Tải bản đầy đủ (.docx) (239 trang)

Chuong trinh thi diem mon Sinh hoc 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 239 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM MÔN SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - HS có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức sống, từ cấp tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. - HS có kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào, hoạt động phân bào. - HS có kiến thức cơ bản về sinh học vi sinh vật; bao gồm: kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, virut. 2. Về kĩ năng - HS có kĩ năng thực hành: Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. HS làm được các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi. - HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm, kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. - HS hình thành kĩ năng học tập, kĩ năng rèn luyện sức khỏe. 3. Về thái độ - HS củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trọng việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. - HS có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập. Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm… 4. Năng lực hướng tới 4.1. Năng lực chung. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Biết thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi có giá trị, phù hợp với chủ đề học tập. HS biết xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau, có nhiều ý tưởng mới trong học tập. - Năng lực quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. Biết làm chủ cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộc sống. Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu. - Năng lực giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh. Chủ động trong giao tiếp, biết lắng nghe và có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, tự tin khi nói trước nhiều người. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực tính toán: Biết vận dụng thành thạo các phép toán cơ bản trong học tập và cuộc sống. 4.2. Năng lực chuyên biệt môn Sinh học - Tri thức về bộ môn - Năng lực nghiên cứu - Năng lực thực địa - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 4.3. Hệ thống các kĩ năng khoa học sinh học - Quan sát - Đo đạc 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phân loại hay phân nhóm - Tìm kiếm mối quan hệ. - Tính toán - Xử lí và trình bày số liệu, bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng, biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp - Đưa ra các tiên đoán - Hình thành nên các giả thuyết khoa học - Đưa ra các định nghĩa - Xác định các biến và đối chứng - Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận - Xác định mức độ chính xác của các số liệu II. NỘI DUNG 1. Kế hoạch dạy học: Cả năm = 37 tiết Học kì 1: 19 tuần x 1 tiết/tuần = 19 tiết Học kì 2: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết 2. Nội dung và thời gian dạy học các chủ đề trong chương trình Sinh học 10 - THPT: 2.1. Chủ đề 1: Giới thiệu chung về thế giới sống: a. Thời gian: 2 tiết học trên lớp, 1 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 1: Các cấp tổ chức sống: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. - Bài 2: Giới thiệu 5 giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật, Nấm, Động vật. 2.2. Chủ đề 2: Thành phần hóa học của tế bào 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Thời gian: 4 tiết học trên lớp, 3 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Bài 4: Cacbohiđrat và lipit (Hình 4.1 không giải thích chi tiết) - Bài 5: Protein (Mục I. Cấu trúc protein chỉ dạy sơ lược) - Bài 6: Axit nucleic 2.3. Chủ đề 3: Cấu trúc tế bào a. Thời gian: 6 tiết học trên lớp, 5 tuần tự học (trong đó có 1 tiết kiểm tra 45 phút) b. Nội dung: - Bài 7: Tế bào nhân sơ. - Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực (đối với các bộ phận, các bào quan của tế bào, chủ yếu phân tích chức năng sống, không đi quá sâu vào phân tích các chi tiết cấu trúc. Không dạy Mục VIII. Khung xương tế bào). - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh - Bài tập về cấu trúc tế bào. 2.4. Chủ đề 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào a. Thời gian: 7 tiết học trên lớp, 6 tuần tự học (trong đó có 2 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra CLHK I) b. Nội dung: - Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất (Trang 53 - Đoạn dòng 8 đến dòng 10 trang 54, không dạy). - Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim. - Bài 16: Hô hấp tế bào (Hình vẽ 16.2 và 16.3 – không dạy, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu, sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế). 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Bài 17: Quang hợp (Hình vẽ 17.2 – không dạy, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu, sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế) 2.5. Chủ đề 5: Phân bào a. Thời gian: 3 tiết học trên lớp, 3 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Bài 19: Giảm phân - Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành - Bài 21: Ôn tập phần Sinh học tế bào. 2.6. Chủ đề 6: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật a. Thời gian: 4 tiết học trên lớp, 3 tuần tự học (trong đó có 1 tiết kiểm tra 45 phút) b. Nội dung: - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Mục III ; Hô hấp và lên men không dạy chuyển sang bài thực hành) - Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (Không dạy mục I và mục III, mục II chuyển sang dạy thực hành bài 24). - Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic (Lồng ghép các mục III bài 22 và mục II bài 23) 2.7. Chủ đề 7: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật a. Thời gian: 3 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật (Lồng ghép dạy bài 26, chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản ở VSV). - Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật (Dạy lồng ghép với bài 25) - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV. - Bài 28: Thực hành : Quan sát một số VSV. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.8. Chủ đề 8: Virut và bệnh truyền nhiễm a. Thời gian: 7 tiết học trên lớp, 6 tuần tự học (trong đó có 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra CLHK II) b. Nội dung: - Bài 29: Cấu trúc các loại virút. - Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Bài 31: Virút gây bệnh. Ứng dụng của virút trong thực tiễn. - Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch III. CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. - Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. - Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực Vật, giới Động Vật. - Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học 2. Bảng mô tả: Nội dung Các cấp tổ chức của thế giới. Nhận biết (Mô tả mức độ cần đạt) -Nêu được 5cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống. Trong đó TB là đơn vị cơ bản nhất của sự sống - Biết được các cấp của sự sống. Thông hiểu (Mô tả mức độ cần đạt) - Giải thích được đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cụ thể: tế bào, cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), quần thể, quần xã và hệ sinh. 6. Vận dụng thấp (Mô tả mức độ cần đạt) - Vận dụng giải thích được vì sao các cấp trung gian: mô, cơ quan, hệ cơ quan. Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) - Lấy ví dụ chứng minh các tổ chức sống là một hệ thống mở và tự điều.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> sống.. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. - Biết được các cấp sống là một hệ thống mở và tự điều chỉnh. - Nhận biết được thế giới sống liên tục tiến hoá.Tuy nhiên, sinh vật luôn có những phát sinh biến dị và CLTN không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi.. thái. - Giải thích được vì sao tế bào là đơn vị cơ bản nhất của sự sống. - Giải thích được thế nào là đặc điểm nổi trội. -Giải thích được dù các sinh vật có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hoá theo chiều hướng khác nhau tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. không được coi là cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống - lấy vd về đặc tính nổi trội. chỉnh. - Chứng minh các sinh vật đều có chung một tổ tiên.. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến các tổ chức của thế giới sống. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các cấp tổ chức của thế giới sống. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 1 sgk, tìm kiếm mối quan hệ giữa các cấp tổ chức sống, phân loại đước các cấp tổ chức cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống.. - Kĩ năng đưa ra các khái niệm vê TB, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể,quần xã và hệ sinh thái. Đưa ra các tiên đoán về các cấp cấp cơ bản của tổ chức sống. Các giới -Nêu được hệ thống sinh vật phân loại 5 giới sinh vật -Nêu được đặc điểm chính của từng giới. - Giải thích được sơ đồ hệ thống phân - Hs vẽ được sơ đồ HS tự sưu tầm tài liệu loại 5 giới (hình 2 sgk) phát sinh giới Động trình bày về sự đa dạng - Hiểu rõ về các tiêu chí cơ bản để phân vật, Thực vật. sinh học. chia hệ thống phân loại 5 giới. - Giải thích được sự đa dạng của thế giới sinh vật, đặc biệt là đa dạng loài. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến đặc điểm và mối quan hệ của hệ thống phân loại 5 giới. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới.. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 2 sgk, tự giải thích về sơ đồ và mối quan hệ giữa các giới trong hệ thống phân loại. - Kĩ năng đưa ra các đặc điểm chính của 5 giới cơ bản trong hệ thống phân loại . 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề Câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Câu 1. Vật chất sống trong tế bào được cấu tạo như thế nào? Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinhthái và Sinh quyển? Câu 3: Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Thông hiểu Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? Câu 2 : Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? Câu 3: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ? Câu 3:Đặc điểm chính của từng giới Câu 4 : Các tiêu chí phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ và Magulis Câu 5: Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật? Vận dụng Câu 1. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? thấp Câu 2: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? Câu 3: Tại sao nếu ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữa vai trò chủ đạo trong điều hòa cân bằng nội môi?. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Vận dụng cao Định hướng năng lực. Câu 1: Trình bày các cấp tổ chức chính của hệ thống sống theo thứ bậc từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó? Câu 1: Vì sao nói các cấp tổ chức chính của thế giới sống có mối quan hệ mật thiết theo thức bậc kế tiếp nhau? Câu 2 : Vì sao các cấp: đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính của thế giới sống? Câu 3: Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Câu 4: Tại sao phải bảo tồn sự đa dạng sinh vật? Câu 5: Trong quy hoạch đô thị ở Thành phố Hải Dương thấy có rất nhiều hàng cây dải cỏ ở giữa và hai bên đường. Em hãy giải thích sự cần thiết phải dành một khoảng đất thích hợp để trồng cây xanh trong quy hoạch đô thị? 4. Gợi ý tổ chức dạy học Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chung về chủ phương pháp, thời gian học tập chủ đề. đề Các cấp tổ chức 1. Phương án 1: Dạy học giải quyết vấn đề. của thế giới - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm phân tích sơ đồ hình 1 – SGK: Tìm hiểu về các cấp tổ chức của sống thế giới sống, mối quan hệ và đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống - Bước 2: HS làm việc nhóm, nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo theo gợi ý: + Tổ chức của thế giới sống gồm những tổ chức nào? Mỗi cấp có đặc điểm gì? Tổ chức nào là cơ bản nhất? Vì sao? + Đặc điểm của thế giới sống là gì? Lấy một số ví dụ? - Bước 3: Các nhóm trình bày và nghe phản hồi.. 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Bước 4: Gv nhận xét, kết luận. Các giới sinh 1. Phương án 1: Dạy học dự án vật Tên dự án: Tìm hiểu hệ thống phân loại 5 giới. Bước 1: - GV giới thiệu dự án, xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và cung cấp nguồn tra cứu thông tin về hệ thống phân loại 5 giới và hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về hệ thống phân loại 5 giới. Bước 2: - Trong tuần HS làm việc theo nhóm và viết báo cáo. Dự kiến sản phẩm: Bản báo cáo trên word hoặc powerpoint. Bước 3: - Sau khi thực hiện dự án, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và phản hồi. 2. Phương án 2: Dạy học bằng bài tập tình huống - Bước 1: Gv nêu tình huống: Có ý kiến cho rằng: “Nấm xếp vào nhóm thực vật vì nấm không có khả năng di chuyển” Ý kiến khác cho rằng: “Nấm không thể xếp vào nhóm thực vật vì nấm không có khả năng tự dưỡng” Ý kiến của em về vấn đề trên như thế nào? - Bước 2: Gv chia nhóm 2 HS nghiên cứu bài học, thảo luận theo gợi ý: + Giới là gì? Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự nào? + Đặc điểm cơ bản của mỗi nhóm là gì? - Bước 3: HS trình bày và nghe phản biện - Bước 4: GV nhận xét, kết luận CHỦ ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Nêu được các thành phần hoá học của Tế bào - Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với Tế bào - Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic và kể được các vai trò sinh học của chúng trong Tế bào. - Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, nhập bào, xuất bào. - Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch( ưu trương, nhược trương, đẳng trương). - Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Các nguyên - Nêu được các nguyên tố hoá - Phân biệt được - Liệt kê được một số Liên hệ giải thích được hậu tố hoá học và học cấu tạo nên tế bào và cơ thể nguyên tố đại lượng và nguyên tố đại lượng quả gì có thể xảy ra khi ta nước sống nguyên tố vi lượng. và một số nguyên tố đưa tế bào sống vào ngăn - nêu được cấu trúc, vai trò và vi lượng cơ bản. đá ở trong tủ lạnh. đặc tính lí hoá của nước * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến các nguyên tố hoá học và nước. Liệt kê được các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các thành phần các nguyên tố hoá học có trong tế bào, các câu hỏi liên hệ thực tế về vai trò và đặc tính lí hoá của nước. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm.. 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Năng lực giao tiếp., Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ tế bào và cơ thể sống, vai trò của từng nguyên tố. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 3.1 và 3.2 sgk, từ đó nắm rõ về cấu trúc của nước,nhận thấy được sự thay đổi thể tích của nước khi ở các trạng thái khác nhau, từ đó vận dụng giải thích được các vấn đề liên quan đến thực tiễn. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các khái niệm vê nguyên tố đạilượng, nguyên tố vi lượng, vai trò của các nguyên tố. Nội dung Cacbohđrat và lipit. Nhận biết - Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của cacbohiđrat -Biết được đăc điểm chung và chức năng của lipit. Thông hiểu - Phân biệt được đường đơn, đường đôi và đượng đa - Phân biệt được lipit đơn giản và lipit phức tạp - Phận biệt được mỡ- dầu và sáp.. Vận dụng thấp - Viết được công thức cấu tạo chung của cacbohiđrat - vận dụng giải thích được vai trò thực tiễn của mỡ, dầu sáp đối với đời sống con người. Vận dụng cao Phân biệt được tinh bột và xenlulozơ -Phận biệt được phôtpholipit và steroid - Giải thích được một số bệnh thức tế của con người liên quan việc ăn quá nhiếu cacbohidrat, lipit.... * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân.. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cacbohidrat và lipit. Liệt kê và phân loại được các loại đường và lipit có trong cơ thể động – thực vật. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các loại đường và lipit,vai trò của chúng đối với đời sống động – thực vật, các câu hỏi liên hệ thực tế về vai trò của chúng đối với đời sống con người - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các loại đường và lipit b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 41 và 4. sgk, từ đó nắm rõ về công thức của glucozơ và mỡ, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về công thức của các loại đường và lipit khác. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các khái niệm vê các loại cacbohidrat, các loại lipit và vai trò của chúng. Nội dung Prôtêin. Nhận biết - Nêu được Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axitamin. - Nêu được các bậc cấu trúc của protein - Biết được các chức năng. Thông hiểu - Phân biệt được các bậc cấu trúc của protein - Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của các axitamin về công. 1. Vận dụng thấp - Giải thích được sự đa dạng của protein. Vận dụng cao - Giải thích được tại sao con người cần phải thường xuyên thay dổi món ăn thay vì chỉ ăn một số ít món ăn nhất định..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> của protein thức cấu tạo * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến protein.liệt kê được các bậc cấu trúc và phân biệt được các bậc cấu trúc. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của protein. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của protein b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 5.1sgk, từ đó nắm rõ về các bậc cấu trúc của protein, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về các bậc cấu trúc và chức năng của protein. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: các bậc cấu trúc và chức năng của protein Nội dung Axit nucleic. Nhận biết -Nêu được cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của AND và ARN. Thông hiểu - phân biệt được cấu trúc hoá học và cấu. 1. Vận dụng thấp -Giải thích được cơ sở sự đa dạng của. Vận dụng cao - Giải thích được vì sao các loài sinh vật khác nhau lại.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> trúc không gian của sinh giới khác nhau, thậm chí cùng - Nêu được chức năng của AND và AND và ARN - Giải được một số loài, cùng bố mẹ nhưng vẫn chức năng của các loại ARN - phân biệt được cấu bài tập về ADN không giống nhau( trừ sinh - Biết được ở một số loại virut, trúc và chức năng của đôi cùng trứng) TTDT không được lưu trữ trên các loại ARN - Giải được một số bài tập về AND mà trên ARN ADN * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến axit nucleic. Nêu được cấu trúc và chức năng của axit nucleic - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của axit nucleic. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của axitnucleic b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 6.1 và 6.2sgk, từ đó nắm rõ về cấu trúc của ADN và ARN, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: cấu trúc và chức năng của axit nucleic 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập Nhận biết Câu 4. Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước? Câu 2: Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường đa nào? Câu 4: Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính? Câu 5: Mô tả cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của protein? Thông hiểu Câu 1. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao? Câu 2. Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao? Câu 3. Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại? Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống? Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào? Câu 8: So sánh xenlulo và tinh bột. Câu 9: Nêu chức năng của cacbohidrat và chức năng của lipit? Câu 4: Nêu chức năng của prôtêin? Câu 5: Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin? Câu 6: Tính chất, chức năng của ADN Câu 7. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN? Câu 8. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì? Câu 9. Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN? Vận dụng Câu 1: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó thấp có nước hay không?. 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 2. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau: + Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? + Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được. Câu 3: Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin? Câu 4: Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng? Câu 5. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? Câu 6. Tại sao cũng chỉ 4 loại nuclêôtit nhưng các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? Vận dụng cao. Định hướng năng lực. Câu 1: Hậu quả có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh? Câu 2: Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? Câu 3: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? Câu 4. Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng? Câu 5. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? Câu 6:Trong các chất sau đây: pepsin, AND và đường glucoz. Nếu tăng dần nhiệt độ lên thì mức độ biếu đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích. Câu 1: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? Câu 2: Tại sao cần thay đổi món ăn cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích dù cho là rất bổ? Câu 3. Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?. 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 4: Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác? Câu 5: Giải thích tại sao khi ốm, mệt ta thường ăn hoặc uống nước hoa quả? Câu 6: Tại sao khi quy hoạch đô thị, người ta cần dành một khoảng đất thích hợp để trồng cây xanh? Câu 7: Giải thích tại sao khi phơi hay sấy khô một số thực phẩm lại giúp bảo quản thực phẩm? Câu 8: Người già có nên ăn nhiều mỡ không?Vì sao? Câu 9: Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh gì? Giải thích? Câu 10: Người không tiêu hóa được xenlulozo nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh hằng ngày? Câu 11: Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000 độ C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng? Câu 12: Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Câu 13: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Câu 14. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN? 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chủ đề phương pháp, thời gian học tập chủ đề Các nguyên 1/ Phương án 1: Dạy học giải quyết vấn đề tố hóa học Bước 1: Nêu vấn đề và nước GV yêu cầu HS đọc mục 1.1 – SGK “Những nguyên tố hóa học của tế bào” để chỉ ra những giống nhau giữa cấu tạo ở mức độ nguyên tố của một con robot với 1 con người. Từ đó phát hiện mâu thuẫn: Cùng cấu tạo bởi các. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nguyên tố như nhau C, H, N, O… nhưng tại sao con robot không có những đặc trưng sống? Bước 2: Giải quyết vấn đề GV gợi ý HS đề xuất giả thuyết + Giả thuyết 1: Tỉ lệ của các nguyên tố tham gia cấu tạo cơ thể sống và thế giới vô cơ là khác nhau + Giả thuyết 2: Cách thức kết hợp của các nguyên tố tham gia cấu tạo cơ thể sống và thế giới vô cơ là khác nhau GV chia 4 nhóm HS: + Nhóm 1,2 tham khảo SGK mục I.2 để giải quyết giả thuyết 1 + Nhóm 3, 4 tham khảo mục I.3 – SGK và đọc lại bài 1 để giải quyết giả thuyết 2 Bước 3: Kết luận Các nhóm thảo luận và trình bày, nghe phản hồi. GV nhận xét và kết luận: Đề xuất vấn đề mới: Có thể tạo ra sự sống bằng con đường nhân tạo từ các nguyên tố hóa học 2/ Phương án 1: Dạy học dự án Bước 1: Mô tả: + Chúng ta nên ăn đa dạng các loại rau, củ , quả để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. +Khi đưa rau, củ, quả vào ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản được lâu. Nhưng nếu lấy ra khỏi ngăn đá thì rau, củ, quả sẽ mềm nhũn và hư hỏng. Bước 2: GV giao nhiệm vụ: Các nhóm HS tìm hiểu thông tin về các nguyên tố hóa học và nước, vai trò của nước trong tế bào để giải thích hiện tượng trên. Bước 3: Tổ chức thực hiện: Trong tuần, các nhóm HS nghiên cứu thông tin, sưu tầm tư liệu và thiết kế báo cáo. - Sản phẩm dự kiến: Bản tường trình về cấu trúc, chức năng của nước đối với tế bào, trên áp phích, trên word 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> hoặc powerpoint. Bước 4: GV tổ chức các nhóm báo cáo, phản hồi và kết luận trong 1 tiết học chính khóa. Cacbohidrat, 1. Phương án 1: Dạy học dự án. lipit, protein - Mô tả: và axit + Vấn đề 1: Các chất như đường, tinh bột, xenlulôzơ đều là cacbohidrat nhưng có vai trò khác nhau với cơ thể nucleic. sống. + Vấn đề 2: Ngoài dầu, mỡ, sáp thì một số hoocmôn, vitamin cũng là lipit. + Vấn đề 3: Chúng ta cần ăn thực phầm từ nhiều nguồn khác nhau mới hi vọng có đủ các loại axit amin cho cơ thể. + Vấn đề 4: Chỉ từ 4 loại nucleotit nhưng các loài khác nhau lại có vật chất di truyền khác nhau và đặc trưng - Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sưu tầm thông tin, tư liệu liên quan đến cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic và thiết kế báo cáo giải thích vấn đề nghiên cứu. - Kế hoạch: Trong tuần các nhóm tổ chức tự nghiên cứu. + Tuần 1: Các nhóm báo cáo về vấn đề 1, 2 + Tuần 2: Các nhóm báo cáo về vấn đề 3 + Tuần 3: Các nhóm báo cáo về vấn đề 4. 2/ Phương án 2: Dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: GV nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ cho HS Bước 2; HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo vấn đề và nghe phản hồi Bước 4: Kết luận 3/ Phương án 3: Dạy học theo bàn tay nặn bột - HS liên hệ thực tế, kết hợp kiến thức môn hóa học, nghiên cứu tài liệu và hình ảnh minh họa để phân biệt các loại đường, tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của đường 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - HS quan sát, so sánh trạng thái của dầu thực vật và mỡ động vật, kết hợp kiến thức môn hóa học để tìm hiểu về cấu trúc và chức năng. Liên hệ với thực tiễn, sức khỏe con người để tìm hiểu về dầu, mỡ - HS nghiên cứu mô hình màng sinh chất, kết hợp kiến thức hóa học và kiến thức mục II.1 tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của photpholipit, quan trọng nhất là chức năng cấu tạo nên màng tế bào. - Hs làm thí nghiệm với sợi dây kim loại, có thể quấn ở nhiều mức. Kết hợp nghiên cứu mô hình và tra cứu tư liệu, Từ những phân tích thu được, HS tìm hiểu về các bậc cấu trúc của protein, so sánh và rút ra ý nghĩa sinh học của mỗi bậc cấu trúc. - HS nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tế và sưu tầm các ví dụ minh họa cho vai trò của protein - HS làm thí nghiệm lắp ghép mô hình ADN từ các mảnh nhựa, ống nhựa, có thể do HS tự cắt hoặc từ vật liệu GV chuẩn bị sẵn. Với 1 trục nhựa chuẩn bị sẵn, GV yêu cầu HS lắp ghép phân tử ADN quanh trục đó. HS qua quá trình lắp ghép sẽ tìm ra nguyên tắc cấu tạo, đặc điểm liên kết trên một mạch và 2 mạch của ADN, giải thích được tại sao ADN xoắn kép. - HS nghiên cứu tài liệu, kết hợp với kiến thức hóa học về đặc điểm của các loại liên kết, trong đó có liên kết hidro để làm sáng tỏ các chức năng cơ bản của ADN: Mang TTDT, bảo quản và truyền đạt TTDT - HS nghiên cứu mô hình, kết hợp hình ảnh minh họa, thảo luận và tìm hiểu về cấu tạo của các loại mARN. - HS nghiên cứu mô hình hoặc tư liệu về cơ chế tổng hợp protein. Qua đó HS tìm ra mối quan hệ của các loại mARN trong hoạt động di truyền, từ đó tìm hiểu được chức năng của mỗi loại mARN. