 D. 10 C. Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : Chép nguyên văn khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài “ Ánh Trăng” của Nguyễn Duy - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 3 từ, trừ 0,5đ Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 5 từ trở lên , trừ 1đ Câu 2 : Yêu cầu :. 11 B. 12 C.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> - HT: Kể lại một giấc mơ, trong mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày ( Người thân là người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc, thân thiết với mình. Đi xa có thể là đi coongtacs xa, chuyển chổ ở tới nơi xa, cũng có thể là đã mất từ lâu) - ND cần viết được một số ý sau: + Em mơ gặp người thân nào , vào dịp nào? + Hình dáng, cử chỉ, nét mặt người thân... + Cuộc đối thoại, hỏi thăm tin tức của nhau, cuộc sống của người thân, của những người đang cùng sống với người thân, cuộc sống của mình. + Lời nhắn gửi, cảm xúc, suy nghĩ... khi chia tay với người thân. - Kĩ năng viết bài tốt.Đúng hướng ( thể loại), mạch lạc, chặt chẽ, gây được xúc động. Văn sáng rõ, diễn đạt mạch lạc . Có thể còn một vài lỗi diễn đạt và chính tả. Biết kể chuyện. Thể hiện được nội dung. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá, sai vài lỗi nhẹ về diễn đạt. Bài làm yếu, chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Sự việc kể chưa ấn tượng. Sai nhiều về diễn đạt. Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ( Trân trọng những bài làm có ý tưởng ). Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 38 Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ở câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của kiểu văn bản nhật dụng? A. Tính cập nhật B. Tính văn chương C. Tính thẩm mỹ D. Tính mới lạ Câu 2: Bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A. Đầu 1948 B. Đầu 1949 C. Cuối 1948 D. Cuối 1949 Câu 3: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được đề cập trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh? A. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa dân tộc B. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực C. Không ảnh hưởng một cách thụ động D. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế Câu 4: Những câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? a/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b/ Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c/ Ngựa là loài thú có bốn chân A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 5: Từ xanh trong câu Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ được dùng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong câu sau? Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiến chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nữa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. A. Phép lặp từ ngữ B. Phép so sánh C. Phép liệt kê D. Phép đối Câu 7: Ý nào nói không đúng nhất về vẻ đẹp mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ sau: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa A. Dịu dàng, đằm thắm B. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống C. Khoáng đạt, nhẹ nhàng D. Trong trẻo, tinh khiết Câu 8: Trong hai câu thơ trên có bao nhiêu từ Hán Việt? A. Không có B. Một C. Hai D. Ba Câu 9: Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? A. Phong cách Hồ Chí Minh B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em D. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Câu 10: Hai câu cuối của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có dùng biện Pháp nghệ thuật: A. Nhân hoá - hoán dụ B. Hoán dụ - tương phản C. Điệp ngữ - nhân hoá D. Tương phản - so sánh Câu 11: Trong hai câu thơ "Ngại ngùng dơn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày", Nguyễn Du đã miêu tả : A. Tả cảnh B. Tả người C. Tả ngoại hình D. Tả nội tâm Câu 12: Cho các cụm từ sau : 1.Tiếng kêu của nó 2. nghe thật xót xa 3. và xé cả ruột gan mọi người 4. xé sự im lặng 5. như tiếng xé Em hãy chọn cách sắp xếp tốt nhất để tạo thành câu văn miêu tả tiếng kêu của nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng . A. 1-5-4-3-2 B. 1-2-5-4-3 C. 1-5-2-4-3 D. 1-2-4-3-5 Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép những câu thơ bộc lộ tâm trạng đau buồn, lo âu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích . Phân tích cái hay về nghệ thuật ở câu thơ cuối của đoạn . 2. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình với thầy, cô giáo cũ. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Trắc nghiệm: 1.A. 2.A. 3.D. 4.A. 5.A. 6.C. 7.B. 8.A. 9.D. 10.B. 11.D. 12.A. II/ Tự luận: 1/ Yêu cầu về nội dung, thể loại: Đáp ứng đúng về nội dung thể loại. Câu chuyện có thể hư cấu nhưng phải có giá trị nhân văn 2/ Yêu cầu về phương pháp, bố cục: - Dù theo cách nào, bố cục cần đảm bảo 3 phần - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt - Biết vận dụng tốt các yếu tố trong văn bản tự sự 3/ Yêu cầu cụ thể: - Điểm 5 – 6: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - Điểm 3 - 4 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên - Điểm 1 – 2 : Viết đúng thể loại nhưng diễn đạt vụng về, rời rạc, sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả - Điểm 0 : Lạc đề, sai tư tưởng nghiêm trọng hoặc không viết được gì.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 39 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0.4 điểm ) Câu 1 : Truyện thơ “ Lục Vân Tiên” được sáng tác bằng chữ nào? A. Chữ Quốc ngữ B. Chữ Hán C. Chữ Nôm D. Một loại chữ khác Câu 2 : Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào năm nào? A. 1949 B. 1948 C. 1947 D. 1946 Câu 3 : Thành ngữ: “ Biết thì thưa thốt Không biết dựa cột mà nghe” Liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức Câu 4 : Tác phẩm: “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” được viết theo thể loại gì? A. Tiểu thuyết chương hồi B. Tuỳ bút C. Truyện ngắn D. Truyện ký Câu 5 : Đoạn thơ trên nói lên nổi nhớ của Kiều với ai? “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ” A. Cha mẹ B. Thuý Vân C. Kim Trọng D. Vương Quan Câu 6 : Từ “ chén đồng” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 7 : Đoạn thơ trên đã diễn tả tâm trạng của Kiều bằng phương pháp gì? A. Độc thoại nội tâm B. Đối thoại C. Độc thoại nội tâm kết hợp với đối thoại D. Độc thoại Câu 8 : Câu thơ: Hỏi tên:” Rằng Mã Giám Sinh” Hỏi quê:” Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” Đã sử dụng lời dẫn gì? A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp C. Cả hai đều đúng D. Không sử dụng Câu 9 : Bài thơ “ Đồng chí” của tác giả nào? A. Chính Hữu B. Bằng Việt.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 10: Truyện ngắn nào chứa đựng vẻ đẹp trữ tình, bàng bạc chất thơ? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa-pa D. Người con gái Nam Xương Câu 11: Câu ca dao sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ? Ai ơi chớ vội cười nhau Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự Câu 12: Trong đoạn thơ tả cảnh chi em Thuý Kiều du xuân trở về có mấy từ láy ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép lại những câu thơ miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích"? Câu 2: Nhân ngày 20 tháng 11, em nhớ lại một kỷ niệm khiến mình day dứt, ân hận mãi với thầy (cô ) . Em hãy kể lại câu chuyện ấy.. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu Ph.án. 1 C. 2 B. 3 C. 4 B. 5 C. 6 B. 7 A. 8 A. 9 D. 10 A. 11 D. 12 C. Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1: a) Chép chính xác, đầy đủ + Sai 2 lỗi chính tả + Thiếu 1 câu Câu 2: A- Yêu cầu chung: - Dùng phương thức biểu đạt chính: Tự sự ( có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm ) - Nội dung tự sự: kể một lần mắc lỗi với thầy ( cô ) giáo - Bố cục: 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết luận ) B- Yêu cầu cụ thể: 1/ Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về sự việc 2/ Thân bài: + Lựa chọn sự việc và tâm trạng + Lựa chọn nhôi kể + Xác định thứ tự kể: câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra và kết thúc như thế nào, tâm trạng của người kể ra sao... HS biết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự đồng thời biết kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để thể hiện tâm trạng “ ân hận, day dứt mãi” 3/ Kết bài: Suy nghĩ, bài học kinh nghiệm của bản thân * Bài có sức thuyết phục cao, tính chân thật..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 40 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )1 Câu 1 : Câu nào giải thích không đúng nguyên nhân để Bác Hồ có được vốn văn hóa tri thức văn hóa sâu rộng: A. Qua công việc lao động mà học hỏi. B. Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng. C. Những người thầy dạy Bác là những người kiến thức rất uyên thâm. D. Kết hợp cả A và B. Câu 2 : Phương án nào không đúng với câu hỏi sau: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”có sức thuyết phục cao bởi: A. Lập luận chặt chẽ. B. Nhiều câu thơ minh họa cụ thể. C. Chứng cứ phong phú xác thực cụ thể. D. Nhiệt tình của tác giả. Câu 3 : Ý nào không có trong nội dung “Hoàng Lê nhất thống chí - hồi thứ 14”: A. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. C. Kể về việc Ngô Thì Nhậm cùng bàn bạc với vua Quang Trung để đánh quân Thanh. D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Câu 4 : Nhận định nào nói không đúng vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ trong “Cảnh ngày xuân”: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” A. Mới mẻ, tinh khôi , giàu sức sống. B. Rực rỡ, tráng lệ. C. Khoáng đạt và trong trẻo. D. Nhẹ nhàng và thanh khiết. Câu 5 : Bài thơ nào được coi là “Một bài thơ độc đáo tiêu biểu cho giọng thơ trẻ thời chống Mỹ”? A. Đồng chí. B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. D. Bếp lửa. Câu 6 : Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của ông cha. Câu 7 : Thành ngữ nào sau đây không tuân thủ phương châm cách thức? A. Há miệng chờ sung. B. Dây cà ra dây muống. C. Nhắm mắt xuôi tay. D. Rung cây nhát khỉ. Câu 8 : Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9 : Xác định biện pháp tu từ trongcâu sau: "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần" A. Chơi chữ B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Điệp ngữ Câu 10 : Từ "vai"ở câu thơ"Áo anh rách vai"trong bài thơ Đồng chí- Chính Hữu được hiểu theo nghĩa: A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ D. Cả A,B,C đều đúng.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> Câu 11 : Các thành ngữ: lắm mồm lắm miệng; câm miệng hến. Các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 12 : Câu tục ngữ:"Gọi dạ, bảo vâng"nhắc nhỡ chúng ta điều gì khi giao tiếp? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Cách xưng hô D. Phương châm cách thức Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Câu 2 : Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : Câu Ph.án. 1 C. 2 B. 3 C. 4 B. 5 C. 6 D. 7 B. 8 B. 9 A. 10 C. 11 A. 12 C. Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1 : Khái niệm (SGK). Câu 2 : 1/Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự (Kết hợp với miêu tả nội tâm , nghị luận…) 2/Yêu cầu về nội dung: Đề yêu cầu kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. Kỷ niệm khó quên có thể chia làm hai loại là kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn. Dù viết về loại kỷ niệm nào, bài làm cũng cần toát lên các ý chính sau: a/Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm: Thời gian, không gian, con người, sự việc… b/Kỷ niệm đó đối với tâm hồn và cuộc sống của em:Kỷ niệm đó luôn khắc sâu trong tâm hồn em. Nó là lời nhắc nhở em phải học tốt, sống tốt hơn nữa trong hôm nay và ngày mai. **Biểu điểm: -4-5: Kỹ năng tự sự tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. -2-3: Biết cách tổ chức một bài văn tự sự. Bài đúng hướng, chân thành. Văn có đoạn suôn. Còn vài lỗi diễn đạt và chính tả. -0-1: Chưa hiểu đề, hầu như chưa làm được gì..
<span class='text_page_counter'>(78)</span>
<span class='text_page_counter'>(79)</span>