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> CHỦ ĐỀ 3: CẤU TRÚC TẾ BÀO 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng - Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào. - Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn, Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào động vật với tế bào thực vật. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất), tế bào chất, màng sinh chất. 2. Bảng mô tả. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tế bào nhân - Nêu được 3 thành phần cơ - Chỉ ra được mối - Giải thích được Liên hệ giải thích được một số sơ bản cấu tạo nên tế bào liên quan giữa cấu kích thước nhỏ đem bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, - Mô tả được các thành phần trúc phù hợp với lại ưu thế gì cho các cách chữa trị và phòng chống cơ bản cấu tạo nên tế bào vi chức năng. tế bào nhân sơ? khuẩn và chức năng của chúng. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cấu trúc của tế bào vi khuẩn.. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào vi khuẩn. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào vi khuẩn b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 7.1, 7.2sgk, từ đó nắm rõ về cấu trúc của tế bào nhân sơ - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ. Nội dung Tế bào nhân thực. Nhận biết Thông hiểu Vận dung thấp Vận dụng cao - Mô tả được cấu trúc - Phân biệt được cấu trúc của - Giải thích được thí - Giải thích được một số hiện và nêu được chức tế bào nhân sơ và tế bào nhân nghiệm về vai trò tượng thực tế sự khác nhau về năng của Nhân tế bào, thực. của nhân tế bào. số lượng của các bào quan trong lưới nội chất, - Chỉ ra được sự khac nhau các tế bào của cơ thể người và ribôxôm, bộ máy về cấu trúc giữa tế bào Động các sinh vật khác. gôngi vật và tế bào Thực vật * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào nhân thực. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan: Nhân tế bào, lưới. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> nội chất, bộ máy gôngi và ribôxôm. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh hình 8.1.,8.2sgk, từ đó nắm rõ về các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: cấu trúc và chức năng của Nhân tế bào, Lưới nội chất, Bộ máy gôngi và Ribôxôm. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Mô tả được - Chỉ ra được sự - Giải thích được vì sao ti thể được - Liên hệ thực tế trong cơ thể cấu trúc và khác nhau về các coi là nhà máy năng lương của TB. người loại tế bào nào trong cơ Tế bào nhân chức năng của bào quan cấu tạo - Giải thích vì sao lá cây có màu thể có nhiều bào quan: Ti thể, thực( tiếp ti thể, lục lạp, nên tế bào Động cật xanh? Màu xanh của lá có liên Lizôxôm nhất? Số lượng bào theo) không bào và và tế bào Thực vật. quan tới chức năng quang hợp ko? quan có ổn định không? Giải lizôxôm. thích vì sao? * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân.. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan: ti thể, lục lạp, không bào và lizôxôm tham gia cấu tạo nên tế bào nhân thực. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan: ti thể, lục lạp, không bào và lizôxôm. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình 9.1; 9.2 sgk, từ đó nắm rõ về bào quan: ti thể, lục lạp cấu tạo nên tế bào nhân thực, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về cấu trúc phù hợp với chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: cấu trúc và chức năng của Ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm, và liên hệ giải thích một số hiện tượng thực tế. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tế bào nhân - Mô tả được vị trí, cấu - Phân biệt được các thành - Giải thích được sự - Liên hệ giải thích một số thực (tiếp trúc và chức năng của phần cấu tạo nên Màng sinh phù hợp giữa cấu tạo hiện tượng thực tế như ghép theo) khung xương tế bào, chất và chức năng của mô, ghép các cơ quan từ Màng sinh chất và một - Phân biệt được protein từng thành phần cấu người nỳ sang người khác… số cấu tạo bên ngoài xuyên màng và protein bám tạo nên màng sinh màng sinh chất màng chất. * Năng lực hướng tới. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan: khung xương tế bào, màng sinh chất,và một số cấu trúc bên ngoài màng sinh chất tham gia cấu tạo nên tế bào nhân thực. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan: khung xương tế bào, Màng sinh chất, một số cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình 10.1.,10.2sgk, từ đó nắm rõ về cấu trúc của khung xương tế bào, màng sinh chất. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về cấu trúc phù hợp với chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất, các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất, và liên hệ giải thích một số hiện tượng thực tế. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Vận chuyển -Nêu được các con - Phân biệt được hình thức vận - Giải thích được cấu - Liên hệ giải thích một số các chất qua đường vận chuyển chuyển thụ động- chủ động., trúc màng sinh chất hiện tượng thực tế về quá màng sinh các chất qua màng nhập bào- xuất bào. phù hợp với các con trình vận chuyển chủ chất sinh chất - Phân biệt được thế nào là đường vận chuyển. động: bón và tưới phân,. 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Biết được nhập khuếch tán – thẩm thấu. - Lấy một số ví dụ thực ngâm rau trong nước bào và xuất bào là - Phân biệt được dung dịch: ưu tế về vận chuyển chủ muối, xào rau…. con đường vận trương, nhược trương và đẳng động. chuyển chủ động. trương * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến đường đi của các chất ở 2bên màng sinh chất.. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến sự chênh lệch nồng độ và quả trình vận chuyển của các chất ở 2 bên màng sinh chất.. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình 11.1; 11.2; 11.3 sgk, từ đó nắm rõ về các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, nhập bào và xuất bào. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao. 2.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. - Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. - Quan sát và vẽ lại hình.. - Giải thích được sự đóng mở của khí khổng ở cả 2 thí nghiệm co và phản co.. - Liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế liên quan. - Rèn kĩ năng, thực hành. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan : phát hiện được tế bào ở trạng thái co và phản co nguyên sinh.. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến quá trình co và phản co nguyên sinh của Tế Bào. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến hiện tương co và phản co nguyên sinh. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình có thể quan sát được trên kính hiển vi. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát, giải thích được tại sao Tế bào lại co và phản co. Liên hệ giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan. 3. Hệ thống câu hỏi, bài tập. Nhận biết Câu 1: Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?. 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Thông hiểu. Vận dụng thấp. Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ? Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực? Câu 4: Mô tả những đặc điểm chính trong cấu trúc và chức năng của các bào quan (nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi)? Câu 5: Mô tả cấu trúc của ti thể và lục lạp? Câu 6: Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất? Câu 7: Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động ? Câu 1: Cho biết tế bào thực vật khác tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào? Câu 2: Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực? Câu 3: Trình bày chức năng của không bào? Câu 4: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? Câu 5: Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm? Câu 6: Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? Câu 7: So sánh ti thể và lục lạp? Câu 8: Cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? Câu 9: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động ? Câu 10: Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Câu 11: Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào ? Câu 1: Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào Câu 2: Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể? Câu 3: Chức năng của các thành phần tham gia cấu tạo màng sinh chất Câu 4: Giải thích màng sinh chất có cấu trúc theo mô hình khảm động. 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Câu 5: Nếu ta cho tế bào thực vật và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt nước cất trên phiến kính, một lúc sau quan sát các tế bào này trên kính hiển vi thì sẽ thấy các tế bào có những thay đổi gì ? Giải thích ? Câu 6:Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? Vận dụng Câu 1: Trong cơ thể người loại tế bào nào chứa nhiều lưới nội chất hạt, ti thể nhất? cao Câu 2: Trong tế bào người loại tế bào nào nhiều nhân nhất? Loại tế bào nào không có nhân? Tế bào không có nhân có sinh trưởng được không? Câu 3: Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? Câu 4: Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào? Câu 5: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ? Định hướng Câu 1: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc? năng lực Câu 2: Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 3: Kỹ thuật bón phân cho cây trồng trên đồng ruộng ta phải bón với lượng vừa đủ không dư thừa, Giải thích kỹ thuật trên? Câu 4: Khi xào rau, rau thường bị quắt và dai. Vận dụng kiến thức hãy giải thích và đưa ra cách xào rau cho rau xanh và giòn? Câu 5: Khi chẻ rau muống sau đó đem ngâm vào nước, rau bị cong. Hãy giải thích hiện tượng?. 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 4. Gợi ý tổ chức dạy học Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chủ đề học phương pháp học tập chủ đề tập 1. Phương án 1: Dạy học dự án Tế bào nhân Bước 1: - Mô tả: “Bệnh liên cầu khuẩn lợn (BLCKL) thuộc loại bệnh có thể lây sang người. Tác nhân gây sơ. BLCKL là liên cầu S.suis. Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van. Ở động vật thì cư trú trong đường hô hấp trên, đặt biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân, cũng có thể ở đường tiêu hóa, đường sinh dục của lợn. S.suis tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Người mắc bệnh khởi đầu sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, tụt huyết áp, xuất hiện các vết ban hoại tử trên da. Khi nhiễm LCKL, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng, suy đa tạng phủ. Nếu nhập viện muộn thì cơ hội cứu chữa thấp. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Tỷ lệ này ở miền Nam là 2% ca nhiễm bệnh. Người mắc BLCKL đa số ở độ tuổi 40 – 60. 80% là nam giới. Trong số bệnh nhân phục hồi, thì 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn. S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị bệnh hiệu quả bằng kháng sinh.” Bước 2: Giao nhiệm vụ - HS với vai trò là nhà tuyên truyền và tư vấn vệ sinh phòng bệnh hãy tìm hiểu và đưa ra giải pháp phòng và chữa Bước 3: Tổ chức thực hiện - Các nhóm có thời gian 1 tuần để sưu tầm tư liệu, hình ảnh, thông tin về bệnh do vi khuẩn, cấu trúc vi khuẩn và báo cáo. - Sản phẩm dự kiến: Bản tường trình về đặc điểm chung và cấu tạo của sinh vật nhân sơ trên giấy A0, trên word hoặc powerpoint. Bước 4: GV tổ chức các nhóm báo cáo, phản hồi và kết luận trong 1 tiết học chính khóa. 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2. Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá. Bước 1: Phát hiện vấn đề: - HS nghiên cứu tư liệu, hình ảnh về vi khuẩn dưới kính hiển vi, một số bệnh do vi khuẩn… Từ đó nhận xét về đặc điểm cấu tạo chung của vi khuẩn. - HS làm thí nghiệm gọt vỏ khoai tây: lấy 1kg khoai tây củ nhỏ và 1kg khoai tây củ to rồi gọt vỏ ra sẽ biết loại nào cho nhiều vỏ hơn. HS có thể vận dụng toán học để khẳng định theo công thức: S = 4πR2; V = 4/3πR3. Do đó sau khi giản ước ta có S/V = 3/rR. Như vậy nếu R (bán kính tế bào càng lớn) thì tỉ lệ này càng nhỏ vì thế trao đổi chất qua màng chậm. Bước 2: Giải quyết vấn đề: - HS nghiên cứu tư liệu, quan sát hình ảnh minh họa để tìm hiểu các thành phần: Thành tế bào, màng sinh chất, lông, roi, tế bào chất, vùng nhân. Bước 3: Thảo luận và trình bày Bước 4: Kết luận Tế bào nhân thực. 1. Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - HS nghiên cứu mô hình của tế bào, nghiên cứu tài liệu, quan sát tranh vẽ tế bào động vật, tế bào thực vật → HS tìm ra đặc điểm chung của tế bào nhân thực, phân biệt tế bào nhận thực với tế bào nhân sơ, phân biệt tế bào thực vật với tế bào động vật. - HS phân tích thí nghiệm ở ếch: cấy nhân của tế bào sinh dưỡng loài B vào trứng đã phá hủy nhân của loài A → vai trò của nhân. HS dựa vào cơ chế tổng hợp prôtêin (đã được giới thiệu ở bài 6 – Mục II) kết hợp nghiên cứu tài liệu, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của riboxom HS thảo luận câu hỏi lệnh SGK trang 38, dự đoán về sự vận chuyển một protein ra khỏi tế bào như thế nào. Sau đó quan sát hình ảnh minh họa để kiểm chứng. Qua đó tìm hiểu được chức năng của lưới nội chất và bộ máy 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> gôngi - HS nghiên cứu mô hình, tìm hiểu về cấu tạo của ti thể. Từ các thành phần cấu tạo, HS suy luận về chức năng dựa trên nguyên tắc phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan. - HS nghiên cứu mô hình, quan sát tranh vẽ, tìm hiểu về cấu tạo của lạp thể. HS suy luận vai trò của lạp thể và làm thí nghiệm chiết rút diệp lục từ lá cây để minh chứng, kết hợp với kết quả thí nghiệm “sự tạo thành tinh bột ở lá cây” (TN này do HS đã làm trước) - HS nghiên cứu mô hình, quan sát tranh vẽ, nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu cấu trúc màng sinh chất, đặc biệt giải thích rõ tính khảm – động của MSC. Từ chức năng của từng thành phần cấu tạo nên MSC, HS nhận xét về chức năng của màng và nghiên cứu tài liệu để chính xác hóa kiến thức 2/ Phương án dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: Nêu vấn đề - GV yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ 8.1 – SGK và nêu điểm khác nhau về thành phần cấu tạo của tế bào động vật với tế bào thực vật. - Phát hiện vấn đề: Tại sao lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật? Tại sao không bào ở tế bào thực vật rất lớn? Tại sao tế bào động vật lại có lizoxom...? Bước 2: Giải quyết vấn đề. -/ GV chia nhóm HS, cứ mỗi 2 nhóm nghiên cứu 2 bào quan của tế bào nhân thực tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của bào quan đó trong tế bào. Chú ý không đi sâu vào cấu tạo mà đi sâu vào chức năng Bước 3: Tổ chức thực hiện Các nhóm thảo luận, trình bày và nghe phản biện trong thời gian tiết học 3.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tiết 1: Tìm hiểu về các bào quan ... Tiết 2: Tìm hiểu về bào quan.... Bước 4: Kết luận Sau mỗi nội dung trình bày của các nhóm, GV nhận xét và kết luận Vận chuyển 1/ Phương án dạy học giải quyết vấn đề: các chất qua Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập màng - GV yêu cầu 1 HS lên tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt xanhmetylen và cốc nước trắng. Các HS khác quan sát, trình bày hiện tượng. HS nghiên cứu hình vẽ 11.1 và mô tả hiện tượng. - Phát hiện vấn đề: tại sao giọt xanhmetylen lại loang dần và khi nào thì dừng lại? Tại sao các chất trong hình vẽ 11.1 lại vận chuyển theo những cách khác nhau? Bước 2: Giải quyết vấn đề GV chia nhóm HS. Các nhóm nghiên cứu nội dung bài học theo gợi ý sau để giải thích hiện tượng Bước 3: Báo cáo vấn đề Bước 4: Kết luận 2. Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - HS thực hiện trước ở nhà một số thí nghiệm sau để tìm hiểu vấn đề bài học: + Thí nghiệm với cốc nước có màng ngăn: Nhỏ vài giọt mực màu và một lượng hạt cát vào 1 ngăn, quan sát hiện tượng. + Thí nghiệm nhỏ dung dịch xanhmetylen vào 1 lát khoai tây chín, 1 lát khoai tây sống, quan sát hiện tượng. + Thí nghiệm thổi hơi vào quả bóng bay, buộc chặt, quan sát hiện tượng sau 1 thời gian. → Từ hiện tượng quan sát được, HS thảo luận và tìm hiểu thế nào là vận chuyển thụ động (phân biệt khuếch tán và thẩm thấu), phân biệt dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương và nhận xét về tốc độ khuếch tán của 3.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> các chất qua màng. - GV nêu vấn đề với số liệu về nồng độ glucôzơ và nồng độ urê trong máu và trong nước tiểu. HS dự đoán xu hướng vận chuyển, kết hợp với kiến thức mục I, quan sát hình ảnh và tại liệu SGK rút ra nhận xét về vận chuyển chủ động - HS quan sát phim minh họa và thảo luận về cơ chế xuất nhập bào Thực hành: - Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. - Thí nghiệm điều khiển sự đóng mở khí khổng.. Phương án dạy học bằng thí nghiệm - GV yêu cầu HS vẽ hình minh họa tế bào biểu bì lá cây trong điều kiện thường, khi ngâm vào nước cất, khi ngâm trong dung dịch ưu trương. HS làm thí nghiệm để kiểm chứng hiện tượng với biểu bì lá cây, nước, dung dịch đường, hoặc muối. Qua quan sát và làm thí nghiệm, HS tìm hiểu được kiến thức về co và phản co nguyên sinh, sự đóng mở khí khổng.. CHỦ ĐỀ 4: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng - Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng. -Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP. - Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hòa hoạt động trao đổi chất. - Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình hô hấp và quang hợp. 2. Bảng mô tả. 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Nội dung Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.. Nhận biết Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng. Mô tả cấu trúc và chức năng của ATP. Nêu khái niệm chuyển hóa vật chất Trình bày được cấu trúc và vai trò của enzim trong tế bào.. Thực hành: Một Nêu được mục tiêu và số ví dụ về enzim cách tiến hành thí nghiệm Hô hấp tế bào Nêu được khái niệm và vai trò của hô hấp tế bào Quang hợp. Nêu được các khái niệm: quang hợp, pha. Thông hiểu Vận dụng thấp Phân biệt được thế năng Lấy được ví dụ minh họa và động năng. về thế năng và động Giải thích được quá năng. trình chuyển hóa vật chất diễn ra như thế nào.. Vận dụng cao Giải thích các vấn đề thực tiễn gắn với chuyển hóa vật chất và năng lượng. Trình bày được các cơ chế hoạt động của enzim.. Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động của enzim. Biết cách bố trí thí nghiệm. Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim. Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim. Tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã cho. Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào Mô tả được cơ chế quang hợp gồm pha. Phân biệt được từng giai đoạn chính của hô hấp tế bào. Thấy rõ vai trò của quang hợp với đời sống. Giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Giải thích được kết quả thí nghiệm.. Vận dụng kiến thức về quang hợp vào trồng trọt..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> sáng, pha tối. sáng và pha tối. Phân biệt được pha sáng và pha tối. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Quan sát sơ đồ cấu trúc của ATP, sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzim, sơ đồ quá trình hô hấp tế bào, quá trình đường phân, chu trình Crep, hai pha của quá trình quang hợp, sơ đồ giản lược của chu trình C3. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa quá trình chuyển hóa vật chất với quá trình chuyển hóa năng lượng, giữa cấu trúc và cơ chế tác động của enzim, giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào, giữa pha sáng và pha tối. - Đưa ra các định nghĩa về năng lượng, chuyển hóa vật chất, enzim, hô hấp tế bào, quang hợp, pha sáng, pha tối. - Đưa ra tiên đoán về tác động của enzim, kết quả của quá trình quang hợp, hô hấp. - Kĩ năng làm một số thí nghiệm về enzim 3.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập Nhận biết Câu 1: Năng lượng là gì? Các dạng năng lượng có trong tế bào? Câu 2. Trình bày khái niệm chuyển hóa vật chất? Câu 3: ATP là gì? Mô tả cấu tạo ATP? Câu 4: Enzim là gì? Cấu tạo enzim? Câu 5. Hô hấp tế bào là gì? Có những giai đoạn chính nào? Câu6: Quang hợp là gì? Các pha trong quá trình quang hợp ? Thông hiểu Câu 1. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính nào? Câu 2. Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này? Câu 3: Cơ chế hoạt động của enzim? Cho ví dụ. Câu 4. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất? Câu 5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Câu 6: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn ? Câu 7. Bản chất của sự phân giải cacbohiđrat trong tế bào là gì? Câu 8. Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể? Câu 9. Phân biệt đường phân với chu trình Crep? Câu10 : Phân biệt đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron về năng lượng ATP? Câu11: Trình bày ngắn gọn về các thành phần tham gia quá trình quang hợp và vai trò của chúng? Câu 12.Phân biệt quá trình hô hấp với quá trình quang hợp về các điểm sau: Phương trình tổng quát,bào quan thực hiện,năng lượng và sắc tố. Câu 13: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sang cho quang hợp. Câu 14: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp? 3.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Câu 15:Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Vận dụng thấp. Câu 1: Tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng trong tế bào? Câu 2. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai? Câu 3: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ? Câu 4 Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào ? Câu 5: Trình bày mối liên quan và sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp? Câu 6: Tại sao mỗi cơ thực vật lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất? Vận dụng Câu 1. Tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng không tốt cho cơ thể? Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng cao không tốt cho cơ thể? Câu 2: Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim ? Giải thích ? Câu 3:Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ? Câu 4: Giải thích tại sao tế bào nếu co cơ liên tục sẽ mỏi và không thể tiếp tục co được nữa? Định Câu 1. Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô người ta hướng năng hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên? lực Câu 2: Tại sao nhiều loại côn trùng lại có thể kháng thuốc trừ sâu? Câu 3: Những vận động viên hoạt động cơ bắp nhiều cần có chế độ ăn như thế nào. Giải thích? Câu 4: Ở mỗi địa phương đều có lịch thời vụ gieo trồng và mật độ gieo trồng. Phân tích lí do cần trồng cây đúng thời vụ và mật độ? Câu 5: Tại sao cần dựa vào nhu cầu ánh sang của từng loại cây trong việc trồng cây rừng?. 4.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề - Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.. Phương án dạy học: Vấn đáp – gợi mở - HS làm thí nghiệm với dây cung, ná cao su… và xem tư liệu giới thiệu các dạng năng lượng trong sinh vật: đom đóm, cá đuối… Từ đó tìm hiểu và phân biệt các dạng năng lượng trong tự nhiên, năng lượng trong tế bào - HS nghiên cứu tư liệu, quan sát hình ảnh minh họa để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ATP. Tìm hiểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng.. Enzim và vai trò của enzim. 1/ Phương án dạy học bằng giải quyết vấn đề: - Mô tả tình huống: “1 nguyên tử Fe phải mất 300 năm để phân hủy 1 phân tử H 2O2 thành H2O và O2. Nhưng 1 phân tử enzim catalaza thì chỉ cần 1 giây để phân hủy 1 phân tử H2O2 thành H2O và O2” - Phát biểu vấn đề: Enzim là gì? Tại sao enzim có được đặc tính kì diệu như vậy, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống? - Các nhóm HS tìm hiểu và báo cáo vấn đề nghiên cứu. - Sau đó, GV thống nhất và kết luận kiến thức. 2/ Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - HS nghiên cứu mô hình hoặc tự làm mô hình từ bìa cứng, mảnh nhựa, kết hợp với nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo tìm hiểu về cấu trúc của enzim. - Từ cấu trúc của enzim, liên hệ với kiến thức môn hóa học, với trò chơi ghép hình, HS tìm hiểu và nhận xét được cơ chế hoạt động của enzim là phù hợp giữa trung tâm hoạt động với cơ chất. Enzim là chất xúc tác nên có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng. 4.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - HS tiến hành các thí nghiệm tỉm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt tính của enzim - HS làm thí nghiệm với enzim amilaza (trong nước bọt), dung dịch tinh bột, thuốc thử, HCl, ống nghiệm, đèn cồn… Tiến hành như sau: Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%. + Đặt ống A vào nồi cách thủy đang sôi, đặt ống B ở nhiệt độ 370C, đặt ống C lên nước đá, giữ các ống ở nhiệt độ tương ứng trong 10 phút. + Trong thời gian này lấy 3 ống nghiệm khác, cho 0,5ml dung dịch nước bọt vào mỗi ống, đặt các ống vào nồi cách thủy đang sôi, nhiệt độ 370C và nước đá. + Sau 10 phút cho dịch nước bọt vào các ống A, B, C với nhiệt độ tương ứng. + Đưa các ống về nhiệt độ bình thường trong phòng, cho vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát. → Từ kết quả thí nghiệm, HS nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzim. - HS làm thí nghiệm: Lấy 5 ống nghiệm sạch (ký hiệu từ 1 đến 5). Cho vào các ống thể tích Na 2HPO4 1/15M và KH2PO4 1/15M như ghi trong bảng, lắc đều. Ống Thể tích Thể tích pH nghiệm Na2HPO4 (ml) NaH2PO4 (ml) 1 0,1 4,9 5,3 2 1,0 4,0 6,2 3 2,5 2,5 6,8 4 3,5 1,5 7,2 5 4,9 0,1 8,4 Cho vào mỗi ống 1ml dung dịch tinh bột 0,5%; NaCl 0,1%, lắc đều, thêm vào mỗi ống 1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, lắc đều. Sau 3 phút lấy 0,2ml dung dịch mỗi ống cho lên bản sứ để thử phản ứng màu với Lugol, cứ mỗi 5 phút thử 1 lần cho tới khi có 1 ống cho phản ứng âm tính với Lugol thì cho vào mỗi ống 3 giọt. 4.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> thuốc thử Lugol, lắc đều. → Từ kết quả thí nghiệm, HS rút ra nhận xét Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim.. Phương án dạy học bằng thí nghiệm - HS làm thí nghiệm: + Chuẩn bị 3 ống nghiệm như sau: ống A: 1ml nước cất, ống B: 0,8ml nước cất và 0,2ml NaCl 1%, ống C: 0,8ml nước cất và 0,2ml CuSO4 1%. + Thêm vào mỗi ống 1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. + Sau 10 phút, thêm vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát. Từ kết quả thí nghiệm, HS rút ra nhận xét. - GV nêu vấn đề: 1- Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ H 2O2 vào lát khoai tây sống ở nhiệt độ thường, lát khoai tây sống ngâm trong tủ lạnh, lát khoai thây chín? HS đề xuất phương án và làm thí nghiệm, giải thích các hiện tượng quan sát được. 2- Có thể tách được ADN từ tế bào hay không? HS đưa ra các giả thuyết và đề xuất hướng thực hành để tách chiết ADN. Trong quá trình thí nghiệm, GV lưu ý các nhóm HS làm thế nào để tách ADN khỏi lipit và protein? Từ quy trình và kết quả thí nghiệm, HS trả lời được các câu hỏi GV nêu ra và các câu hỏi SGK. Hô hấp tế 1. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: bào - Nêu vấn đề: Mọi phản ứng trong cơ thể đều sử dụng năng lượng ATP. Vậy ATP được sản xuất như thế nào? - Giải quyết vấn đề: Các nhóm HS nghiên cứu bài học và trình bày vấn đề. Sau khi các nhóm thảo luận, GV nhận xét và kết luận vấn đề. 4.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2. Phương án dạy học bằng tình huống: - Tình huống xuất phát: Khi tìm hiểu về quá trình hô hấp ở sinh vật, An và Mai tranh luận: An cho rằng “Hô hấp tế bào cũng giống với quá trình đốt cháy nhiên liệu vì cũng lấy O 2, thải CO2 và tỏa nhiệt”. Mai lại cho rằng: “Cả hai quá trình này có điểm giống nhau nhưng thực chất là khác nhau vì đốt cháy nhiên liệu diễn ra nhanh, năng lượng chuyển hóa hết thành nhiệt năng, còn hô hấp tế bào thì năng lượng được chuyển thành dạng năng lượng ATP” Ý kiến của em như thế nào? - HS nghiên cứu bài học và thảo luận, giải quyết vấn đề - Quang hợp Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1. Nêu vấn đề: GV cung cấp thông tin: Tất cả sinh vật trên trái đất đều hô hấp tế bào để thu được năng lượng dưới dạng ATP, cùng với quá trình đốt cháy nhiên liệu... đều tiêu thụ O 2, thải CO2. Ước tính, cứ mỗi giây, có khoảng 10.000 tấn O2 bị tiêu thụ. Nhưng thật may mắn, các chất hữu cơ cũng như O 2 bị tiêu hao nói trên sẽ được bù lại nhờ quá trình quang hợp. Vậy quang hợp diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì? Bước 2. Giải quyết vấn đề: - Các nhóm HS nghiên cứu bài học, tìm hiểu thông tin và thảo luận, trình bày vấn đề. Bước 3. Tổ chức thực hiện Các nhóm trình bày vấn đề và phản hồi Bước 4. Kết luận: Sau khi nghe các nhóm trình bày và phản biện, GV nhận xét và kết luận. 4.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> CHỦ ĐỀ 5: PHÂN BÀO 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Mô tả được chu kì tế bào - Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân, giảm phân. - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân. - Quan sát tiêu bản phân bào. - Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân. 2. Bảng mô tả:. Nội dung Nhận biết Chu kì - Trình bày được khái tế bào niệm về chu kì tế bào. - Mô tả được diễn biến các pha trong chu kì tế bào. Quá trình nguyên phân. - Nêu được khái niệm quá trình nguyên phân. - Chỉ ra được tế bào nào trong cơ thể có khả năng NP. - Mô tả được diễn. Các mức độ nhận thức Thông hiểu Vận dụng -Phân tích được tính - Đưa ra biện pháp làm rút ngắn hợp lí về thời gian chu thời gian chu kì tế bào có lợi kì tế bào khác nhau ở cho con người (sử dụng các tế bào khác nhau: tế hoocmon sinhh trưởng) bào phôi, máu, gan, nơron. - Phân biệt được nguyên - Biết ứng dụng quá trình phân ở tế bào thực vật nguyên phân để nhân giống vô và tế bào động vật. tính bằng giâm, chiết, ghép. - So sánh đặc điểm hình - Giải thích được cơ sở khoa thái, số lượng NST qua học của nuôi cấy mô tế bào. các kì NP. - Xác định được những ưu - Phân biệt nguyên phân điểm, nhược điểm khi nhân. 4. Vận dụng cao - Tiên đoán hậu quả khi chu kì tế bào không kiểm soát được. - Xác định được những ứng dụng điều chỉnh chu kì tế bào ứng dụng tạo ra mô cấy ghép cơ quan. - Xác định được bộ NST của tế bào khi thoi vô sắc không được hình thành trong nguyên phân-> Ứng dụng tạo giống cây trồng tứ bội..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Quá trình giảm phân. biến các kì trong quá trình nguyên phân. - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân. - Kể tên được tế bào nào có thể giảm phân. - Mô tả được diễn biến chính trong quá trình giảm phân. - Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân.. có sao và nguyên phân không sao.. giống vô tính.. - Phân biệt giảm phân I và giảm phân II. - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân. - Giải thích được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp và TĐC NST.. - Xác định được giao tử tạo thành sau giảm phân của tế bào có KG AaBb, AB/ab. - Xác định được giao tử tạo thành khi 1 tế bào có KG Aa, cặp Aa không phân li trong GP. - Xác định giao tử tạo thành khi 1 tế bào AaBb, cả 2 cặp NST không phân li trong giảm phân.. - Sưu tầm được những thành tựu, hậu quả khi xảy ra rối loạn phân li NST. - Xác định được hậu quả các đột biến 3n, 2n+1, 2n-1 thường dẫn đến bất thụ.. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp:. 4.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Giải quyết vấn đề: Nếu chu kì tế bào bị rối loạn có thể gây hậu quả phát sinh bệnh ung thư. - Ngôn ngữ: Tranh luận về tế bào gốc, bệnh ung thư. - Quan sát: +Hình thái bộ NST qua các kì NP. - So sánh: So sánh nguyên phân ở tế bào thực vật, động vật. - Đo đạc: Đo kích thước NST. - Quan sát hình thái, số lượng bộ NST qua các kì GP. - Tính toán: Giải bài tập về nguyên phân, giảm phân. 3. Hệ thống câu hỏi 3.1. Câu hỏi nhận biết: Câu 1. Phát biểu khái niệm chu kì tế bào? Câu 2: Nêu những diễn biến cơ bản của chu kì tế bào? Câu 3: Phát biểu khái niệm giảm phân? Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân 3.2. Câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Câu 2: Tại sao các NST phải co xoắn tối đa khi bước vào kì sau? Tại sao khi phân chia xong NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy Câu 3: Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân Câu 4: Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi ở kì đầu của giảm I có ý nghĩa gì? 4.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Câu 5: So sánh nguyên phân và giảm phân 3. 3.Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: a.Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào? b. Ở một tế bào có bộ NST 2n bằng 16 hãy xác định số sợi cromatit, số NST, số tâm động khi tế bào đang ở các kì của quá trình nguyên phân? Câu 2: a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 ❑− 6 gam qua một lần phân bào bình thường sinh ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 ❑− 6 gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích? b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu AaBbDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào sinh trứng đều giảm phân tạo trứng. - Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất giảm phân? - Có tối đa bao nhiêu loại trứng? - Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng? - Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu nhiễm sắc thể? Câu 3: Người ta tách một tế bào vừa kết thúc kỳ trung gian từ mô đang nuôi cấy sang một môi trường mới. Trải qua 14 giờ 15 phút ở môi trường mới các tế bào sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 420 NST đơn. a/ Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết rằng thời gian các kỳ của quá trình nguyên phân có tỉ lệ 2:1:1:2 tương ứng với 6/19 chu kỳ tế bào, kỳ cuối chiếm 18 phút. b/ Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào? 3. 4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1 . Một tế bào sinh dục sơ khai trải qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia vào đợt phân bào tại vùng chín so với số NST đơn có trong một giao tử được tạo. 4.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ra là 4/3. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số hợp tử được tạo ra ít hơn số NST đơn bội của loài. a. Xác định bộ NST 2n của loài. b. Số NST đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu? c. Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên. Biết giảm phân bình thường không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Câu 2: Phân tích những sự kiện diễn biến có tính chất chu kì trong vòng đời tế bào 3. 5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4 Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: a. Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì? b. Tính số NST, số cromatit, số tâm động và trạng thái của NST ở các hình 1,2,3. Câu 2. Hãy ghép các nhận định sau đây đúng hay sai?. Nhận định Chu kì tế bào ở các tế bào khác nhau là như nhau. Ở cơ thể trưởng thành, tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân. Một người trưởng thành nặng 80kg, nhưng về già chỉ còn 40kg là vì số lượng tế bào giảm đi một nửa.. 4. Đúng / sai Đúng / sai Đúng / sai Đúng / sai.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Khi thạch sùng bị đứt đuôi lại có thể mọc lại là nhờ quá trình nguyên phân của các tế bào. Khi chu kì tế bào bị rối loạn làm tế bào phân chia liên tục dẫn đến phát sinh ung thư. Ở tế bào gan có chu kì tế bào là 6 tháng, sau 2 năm số tế bào gan tăng lên 24 lần.. Đúng / sai Đúng / sai Đúng / sai. Câu 3. Hãy quan sát hình về các kì ở chu kì tế bào:. a. Ghép các thông tin ở cột các kì của chu kì tế bào sao cho phù hợp với các số ở cột A. b. Hãy liệt kê các thành phần của tế bào tham gia vào quá trình nguyên phân? Câu 4. Trong chăn nuôi, người ta có thể sử dụng hoocmon sinh trưởng để tăng năng suất đàn vật nuôi. Hãy giải thích cơ sở của việc sử dụng hoocmon sinh trưởng trong chăn nuôi. Việc làm này có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người. Câu 5. Ghép các nhận định sau đây đúng hay sai? Nhận định Đúng / Sai Trong giai đoạn phân chia nhân, hàm lượng ADN trong tế bào cao nhất ở kì giữa, nhỏ nhất ở kì sau. Đúng / Sai Ở 1 tế bào 2n=8 đang nguyên phân ở kì đầu sẽ đếm được số tâm động trên các NST là 16 tâm động. Đúng / Sai Từ một hợp tử nguyên phân liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra sinh khối tế bào có 32 tế bào. Đúng / Sai Ở một tế bào 2n thực hiện nguyên phân, ở kì sau tất cả NST không phân li sẽ tạo ra 2 tế bào có bộ NST là Đúng / Sai 4n. Cơ sở khoa học của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là quá trình nguyên phân. Đúng / Sai. 5.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Câu 6: Trong một tiết dạy sinh học ở lớp 10 ở trường THPT Nam Sách. Một giáo viên Sinh học đã phân tích và đưa ra câu hỏi với học sinh lớp mình như sau: Ở sinh vật sinh sản hữu tính có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Điều gì sẽ xảy ra nếu các giao tử có bộ NST không thay đổi so với tế bào mẹ? Bộ NST của các giao tử như thế nào? Quá trình tạo ra giao tử có bộ NST như vậy như thế nào? Bằng những kiến thức hiểu biết về quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, em hãy trả lời những câu hỏi sau: 6.1. Quá trình giảm phân có ý nghĩa như thế nào với sinh vật. 6.2. So sánh giảm phân I và giảm phân II. 6.3. So sánh nguyên phân và giảm phân. 6.4. Hãy ghép các nhận định sau đúng hay sai? Nhận định Đúng / Sai Các tế bào con tạo ra sau giảm phân I luôn có số lượng, hình thái, cấu trúc NST giống nhau. Đúng / Sai Kết thúc giảm phân I, các tế bào con đều có hàm lượng ADN giống hàm lượng ADN của tế bào ban đầu. Đúng / Sai Các tế bào con tạo thành sau giảm phân đều có số lượng, hình thái, cấu trúc NST như nhau. Đúng / Sai Một tế bào sinh tinh có KG AABbDd kết thúc giảm phân tạo ra 4 loại giao tử khác nhau. Đúng / Sai Khi 1 tế bào sinh trứng ở một loài 2n=8 giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con n=4 đều biệt hóa thành tế bào trứng. Đúng / Sai Câu 7. Khi quan sát một tế bào của một loài 2n=8 giảm phân. Xác định số NST, hình thái NST, số cromatit, số tâm động ở kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối? 4. Gợi ý tổ chức dạy học GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề I/ Phương án dạy học vấn đáp, gợi mở. Hoạt động 1: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. 5.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Hoạt động Nội dung GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. I. Chu kì tế bào : ? Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào trải qua mấy giai - Khái niệm : chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân đoạn, kể tên các giai đoạn đó ? bào. GV đánh giá, kết luận - Chu kì tế bào gồm giai đoạn trung gian chiếm phần lớn thời gian Hoạt động : của chu kì và một giai đoạn phân chia. GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu công việc - Giai đoạn trung gian gồm 3 pha : đối với HS. + Pha G1 : là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng. Các pha Đặc điểm + Pha S : là giai đoạn các NST nhân đôi. + Pha G2 : là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân Pha G1 bào. - Chu kì tế bào được điều khiển bởi một cơ chế hết sức tinh vi và Pha S chặt chẽ. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào. Pha G2 - Nếu cơ chế điều khiển sự phân bào trục trặc hoặc bị hư hỏng thì cơ thể có thể lâm bệnh. HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trình bày II. Quá trình nguyên phân: 1. Phân chia nhân : GV chỉnh sửa, bổ sung. Gồm 4 kì : + Kì đầu : NST kép co xoắn lại, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân Hoạt động : Yêu cầu : Quan sát hình 18.2, hoàn thành phiếu học tập sau : bào dần xuất hiện. + Kì giữa : các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở Các kì Đặc điểm mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại 5.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối. tâm động. + Kì sau : các nhiễm sắc tử tách nhau và đi về hai cực của tế bào. + Kì cuối : NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. *Liên hệ: Nguyên nhân gây ra hiện tượng các thoi vô sắc bị phá hủy là do các yếu tố vật lí, hóa học trong môi trường như các tia phóng xạ, nhiệt độ cao đột ngột, các chất hóa học... Phải bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các hoạt động thải ra môi trường các tác nhân trên 2. Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất phân chia nhân, tế bào chất cũng phân chia thành 2 tế bào con.. HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, đại diện trình bày GV yêu cầu HS liên hệ: Điều gì xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi vô sắc bị phá hủy? Nguyên nhân III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: và biện pháp khắc phục hiện tượng đó - Tăng số lượng tế bào, giúp sinh vật lớn lên. HS thảo luận và trình bày - Giúp tái sinh mô hoặc cơ quan bị tổn thương. GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. - Duy trì ổn định tính đặc trưng của bộ NST của loài. ? Cho biết ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân ? HS thảo luận và trình bày GV đánh giá, kết luận. Hoạt động 2: Giảm phân. 5.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Hoạt động của GV GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Hãy cho biết đặc điểm của quá trình giảm phân ? GV đánh giá, kết luận.. Nội dung Đặc điểm : - Trải qua 2 lần phân bào nhưng chỉ 1 lần nhân đôi ADN. - 1TB (2n)  4TB (n). Hoạt động : I. Giảm phân I : GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, yêu cầu các 1. Kì đầu I: nhóm quan sát hình 19.1 để hoàn thành phiếu học tập. - NST kép : gồm 2 crômatit dính nhau tại tâm động. Các NST kép bắt đầu co xoắn lại. - Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng và có thể trao Các kì Đặc điểm đổi các đoạn crômatit cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo. - Thoi phân bào dần hình thành và một số sợi thoi cũng dính vào Kì đầu I tâm động NST. - Màng nhân và nhân và nhân con dần tiêu biến. Kì giữa I 2. Kì giữa I: Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng Kì sau I xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của 1 NST trong cặp tương đồng. Kì cuối I 3. Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ trượt trên tơ vô sắc về 1 cực của tế bào. HS nghiên cứu, thảo luận và trả lời. 4. Kì cuối I : NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô GV chỉnh sửa, kết luận. sắc biến mất. 5.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Kết quả : 1TB (2n đơn)  2TB (n kép) Hoạt động : Yêu cầu : Quan sát hình 19.2, hoàn thành phiếu học tập sau : Các kì Đặc điểm Kì đầu II Kì giữa II Kì sau II Kì cuối II HS nghiên cứu, thảo luận và trả lời GV chỉnh sửa, kết luận.. GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Cho biết ý nghĩa của quá trình giảm phân ?. II. Giảm phân II : 1. Kì đầu II : - NST kép co xoắn lại. - Màng nhân dần tiêu biến. - Thoi phân bào dần xuất hiện. 2. Kì giữa II : Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 2 phía của NST. 3. Kì sau II: Các crômatit tách nhau ở tâm động và đi về hai cực của tế bào trên thoi vô sắc. 4. Kì cuối II : NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất. Kết quả : 1TB (n kép)  2 TB (n đơn) Qua 2 lần phân bào : 1 TB (2n đơn)  4 TB (n đơn) III. Ý nghĩa của quá trình giảm phân : Từ 1 TB → 4 TB con với số NST giảm đi một nửa. - Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với những điều kiện sống mới. 5.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.. GV đánh giá, kết luận. Hoạt động 3: Thực hành: Quan sát các kì của phân bào - Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về hình thái và sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân, chú trọng mô tả hình thái của NST ở mỗi kì - Bước 2: GV hướng dẫn HS quy trình làm tiêu bản và sử dụng kính hiển vi - Bước 3: HS thực hành, kết hợp quan sát trên tiêu bản cố định. GV quan sát, chỉnh sửa các nhóm - Bước 4: Nhận xét, đánh giá thực hành. - Bước 5: HS viết báo cáo thực hành II/ Gợi ý dạy học khác. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học - Chu kì tế bào 1. Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá và quá trình Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. nguyên phân. - HS nghiên cứu tư liệu SGK, tài liệu tham khảo, quan sát và phân tích hình ảnh minh họa để tìm hiểu về các pha trong chu kì tế bào. HS vận dụng giải thích tại sao có tế bào không phân chia, không có đủ các pha trong kì trung gian. Ví dụ tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu… GV giới thiệu một số bệnh lí do rối loạn chu kì tế bào và yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường - GV tiếp tục nêu vấn đề bằng cách cho HS tham gia trò chơi chia đoạn dây: 2 HS, mỗi HS nhận được một bó gồm 8 sợi dây trong đó 4 sợi một có chiều dài bằng nhau và màu giống nhau. HS được giao nhiệm vụ chia số sợi dây thành 2 phần đều nhau cả về chiều dài và màu sắc trong điều kiện HS bịt mắt.. 5.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bước 2: Giải quyết vấn đề: - Từ kết quả của trò chơi, GV gợi ý HS cải tiến luật chơi → Từ đó GV đặt vấn đề về hoạt động phân chia NST của tế bào trong nguyên phân. HS đề xuất các phương án tìm tòi: Nghiên cứu mô hình, hoặc quan sát hình vẽ, hoặc xem video, hoặc làm thí nghiệm. Sau đó các nhóm tiến hành làm thí nghiệm với tế bào chóp rễ hành, hoặc quan sát tiêu bản cố định, kết hợp quan sát tranh vẽ, mô hình, video… kết hợp SGK để tìm hiểu về sự phân chia nhân, HS tìm hiểu qua nghiên cứu SGK Bước 3: Báo cáo vấn đề - HS báo cáo vấn đề nghiên cứu và nghe phải hồi Bước 4: kết luận 2. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV yêu cầu HS đọc khái niệm về chu kì tế bào và hỏi: Có phải mọi tế bào đều trải qua các giai đoạn trong chu kì tế bào? Điều gì xảy ra nếu chu kì tế bào bị phá vỡ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về khái niệm, các pha trong chu kì tế bào, ý nghĩa của mỗi kì... Bước 3: HS trình bày vấn đề và nghe ý kiến phản hồi Bước 4: Kết luận Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá - HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về đặc điểm mỗi kì - Khi xem video, HS phát hiện hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kì đầu I. - Từ những phân tích hoạt động của NST qua các kì trong giảm phân, HS hiểu được ý nghĩa của giảm phân, 5.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> giải thích được cơ sở tế bào học của sự đa dạng di truyền (biến dị tổ hợp) HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về đặc điểm mỗi kì - Khi xem video, HS phát hiện hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kì đầu I. - Từ những phân tích hoạt động của NST qua các kì trong giảm phân, HS hiểu được ý nghĩa của giảm phân, giải thích được cơ sở tế bào học của sự đa dạng di truyền (biến dị tổ hợp) Giảm phân.. Phương án dạy học bằng thực nghiệm - HS vẽ hình về các kì của nguyên phân trước khi quan sát. - Sau đó HS làm thí nghiệm với tiêu bản ép rễ hành, kết hợp với xem băng hình và hoàn thiện hình vẽ (có chú thích). Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.. Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá - HS vẽ hình về các kì của nguyên phân trước khi quan sát. - Sau đó HS làm thí nghiệm với tiêu bản ép rễ hành, kết hợp với xem băng hình và hoàn thiện hình vẽ (có chú thích). CHỦ ĐỀ 6: 5.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Nêu được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của vi sinh vật. - Trình bày được các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng. - Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men. - Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất. - Biết làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả, lên men rượu) 2. Bảng mô tả:. Nội dung 1.Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV. 2. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV. Nhận biết Nêu được các khái niệm VSV và đặc điểm chung của VSV. Liệt kê được các loại môi trường sống cơ bản của VSV. Thông hiểu Vận dụng thấp Trình bày được các kiểu Vận dụng để nuôi cấy chuyển hóa vật chất và VSV trong môi trường năng lượng ở VSV dựa vào thích hợp. nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà VSV đó sử dụng. Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở VSV. Giải được bài tập về Hiểu được mối quan hệ trao đổi chất ở VSV Nêu đặc điểm chung của giữa tổng hợp và phân giải. các quá trình tổng hợp và Thực hiện đúng các phân giải chủ yếu ở vi Giải thích được nguyên tắc bước trong phòng thực 5. Vận dụng cao Vận dụng những hiểu biết về VSV vào việc phòng chống các loại bệnh do VSV gây nên.. Ứng dụng các quá trình tổng hợp và phân giải ở VSV vào phục vụ đời sống và bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 3. Thực hành: sinh vật Lên men etylic và Tóm tắt quá trình lên lactic men bằng sơ đồ. khi lên men, các hiện tượng hành xảy ra trong quá trình lên men. Thực hiện thành công quá trình lên men tạo ra sản phẩm.. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Quan sát các hiện tượng trong thực tế đời sống. - Phân loại môi trường sống cơ bản của VSV, các kiểu dinh dưỡng của VSV, các kiểu thu nhận năng lượng của VSV và các quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các kiểu dinh dưỡng của VSV với nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, MQH giữa điều kiện môi trường với các kiểu thu nhận năng lượng của VSV, MQH giữa các quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở 6.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> VSV. - Đưa ra định nghĩa về VSV - Tính toán: Giải bài tập về sinh trưởng của quần thể VSV. - Thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. 3. Câu hỏi, bài tập 3. 1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Phát biểu khái niệm vi sinh vật? Câu 2: Nêu các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật? Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển Câu 3: Nêu các tiêu chí cơ bản để phân thành các kể dinh dưỡng của vi sinh vật? 3. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vsv có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau (NH4)3PO4 – 1.5, KH2 PO4 – 1,0, MgSO4 – 0,2, CaCl2 – 0,1, NaCl -0,5 a. Môi trường trên là loại môi trường gì? b. VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? c. Nguồn cacsbon, nguồn năng lượng và nguồn nito của vi sinh vật này là gì? Câu 2: Phân biệt hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men ở vsv? Lấy vd về vi sinh vật cho từng loại mà em biết? Câu 3: Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau? Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu 3. 3. Câu hỏi vận dụng thấp. 6.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Câu 1: Dựa vào kiến thức về các kiểu dinh dưỡng của VSV em hãy cho biết vi khuẩn lam tổng hợp protein của mình từ nguồn các bon và nito ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? Câu 2: nêu đặc điểm của quá trình phân giải ở VSV? Vì sao VSV phải tiết enzim phân các chất vào môi trường? 3. 4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1:a. Quá trình muối dưa, cà, ứng dụng kĩ thuật lên men nào, cần tác dụng của loại VSV nào? b.Tại sao muối dưa cà người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt, bên trên lại đè hòn đá? c. Trong kĩ thuật muối. dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4 – 6% việc sử dụng dung dich muối đó có tác dụng gì? Câu 2: Giải thích các hiện tượng sau: a/ Nếu dưa muối để lâu sẽ bị khú b/ Khi làm sữa chua, sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua. Hãy giải thích tại sao và viết phương trình phản ứng? 3. 5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: NH3 --------------> Q + CO2 ------------------> chất hữu cơ HNO2 ---------------> Q + CO2 ------------------> chất hữu cơ a. Cho biết tên sinh vật tham gia sơ đồ chuyển hóa trên b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV trên? Giải thích? c. Viết phương trình phản ứng chuyển hóa trong sơ đồ trên? Câu 2: Cho đoạn thông tin: “Nitơ không khí rất bền vững về mặt hóa học. Tuy nhiên, một số ít loài vi khuẩn có thể chuyển hóa nitơ không khí thành dạng mà cây sử dụng được. một số trong các đặc điểm này là chúng có phức hệ enzim nitrôgenaza giúp cố định nitơ. Ôxi ức chế hoàn toàn enzim này. Vì chúng ta sống trong môi trường có ôxi nên các vi khuẩn cố định nitơ phải có cơ chế khác nhau để bảo vệ khỏi ôxi”. Em hãy sử dụng đoạn thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau. 2.1. Cho dưới đây là một số đặc điểm của vi khuẩn. hãy đánh dấu X vào chỗ chống để chỉ vi khuẩn nào cố định nito 6.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> a………..Vi khuẩn sống tự do trong đất, ví dụ clostridium b………..Vi khuẩn lam, ví dụ Nostoc, có thành tế bào dày c. ………Vi khuẩn E. coli sống cộng sinh trong đường ruột d. ………Vi khẩn Rhirobium cộng sinh với cây họ đậu có loại protein đặc biệt là leghemoglobin e. ………Vi khuẩn có tốc độ đột biến cao như Salmonella 2. 2. Đánh dấu X vào chỗ trống chỉ sản phẩm nào là chủ yếu cả phức hệ enzim nitrogenaza a………..Amoniac b. ………Nitrit c. ……….Nitrat d………..Khí nito 4. Gợi ý tổ chức dạy học Nội dung Phương án tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chủ đề phương pháp, thời gian học tập chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. 1. Dạy học dự án - Mô tả dự án: Lên men etilic và lactic - HS đóng vai nhà sản xuất rượu, sữa chua, người nội trợ tìm hiểu quy trình và thực hiện - Sản phẩm dự kiến: + Bản tường trình quy trình sản xuất rượu etilic, quy trình làm nem chua, sữa chua, dưa chua trên word hoặc powerpoint. + Sản phẩm nem chua, sữa chua, dưa chua tự tay HS làm ra. - Tổ chức thực hiện: + Tuần 1: Chia nhóm HS, tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, quá trình phân giải và ứng dụng. + Tuần 2: Các nhóm HS tìm hiểu thực tế và thực hành + Tuần 3: Các nhóm báo cáo sản phẩm và phản hồi, lắng nghe, rút kinh nghiệm 6.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> GV tổng kết, đánh giá cho điểm từng nhóm 2. Dạy học bằng bài tập tình huống Bước 1: Nêu tình huống và chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra tình huống: “Bạn An thắc mắc với cô giáo, tại sao bình đựng nước đường để lâu ngày có mùi rượu, còn bình đựng nước thịt để lâu ngày có mùi thối” Em hãy nghiên cứu về dinh dưỡng của vi sinh vật và giúp An giải đáp thắc mắc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu về khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và ứng dụng. Bước 3: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ HS báo cáo kết quả nghiên cứu và giải quyết thắc mắc, lắng nghe ý kiến phản hồi Bước 4: Kết luận GV nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức. CHỦ ĐỀ 7: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục - Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật. - Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV và ứng dụng của chúng. - Nhuộm đơn, quan sát một số loại VSV và quan sát một số tiêu bản bào tử của VSV. 2. Bảng mô tả:. Nội dung. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp. 6. Vận dụng cao.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 1. Sinh trưởng của VSV. Nêu các khái niệm: sinh trưởng của VSV, thời gian của một thế hệ tế bào.. 2. Sinh sản Liệt kê được các của VSV hình thức sinh sản ở VSV. Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng của VSV và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong đk nuôi cấy liên tục và không liên tục Phân biệt được các kiểu sinh sản ở VSV. Chỉ ra được một số đặc điểm chung về sinh sản của VSV Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của VSV Nêu một số đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.. Giải bài tập về sinh trưởng của VSV. Vận dụng để nuôi cấy VSV trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.. Giải bài tập về sinh sản của VSV.. Vận dụng các kiến thức về sinh sản của VSV để giải thích nguyên nhân các hiện tượng có liên quan xảy ra trong thực tế. Ứng dụng một số chất Ứng dụng ảnh hưởng của các hóa học trong việc khử yếu tố vật lí vào trong đời sống. trùng, diệt khuẩn .. 3. Các yếu .Liệt kê được các tố ảnh yếu tố ảnh hưởng hưởng đến đến sinh trưởng sinh của VSV trưởng của VSV 4. Thực Quan sát tiêu bản hành: quan làm sẵn và tranh sát một số ảnh, đĩa các bào tử Vẽ sơ đồ một số loại VSV Nhuộm đơn và quan Viết thu hoạch và giải thích các vi sinh vật nấm sát một số VSV hiện tượng trong thực tế. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân.. 6.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên quan đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Quan sát các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong SGK. - Phân loại điều kiện nuôi cấy VSV, các kiểu sinh sản của VSV nhân sơ và VSV nhân thực. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các pha trong từng điều kiện nuôi cấy. - Đo đạc: Xác định được thời gian thế hệ, số lượng tế bào trong bình nuôi cấy. - Tiên đoán kết quả của từng pha trong đk nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Đưa ra định nghĩa về sinh trưởng của VSV, thời gian thế hệ. - Tính toán: Giải bài tập tính thế hệ và số lượng VSV. 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập. 3.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Câu 2. Thế nào là chất dinh dưỡng và chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật Câu 3: Hãy kể một số bệnh thường gặp do truyền nhiễm qua thực phẩm Câu 4: nêu hình thức sinh sản phân đôi của vi sinh vật? 6.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Câu 5: Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào cho ví dụ? 3.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Nguyên nhân nào làm thực phẩm bị hư hỏng? Câu 2: Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? Câu 3: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? Câu 4. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra? Câu 5: Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? 3.3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút Câu 2: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? Câu 3: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm khuẩn? Câu 4: Vì sao trong sữa chua gần như không có vi sinh vật gây bệnh? Câu 5: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh? 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Một loài vi khuẩn trong những điều kiện ổn định có khả năng sinh sản theo kiểu phân đôi 20 phút một lần. Bạn đưa một vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy, tính số vi khuẩn đó sau 2 giờ và 10 giờ nuôi cấy? nếu vi khuẩn này tiếp tục tăng sinh kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng gì? Câu 2: Etanol nồng độ 70% và penicilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn khó biến đổi để chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi chống được penicilin? Câu 3: So sánh lên men và hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật? Quá trình sản xuất giấp có phải là lên men không? Tại sao? 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực. 6.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Câu 1: Cho đoạn thông tin: “Mối là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Chúng có mặt ở 2/3 diện tích bề mặt trái đất. Mối không những là kẻ phá hoại khủng khiếp các vật dụng, tàn phá cây trồng và những cánh rừng nhiệt đới, mà còn là thủ phạm liên tục thải khí metan vào môi trường. Metan được đánh giá là có tác động gấp 26 lần đối với sự ấm lên của trái đất. Mối nuôi dưỡng và chứa chấp các các vi sinh vật cộng sinh trong ruột chúng. Trùng roi tiết xenlulaza để phân giả xenlulozo thành axetat và đường. Các vi khuẩn tiếp tục chuyển hóa axetat thành khí metan. Hàng năm mối và các vi sinh vật cộng sinh với chúng thải ra 150 triệu tấn khí metan cùng với cacbonic và hidro”. Sử dụng đoạn thông tin trên trả lời các câu hỏi sau: 1.1. Mối và các vi sinh vật cộng sinh trong ruột mối là thủ phạm gây hậu quả nào sau đây với môi trường a. gây hiệu ứng nhà kính b. làm cạn kiệt nguồn xenlulozo c. khép kín vòng tuần hoàn vật chất d. Thải ra khí metan với cacbonic và hidro gây ô nhiễm môi trường 1.2. Thủ phạm tạo ra khí metan là a. Mối b. trùng roi c. xenlulozo d. các visinh vật khác cộng với mối Câu 2: Sản phẩm nào dưới đây không phải là sản phẩm lên men? a. Bánh bì b. Rượu vang c. Chất kháng sinh d. Mì sợi e. phomat Câu 3: Botulin là chất độc thần kinh do vi khuẩn kị khí clostridium botulium sinh ra, được coi là chất độc tự nhiên mạnh nhất mà con người biết đến. 1mg botulin đủ để giết chết 1000 triệu con chuột bạch, vì thế nó có nhuy cơ được sử dụng làm vũ khí sinh học. Sản xuất sinh khối này không khó, cho nên còn có nguy cơ bị bon khủng bố sản xuất để thả vào nguồn nước hoặc nhiễm vào thực phẩm nhằm giết người hàng loạt. Mặc dù rất độc nhưng với nồng độ nhất định nó lại trở thành có lợi và con người có thể lợi dụng được điều này. Vậy con người đã sử dụng Botulin để sử dụng vào việc gì trong những việc sau đây a. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm b. Sử dụng để chống ô nhiễm môi trường 6.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> c. Sử dụng trong đấu tranh sinh học d. Sử dụng làm thuốc chữa bệnh và mĩ phẩm làm đẹp da và chống nhăn da 4. Gợi ý tổ chức dạy học Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chủ đề phương pháp học tập chủ đề - Sinh trưởng Phương án: Dạy học bằng bài tập tình huống của vi sinh - Bài tập: “Vi khuẩn E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi 1 lần. Nếu trong vật bình nuôi cấy ban đầu có 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình là bao nhiêu?” An và Mai tranh luận: An: Giải bài tập được kết quả: Nt = 105 x 2n (n là số lần phân chia, n = 120 phút : 20 = 6 lần) Mai: Kết quả trên chỉ đúng về lí thuyết, trên thực tế ta phải dựa vào thời gian pha tiềm phát và lượng dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy. - Nếu em được giao nhiệm vụ nhận xét ý kiến của 2 bạn trên thì em sẽ nhận xét như thế nào? - Giải quyết tình huống: GV hướng dẫn HS nghiên cứu về sinh trưởng của vi sinh vật, đặc điểm của nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục. Các nhóm thảo luận và trình bày. Sau đó GV nhận xét, tổng kết. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.. 1. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS kể tên một số lợi ích và tác hại của vi sinh vật - Phát hiện vấn đề: Làm thế nào để phát huy lợi ích và hạn chế tác hại của VSV? Bước 2: Giải quyết vấn đề: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố đến 6.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> sinh trưởng của VSV + Nhóm 1, 2: tìm hiểu về chất hóa học và ứng dụng + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về yếu tố lí học và ứng dụng. Bước 3: Báo cáo và kết luận GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, phản hồi và tự nhận xét, đánh giá. Sau đó Gv kết luận và hợp thức hóa kiến thức. 2. Phương án dạy học dự án: - Mô tả: + Các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng vi sinh vật để kiểm nghiệm thực phẩm. + Bệnh viện, trường học và trong gia đình thường sử dụng chất diệt khuẩn để phòng và chữa bệnh. + Có thể bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc muối chua - Nhiệm vụ được giao: HS đóng vai là nhà khoa học, bác sỹ, nội trợ để tìm hiểu và giải thích cơ sở khoa học của các phương pháp trên. - Sản phẩm dự kiến: Bản tường trình ảnh hưởng của các yếu tố vật lí, hóa học đến sinh trưởng của VSV và ứng dụng trên word hoặc powerpoint. - Tổ chức thực hiện: Trong tuần, các nhóm tìm hiểu thông tin và làm báo cáo. GV tổ chức các nhóm báo cáo, phản hồi và kết luận trong 1 tiết học chính khóa Thực hành quan sát một Phương án dạy học thực nghiệm: số vi sinh Bước 1: Đặt vấn đề: vật. - Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé. Chúng ta có thể quan sát chúng bằng cách nào? - Đề xuất: Làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi 7.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Bước 2: Giải quyết vấn đề - GV chia nhóm HS. Mỗi nhóm được chuẩn bị 1 bộ dụng cụ thí nghiệm. - Các nhóm tổ chức thực hành làm tiêu bản quan sát vi sinh vật khoang miệng hoặc quan sát trên tiêu bản cố định - Vẽ hình quan sát được vào vở thực hành Bước 4: Kết luận GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ thực hành và yêu cầu các nhóm hoàn thành báo cáo, nộp vào tuần sau. CHỦ ĐỀ 8: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. Một số ứng dụng của virut. - Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh. 2. Bảng mô tả:. Nội dung 1.Cấu trúc các loại virut. Nhận biết Trình bày khái niệm và cấu tạo chung của virut. 2.Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. Nêu tóm tắt được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Nêu đặc điểm của virut. Thông hiểu Phân biệt được 3 kiểu cấu trúc của virut : xoắn, khối và hỗn hợp Các con đường lây nhiễm HIV. 7. Vận dụng thấp Lấy ví dụ các loại virut tương ứng với từng kiểu cấu trúc Các biện pháp phòng tránh HIV. Vận dụng cao Lập được bảng so sánh virut và vi khuẩn. Ứng dụng vào việc phòng tránh các bệnh do virut gây ra..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> HIV Nêu được tác hại của virut.. 3. Virut gây Nêu được những ứng Biết được cách phòng Vận dụng kiến thức vào bệnh. Ứng dụng cơ bản của virut. tránh các bệnh do virut thực tế sản xuất và đời dụng của gây ra trên VSV, vật nuôi, sống virut trong cây trồng thực tiễn 4. Bệnh Trình bày một số khái Trình bày được các Biết cách phòng chống các Vận dụng vào thực tế đời truyền nhiễm niệm: bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm sống và miễn dịch miễn dịch, inteferon. bệnh truyền nhiễm Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt.. 7.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Quan sát các hình vẽ, bảng biểu trong bài. - Phân loại các kiểu cấu trúc của virut; các loại virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng; các loại bệnh truyền nhiễm, các loại miễn dịch. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS; giữa các phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm. - Đưa ra các định nghĩa về virut, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon. - Dự đoán nguy cơ lây nhiễm và lan truyền trong cộng đồng về các bệnh truyền nhiễm 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập. 3.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Hãy giải thích các thuật ngữ: Capsit, capsome, nucleocapsit và vỏ ngoài ? Câu 2: nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut? Câu 3: nêu 5 giai đoạn nhân lên của vrut trong tế bào vật chủ? Câu 4: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Các con đường lan truyền của vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm? Câu 5: Thế nào là miễn dịch đặc hiêu, miễn dịch không đặc hiệu? 3.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Theo em có thể nuôi virut trên trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không? Tại sao/ Câu 2: Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn theo các chỉ ? Câu 3: Tại sao nói HIV gây hôi chứng suy giảm miễn dịch? Cần phải có thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV? Câu 4: Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất chế phẩm sinh học? Câu 5: Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Câu 6: Phân biệt chu trình tan và chu trình tiềm tan? 3.3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống 7.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Câu 2: Đấu tranh sinh học có vai trò quan trọng như thế nào trong xây dựng một nền nông ngiệp an toàn bền vững? Câu 3: Muốn phòng tránh bệnh do vi rút phải tực hiện những biện pháp gì? Câu 4: Xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh? 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Tên vi rut gây bệnh cúm A như H1N1, H3N1, H5N1, H7N9, có ý nghĩa như thế nào? Câu 2: vỏ ngoài của vi rut có nguồn gốc từ đâu? Câu 3: Điều gì quyết định tính đặc hiệu của vi rút đối với tss bào vật chủ? Câu 4: Giải thích cơ sở khoa học của việc tiêm vacxin phòng bệnh? 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Thủa ban đầu của virut học có một công trình đầu tiên nêu các đặc điểm sau đây của virut, trong đó đặc điểm nào là không đúng? a. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn b. Chỉ chứa axit nucleic và proten c. Có thể nuôi cấy được trong môi trường nhân tạo d. Có thể gây bệnh cho người, động vật và cây trồng e. Virut sau khi bị khô vẫn có khả năng gây bệnh Câu 2: Quá trình sao chép genom của virut diễn ra ở giai đoạn nào? a. Hấp phụ b. Xâm nhập c. Lắp ráp d. Sinh tổng hợp e. Suy vong Câu 3: Trong năm học 2013 – 2014, trường THPT Nam Sách có 30 Hs mắc bệnh sởi. Ban đầu, chỉ có một số HS mắc bệnh, sau đó bệnh lan rộng ra khắp các khối lớp trở thành dịch bệnh lớn. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, bệnh sởi là một căn bệnh nguy 7.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> hiểm, đã được ghi nhận từ 2000 năm trước, nhưng những hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn mơ hồ đối với nhiều học sinh trường THPT Nam Sách. Em là Bí thư đoàn được giao nhiệm vụ tìm hiểu về bệnh sởi, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh để tuyên truyền cho các bạn, em sẽ làm thế nào? Câu 4: Trong giờ giải lao, các bạn thấy Hùng ngồi trong lớp mà mặt ửng đỏ, chân tay lạnh, Nam đến gần hỏi chuyện và thấy Hùng có dấu hiệu sốt nhẹ. Hùng tâm sự, mình có một em trai 2 tuổi, sáng nay, em không được khỏe, có sốt và nổi những nốt đỏ trên da. Mẹ nói em bị sốt phát ban nhưng bà bảo em bị bệnh sởi. Có lẽ Hùng đã bị lây từ em trai, vì thấy mình có những biểu hiện tương tự, nhưng Hùng không rõ đây có phải là bệnh sởi hay không. Nếu em là Nam em sẽ giải thích cho bạn như thế nào? 4/ Gợi ý tổ chức dạy học. GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề Phương án 1: Dạy học dự án: Mô tả dự án: Virut với bệnh sởi ở Tỉnh Hải Dương “Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Hải Dương: Bệnh sởi đang lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh. Đầu tháng 2 xuất hiện ca sởi đầu tiên, đến cuối tháng 3 tỉnh Hải Dương có 98 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó có 27 người dương tính với bệnh sởi. Từ đầu tháng 4 tới nay bệnh sởi lây lan rất nhanh ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều nhất là TP Hải Dương với hơn 80 người mắc bệnh. Tới trưa hôm nay (19-4), toàn tỉnh có gần 450 bệnh nhân mắc bệnh, trong đó rất nhiều trường hợp dương tính với bệnh sởi và đã có trường hợp tử vong. Riêng ngày 18-4, trên địa bàn Hải Dương có thêm 39 trường hợp nhập viện do sốt phát ban dạng sởi, trong đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 21 ca, Bệnh viện nhi tiếp nhận 16 ca. Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương- Bùi Văn Chân: Chưa bao giờ các cháu mắc bệnh sởi nhiều như năm nay. Từ tháng 2 tới nay đã có hơn 200 bệnh nhân nhập viện do sốt phát ban dạng sởi; hiện tại có gần 100 trẻ đang điều trị. Với tình trạng quá tải như hiện nay, công tác vô khuẩn, cách ly buồng bệnh được thực hiện nghiêm túc, song khó có thể ngăn chặn mầm bệnh sởi lây lan sang các khoa khác. 7.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Sở Y tế Hải Dương khuyến cáo: Thông thường, bệnh sởi là bệnh nhẹ nhưng vào nơi quá tải dễ có nguy cơ lây nhiễm bệnh khác. Do vậy, người dân nên đến khám ở các cơ sở nơi gần nhất, trừ các trường hợp bị bệnh nặng mới nên vào bệnh viện tuyến trên. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phải tiêm chủng vắc xin phòng sởi”. Giao nhiệm vụ: Em hãy đóng vai trò là một cán bộ của trung tâm tư vấn dịch tễ tìm hiểu và tuyền truyền để các bạn trong trường hiểu biết, phòng tránh GV gợi ý HS tham khảo thêm một số tư liệu khác như: Thông tin về bệnh sởi trên internet. Tổ chức thực hiện: GV chia nhóm HS (4-5 HS/nhóm), dự kiến thực hiện dự án trong 4 tuần Tuần 1: Lập kế hoạch - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa Tuần 2, 3: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp). Bao gồm: Tra cứu thông tin, sưu tầm tư liệu, điều tra thực trạng và thiết kế báo cáo Tuần 4: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng chống dịch sởi nói riêng và bệnh truyền nhiễm nói chung trong trường học và cộng đồng. (thực hiện trong 1 tiết chính khóa) Phương án 2: Dạy học giải quyết vấn đề Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học - Cấu trúc Bước 1: Đặt vấn đề các loại virut Ngày nay người ta cho rằng virut là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất (số người chết vì dịch bệnh do virut gây ra lớn hơn số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh, nạn đói, động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại). Vậy virut là gì? Nó có những đặc điểm nào mà có thể gây nên những tác hại to lớn như vậy? Tại sao chúng ta không thể dùng kháng sinh để chữa bệnh do virut? Bước 2: Giải quyết vấn đề - HS nghiên cứu tài liệu, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập theo gợi ý:. 7.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> + Nghiên cứu khái niệm virut và chỉ ra 3 đặc điểm cơ bản của virut + HS trình bày tóm tắt đặc điểm cấu tạo của virut, phân biệt virut trần và virut có vỏ ngoài + Hãy giải thích các thuật ngữ: virion, capsit, capsome, nucleocapsit, vỏ ngoài. + Mô tả tóm tắt hình thái virut theo 3 kiểu cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp. Bước 3: Kết luận Sau khi các nhóm trình bày và phản biện, GV nhận xét và kết luận - Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. Bước 1: Đặt vấn đề GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của virut. Sau đó nêu vấn đề: Tại sao virut sống kí sinh nội bào bắt buộc. Người ta có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Bước 2: Giải quyết vấn đề Mục I. Sự nhân lên của virut GV chuẩn bị phiếu học tập về các giai đoạn nhân lên của virut. Chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS. Các nhóm nghiên cứu phiếu học tập GV chiếu đoạn phim về các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ HS quan sát và thảo luận theo câu hỏi gợi ý, hoàn thành phiếu học tập Đại diện nhóm HS trình bày phiếu học tập, các nhóm khác bổ sung, phản biện Sau khi các nhóm trình bày và phản hồi, GV nhận xét và kết luận, trình chiếu đáp án phiếu học tập. GV giải thích thêm về chu trình tan và tiềm tan. Mục II. HIV/AIDS -GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu tài liệu, kết hợp kiến thức đã biết, thảo luận theo câu hỏi gợi ý: + HIV là gì? Người có HIV sẽ bị bệnh gì? Biểu hiện lâm sàng của bệnh? + AIDS là gì? Mối liên quan giữa HIV và AIDS? + HIV được lây truyền chủ yếu qua những con đường nào? Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ 7.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Virut gây bệnh - ứng dụng của virut trong thực tiễn.. lây nhiễm cao? + Tại sao nhiều người không hay biết mình nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với toàn xã hội? + Chúng ta có thể phòng tránh HIV như thế nào? Thái độ của em đối với bệnh nhân HIV/AIDS? -Các nhóm thảo luận và lần lượt trình bày. HS nhóm khác bổ sung, chỉnh sửa nếu có. -Sau khi các nhóm trình bày và phản hồi. GV nhận xét, kết luận kiến thức. -HS vận dụng giải thích vấn đề đã đặt ra đầu bài học Bước 3: Kết luận: Gv nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức. Bước 1: Đặt vấn đề Gv yêu cầu HS kể tên một số bệnh do virut. Sau đó đặt vấn đề. Ngoài việc gây bệnh cho người, động vật, thực vật, côn trùng thì virut có ứng dụng thực tiễn hay không? Người ta có thể ứng dụng virut trong lĩnh vực nào? Bước 2: Giải quyết vấn đề Hoạt động 1: Tìm hiểu các virut gây bệnh GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm đọc mục I, tìm thông tin điền vào phiếu Nội dung phiếu: Nhóm virut Số loại Cách thức xâm nhập và Tác hại gây bệnh lây lan. -Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, điều chỉnh, GV chính xác hóa kiến thức -Trên cơ sở các kiến thức HS vừa khám phá được, GV đặt câu hỏi vận dụng: “Em hãy đề xuất một số biện pháp phòng bệnh do virut gây nên?” đồng thời cho HS thực hiện các lệnh SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của virut trong thực tiễn. 7.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nghiên cứu Hình 31, kết hợp SGK mục II.1 trình bày về quy trình sản xuất các chế phẩm sinh học. Vận dụng trình bày quy trình sản xuất insulin - Nghiên cứu mục II.2 tìm hiểu và nêu những ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut - HS thực hiện lệnh SGK Bước 3: Kết luận: Gv nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức Bệnh Bước 1: Nêu vấn đề truyền nhiễm GV yêu cầu HS kể tên 1 số bệnh truyền nhiễm ở người, chỉ ra con đường lây nhiễm, biện pháp phòng, chữa và miễn dịch bệnh đó. Từ thông tin của HS GV nêu vấn đề: Vậy thế nào là bệnh truyền nhiễm? Tại sao phần lớn chúng ta vẫn sống khỏe mạnh khi xung quanh ta có rất nhiều các VSV gây bệnh Bước 2: Giải quyết vấn đề Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm GV yêu cầu HS thảo luận dựa trên vốn hiểu biết kết hợp SGK theo gợi ý: + Bệnh truyền nhiễm là gì? + Biểu hiện truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, điều kiện gây bệnh, phương thức lây truyền? + Kể tên một số bệnh truyền nhiễm, dựa vào các con đường lây nhiễm của chúng đề xuất biện pháp phòng tránh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về miễn dịch GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức, kết hợp nghiễn cứu SGK, thảo luận theo phiếu học tập: Phiếu số 1. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. 7.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Miễn dịch không đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu. Điều kiện để có miễn dịch Cơ chế tác động Tính đặc hiệu. Phiếu số 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào Phương thức miễn dịch Cơ chế tác động Bước 3: Kết luận Gv nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức. 8.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM MÔN SINH HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - HS trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của sự sống chủ yếu là sinh học cơ thể thực vật và động vật. - HS hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và năng lượng, về tính cảm ứng, về sinh trưởng phát triển, về sinh sản của động vật và thực vật. - HS nêu và giải thích được các cơ chế tác động, các quá trình sinh lí trong hoạt động sống ở mức cơ thể có liên quan đến mức độ phân tử, tế bào cũng như mối quan hệ mật thiết với môi trường sống. - HS thấy được sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật và thực vật. - Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, HS biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Về kĩ năng - Rèn cho HS tư duy biện chứng, tư duy hệ thống. - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học, kĩ năng thực hành sinh học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn và thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt kĩ năng tự học. 3. Về thái độ Củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo về rừng, bảo vệ các động vật hoang dã. 4. Năng lực hướng tới 4.1. Năng lực chung 8.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Biết thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi có giá trị, phù hợp với chủ đề học tập. HS biết xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau, có nhiều ý tưởng mới trong học tập. - Năng lực quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. Biết làm chủ cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộc sống. Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu. - Năng lực giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh. Chủ động trong giao tiếp, biết lắng nghe và có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, tự tin khi nói trước nhiều người. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực tính toán: Biết vận dụng thành thạo các phép toán cơ bản trong học tập và cuộc sống. 4.2. Năng lực chuyên biệt môn Sinh học - Tri thức về bộ môn - Năng lực nghiên cứu - Năng lực thực địa - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 4.3. Hệ thống các kĩ năng khoa học sinh học - Quan sát - Đo đạc 8.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Phân loại hay phân nhóm - Tìm kiếm mối quan hệ. - Tính toán - Xử lí và trình bày số liệu, bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng, biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp - Đưa ra các tiên đoán - Hình thành nên các giả thuyết khoa học - Đưa ra các định nghĩa - Xác định các biến và đối chứng - Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận - Xác định mức độ chính xác của các số liệu II. NỘI DUNG 1. Kế hoạch dạy học: Tổng số: 55 tiết Học kì I: 2 tiết/tuần x 18 + 1 = 37 tiết Học kì II: 1 tiết/tuần x 17 + 1 = 18 tiết 2. Nội dung và thời gian dạy học các chủ đề trong chương trình Sinh học 11 - THPT: 2.1. Chủ đề 1: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. a. Thời gian: 6 tiết trên lớp và thời gian tự học trong tuần. b. Nội dung: - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (Mục I và III không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ).. 8.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây (Mục I- dòng mạch gỗ, mục III- dòng mạch rây chỉ dạy phần dẫn truyền của dịch mạch rây, không dùng Hình 2.4b để giải thích).. - Bài 3: Thoát hơi nước (Mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước, không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của lá cây là lá; Mục IV, lưu ý giáo viên: Cây có cơ chế tự điều hòa về nhu cầu nước, cơ chế này điều hòa việc hút vào và thải ra. Khi cơ chế điều hòa không thực hiện được cây sẽ phát triển bình thường. Câu 2 trang 19 không yêu cầu HS trả lời). - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng. - Bài 5, 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (Không dạy Mục II của bài 5. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật). - Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón. 2.2. Chủ đề 2: Quang hợp và hô hấp ở thực vật. a. Thời gian: 9 tiết trên lớp và 4 tuần tự học (trong đó có 1 tiết kiểm tra 45 phút). b. Nội dung: - Bài 8: Quang hợp ở thực vật (Mục II.1 không giải thích câu lệnh, hình 8.2 để lại phần hình thái, không dạy cấu tạo trong). - Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM (Dạy theo kênh chữ là đủ. Tuy nhiên chỉ so sánh như chuẩn đã mô tả. Bỏ hình 9.3 và 9.4 không yêu cầu so sánh dựa trên sơ đồ). - Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. - Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng. - Bài 12: Hô hấp ở thực vật (Mục II- không đi sâu vào cơ chế). - Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit. - Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật. 2.3. Chủ đề 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật a. Thời gian: 7 tiết trên lớp và 3 tuần tự học. b. Nội dung: - Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật 8.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Bài 17: Hô hấp ở động vật - Bài 18, 19: Tuần hoàn máu - Bài 20: Cân bằng nội môi - Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. - Bài 22: Ôn tập chương I. 2.4. Chủ đề 4: Cảm ứng ở thực vật a. Thời gian: 3 tiết trên lớp và 2 tuần tự học. b. Nội dung: - Bài 23: Hướng động - Bài 24: Ứng động - Bài 25: Thực hành: Hướng động. 2.5. Chủ đề 5: Cảm ứng ở động vật a. Thời gian: 10 tiết trên lớp và 5 tuần tự học (trong đó có 2 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra HK I). b. Nội dung: - Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật (Không dạy Mục II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh của bài 26) - Bài 28: Điện thế nghỉ (Không dạy Mục II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ). - Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh (Không dạy Mục I.2- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động) - Bài 30: Truyền tin qua xinap. - Bài 31, 32: Tập tính của động vật - Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật. 2.6. Chủ đề 6: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật a. Thời gian: 3 tiết trên lớp và 2 tuần tự học. b. Nội dung: - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật 8.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Bài 35: Hoocmon thực vật - Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa 2.7. Chủ đề 7: Sinh trưởng và phát triển ở động vật a. Thời gian: 5 tiết trên lớp và 4 tuần tự học (trong đó có 1 tiết kiểm tra 45 phút). b. Nội dung: - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2.8. Chủ đề 8: Sinh sản ở thực vật a. Thời gian: 3 tiết trên lớp và 3 tuần tự học. b. Nội dung: - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật - Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép. 2.9. Chủ đề 9: Sinh sản ở động vật a. Thời gian: 8 tiết trên lớp và 7 tuần tự học (trong đó có 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra HK II). b. Nội dung: - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản - Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. - Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV.. 8.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> III. CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Trình bày được vai trò của nước, cơ chế trao đổi nước ở thực vật - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được vai trò, sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. - Giải thích được sự bón phân hợp lí với năng suất cây trồng và môi trường. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả Thông hiểu (Mô tả mức độ Vận dụng thấp (Mô tả Vận dụng cao (Mô tả mức độ mức độ cần đạt) cần đạt) mức độ cần đạt) cần đạt) Trao đổi Trình bày được vai - Giải thích được mối liên - Để hút được nước cây Giải thích được tại sao cây trên nước ở thực trò của nước ở thực hệ giữa hai con đường vận sống ở vùng đất ngập cạn không sống được ở đất ngập vật vật chuyển nước từ đất vào mặn cần có những đặc mặn. Trình bày được cơ mạch gỗ của rễ. điểm thích nghi nào. - Giải thích được tại sao không chế trao đổi nước ở - Giải thích được tại sao - Giải thích hiện tượng nên tưới nước cho cây vào buổi thực vật (hấp thụ nước được vận chuyển cây bị héo khi mưa lâu trưa. nước, vận chuyển trong cây ngược chiều của ngày trời đột ngột nắng - Giải thích tại sao người ta nói nước và thoát hơi trọng lực. to. “thoát hơi nước là thảm họa tất nước); - Giải thích được cơ chế - Giải thích được cơ sở yếu của cây” - Nêu được sự cân đóng mở khí khổng. khoa học của hai hiện - Vận dụng cân bằng nước trong bằng nước và các - ý nghĩa của thoát hơi nước tượng rỉ nhựa và ứa tưới tiêu hợp lí và năng suất cây yếu tố môi trường với đời sống thực vật giọt. trồng ảnh hưởng đến cân 8.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> bằng nước Trao đổi Nêu được vai trò của khoáng và chất khoáng ở thực nitơ ở thực vật vật Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng Nêu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hấp thụ khoáng. Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) Phân biệt được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng. Phân tích được mối tương quan giữa hấp thụ, chuyển hóa khoáng với đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc đất và điều kiện môi trường Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.. Vận dụng giải thích một số hiện tượng liên quan đến thiếu nguyên tố khoáng ở thực vật Vận dụng trong việc bón phân hợp lí nâng cao năng suất cây trồng. Bố trí được thí nghiệm về phân bón. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. 8.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ sgk, tìm kiếm mối quan hệ - Kĩ năng đưa ra các khái niệm - Kĩ năng làm thí nghiệm xác định cường độ thoát hơi nước, làm thí nghiệm về phân bón. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp Vận dụng cao. Câu 1. Đặc điểm hình thái của rễ thích nghi với chức năng tìm kiếm, hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào? Câu 2: Nêu đặc điểm của mạch gỗ thích nghi với vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá Câu 3: Nêu các tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước ở lá? Câu 4: Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito ở thực vật. Câu 1. Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ khoáng ở rễ cây? Câu 2: Động lực nào giúp dòng vận chuyển được từ rễ lên lá ở những cây cao hàng chục mét? Câu 3: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? Câu 4: Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin. Câu 5: Vì sao phải bón phân hợp lí? Câu 1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Câu 2: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che vật liệu xây dựng? Câu 3: Cây trên đồi với cây trong vườn, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn Câu 1: Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm). Hiện tượng đó gọi là gì? Giải thích hiện tượng? 8.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Câu 2: Hãy liên hệ thực tế, nêu một vài ví dụ về bón phân gây ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng cây trồng. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. Câu 3: Giải thích tại sao người ta lại có thể dùng khí CO2 ở nồng độ cao để bảo quản nông phẩm? Định hướng năng Câu 1: Cho thông tin sau: ”Mọi vật sống đều chứa nước. Lá cây rau diếp chứa lượng nước bằng 94% sinh lực khối tươi của cơ thể, cơ thể con người chứa 60 -70% nước, cây thông chứa 55% nước. Cây xương rồng khổng lồ ở nước Mĩ cao tới 15m và hấp thụ 1 tấn nước trong 1 ngày” -. Em hãy giải thích vì sao nói nước có vai trò quan trọng đối với TV? - Giải thích tại sao rễ cây có thể lấy được lượng nước lớn như vậy? Câu 2: Đọc mục ”Em có biết” – Trang 31 và liên hệ giữa dinh dưỡng nito với năng suất cây trồng. Câu 4: Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốp rễ có khả năng lấy khí nito trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO -3, NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ trong vai trò của nhà cúng cấp nitorat có ích tạo ra một quan hệ cộng sinh. 1. Trong các loại cây dưới đây, cây nào thuộc cây họ đậu? Cây lạc, cây đậu, cây keo, cây chè, cây lúa, cây nhãn, cây ngô, cây bưởi… 2. Một học sinh cho rằng khi trồng cây họ đậu không cần bổ sung đạm, ý kiến của em về nhận định trên. 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề Trao đổi Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề kết hợp quan sát thí nghiệm: nước ở Bước 1: GV đặt vấn đề về vai trò của nước đối với đời sống thực vật. Làm thế nào thực vật thích nghi được với thực vật việc hấp thụ nước? Bước 2: GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, kết hợp quan sát thí nghiệm về hiện tượng ứ giọt 9.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> giải quyết vấn đề Bước 3: Các nhóm trình bày kiến thức tìm hiểu được và trao đổi nhóm Bước 4: GV chỉnh sửa và kết luận kiến thức Trao đổi Phương pháp nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo: khoáng và Bước 1: GV nêu các yêu cầu cần tìm hiểu về nội dung nitơ ở thực Bước 2: HS làm việc nhóm với SGK và tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi – Phân biệt nguyên tố đa lượng và vật nguyên tố vi lượng - Vai trò của nguyên tố khoáng - Vai trò của nguyên tố nito - Dinh dưỡng nito ở thực vật, vai trò của cố định nito sinh học đối với đời sống thực vật. - Liên hệ bón phân hợp lí với năng suất cây trồng và môi trường Bước 3: Các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày kiến thức Bước 4: Phương án 2: GV lập dự án tìm hiểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Bước 1: GV sử dụng 1 vài hình ảnh hoặc thông tin về sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong điều kiện thiếu hoặc thừa yếu tố dinh dưỡng. Từ đó GV cùng HS hình thành nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. Bước 2: Từng nhóm HS xây dựng kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, sưu tầm hình ảnh, thông tin về chủ đề và giải quyết các vấn đề cần tìm hiều. Viết báo cáo Bước 3: Từng nhóm HS báo cáo sản phẩm, mỗi tiết học thực hiện 1 tiểu nội dung. GV cùng HS kết luận kiến thức. CHỦ ĐỀ 2: QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Trình bày và phân biệt được quang hợp ở các nhóm thực vật - Trình bày được hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật. 9.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Nhận biết được hô hấp sáng và phân tích mốii quan hệ giữa quang hợp, hô hấp với các yếu tố môi trường. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả Thông hiểu (Mô tả mức độ Vận dụng thấp (Mô tả Vận dụng cao (Mô tả mức độ mức độ cần đạt) cần đạt) mức độ cần đạt) cần đạt) Quang hợp ở Trình bày được vai Phân biệt được quang hợp ở Giải thích được vì sao thực vật C4 có hiệu suất quang hợp thực vật trò của quá trình thực vật C3, C4 và CAM. cao quang hợp Phân tích được ảnh hưởng Giải thích được sự thích nghi của thực vật CAM trong điều Nêu được lá cây là của các yếu tố ngoại cảnh kiện khô hạn cơ quan chứa các lục đến quang hợp Vận dụng ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp vào lạp mang sắc tố Giải thích được quá trình thực tiễn trồng trọt có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất quang hợp quang hợp quyết định năng cao (trồng cây trong nhà kính, dùng nguồn ánh sáng nhân Trình bày được quá suất cây trồng tạo...) trình quang hợp ở Phân biệt được năng suất Làm thí nghiệm phân tích các sắc tố chính các nhóm thực vật. sinh học và năng suất kinh tế Hô hấp ở Trình bày được ý Phân biệt hô hấp hiếu khí Giải thích hiện tượng hô hấp sáng làm giảm hiệu suất thực vật nghĩa của hô hấp với lên men ở thực vật quang hợp. Trình bày được hô Phân tích mối liên quan Vận dụng ảnh hưởng của nhân tố môi trường trong bảo hấp hiếu khí và lên giữa quang hợp và hô hấp quản nông sản. men Giải thích được hiện tượng Thực hiện thí nghiệm hô hấp ở thực vật. Nêu được các yếu tố hô hấp sáng môi trường ảnh hưởng đến hô hấp. 9.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ sgk, tìm kiếm mối quan hệ - Kĩ năng đưa ra các khái niệm - Kĩ năng làm thí nghiệm xác định cường độ thoát hơi nước, làm thí nghiệm về phân bón, thí nghiệm về quang hợp, thí nghiệm về hô hấp. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Câu 1: Quang hợp là gì? Nêu vai trò của quang hợp đối với sự sống ? Câu 2 : Nêu khái niệm và ý nghĩa của hô hấp ở thực vật. Câu 3 : Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp 9.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Thông hiểu. Câu 1: Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Câu 2: Phân biệt pha tối quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM Câu 3: Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật? Vận dụng Câu 1. Cho ví dụ về mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng thấp Câu 2: Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu một số biện pháp bảo quản nông phẩm? Vận dụng Câu 1: Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc cao biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm). Hiện tượng đó gọi là gì? Giải thích hiện tượng? Câu 2: Hãy liên hệ thực tế, nêu một vài ví dụ về bón phân gây ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng cây trồng. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. Câu 3: Giải thích tại sao người ta lại có thể dùng khí CO2 ở nồng độ cao để bảo quản nông phẩm? Định hướng Câu 1: Cho thông tin sau: ”Cây ngô qua một vụ thu hoạch với lượng sinh khối tươi 60 tấn/ha đã sử dụng tổng năng lực cộng 3000 tấn nước”. Con số 60 tấn/ha và 3000 tấn nước nói lên điều gì? Câu 2: Đọc mục ”Em có biết” – Trang 31 và liên hệ giữa dinh dưỡng nito với năng suất cây trồng. Câu 3: Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốp rễ có khả năng lấy khí nito trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO -3, NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ trong vai trò của nhà cúng cấp nitorat có ích tạo ra một quan hệ cộng sinh. 1. Trong các loại cây dưới đây, cây nào thuộc cây họ đậu? Cây lạc, cây đậu, cây keo, cây chè, cây lúa, cây nhãn, cây ngô, cây bưởi… 2. Một học sinh cho rằng khi trồng cây họ đậu không cần bổ sung đạm, ý kiến của em về nhận định trên.. 9.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 4. Gợi ý tổ chức dạy học Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề Quang Bước 1: GV nêu vấn đề cần tìm hiểu hợp ở thực - Quang hợp là gì? Quang hợp có vai trò như thế nào đối với sự sống? vật - Đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào? - Đặc điểm quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM? - Liên hệ quang hợp ở thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu? Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu nghiên cứu tư liệu, sưu tầm và viết báo cáo (thời gian 1 tuần) Bước 3: Các nhóm HS báo cáo sản phẩm và phản biện Bước 4: GV nhận xét, chỉnh sửa và kết luận kiến thức Hô hấp ở Bước 1: GV nêu vấn đề cần tìm hiểu thực vật - Hô hấp là gì? Đặc điểm hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? - Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật như thế nào? Liên hệ với vấn đề bảo quản nông sản. - Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu nghiên cứu tư liệu, sưu tầm và viết báo cáo (thời gian 1 tuần) Bước 3: Các nhóm HS báo cáo sản phẩm và phản biện Bước 4: GV nhận xét, chỉnh sửa và kết luận kiến thức Phương án 2: GV lập dự án tìm hiểu về quang hợp và hô hấp ở thực vật Bước 1: GV sử dụng 1 vài hình ảnh hoặc thông tin về sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong điều kiện thiếu hoặc thừa yếu tố dinh dưỡng. Từ đó GV cùng HS hình thành nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. Bước 2: Từng nhóm HS xây dựng kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, sưu tầm hình ảnh, thông tin về chủ đề và giải quyết các vấn đề cần tìm hiều. Viết báo cáo. 9.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Bước 3: Từng nhóm HS báo cáo sản phẩm, mỗi tiết học thực hiện 1 tiểu nội dung. GV cùng HS kết luận kiến thức. CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. - Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào. - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. - Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. - Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể. - Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả Thông hiểu (Mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng thấp (Mô Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) tả mức độ cần đạt) mức độ cần đạt) Tiêu hóa ở Nêu được khái niệm Mô tả được đặc điểm cấu tạo và hoạt Giải thích được vai Giải thích được chiều các nhóm tiêu hóa động tiêu hóa ở nhóm động vật có túi trò của tiêu hóa sinh hướng tiến hóa về tiêu động vật Kể tên được các hình tiêu hóa, ống tiêu hóa; tiêu hóa ở động học đối với đời sống hóa ở các nhóm động vật thức tiêu hóa vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. của động vật ăn thực Vận dụng giải thích hiện Phân biệt được tiêu hóa nội bào với vật tượng thực tế liên quan tiêu hóa ngoại bào đến tiêu hóa ở động vật. So sánh được tiêu hóa học, cơ học, tiêu hóa sinh học. 9.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Hô hấp ở các Nêu được khái niệm nhóm động hô hấp, hô hấp vật. ngoài, hô hấp trong Kể tên được các hình thức hô hấp Nêu được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí Sự tuần hoàn Nêu được các dạng máu và dịch tuần hoàn ở động vật mô Nêu được các khái niệm: tính tự động của tim, huyết áp, vận tốc máu. Các cơ chế đảm bảo sự cân bằng nội môi.. Trình bày được khái niệm cân bằng nội môi, ý nghĩa của cân bằng nội môi với đời sống ĐV. Trình bày được đặc điểm hô hấp qua Giải thích được hiệu Bố trí được thí nghiệm bề mặt cơ thể; qua hệ thống ống khí, quả của hô hấp bằng về hô hấp hô hấp bằng mang, bằng phổi. mang ở cá xương, hô hấp bằng phổi ở thú và hô hấp kép ở chim. Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép So sánh ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với HTH hở; của HTH kép so với HTH đơn Giải thích được tính tự động của tim; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp và vận tốc máu Phân tích được vai trò của các bộ phân tham gia cân bằng nội môi Giải thích được cơ chế cân bằng nội môi của thận, gan và hệ đệm. 9. Giải thích được một số bệnh lí liên quan đến huyết áp và tim mạch. Giải thích được một số bệnh lí do mất cân bằng nội môi.. Vận dụng cơ chế điều hòa tim mạch trong y học Biết bố trí thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Kể tên được một số cơ quan tham gia cân bằng nội môi * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi ở động vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ sgk, tìm kiếm mối quan hệ giữa cấu tạo và hoạt động tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, nội cân bằng ở động vật - Kĩ năng đưa ra các khái niệm - Kĩ năng làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu sinh lí. - Tính toán: Hs biết giải bài tập liên quan đến một số chỉ tiêu sinh lí ở người. Ví dụ: nồng độ cồn trong máu, lượng tinh bột hoặc chất đạm cần cung cấp cho 1 người ở 1 giai đoạn sinh trưởng… 9.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết Câu 1 : Mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa. Câu 2: Hô hấp là gì? Nêu 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí. Câu 3 : Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Câu 4: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở ; hệ tuần hoàn kín ; HTH đơn ; HTH kép. Câu 5 : Cân bằng nội môi là gì ? ý nghĩa của cân bằng nội môi Thông Câu 1: Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào. hiểu Câu 2: Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. Câu 3: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Câu 4: Hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vât trên cạn? Câu 5: Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở; của HTH kép so với HTH đơn. Vận dụng Câu 1: Giải thích tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn thấp Câu 2: Nếu bắt giun đất để lên trên bề mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết? Tại sao? Giải thích tại sao một số loài cá như cá rô phi, cá trê có thể để trên cạn một thời gian mà vẫn sống? Câu 3: tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Câu 4: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. Vận dụng Câu 1: Tại sao thức ăn của thú ăn thực vật rất nghèo dinh dưỡng nhưng chúng lại tận dụng tối ưu nguồn nitơ? cao Câu 2: Hoạt động hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào? Câu 3: Giải thích tạo sao người suy tim hay sơ vữa động mạch thường bị tăng, giảm huyết áp? Câu 4: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?. 9.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Định hướng năng lực. Câu 1: Động vật có xương sống hô hấp bằng phổi phải có hệ tuần hoàn thuộc loại nào? Vì sao? Câu 2: Sự trao đổi khí thực hiện theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng nhưng tại sao hoạt động hô hấp vẫn tiêu tốn một năng lượng khá lớn của cơ thể? Câu 3: . Chỉ ra 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở da ếch. Từ đó suy ra vì sao trong thí nghiệm người ta sơn da một con ếch thì làm cho nó chết nhanh hơn là dùng túi nilong bọc kín mũi của một con ếch tương ứng. Câu 4: Trong một thí nghiệm người ta đo được tỉ lệ phần trăm thể tích không khí hít vào và thở ra thể hiện trong bảng sau: Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra Oxi 20,96% 16,40% Cacbonic 0,03% 4,1% Ni tơ 79,01% 79,50% Vì sao có sự khác nhau giữa không khí hít vào và thở ra.. 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề Tiêu hóa ở Bước 1: GV nêu mục tiêu học tập của chủ đề và đặt vấn đề nghiên cứu: các nhóm - Tiêu hóa ở động vật là gì? động vật - Cấu tạo và hoạt động tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, động vật có ống tiêu hóa. - Tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật có đặc điểm gì? - Chiều hướng tiến hóa về tiêu hóa ở động vật? Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... để trả lời câu hỏi.. 1.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Hô hấp ở các nhóm động vật.. Sự tuần hoàn máu và dịch mô. Các cơ chế đảm bảo sự cân bằng nội môi.. Bước 3: Các nhóm trình bày và trao đổi ý kiến với nhau; GV quan sát, góp ý và chỉnh sửa Bước 4: Kết luận kiến thức và liên hệ vận dụng. Bước 1: GV đặt vấn đề nghiên cứu: - Hô hấp ở động vật là gì? - Căn cứ vào hình thức hô hấp, động vật chia thành những nhóm nào? Đặc điểm hô hấp của từng nhóm? - Giải thích ưu điểm của hô hấp bằng mang ở cá xương, bằng phổi ở chim, thú, đặc biệt hô hấp kép ở chim. Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... để trả lời câu hỏi. Bước 3: Các nhóm trình bày và trao đổi ý kiến với nhau; GV quan sát, góp ý và chỉnh sửa Bước 4: Kết luận kiến thức và liên hệ vận dụng. Bước 1: GV đặt vấn đề nghiên cứu: - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn? - Có những dạng tuần hoàn nào ở động vật? Chỉ ra cấu tạo và đường đi của máu trong mỗi HTH. Ưu điểm của HTH kín so với HTH hở; của HTH kép so với HTH đơn. - Thế nào là tính tự động của tim? Chu kì tim? Huyết áp? Vận tốc máu? - Liên hệ với một số bệnh lí về tim, mạch ở người. Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... để trả lời câu hỏi. Bước 3: Các nhóm trình bày và trao đổi ý kiến với nhau; GV quan sát, góp ý và chỉnh sửa Bước 4: Kết luận kiến thức và liên hệ vận dụng. Bước 1: GV đặt vấn đề nghiên cứu: - Cân bằng nội môi là gì? Ý nghĩa - Vai trò của thận, gan và hệ đệm trong việc duy trì cân bằng nội môi? Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... để trả lời câu hỏi. Bước 3: Các nhóm trình bày và trao đổi ý kiến với nhau; GV quan sát, góp ý và chỉnh sửa. 1.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Bước 4: Kết luận kiến thức và liên hệ vận dụng. CHỦ ĐỀ 4: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Hiểu được khái niệm hướng động - Nêu được các kiểu hướng động và ý nghĩa của hướng động - Nêu được ứng động là vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do biến đổi của điều kiện môi trường. Ý nghĩa của ứng động - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ. - Phân biệt được hướng động và ứng động. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức Thông hiểu (Mô tả mức độ cần Vận dụng thấp (Mô tả mức Vận dụng cao (Mô độ cần đạt) đạt) độ cần đạt) tả mức độ cần đạt) 1. Khái niệm - Nêu được các khái - Diễn giải được các khái niệm: - Chỉ ra được các cơ quan về cảm ứng niệm về hướng động, Cảm ứng, tính cảm ứng. sinh dưỡng của thực vật tham ứng động . gia vào vận động cảm ứng - Lấy được ví dụ về của thực vật trong vườn cảm ứng ở thực vật. trường và ở địa phương. 2. Các hình - Kể tên được các hình - Giải thích được cơ chế chung - Lấy được các ví dụ khác - Bố trí được các thức cảm thức cảm ứng ở thực của vận động hướng động, cơ chế về hướng động và ứng động thí nghiệm về vận ứng ở thực vật. chung của vận động ứng động ở thực vật. động hướng động vật - Mô tả được các quá - Phân biệt được hướng động và và ứng động trình cảm ứng ở thực ứng động.. 1.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> vật.. - phân biệt các kiểu ứng động và các kiểu hướng động. - Chỉ ra được tiêu chí phân loại các hình thức cảm ứng ở thực vật. 3. Vai trò Nêu được vai trò chung - Giải thích một số hiện tượng của cảm của cảm ứng đối với thực tiễn liên quan tới cảm ứng ứng ở thực đời sống thực vật. ở thực vật: tại sao cây bí leo trên vật cây. - Vận dụng tính cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản xuất: Ứng động tiếp xúc vào cây cảnh .... * Năng lực hướng tới - NL tự học - Nghiên cứu khoa học: + Quan sát các thí nghiệm và các hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng cảm ứng ở thực vật. + Dự đoán kết quả thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật. + Bố trí được thí nghiệm kiểm tra về tính hướng động ở thực vật. + Rút ra kết luận từ các thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật. + Thực hiện thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật. - Phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải thích hiện tượng thực tế trong tự nhiên về hướng động và ứng động ở thực vật. - Thu nhận và xử lí thông tin: Đọc hiểu sơ đồ, bảng biểu. - Năng lực tư duy: + Phân tích mối quan hệ giữa hướng động và ứng đông. + So sánh kết quả các thí nghiệm hướng động. 1.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> + Xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng cảm ứng. + Đánh giá vai trò của các tác nhân kích thích cảm ứng. + Hệ thống hóa kiến thức về cảm ứng. - NL hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. 3. Hệ thống câu hỏi, bài tập theo chủ đề Bài tập 1. Cho hình vẽ. 1.1. Quan sát hình và mô tả hiện tượng trên. 1.2. Hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào? 1.3. Lấy thêm 1 ví khác trong thực tiễn thuộc hình thức cảm ứng đó? Bài tập 2. Trong một lần đi chơi bạn An chụp được các hình ảnh sau:. 2.1. Em hãy giúp bạn An điền tên hình thức cảm ứng phù hợp cho mỗi hình. 2.2. Lấy thêm ví dụ khác cho mỗi hình thức trên. 2.3. Em hãy mô tả quá trình vận động cảm ứng với mỗi hiện tượng trong hình. 2.4. Chỉ ra trong vườn trường, hoặc ở xung quanh có những loại cây nào có hình thức cảm ứng như trên. Bài tập 3. Trong mục ”Em có biết“ sách sinh học 11 có đoạn thông tin sau: ”Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra axit phoocmic. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu 1.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ lông tuyến của cây gọng vó đến con mồi khoảng 20mm/giây “ Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi sau: 3.1. Vận động của cây gọng vó gọi là hiện tượng gì? 3.2. Đặt tên cho hiện tượng đó? 3.3. Ý nghĩa của hiện tượng trên đối với đời sống của cây gọng vó? 3.4. Em hãy trình bày cơ chế của hiện tượng đó? 3.5. Hãy lấy ví dụ khác phù hợp với hiện tượng trên? Bài tập 4. Một nhà khoa học bố trí thí nghiệm như sau: Trồng cây đậu vào 3 chậu nhỏ: chậu 1 để ngoài sáng bình thường; chậu 2 để trong bóng tối; chậu 3 để ngoài sáng được úp bằng hộp có khoét 1 lỗ bên cạnh. Kết quả thí nghiệm được chụp lại như sau:. 4.1. Nhà khoa học bố trí thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì? 4.2. Ngoài ra còn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến vận động sinh trưởng của cây ? 4.3. Em hãy tự thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến vận sinh trưởng của cây 4.4. Em hãy chỉ ra cơ sở khoa học cho từng vận động sinh trưởng của cây với thí nghiệm mà em đã thiết kế được? Bài tập 5. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do: a/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. b/ sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.. 1.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> c/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. d/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Bài tập 6: Khi đặt một số hạt đậu nảy mầm trong một ống gỗ, trong ống có mùn cưa ẩm và ống có khoét một số lỗ nhỏ, hai đầu ống được gắn vào dây. Cây sẽ mọc như thế nào? Giải thích tại sao? Bài tập 7: Cho một số nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm sau đây: - Hạt đang nảy mầm - Chậu nhựa - Hộp giấy màu đen Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật. Bài tập 8. Quan sát hai ảnh (1) và (2) dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:. Ảnh 1. Ảnh 2. 8.1. Ảnh 1 và ảnh 2 tương ứng với hình thức cảm ứng nào của thực vật? 8..2. Với mỗi hình thức cảm ứng nêu trên, hãy lấy ví dụ tương ứng. 8.3. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa hình thức cảm ứng thuộc ảnh (1) so với hình thức cảm ứng thuộc ảnh (2) 8.4. Với ảnh (1) này em hãy xác định nhà nhiếp ảnh đứng quay mặt về hướng mặt trời để chụp ảnh hay quang lưng về phía mặt trời khi chụp ảnh? Giải thích tại sao xác định như vậy. 1.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 8.5. Quan sát rễ cây trong ảnh (2) Hãy: - Gọi tên hình thức cảm ứng của rễ cây? - Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các rễ cây xuyên ra khỏi đất ra phía mép chậu? Bài tập 9: Cho một số nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm sau đây: - Hạt đang nảy mầm - Chậu nhựa; Dây treo Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực ở thực vật. Bài tập 10: Có 1 HS tiến hành làm thí nghiệm về tính hướng động của thực vật. HS này đặt cây theo kiểu nào cũng chỉ thấy ngọn cây hướng lên trời còn rễ cây quay xuống đất. Em hãy giải thích hiện tượng trên. 4. Gợi ý tổ chức dạy học 4.1. Phương pháp dạy học:Dạy học dự án, kết hợp tìm tòi – khám phá. 4.2. Thời gian thực hiện: - 3 tuần: Gồm: 3 tiết làm việc trên lớp, xen kẽ 2 tuần làm việc nhóm ngoài lớp. 4.3. Tiến trình tổ chức dạy học: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trong tiết 1 GV hướng dẫn HS làm một số thí nghiệm và chuyển giao nhiệm vụ: * Thí nghiệm 1: Trồng cây trong hộp kín, có lỗ bên ở một phía để ánh sáng lọt vào. Quan sát hiện tượng. * Thí nghiệm 2: Đặt cây mầm nằm ngang trong một ống để quan sát hiện tượng. - Trong thời gian 1 tuần, Các nhóm HS bố trí thí nghiệm, quay video quy trình, quan sát, ghi chép kết quả, chụp ảnh sản phẩm, và làm việc nhóm thống nhất giải thích thí nghiệm. - GV gợi ý: + Tìm hiểu kiến thức về cảm ứng ở thực vật dựa trên nguồn tư liệu SGK 11 bài 23, 24, tra cứu internet, đọc báo chí, bao gồm: Các khái niệm: Cảm ứng, tính cảm ứng, hướng động, ứng động, phân biệt được hướng động và ứng động, phân. 1.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> biệt được các kiểu hướng động; Phân biệt được các kiểu ứng động; Giải thích được cơ chế chung của hướng động, ứng động. + Xác định các hiện tượng trong các thí nghiệm thuộc loại cảm ứng nào. + Hiện tượng trên có ý nghĩa gì đối với cây. + Chúng ta có thể ứng dụng hiện tượng trên trong thực tiễn hay không. Nếu có thì ứng dụng như thế nào: Ví dụ: xác định mật độ cây trồng, kĩ thuật tưới nước, bón phân; tạo dáng, tạo thế cây cảnh... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh xác định mục tiêu, lập và thực hiện được kế hoạch học tập chuyên đề. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Tiết 2: Các nhóm trình bày nội dung tìm hiểu sao cho thành viên nào cũng được trình bày, thể hiện công sức của tất cả các thành viên trong sản phẩm: + Các nhóm báo cáo kết quả dạng word hoặc trình chiếu Powerpoint + Trình chiếu dưới dạng các file video - Sau mỗi phần trình bày, các nhóm đặt câu hỏi thảo luận - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. - Các nhóm tham gia phản hồi và đánh giá về phần trình bày của nhóm bạn Bước 4: Kết luận - Trong tiết 3: + Các nhóm nhìn lại quá trình thực hiện dự án, tự đánh giá lẫn nhau. + GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm và kết luận kiến thức. + HS chỉnh sửa, ghi chép vào vở và vận dụng.. 1.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> CHỦ ĐỀ 5: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Phân biệt được đặc điểm cảm ứng ở động vật so với thực vật. - Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm ĐV có trình độ tổ chức khác nhau. - Nêu được khái niệm điện thế sinh học, phân biệt được điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. - Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục và truyền xung thần kinh qua xinap. - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật. - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. - Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào đời sống, sản xuất. - Thực hành làm thí nghiệm: Xây dựng một số tập tính cho một số vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi. 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức độ Thông hiểu (Mô tả mức Vận dụng thấp (Mô tả Vận dụng cao (Mô tả cần đạt) độ cần đạt) mức độ cần đạt) mức độ cần đạt) Khái niệm - Phát biểu được khái niệm Giải thích được cảm ứng là Chỉ ra được hiện tượng cảm Thiết kế được thí nghiệm cảm ứng ở cảm ứng ở sinh vật. Lấy một đặc trưng của cơ bản ứng khi quan sát ngoài thiên tìm hiểu tính cảm ứng ở sinh vật được ví dụ minh họa. của cơ thể sống. nhiên. sinh vật Cảm ứng ở Nêu đặc điểm cảm ứng ở Chỉ ra được điểm khác biệt Xác định được dạng cảm Giải thích được bản chất động vật sinh vật đơn bào. giữa cảm ứng ở thực vật và ứng của các động vật sưu cảm ứng ở động vật Trình bày được các hình động vật. tầm được trong dự án và các. 1.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> Tập của vật. thức cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh. tính Nêu được các khái niệm: động Tập tính, tập tính bẩm sinh, tập tính học được. hiện tượng gặp trong thực tế. Phân biệt được các kiểu cảm ứng Giải thích được cơ sở thần kinh của tập tính Phân biệt được các loại tập tính và lấy được ví dụ minh họa. Xác định được các dạng tập tính của động vật sưu tầm được trong dự án và hiện tượng gặp trong thực tế. Vận dụng hiểu biết về tập tính trong chăn nuôi và đời sống, sinh hoạt, học tập... của con người. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cảm ứng ở các nhóm động vật, tập tính của động vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. - Quan sát: Quan sát được các kết quả thí nghiệm, hiện tượng tự nhiên về cảm ứng ở sinh vật. 1.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> - Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật - Tìm mối liên hệ: liên hệ giữa các yếu tố môi trường tác động đến động vật - Đưa ra các định nghĩa: cảm ứng, tập tính, tập tính bẩm sinh, tập tính học được... - Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận về cảm ứng ở động vật. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết Câu 1: Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng ở động vật. Câu 2: Mô tả đặc điểm cấu tạo và hoạt động cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới ; dạng chuỗi hạch ; dạng ống. Câu 3 : Thế nào là điện thế nghỉ, điện thế hoạt động ? Câu 4 : Vẽ sơ đồ cấu tạo xinap. Thông Câu 1: Khi kích thích một điểm trên cơ thể, ĐV có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng hiểu lượng? Tại sao? Câu 2: Hãy giải thích các ưu điểm của HTK dạng chuỗi hạch Câu 3: Phân biệt cấu tạo HTK dạng ống với HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi hạch. Câu 4: Khi bị kích thích, phản ứng của ĐV có HTK dạng ống có gì khác với ĐV có HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa. Câu 5: So sánh cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và có bao mielin. Câu 6: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xinap? Vận dụng Câu 1: Tại sao kích thích ở 1 chân của châu chấu thì châu chấu chỉ co 1 chân đó (trả lời cục bộ)? thấp Câu 2: Cho ví dụ khác với SGK về phản xạ có điều kiện ở động vật có HTK dạng ống. Câu 3: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?. 1.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Câu 4: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Cho ví dụ minh họa. Câu 5: Cho một vài ví dụ khác với bài học về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Vận dụng Câu 1: Giải thích cơ sở của việc sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê trong y học. cao Câu 2: Tại sao người và động vật có HTK phát triển có rất nhiều tập tính học được? Hãy lấy một số tập tính học được chỉ có ở người. Định Câu 1: Sơ đồ sau mô tả thí nghiệm khi châm kim vào đầu ngón tay, thì ngay lập tức tay sẽ rụt lại: hướng 1.1. Phản ứng rụt tay lại thực chất là hiện tượng gì? năng lực 1.2. Phản ứng rụt tay lại có những bộ phận nào tham gia? 1.3. Nêu khái niệm cảm ứng của sinh vật? Câu 2: Nông dân Sơn La lao đao vì rét đậm, rét hại và sương muối Thứ 3, 19:22, 24/12/2013 : Thu Thùy/VOV-Tây Bắc VOV.VN -Người dân địa phương đang phải đối mặt với một nỗi lo lớn, đó là sự nghèo đói do rét đậm, rét hại gây ra. Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông này đã qua 10 ngày. Nền nhiệt độ hôm nay (24/12) ở các tỉnh Tây Bắc đã tăng, trời nắng ấm. Người dân Sơn La tuy đỡ phải chịu cái lạnh thấu xương, buốt thịt như mấy ngày qua, song lại phải đối mặt với một nỗi lo lớn hơn, đó là sự nghèo đói do rét đậm, rét hại gây ra. Ông Bạc Cầm Hòa, một hộ dân ở bản Lăng, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu cho biết: “Thời tiết rét quá. Trâu của gia đình bị chết một con, mặc dù chuồng trại đã được che chắn, thức ăn cũng đã được chuẩn bị đầy đủ nhưng nó vẫn chết. Kinh tế gia đình hiện rất khó khăn, cho nên chúng tôi cũng trông chờ Nhà nước hỗ trợ một phần nào để gia đình có thể mua lại trâu, bò để cày kéo”. - Khi trời rét đậm, nguy cơ đại gia súc bị chết rét cao hơn so với gia cầm, mặc dù đã cung cấp đủ thức ăn như trường hợp nhà ông Bạc Cầm Hòa. Em hãy giải thích tại sao gia cầm có khả năng chịu rét cao hơn các đại gia súc? - Gần đây các trung tâm khuyến nông tại các địa phương đã có hoạt động tuyên truyền tránh rét cho gia xúc bằng. 1.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> cách phủ bao tải đay trực tiếp lên thân trâu bò và hàng ngày cho uống nước ấm có pha muối. Bằng những kiến thức đã có của bản thân hãy giải thích cho người thân và hàng xóm hiểu tác dụng của những việc làm trên? 4. Gợi ý tổ chức dạy học GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề. Nội dung Hoạt động GV Bước 1: Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp - 1 tiết) - GV chiếu phim về hiện tượng chim sẻ xù lông khi trời lạnh, động vật săn mồi... Nêu tên dự án - Những đoạn phim trên thể hiện đặc trưng nào của một cơ thể sống? Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề/ý tiểu chủ đề tưởng - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề. Hoạt động HS HS quan sát và xác định chuyên đề "Cảm ứng ở động vật". - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng - Cùng giáo viên thống nhất các chủ đề nhỏ: + Cảm ứng ở nguyên sinh vật. + Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. + Tập tính của động vật + Thiết kế và làm thí nghiệm tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng ở động vật. Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu thực hiện dự án ra các nhiệm vụ để thực hiện án - GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ + Cảm ứng ở động vật là gì? (nhiệm vụ, người thực hiện, người thực hiện, thời + Liệt kê các hiện tượng cảm ứng ở động vật mà em biết? lượng, phương pháp, sản phẩm). 1.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> + Hãy xác định điểm giống nhau trong cảm ứng của các + Thu thập thông tin nhóm động vật? + Điều tra, khảo sát hiện trạng thực tế (nếu có thể) + Điểm khác biệt trong phản ứng cảm ứng ở các động vật + Thảo luận nhóm để xử lý các thông tin. bậc cao so với ĐV bậc thấp và với TV? + Viết báo cáo + Điểm ưu việt trong phản ứng cảm ứng ở người? Từ đó vận dụng áp dụng vào thực tiễn như thế nào? Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần ở nhà) - Thu thập thông tin -Theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Điều tra khảo sát hiện (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi tượng phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp....) - Thảo luận nhóm để xử - Theo dõi giúp đỡ các nhóm (xử lý - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về lý thông tin và lập giàn ý thông tin, cách trình bày sản phẩm của cách trình bày sản phẩm. báo cáo. các nhóm) - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. - Hoàn thành báo cáo của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả (1 tiết) Báo cáo kết quả Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và - các nhóm báo cáo kết quả phản hồi - Trình chiếu Powerpoint Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các - Trình chiếu dưới dạng các file video nhóm khác. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập. 1.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. Nhìn lại quá trình thực Tổ chức các nhóm đánh giá , tuyên dương - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau hiện dự án nhóm, các nhân Kết luận kiến thức và liên hệ với giáo dục môi trường. CHỦ ĐỀ 6: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên hệ giữa chúng. - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến ST, PT ở thực vật. - Trình bày được các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển. - Nêu được ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp. - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín. - Nêu được các yếu tố chi phối sự ra hoa: quang chu kì, phitocrom, tuổi của cây... 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức Thông hiểu (Mô tả mức độ cần Vận dụng thấp (Mô tả Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) đạt) mức độ cần đạt) độ cần đạt) Sinh -Trình bày được khái - Giải thích được cây - Giải thích được hiện tượng trưởng ở niệm sinh trưởng ở - Phân biệt được các loại mô một lá mầm hay cây hai mọc vống của thực vật trong thực vật. thực vật phân sinh. lá mầm có sinh trưởng bóng tối. - Nêu được tên các loại thứ cấp và kết quả của. 1.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> mô phân sinh - Trình bày được các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng của thực vật Hoocmon - Trình bày được khái thực vật niệm hoocmon thực vật - Nêu được đặc điểm chung của hoocmon thực vật và các nhóm hoocmon. - Nêu được nơi sản xuất, phân bố hoocmon. Phát triển - Nêu được khái niệm ở thực vật phát triển có hoa. - Trình bày được những nhân tố chi phối sự ra hoa của cây.. - Phân biệt được sinh trưởng sơ kiểu sinh trưởng đó là - Trong sản xuất cần có biện cấp và sinh trưởng thứ cấp. gì. pháp gì để cây sinh trưởng - Giải thích được vòng được tốt. gỗ hàng năm cho ta biết điều gì. - Phân biệt được cơ chế tác động của từng loại hoocmon. - Nêu được ứng dụng - Giải thích được điều cần - Phân biệt được hoocmon với của hoocmon thực vật tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng. trong sản xuất. hoocmon thực vật là gì. -Chỉ ra được sự khác biệt trong tác động sinh lí của 2 hoocmon kích thích và ức chế - Trình bày được mối tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon sinh trưởng và giữa các hoocmon kích thích với nhau. - Chỉ ra được đặc điểm nổi bật ở thực vật là sự xen kẽ thế hệ và vai trò của sự xen kẽ thế hệ trong chu trình phát triển cá thể. - Chỉ ra được lúc nào thì cây ra. 1. - Giải thích được cơ chế chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì. - Trong việc trồng hoa đặc biệt là trồng cây hoa đào để cây ra hoa vào đúng dịp tết người trồng hoa thường làm những công việc gì..

<span class='text_page_counter'>(117)</span> - Nêu được mối quan hoa. thích hợp. - Giải thích được tại sao cây hệ giữa sinh trưởng và ra hoa kết quả vào các mùa phát triển khác nhau trong năm. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các cấp cơ bản và các cấp trung gian của thế giới sống. b. Năng lực chuyên biệt. - Quan sát: Kĩ năng quan sát,phân tích hình 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 sgk, từ đó nắm rõ về các mô phân sinh cũng như quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây. Hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 sgk để thấy được vai trò của hoocmon đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. Quan sát được các kết quả thí nghiệm, hiện tượng tự nhiên về sinh trưởng, phát triển ở thực vật. - Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại được sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thức cấp; hoocmon kích thích với hoocmon ức chế - Tìm mối liên hệ: Mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển 1.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> - Đưa ra các định nghĩa: sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, hoocmon... 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp Vận dụng cao Định hướng năng. Câu 1: Sinh trưởng ở thực vật là gì? Thế nào là sinh trưởng sơ cấp; sinh trưởng thứ cấp? Câu 2: Hoocmon thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng. Câu 3 : Có mấy nhóm hoocmon thực vật ? Nêu tên các hoocmon của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng. Câu 4 : Phát triển của thực vật là gì ? Lúc nào thì cây ra hoa ? Câu 1 : Quan sát hình vẽ SGK và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của thân là gì? Câu 2: Quan sát hình vẽ SGK và cho biết: -Sinh trưởng thứ cấp là gì? - Cây một lá mầm hay cây hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của sinh trưởng đó là gì? - Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Câu 1: Những nét văn hoa trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? Câu 2: Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối? Câu 3: Nêu 2 biện phát sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmon thực vật Câu 1: Hãy giải thích tại sao người ta thường xếp quả chín cùng với quả xanh? Câu 2: Ứng dụng Auxin và xitokin như thế nào trong nuôi cấy mô thực vật? Câu 3: Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmon thực vật là gì? Vì sao? Câu 4: Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào thao tác xử lí hạt, củ nảy mầm. Câu 1: Hiện nay việc sử dụng hoocmon trong sản xuất nông nghiệp đang gây mất an toàn nông phẩm? Giải thích tại sao? Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. Câu 2: Theo em, do đâu mà cây lúa nước sâu (cây lúa ngoi) có thể luôn ngoi lên trên mặt nước khi nước lũ tràn về?. 1.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> lực. Câu 3: Bằng cách nào thực vật nhận biết các mùa của năm? (thực vật đo thời gian và “nhận biết” được các mùa trong năm để điều tiết nhịp phát triển của cơ thể qua sự cảm nhận quang chu kì). 4. Gợi ý tổ chức dạy học: Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến chủ đề phương pháp học tập chủ đề Sinh 1. Phương án 1.Dạy học giải quyết vấn đề trưởng ở Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu; yêu cầu HS quan sát hình vẽ 34.1; 34.2; 34.3- SGK, kết hợp SGK và tài thực vật liệu, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: Câu 1 : Quan sát hình vẽ SGK và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của thân là gì? Câu 2: Quan sát hình vẽ SGK và cho biết: -Sinh trưởng thứ cấp là gì? - Cây một lá mầm hay cây hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của sinh trưởng đó là gì? - Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Câu 3: Sinh trưởng của TV là gì? Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng của thực vật. Câu 4: Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp, khai thác nông sản… như thế nào? Bước 2: HS làm việc nhóm, viết tóm tắt nội dung trả lời cho từng vấn đề Bước 3: Đại diện các nhóm lần lượt trình bày ý kiến, các nhóm khác thảo luận Bước 4: GV nhận xét, đánh gia và kết luận kiến thức.. 1.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> Hoocmon thực vật. 2.Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá HS nghiên cứu tranh hình kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về sinh trưởng ở thực vật. - Khi nghiên cứu tranh hình, HS phát hiện được các loại mô phân sinh của thực vật cũng như quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của thực vật. - Từ những phân tích về mô phân sinh và quá trình sinh trưởng của thực vật học sinh phân biệt được các loại mô phân sinh, quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 1. Phương án 1: Dạy học dự án Tên dự án: Tìm hiểu về hoocmon thực vật Bước 1: - GV giới thiệu dự án, xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và cung cấp nguồn tra cứu thông tin về hoocmon của thực vật giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về hoocmon và vai trò của từng loại hoocmon thực vật. Bước 2: - Trong tuần HS làm việc theo nhóm và viết báo cáo. Dự kiến sản phẩm: Bản báo cáo trên word hoặc powerpoint. Bước 3: - Sau khi thực hiện dự án, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và phản hồi. 2.Phương án 2: Dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: GV sử dụng một số hiện tượng đặt vấn đề: Ví dụ: - Thực vật trong bóng tối thường mọc vống lên - Để tăng sự ra rễ cành giâm, cành chiết người ta thường nhúng cành giâm hoặc trộn vào đất bó bầu trong dung dịch Auxin nồng độ thấp. - Để kích thích cà chua chín nhanh, người ta xếp quả chín cùng với quả xanh. Các ứng dụng nêu trên dựa vào những kiến thức nào về sinh trưởng của thực vật? Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài 35 – SGK để giải thích rõ vấn đề trên? Bước 2: GV chia nhóm HS (2-3HS/nhóm), hướng dẫn các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu dựa trên một số câu hỏi gợi ý sau: 1.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> -Hoocmon thực vật là gì? Hoocmon thực vật có đặc điểm gì? - Có mấy nhóm hoocmon thực vật ? Nêu tên các hoocmon của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng. - Nêu 2 biện phát sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmon thực vật - Ứng dụng Auxin và xitokin như thế nào trong nuôi cấy mô thực vật? - Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmon thực vật là gì? Vì sao? - Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào thao tác xử lí hạt, củ nảy mầm. Bước 3: HS thảo luận nhóm, ghi tóm tắt nội dung trả lời Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, các nhóm khác góp ý, bổ sung Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức. Phát triển ở Phương án : dạy học Vấn đáp – gợi mở thực vật có - HS quan sát tranh hình giới thiệu về chu trình sống của một số thực vật như rêu, dương xỉ và cây có hoa Từ đó hoa. tìm hiểu và chỉ ra được đặc điểm giống nhau trong chu trình sống của các nhóm thực vật. - HS nghiên cứu tư liệu, quan sát hình ảnh minh họa để tìm hiểu về chu trình sống của cây có hoa, các giai đoạn của chu trình sống và sự biến đổi về hình thái chức năng của mỗi giai đoạn trong chu trình sống của cây có hoa từ đó hs hiểu được phát triển là gì. CHỦ ĐỀ 7: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Lấy được ví dụ phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. - Trình bày được các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật. - Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật - Kể tên các hoocmon và nêu được vai trò của các hoocmon đó đối với sinh trưởng và phát triển. -Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 1.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> - Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức độ Thông hiểu (Mô tả mức độ Vận dụng thấp (Mô tả cần đạt) cần đạt) mức độ cần đạt) Sinh trưởng -Trình bày được khái niệm - Chỉ ra mối quan hệ giữa sinh - Kể tên vài loài động và phát triển sinh trưởng và phát triển ở trưởng và phát triển ở động vật có phát triển không ở động vật. động vật. vật. qua biến thái , qua biến - Nêu được các kiểu phát thái hoàn toàn và qua triển của động vật. - Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn - Trình bày được các giai biến thái và không qua biến toàn. đoạn của quá trình sinh thái. trưởng và phát triển của động vật. - Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Trình bày được tên các hoocmon, các tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. -Nêu được tên các. - Nêu được vai trò của nhân tố - Giải thích được tại di truyền đối với sinh trưởng sao trong thức ăn và và phát triển của động vật. nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, - Giải thích cơ chế tác động chịu lạnh kém, trí tuệ của nhóm hoocmon sinh thấp. trưởng và tiroxin đối với sự - Giải thích được tại. 1. Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) - Giải thích được tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng.. - Liên hệ được trong bữa ăn hàng ngày của người và khẩu phần ăn của động vật cần chú ý điều gì..

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Thực hành: xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. hoocmon ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. - Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.. sinh trưởng.. - Trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một loài hoặc một số loài động vật.. - Qúa trình sinh trưởng và phát triển của động vật đó thuộc loại nào. - Phân biệt được sinh trưởng và phát triển lấy dẫn chứng minh họa.. - Trình bày được vai trò của các hoocmon trong sự điều hòa biến thái của sâu bọ, ếch nhái. -Phân tích được sự tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.. sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì không gáy và không có động tác gù mái. - Giải thích được tại sao khi nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng tới tới sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt - Lấy ví dụ một số loài động vật có phát triển qua biến thái và không qua biến thái.. - Giải thích được tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng. - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. -Tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến sinh trưởng và phát triển của động vật cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật. 1.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến sinh trưởng và phát triển của động vật. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 sgk, từ đó nắm rõ về quá trình phát triển ở động vật và người.Hình 38.1, 38.2, 38.3 sgk để thấy được vai trò của hoocmon đến sinh trưởng và phát triển. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng,phát triển cũng như một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Thông hiểu. Câu 1. Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở động vật? Câu 2: Quá trình phát triển ở động vật có những đặc điểm gì? Câu 3: Nêu tên của các hoocmon và tuyến nội tiết sản xuất ra các hoocmon đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? Câu 4: Kể tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng? Câu 5: Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.? Câu 6 : Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Câu 1. Phân biệt sinh trưởng với phát triển. Câu 2: Phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến thái.. 1.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> Câu 3: Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. Câu 4: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được điều tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí? Câu 5: Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Vận dụng Câu 1: Kể tên các loài động vật có phát triển không qua biến thái qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không thấp hoàn toàn? Câu 2: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường có những biểu hiện như mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục và béo lên? Câu 3: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì? Câu 4: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? Câu 5: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? Vận dụng Câu 1:Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát cao triển bình thường? Câu 2: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Câu 3: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? Định hướng Câu 1: Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của năng lực động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi. Câu 2: Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển. 1.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> nhanh, năng suất cao? 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề Thực hành xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.. Phương án dạy học: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bước 1: Hs xem phim về sinh trưởng và phát triển của động vật 3 lần. Chú ý một số điểm trong phim: - Các giai đoạn của quá trình phát triển - Quá trình phân chia tế bào và hình thành các cơ quan ở giai đoạn phôi thai. - Quá trình sinh trưởng và phát triển sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng - Đặc điểm cấu tạo hình thái, sinh lí của con non so với con trưởng thành, quá trình phát triển từ con non đến con trưởng thành. Gv nêu câu hỏi thảo luận - Phân biệt sinh trưởng và phát triển lấy dẫn chứng minh họa. - Quá trình phát triển của động vật trong phim thuộc loại nào? - Nêu các giai đoạn và đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình phát triển ở các nhóm động vật. - Phân biệt sinh trưởng và phát triển triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn. Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm Bước 3: Các nhóm viết báo cáo theo nội dung được phân công.. 1.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> Sinh trưởng và phát triển ở động vật.. Các nhóm trình bày nội dung tìm hiểu sao cho thành viên nào cũng được trình bày, thể hiện công sức của tất cả các thành viên trong sản phẩm: + Các nhóm báo cáo kết quả dạng word hoặc trình chiếu Powerpoint + Trình chiếu dưới dạng các file video - Sau mỗi phần trình bày, các nhóm đặt câu hỏi thảo luận - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. - Các nhóm tham gia phản hồi và đánh giá về phần trình bày của nhóm bạn - Gv kết luận Các nhân 1. Phương án 1: Dạy học dự án tố ảnh Bước 1: Mô tả: hưởng tới Gà công nghiệp lớn với tốc độ nhanh hơn và có kích thước khi trưởng thành lớn hơn nhiều so với gà ri của Việt sinh nam. trưởng và Bước 2: GV giao nhiệm vụ: phát triển Các nhóm HS tìm hiểu thông tin về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật để giải thích ở động vật sự khác nhau trên. Bước 3: Tổ chức thực hiện: Trong tuần, các nhóm HS nghiên cứu thông tin, sưu tầm tư liệu và thiết kế báo cáo. - Sản phẩm dự kiến: Bản tường trình về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật trên áp phích, trên word hoặc powerpoint. Bước 4: GV tổ chức các nhóm báo cáo, phản hồi và kết luận trong 1 tiết học chính khóa. 2.Phương án 2: Dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh hình SGK trang 152, 153, 154 nghiên cứu thông tin tìm hiểu về các hoocmon ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bước 2; HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. 1.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> Bước 3: HS báo cáo vấn đề và nghe phản hồi Bước 4: Kết luận. CHỦ ĐỀ 8: SINH SẢN Ở THỰC VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Nêu được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật - Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng - Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người. - Nêu được khái niệm và các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật. - Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. - Thực hiện được các thao tác giâm, chiết, ghép cành và ghép chồi 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức độ cần đạt) Sinh sản vô - Nêu được khái niệm và ý tính ở thực nghĩa của sinh sản. vật - Liệt kê được các phương pháp nhân giống vô tính - Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính.. Thông hiểu (Mô tả mức độ cần đạt) - Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.. 1. Vận dụng thấp (Mô tả mức độ cần đạt) - Biết vận dụng lí thuyết để nhận biết kiểu sinh sản trong tự nhiên - Kể tên các ứng dụng của nhân giống vô tính trong đời sống và sản. Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) - Đề xuất quy trình nhân giống vô tính cây trồng phù hợp với địa phương. - Thực hiện được các thao tác giâm, chiết ghép..

<span class='text_page_counter'>(129)</span> Sinh sản hữu tính ở thực vật. Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật. - Trình bày được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính. - Nêu được khái niệm sinh - Phân biệt được sinh sản hữu tinh và đặc trưng sản hữu tính với sinh của sinh sản hữu tính. sản vô tính. - Trình bày được cấu tạo của hoa đơn tính và lưỡng - Trình bày được ý tính. nghĩa của hiện tượng - Mô tả được quá trình thụ tinh kép ở thực vật. hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ tinh - Trình bày được nguồn kép ở thực vật có hoa. gốc của quả và hạt - Nêu được mục tiêu và - Biết cách bố trí thí cách tiến hành thí nghiệm nghiệm. xuất. -Biết vận dụng lí thuyết để giải thích được vì sao trong thực tế ta gặp hiện tượng bắp ngô trắng có lẫn các hạt màu vàng. - Giải thích được tại sao khi quả xanh có vị chua nhưng khi chín lại ngọt. - Tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã học. - Ứng dụng tạo quả không hạt và các ứng dụng khác trong nông nghiệp.. - Giải thích được cơ sở sinh học của của phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, giâm cành, ghép chòi, ghép cành.. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân.. 1.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến Sinh sản ở thực vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến quá trình sinh sản ở thực vật. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ sgk, tìm kiếm mối quan hệ - Kĩ năng đưa ra các khái niệm - Kĩ năng xử lí thông tin, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Thông hiểu. Câu 1. Sinh sản là gì? Câu 2: Sinh sản vô tính là gì? Câu 3: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Câu 4: Thụ phấn là gì, có mấy hình thức thụ phấn? Câu 5: Thụ tinh kép là gì? Câu 6 : Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. Câu 1. Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính?. 1.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> Câu 2: Nêu những nét giống và khác nhau cơ bản trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Câu 3: Ở thực vật có hoa, sinh sản hữu tính diễn ra như thế nào? Câu 4: Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường sống luôn biến động. Câu 5: Nêu những đặc trưng của sinh sản hữu tính? Câu 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính Câu 7: Vì sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ? Câu 8: Phân loại hạt dựa trên đặc điểm nào? Vận dụng Câu 1: Kể tên các thực vật có kiểu sinh sản bằng bào tử? thấp Câu 2: Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp?Cho ví dụ. Câu 3: Tại sao khi quả xanh có vị chua nhưng khi chín lại ngọt? Câu 4: Có thể làm cho quả chín nhanh hay chậm được không? Điều kiện nào quyết định điều đó? Vận dụng Câu 1:Tại sao mùi thơm của quả thuận lợi cho sự phát triển của quả? cao Câu 2: Phương pháp giâm được áp dụng cho loại cây nào?Muốn cho giâm tạo được cây mới nhanh cần làm như thế nào? Câu 3: Trong sản xuất có thể bảo quản quả và dấm chín quả như thế nào? Định hướng Câu 1: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép hoặc mắt ghép vào gốc năng lực ghép? Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt. Câu 2: Tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta thường trồng cây bằng cách chiết?. 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung. Gợi ý tổ chức dạy học. 1.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề Sinh sản 1. Phương án 1.Dạy học giải quyết vấn đề vô tính ở Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh hình SGK trang 160 nghiên cứu thông tin tìm hiểu cách thức tạo ra cơ thể Thực vật mới từ cơ thể mẹ ban đầu. Bước 2; HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS báo cáo vấn đề và nghe phản hồi Bước 4: Kết luận 2.Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá HS nghiên cứu tranh hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật - Khi xem video, HS phát hiện cách thức tạo ra cơ thể mới và vị trí tạo ra cơ thể mới từ cơ thể mẹ ban đầu. - Từ những phân tích về cách thức tạo ra cơ thể mới và vị trí tạo ra cơ thể mới HS nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, giải thích được tại sao các cây con tạo ra trong sinh sản vô tính giống nhau và giống hệt cây mẹ. Sinh sản 1. Phương án 1 : dạy học Vấn đáp – gợi mở hữu tính ở - HS quan sát tranh hình 42.2 SGK và đĩa hình thụ tinh kép ở thực vật Từ đó tìm hiểu và chỉ ra được quá trình thụ thực vật tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép và vai trò của thụ tinh kép đối với sự phát triển của cây là gì? - HS nghiên cứu tư liệu, quan sát hình ảnh minh họa để tìm hiểu về quá trình thụ tinh và vai trò của thụ tinh kép đối với sự phát triển của thực vật hạt kín. 2. Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá HS nghiên cứu tranh hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về quá trình thụ tinh ở thực vật. - Khi xem video, HS phát hiện quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa hạt kín là quá trình thụ tinh kép - Dựa trên những phân tích về quá trình thụ tinh kép ở thực vật học sinh nêu được vai trò của thụ tinh kép đối với 1.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> sự phát triển của cây từ đó biết được quá trình hình thành quả và hạt. Thực hành Phương án dạy học thực nghiệm: nhân Bước 1: Đặt vấn đề: giống vô - Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra nhờ tác động của con người bằng cách tính giâm chiết ghép và nuôi cấy tế bào. Vậy chúng ta có thể thực hiện được các thao tác nào? - Đề xuất: Thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính: Giâm cành, ghép cành và ghép chồi mắt. Bước 2: Giải quyết vấn đề - GV chia nhóm HS. Mỗi nhóm được chuẩn bị 1 bộ dụng cụ và mẫu vật. - Các nhóm tổ chức thực hành làm tiêu bản quan sát theo dõi sự xuất hiện và phát triển của cây con, cành ghép, chồi ghép - Ghi kết quả vào bảng các chỉ tiêu theo dõi ở SGK trang 168. Bước 3: Kết luận GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ thực hành và yêu cầu các nhóm hoàn thành báo cáo, nộp vào tuần sau. CHỦ ĐỀ 9: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Nêu được sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Nêu được các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính. - Nêu được bản chất của quá trình sinh sản vô tính và hữu tính, ưu nhược điểm của các hình thức sinh sản này. - Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài, các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật. - Trình bày được cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Nêu được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. 1.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết (Mô tả mức độ cần đạt) Sinh sản vô - Nêu được khái niệm tính ở động sinh sản vô tính ở vật động vật. - Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.. Sinh sản hữu - Nêu được khái niệm tính ở động sinh sản hữu tính ở vật. động vật. - Trình bày được các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính. - Nêu được các hình thức thụ tinh, đẻ trứng và đẻ con ở động vật.. Thông hiểu (Mô tả mức độ cần đạt) - Giải thích được cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật . - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - Trình bày được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính. - Giải thích được bản chất của sinh sản hữu tính. - Phân biệt được động vật đơn tính và lưỡng tính, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. - Phân biệt được ưu điểm của sinh sản hữu tính. - Trình bày được ưu điểm của thụ tinh trong với thụ tinh ngoài, đẻ trứng và đẻ con.. 1. Vận dụng thấp (Mô tả mức độ cần đạt) - Nêu được thành tựu từ việc áp dụng sinh sản vô tính trong đời sống, đặc biệt là đối với y học.. Vận dụng cao (Mô tả mức độ cần đạt) -Giải thích được tại sao chưa thể tạo được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao. - Giải thích được hạn chế của động vật tạo ra do nhân bản vô tính.. - Phân biệt được phương thức thụ tinh ở các động vật. - Trình bày được hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính. - Giải thích được tại sao thụ tinh ngoài cần có môi trường nước.. - Giải thích được tại sao động vật lưỡng tính như giun đất không tự thụ tinh được. - Giải thích được khi điều kiện sống thay đổi con cháu được sinh ra do hình thức sinh sản nào dễ thích nghi hơn. - Nêu được ý nghĩa của việc hiểu biết về sinh sản hữu tính của động vật trong sản xuất..

<span class='text_page_counter'>(135)</span> Cơ chế điều - Biết được cơ chế hòa sinh sản điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Nêu được ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Nêu được vai trò của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Nhận biết được ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Điều khiển - Trình bày được một - Nêu được cơ sở khoa học sinh sản ở số biện pháp điều của các biện pháp điều động vật và khiển sinh sản ở động khiển sinh sản. sinh đẻ có kế vật. hoạch ở - Biết được sinh đẻ có - Trình bày được các biện người. kế hoạch là điều pháp tăng sinh sản ở động chỉnh về số con, thời vật. điểm và khoảng cách sinh con cho phù hợp - Trình bày được cơ chế tác với việc nâng cao dụng của một số biện pháp chất lượng cuộc sống. tránh thai. - Nêu được một số biện pháp tránh thai chủ yếu * Năng lực hướng tới 1. - Giải thích được tại sao trứng chín và rụng theo chu kì. - Giải thích được tại sao sự điều hòa trứng được thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược.. - Trình bày được trong sản xuất làm thế nào để kích thích trứng chín và rụng. - Phân tích được trong chăn nuôi cần có biện pháp kĩ thuật gì để vật nuôi sinh trưởng và sinh sản tốt.. - Giải thích được mục đích của việc điều khiển giới tính là gì. - Giải thích được việc tại sao cấm xác định giới tính thai nhi ở người. - Giải thích được điều khiển giới tính ở đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi. - Phân tích được hậu quả của việc sinh đẻ không có kế hoạch.. - Phân tích được việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ở Việt nam trong những năm gần đây. - Giải thích được tại sao sinh đẻ có kế hoạch lại đề cập đến vấn đề tránh thai. - Giải thích được vì sao cần giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.Hãy đề xuất ý kiến về biện pháp giáo dục sinh sản cho vị thành niên..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến Sinh sản ở động vật. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, tìm hiểu và giải quyết được các tình huống thực tiễn gắn với nội dung học tập - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến quá trình sinh sản ở động vật. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ sgk, tìm kiếm mối quan hệ - Kĩ năng đưa ra các khái niệm - Kĩ năng xử lí thông tin, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Mức độ Nhận biết. Câu 1. Trình bày khái niệm và cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật? Câu 2: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật với mỗi hình thức lấy một ví dụ minh họa? Câu 3: Sinh sản hữu tính là gì?Trình bày các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật? Câu 4: Cho ví dụ về loài động vật có thụ tinh ngoài, loài động vật có thụ tinh trong? Câu 5: Trình bày cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng? 1.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Câu 6 : Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng? Câu 7 : Trình bày những biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật? Thông hiểu Câu 1. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể? Câu 2: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật? Câu 3: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Câu 4: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật? Câu 5: Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH và testosteron có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao? Câu 6: Quá trình sản xuất hoocmon FSH, LH, ơstrogen và progesteron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao? Câu 7: Tại sao cấm xác định giới tính của thai nhi người? Câu 8: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? Vận dụng Câu 1. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại thấp sao? Câu 2: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai( chứa progesteron hoặc progesteron + ơstrogen) có thể tránh được mang thai, tại sao? Câu 3: Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi? Câu 4: Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người? Câu 5: Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác? Câu 6: Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền? Vận dụng Câu 1:Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ? cao Câu 2: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp nào?. 1.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> Câu 3: Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công? Định hướng Câu 1: Trong quá trình tiến hóa, động vật chuyển từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên năng lực quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào? Câu 2: Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy sẽ tái sinh được chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao? Câu 3: Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kì?. 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương chủ đề pháp học tập chủ đề 1. Phương án 1.Dạy học giải quyết vấn đề Sinh sản Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh hình SGK trang 172, 173 nghiên cứu thông tin tìm hiểu cách thức tạo ra cơ vô tính ở thể mới từ cơ thể mẹ ban đầu. động vật Bước 2; HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS báo cáo vấn đề và nghe phản hồi Bước 4: Kết luận 2.Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá HS nghiên cứu tranh hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Khi xem video, HS phát hiện cách thức tạo ra cơ thể mới và vị trí tạo ra cơ thể mới từ cơ thể mẹ ban đầu. - Từ những phân tích về cách thức tạo ra cơ thể mới và vị trí tạo ra cơ thể mới HS nêu được các hình thức sinh sản. 1.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> Sinh sản hữu tính ở động vật.. Cơ chế điều hòa sinh sản. Điều. vô tính ở động vật, giải thích được tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ. 1. Phương án 1: Dạy học giải quyết vấn đề. - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm phân tích sơ đồ hình 45.1 – SGK: Tìm hiểu về các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà - Bước 2: HS làm việc nhóm, nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo theo gợi ý: + Điền tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ. + Cho biết số lượng NST của tinh trùng, trứng và hợp tử - Bước 3: Các nhóm trình bày và nghe phản hồi. - Bước 4: Gv nhận xét, kết luận. 1. Phương án 1 : dạy học Vấn đáp – gợi mở - HS quan sát tranh hình 46.1 SGK và đĩa hình điều hòa sinh tinh ở động vật Từ đó tìm hiểu và chỉ ra được tên các hoocmon kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và vai trò của từng hoocmon đó đến quá trình sinh tinh như thế nào? - HS nghiên cứu tư liệu, quan sát hình ảnh minh họa để tìm hiểu về cơ chế điều hòa sinh tinh và vai trò của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh tinh. 2. Phương án 2: Dạy học tìm tòi – khám phá HS nghiên cứu tranh hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Khi xem video, HS phát hiện vai trò của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng - Từ những phân tích về vai trò của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng HS nêu được trong chăn nuôi cần có biện pháp kĩ thuật gì để vật nuôi sinh trưởng và sinh sản tốt. HS giải thích được vì sao sử dụng viên thuốc tránh thai hằng ngày có thể giúp phụ nữ tránh được mang thai. 1. Phương án 1.Dạy học giải quyết vấn đề. 1.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Bước 1: GV yêu cầu HS hãy vận dụng hiểu biết thực tiễn cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi Bước 2; HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS báo cáo vấn đề và nghe phản hồi Bước 4: Kết luận. CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM MÔN SINH HỌC 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về di truyền, tiến hóa và sinh thái. 1.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> - Nêu được những tri thức cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị, về tính quy luật của hiện tượng di truyền, về ứng dụng của di truyền trong sản xuất và đời sống, về di truyền học người. - Trình bày được những bằng chứng, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, về sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất. - Phân tích được mối quan hệ giữa cá thể và môi trường, về quần thể, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển và sinh thái học với việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên. - Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, HS biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Về kĩ năng - Rèn cho HS tư duy biện chứng, tư duy hệ thống. - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học, kĩ năng thực hành sinh học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn và thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt kĩ năng tự học. 3. Về thái độ Củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo về rừng, bảo vệ các động vật hoang dã. 4. Năng lực hướng tới 4.1. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Biết thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi có giá trị, phù hợp với chủ đề học tập. HS biết xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau, có nhiều ý tưởng mới trong học tập.. 1.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> - Năng lực quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. Biết làm chủ cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộc sống. Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu. - Năng lực giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh. Chủ động trong giao tiếp, biết lắng nghe và có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, tự tin khi nói trước nhiều người. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực tính toán: Biết vận dụng thành thạo các phép toán cơ bản trong học tập và cuộc sống. 4.2. Năng lực chuyên biệt môn Sinh học - Tri thức về bộ môn - Năng lực nghiên cứu - Năng lực thực địa - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 4.3. Hệ thống các kĩ năng khoa học sinh học - Quan sát - Đo đạc - Phân loại hay phân nhóm - Tìm kiếm mối quan hệ. - Tính toán - Xử lí và trình bày số liệu, bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng, biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp - Đưa ra các tiên đoán - Hình thành nên các giả thuyết khoa học 1.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> - Đưa ra các định nghĩa - Xác định các biến và đối chứng - Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận - Xác định mức độ chính xác của các số liệu II. NỘI DUNG 1. Kế hoạch dạy học: Tổng số: 54 tiết Học kì I: 18 tuần = 19 tiết Học kì II: 17tuần = 35 tiết 2. Nội dung và thời gian dạy học các chủ đề trong chương trình Sinh học 12 - THPT: 2.1. Chủ đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị a. Thời gian: 7 tiết học trên lớp, 6 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Mục I.2 Cấu trúc chung của gen - Không dạy) - Bài 2: Phiên mã và dịch mã (Mục I.2- Cơ chế phiên mã : Không dạy chi tiết ở SV nhân thực. Mục II- Dịch mã: Dạy gọn lại chỉ mô tả đơn giản bằng sơ đồ) - Bài 3: Điều hoà hoạt động gen (Câu hỏi 3 cuối bài trang15: Thay từ “Giải thích” bằng “Nêu cơ chế điều hoà hoạt động của Ôpêrôn Lac”) - Bài 4: Đột biến gen.(Hình 4.1 và 4.2; Không giải thích cơ chế) - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST - Bài 6: Đột biến số lượng NST (Trang 27- Hình 6.1 chỉ dạy hai dạng đơn giản 2n +1 và 2n – 1) - Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời 2.2. Chủ đề 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 1.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> a. Thời gian: 8 tiết học trên lớp, 7 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 8: Quy luật Men Đen: Quy luật phân li - Bài 9: Quy luật Men Đen: Quy luật phân li độc lập - Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen - Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen - Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Bài 14: Thực hành: Lai giống 2.3. Chủ đề 3: Di truyền học quần thể a. Thời gian: 2 tiết học trên lớp, 1 tuần tự học b. Nội dung: Bài 16, 17. Cấu trúc di truyền của quần thể - Đặc trưng cơ bản của quần thể - Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối - Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 2.4. Chủ đề 4: Ứng dụng di truyền học và di truyền học người. a. Thời gian: 3 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (Không dạy sơ đồ 18.1, không giải thích sơ đồ). - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào - Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen 2.5. Chủ đề 5: Di truyền học người. a. Thời gian: 3 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học (trong đó có 1 tiết ôn tập về di truyền học) b. Nội dung: 1.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> - Bài 21: Di truyền y học - Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học - Bài 23: Ôn tập phần di truyền học 2.6. Chủ đề 6: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa a. Thời gian: 8 tiết học trên lớp, 3 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 24: Các bằng chứng tiến hoá. (Không dạy mục II- Bằng chứng phôi sinh học, mục III- Bằng chứng địa lí sinh vật học) - Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn. (Không dạy Mục I- Học thuyết tiến hoá Lamac) - Bài 26&27: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Không dạy bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi; chỉ sử dụng phần khung cuối bài ghép vào phần CLTN) - Bài 28: Loài - Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài (Không dạy ; mục I.2- Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí) 2.7. Chủ đề 7: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất a. Thời gian: 4 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 32: Nguồn gốc sự sống - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất - Bài 34: Sự phát sinh loài người 2.8. Chủ đề 8: Cá thể và quần thể sinh vật a. Thời gian: 4 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái. (Không dạy mục III- Sự thích nghi của SV với môi trường sống). - Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> - Bài 37, 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Bài 39: Biến động số lượng cá thể quần thể sinh vật 2.9. Chủ đề 9: Quần xã sinh vật a. Thời gian: 2 tiết học trên lớp, 2 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. - Bài 41: Diễn thế sinh thái (Không dạy câu hỏi lệnh mục III). 2.10. Chủ đề 10: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường a. Thời gian: 8 tiết học trên lớp, 4 tuần tự học b. Nội dung: - Bài 42 : Hệ sinh thái - Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái (Mục II.2- Chu trình Nitơ: Không dạy chi tiết). - Bài 44 : Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển (Không dạy hình 45.2 và câu hỏi lệnh thứ 2 trang 202) - Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh sinh thái - Bài 46: Thực hành : Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Bài 47: Ôn tập phần tiến hoá và sinh thái học III. CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen. - Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền. - Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST. - Nêu được khái niệm phiên mã, dịch mã, poliribôxôm. 1.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> - Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã. - Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ. - Giải thích vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở ngoài nhân. - Nêu được cấu trúc của Ôpêrôn lac. - Trình bày được cơ chế và ý nghĩa điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ thông qua ví dụ về hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli. - Nêu được khái niệm đột biến gen, thể đột biến. Phân biệt được các dạng đột biến gen. - Nêu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. - Mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng của NST, ở sinh vật nhân thực. - Nêu được đặc điểm bộ NST đặc trưng của mỗi loài. - Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng. - Nêu được khái niệm đột biến lệch bội và đa bội. - Trình bày được cơ chế phát sinh các dạng đột biến dị bội và đa bội. - Nêu được hậu quả và vai trò của các đột biến lệch bội và đa bội. HS quan sát được hình thái và đếm được số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định. - Vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp. - Có thể làm được tiêu bản tạm thời để xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu đực. 2. Bảng mô tả:. Nội dung Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. Nhận biết Thông hiểu -Phát biểu khái niệm gen, - Nêu được đặc điểm mã di truyền của mã di truyền - Nêu cấu trúc chung của - Nêu được các bước 1. Vận dụng thấp Vận dụng cao Vận dụng kiến thức giải Vận dụng giải các bài các bài tập về quá trình tập khó về quá trình nhân đôi ADN, cấu trúc nhân đôi ADN.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> gen Phiên mã và dịch mã. Điều hòa hoạt động của gen. Đột biến gen. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST. - Phát biểu kn quá trình phiên mã, dịch mã - Trình bày cấu trúc và chức năng của các loại ARN. - Nêu khái niệm điều hòa hoạt động của gen - Nêu các mức độ điều hòa hoạt động của gen Nêu khái niệm đột biến gen Kể tên các dạng đột biến gen nêu nguyên nhân gây đột biến gen Mô tả hình thái NSt Phát biểu khái niệm đột biến cấu trúc NST Nêu các dạng đột biến cấu. trong quá trình nhân đôi ADN -Trình bày cơ chế phiên mã, dịch mã - Phân biệt phiên mã ở sinh vât nhân sơ và sinh vật nhân thực - phân biệt dịch mã ở vật nhân sơ và sinh vật nhân thực - Nêu mô hìh cấu trúc Operon Lac. Phân biết các dạng đột biến gen Giải thích nguyên nhân gây đột biến gen. ADN - phân biệt gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực và gen không phân mảnh ở sinh vật sơ vận dụng làm bài tập về cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực. - Nêu mối quan hệ giữa tự sao, phiên mã và dịch mã vận dụng làm bài tập về mối quan hệ giữa 3 quá trình trên - Làm bài tập về quá trình dịch mã. - Nêu cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac khi có lactozo và khi không có Lactozo Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. Vận dụng giải các dạng bài tập về đột biến gen. Mô tả cấu trúc siêu hiển Nêu hậu quả và ý nghĩa vi của NST của các dạng đột biến Phân biệt các dạng đột cấu trúc NST biến cấu trúc NST 1. Vận dụng giải thích các dạng đột biến tự nhiên.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Đột biến số lượng NST. thúc NST Phát biểu KN đột biến số lượng NST Nêu các dạng đột biến số lượng NST. Thực hành quan sát Quan sát được cấu trúc NST trên tiêu bản NST trên tiêu bản cố định cố định và tiêu bản và tiêu bản tạm thời tạm thời. Nêu nguyên nhân và giải thích cơ chế đột biến số lượng NST: Đa bội, lệch bội. Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến NST Phân biệt đột biến số lượng với đột biến cấu trúc NST Phân biệt bôn NST bình Biết làm tiêu bản NST thường và bộ NST đột tạm thời biến trên tiêu bản cố định. Giải các bài tập liên quan đến đột biến số lượng NST. Định hướng năng lực được hình thành. * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập.. 1.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> * Năng lực chuyên biệt - Quan sát các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong SGK. - Phân biệt gen phân mảnh và gen ông phân mảnh - Phân biệt đột gen,các cơ chế tự sao, phiên mã dịch mã - Phân biêt đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST . - Tìm kiếm mối quan hệ giữa tự sao, phiên mã và dịch mã - Đo đạc: Tính toán chiều dài, khối lượng các phân tử ADN, ARN, Protein và mối tương quan về chiều dài, khối lượng của các phân tử trên - Làm thí nghiệm: làm tiêu bản quan sát bộ NST rễ hành và châu chấu đực - Sử dụng kính hiển vi để quan sát NST trên tiêu bản cố định 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI THEO CHỦ ĐỀ 3.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: gen là gì? cho ví dụ minh họa ? Câu 2: mã di truyền là gì? đặc điểm của mã di truyền? Câu 3: Thế nào là cơ chế tự sao, phiên mã và dịch mã? Câu 4: Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã? Câu 5: Trình bày diễn biến và kết quả của quá trình dịch mã? Câu 6: Điều hòa hoạt động gen là gì? Câu 7: Trình bày mô hình cấu trúc của Operon Lac? Câu 8: Trình bày khái niệm đột biến gen, kể tên các loại đột biến gen? Câu 9: Nêu hình thái NST? Câu 10: Nêu các loại đột biến cấu trúc NST? Câu 11: Nêu các loại đột biến số lượng NST? 1.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> 3.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?Câu 2: Phân biệt phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Câu 3: Phân biệt dịch mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Câu 4: Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac khi có lactozo và khi không có lactozo? Câu 5: phân biệt các loại đột biến gen? Câu 6: Trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST? Câu 7: Phân biệt các loại đột biến cấu trúc NST? Câu 8: Phân biệt các loại đột biến số lượng NST? 3.3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST? Câu 2: nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến số lượng NST? Bài tập 1 : Một gen dài 0,255 micromet, trong gen có A = 15%. Lúc gen tự nhân đôi một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 1575 Nu tự do loại A. a.Tính số Nu từng loại của gen? b.Tìm số lần tự nhân đôi của gen nói trên? c.Số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi của gen nói trên? Bài tập 2 : Một gen có X = 2/3A. Gen tự nhân đôi 2 lần môi trường nội bào cung cấp G tự do = 1800. a.Tính số lượng từng loại Nu của gen từ đó tính chiều dài của gen theo micromet ? b.Số liên kết hiđrô, liên kết hoá trị, phân tử lượng và số chu kỹ xoắn của gen? Bài tập 3: Trên một phân tử mARN trưởng thành, thời gian cả quá trình dịch mã là 41 giây. Các riboxom cách đều nhau 61,2 A0 tương ứng với thời gian 0,6 giây, khoảng cách giữa riboxom đầu và riboxom cuối lúc đang dịch mã là 1836A0. a. Tính chiều dài phân tử mARN trưởng thành b. Tổng số aa môi trường cần phải cung cấp cho chuỗi polixom kể cả aa mở đầu. Cho rằng mỗi riboxom đều dịch mã một lần 1.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> c. Tại thời điểu riboxom thứ 5 chưa 225 aa thì môi trường cung cấp tất cả bao nhiêu aa cho chuỗi polixom 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Bài 1 : Một đoạn phân tử AND có T = 20% tổng số Nu của AND. Tổng số giữa liên kết hiđrô và liên kết hoá trị là 7918. Tìm tỷ lệ % và số lượng từng loại Nu của gen từ đó suy ra chiều dài của phân tử AND? Bài 2 : Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã đòi hỏi môi trường nội boà cung cấp 525 Nnu tự do. Tổng Nu của 2 gen con là 3000. a.Tìm số Nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự nhân đôi của gen nói trên ? b.Nếu gen nói trên trải qua 3 đợt tự nhân đôi thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu Nu tự do từng loại ? c.Trong số gen con tạo thành có bao nhiêu gen con mà mỗi gen con này đều có 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ Nu mới của môi trường nội bào ? Bài 3: Có 29 riboxom đều dịch mã một lượt trên phân tử mARN dài 2754A 0 các riboxom kế tiếp nhau có khoảng cách thời gian 1,8 giây. Vận tốc dịch mã của các riboxom là 3 aa trong 0,6 giây. a. Khi polixom chứa tất cả 3670 aa thì riboxom thứ nhất đang ở đơn vị mã thứ mấy trên phân tử mARN ? b. Tại thời điểm môi trường cung cấp cho chuỗi polixom 1710 aa thì riboxom thứ 20 đang ở codon nào trên mARN ?. 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực Bài 1: Sử dụng Có 2 gen 1 và gen 2 cùng nằm trong tế bào. Chiều dài của gen 1 dài hơn gen 2 là 326,4A 0. Hai gen đều trải qua 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 26544 Nu tự do. Trong số Nu này có G tự do = 7266. Sử dụng đoạn dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi sau? a.Tìm chiều dài của mỗi gen? b.Tính số Nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự sao nói trên của mỗi gen. Biết rằng gen 1 có số lượng từng loại Nu bằng nhau.. 1.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> c.Trong số gen con được tạo thành từ gen 1 và gen 2 có bao nhiêu gen con có 2 mạch được cấu thành từ các Nu do môi trường nội bào cung cấp. Tính số lượng Nu từng loại của các gen đó? Bài 2: Một gen phân mảnh có tỉ lệ giữa các đoạn exon/intron = 1,5. Trong các đoạn mã hóa chứa 4050 liên kế H. Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4 . Sử dụng dữ kiện trên trả lời câu hỏi 1-3 Bài 3: Sự rò rỉ hạt nhân ở Checnobun, Ucraina vào tháng tư năm 1986 đã làm chết khoảng 32000 người và ảnh hưởng của nó tồn tại trong nhiều năm. Ảnh hưởng của nó lên bán kính 30000 km2 trên đất Ucraina, Belarut, Nga và tiếp tục mở rộng do nước lã tới các vùng hồ chứa nước tự nhiên và lưu vực các sông của những nước này, đến các sinh vật gây đột biến khó lường. Sử dụng đoạn thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau: 1. Em hãy tìm nguyên nhân gây đôt biến cho sinh vật trong trường hợp trên ? 2. Hãy tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về các hậu quả của đột biến do sự cố trên để lại từ khi xảy ra đến nay? 3. Hãy lấy ví dụ về các sự cố gây đột biến khác tương tự như sự cố trên? Bài 4: Bằng những hiểu biết về nguyên nhân và hâu quả của đột biến, em hãy đưa ra những cảnh báo về hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sinh vật và con người trong hiện tại và tương lai?. 4. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC. Nội dung Gợi ý tổ chức dạy học Giới thiệu chủ GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến đề phương pháp học tập chủ đề Bài 1 1. Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá Gen, mã di 1.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> truyền và quá Bước 1: trình nhân đôi HS nghiên cứu tư liệu SGK, tài liệu tham khảo, quan sát và phân tích hình ảnh minh họa ADN Bước 2: Từ đó HS rút ra khái niệm, Cấu trúc của gen và vai trò của gen HS vận dụng giải thích tại sao trong cùng một cơ thể các loại tế bào khác nhau lại có cấu trúc và hoạt động khác nhau GV nêu vấn đề bằng cách cho HS tham gia trò chơi chia đoạn dây: 4 HS, mỗi nhóm nhận được 4 loại chữ cái (A,U,G,X) tượng trưng cho 4 loại nucleotit. và 20 chữ a đánh dấu từ a1 đến a20 tượng trưng cho 20 loại axit amin Nhóm 1. xếp mã di tuyền là mã bộ 1: chỉ được 4 mã không đủ mã hóa cho 20 loại aa Tương tự như vậy nhóm 2,3 4 xếp mã bộ 2,3,4, từ đó rút ra kết luận mã di truyền là mã bộ 3 và nêu các đặc điểm của mã bộ ba, tham khảo bảng mã bộ 3 sgk HS tìm hiểu qua nghiên cứu sơ đồ minh họa và bảng hệ thống các giai đoạn SGK Bài 2: 2. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Phiên mã và Bước 1: Nêu vấn đề dịch mã GV yêu cầu HS đọc khái niệm về quá trình phiên mã từ đó rút ra mối quan hệ giữa ADN và ARN trong quá trình phiên mã và có những loại ARN nào, cấu trúc và chức năng của chúng - Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 2..2 SGK và nêu cơ chế phiên mã, phân biệt phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực - HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình dịch mã - Khi xem video, HS phát hiện quá trình dịch mã diễn ra với nhiều riboxom cùng trượt một lúc trên mARN gọi là riboxom nâng cao hiệu quả của quá trình dịch mã - Phát hiện và phân biệt sự khác nhau giữa dịc mã ở tế bào nhân sơ và nhân thực 1.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> - Phát hiện mối quan hệ giữa phiên mã và dịch mã Bài 3: Điều hòa HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình điều hoạt động của hòa hoạt động của gen gen Khi nghiên cứu sơ đồ, tài liệu hoặc xem video học sinh + phát hiện quá trình dịch mã diễn ra theo nhiều giai đoạn, phụ thuộc vào nhu cầu tổng hợp protein của tế bào + Phát hiện sự khác nhau về cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân sơ và nhân thực + phát hiện mối quan hệ giữa gen - ARN và protein Bài 4 : Đột biến I. Khái niệm và HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về khái niệm và các dạng đột biến các dạng đột gen biến Khi nghiên cứu sơ đồ, tài liệu hoặc xem video học sinh II. Nguyên + Rút ra khái niệm đột biến gen, thể đột biến và tần số đột biến trong tự nhiên nhân và cơ chế + Phát hiện ra các dạng đột biến gen và sự khác nhau giữa các dạng đột biến phát sinh đột HS nghiên cứu sgk để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen biến III. Hậu quả và ý nghĩa của đột - GV yêu cầu hs nêu lại vai trò của gen và protein từ đó rút ra hậu quả của đột biến gen biến - Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp mang gen đột biến và môi trường từ đó rút ra ý nghĩa của đột biến Bài 5: NST và HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về hình thái và cấu trúc NST Đột biến NST Khi nghiên cứu sơ đồ, tài liệu hoặc xem video học sinh 1.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> + phát hiện hình thái NST đặc trưng cho loài và phát hiện dễ nhất ở ì giữa của quá trình nguyên phân + Phát hiện cấu trúc siêu hiển vi của NST HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về hình thái và cấu trúc NST Khi nghiên cứu sơ đồ, tài liệu hoặc xem video học sinh + Phát hiện các dạng đột biến cấu trúc NST + Phát hiện sự khác nhau giữa các dạng đột biến cấu trúc NST, hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến đó Bài 6: Đột biến HS nghiên cứu mô hình hoặc xem video, kết hợp các tài liệu để tìm hiểu về hình thái và cấu trúc NST số lượng NST Khi nghiên cứu sơ đồ, tài liệu hoặc xem video học sinh + Phát hiện các dạng đột biến số lượng NST + Phát hiện sự khác nhau giữa các dạng đột biến số lượng NST, hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến đó + Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng NST. + GV ra bài tập về nhà cho hs vận dụng Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST. - HS vẽ hình dạng NST trên tiêu bản cố định - Sau đó HS làm thí nghiệm với tiêu bản ép rễ hành, hoặc châu chấu đực, kết hợp với xem băng hình và hoàn thiện hình vẽ (có chú thích) - Phân biệt bộ NST bình thường về số lượng với bộ NST đột biến về số lượng(VD tiêu bản bộ NST của người bị bệnh Đao 3 NST số 21). CHỦ ĐỀ II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Phát biểu Các khái niệm: Tính trạng, tính trạng trội – lặn, tính trạng tương phản, phép lai 1 tính trạng và phép lai nhiều tính trạng 1.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> - Giải thích Cơ sở khoa học của các quy luật: Mối quan hệ giữa gen – ADN – NST; hoạt động của gen và NST trong phân bào; Cơ chế giảm phân, thụ tinh - Phát biểu Nội dung quy luật: Quy luật phân li, quy luật PLĐL, quy luật di truyền liên kết (gen liên kết trên NST thường, gen liên kết trên NST giới tính…); quy luật di truyền gen ngoài nhân, tương tác gen - Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa iểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một số ví dụ * Vận dụng tính quy luật của hiện tượng di truyền. - Dự đoán kết quả phép lai và sự biểu hiện của tính trạng cần nghiên cứu - Vận dụng giải quyết tính xác suất xuất hiện các tật, bệnh di truyền ở người. 2. Bảng mô tả Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các NL hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Những kiến - Học sinh trình bày - Học sinh hiểu Học sinh nắm được Học sinh biết vận dụng a.1, a.2, a.3, thức cơ bản về được kết quả thí được phương phương pháp nhận biện luận bài toán tổng a.4. a.5, a.6, tính quy luật nghiệm và phát biểu pháp nghiên cứu biết và vận dụng biện hợp quy luật di truyền b,1, b.3, b.4, của hiện tượng được nội dung quy nhằm phát hiện ra luận bài toán về 1 quy b.5, b.2, b.6 di truyền luật quy luật. luật di truyền. - Hiểu được cơ sở khoa học của các quy luật di truyền 2. Ý nghĩa của - Nêu được ý nghĩa - Giải thích được - Học sinh lấy được - Dự đoán được khả a.1, a.3, a.4. việc nghiên cứu thực tiễn và ý nghĩa cơ chế truyền đạt ví dụ về ý nghĩa thực năng xuất hiện tật, bệnh a.5, a.6 b,1,. 1.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> tính quy luật di lí luận của từng quy truyền luật. tính trạng của bố mẹ cho con cái. tiễn, ý nghĩa lí luận của mỗi quy luật. di truyền ở người và vận b.3, b.4, b.5 dụng trong tư vấn di truyền - Vận dụng hiểu biết về quy luật di truyền trong việc điều khiển, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.. Định hướng năng lực được hình thành. a. Năng lực chung. a.1 Năng lực - HS liệt kê được mục tiêu học tập chủ đề là: tự học + Trình bày được nội dung, giải thích cơ sở khoa học của các quy luật di truyền. + Vận dụng quy luật giải thích một số hiện tượng di truyền và giải bài tập về quy luật di truyền. + Ý thức, hành động để bảo vệ đa dạng di truyền - Từng nhóm lập và thực hiện được kế hoạch tìm hiểu về các quy luật di truyền và các tình huống được phân công. a.2. NL giải - HS dự đoán được tình huống học tập và đề ra giải pháp để xử lý tình huống đó: quyết vấn đề + Ví dụ 1: Quan sát thực tế cho thấy con cái cùng bố mẹ sinh ra thì thường giống nhau và giống với bố mẹ khác nhưng vẫn sai khác nhau về chi tiết. + Ví dụ 2: Những đứa trẻ mắc bệnh pheninketo niệu vẫn có khả năng khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm và thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lí. - Học sinh tìm hiểu về tính quy luật di truyền thông qua nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo, mạng internet, … a.3. NL tư - HS đặt ra được nhiều câu hỏi: Ví dụ:. 1.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> duy sáng tạo. a.4. NL quản lý. a.5. NL hợp tác. Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen là gì? Làm thế nào để nhận biết được các gen di truyền phân li độc lập hay liên kết? Tại sao có những bệnh, tật ở người chỉ thấy xuất hiện ở một giới? ……… - Đề xuất được phương pháp nhận biết các quy luật di truyền và phương pháp giải bài tập về quy luật di truyền. - Quản lí bản thân: Học sinh dự đoán được các yếu tố tác động đến bản thân ví dụ như khó khăn khi vận dụng cách suy luận của Menđen để dự đoán các quy luật bổ sung cho Menđen hoặc phương pháp giải bài toán tổng hợp quy luật di truyền. - Học sinh nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao và có hứng thú với chủ đề. - Quản lí nhóm: Học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập cho mọi thành viên trong nhóm. - Học sinh hợp tác với nhau đề hoàn thành nhiệm vụ của nhóm như thảo luận, thống nhất ý kiến của cả nhóm khi sử lý thông tin, tư liệu về tình huống hoặc bài tập mà nhóm được phân công thu thập được; cùng nhau chia sẽ ý kiến và cùng hoàn thiện sản phẩm của nhóm. - Học sinh khai thác mạng internet để tìm kiếm được thông tin về nội dung, cơ sở khoa học, các thí nghiệm, bài viết, kết quả nghiên cứu… của các quy luật di truyền.. a.6. NL sử dụng CNTT và (ICT) b. Các b.1. Kỹ năng - Học sinh quan sát các hình ảnh, sơ đồ… giáo viên đưa ra hoặc học sinh tìm kiếm thu thập được. năng quan sát lực b.2. Kỹ năng - Phân loại các quy luật di truyền theo các cách khác nhau của từng nhóm. chuyên phân loại biệt. hay sắp xếp. 1.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> theo nhóm b.3. KN tìm mối quan hệ b.4. KN xử lí và trình bày các số liệu b.5. KN đưa ra các tiên đoán, nhận định:. - Học sinh tiên đoán được mối liên hệ giữa gen – môi trường – tính trạng. - Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trong di truyền các tính trạng. - Học sinh thu thập được thông tin về các phép lai, thông tin về tật bệnh di truyền ở người, phân tích và biện luận kết quả thu được. - Học sinh trình bày được sản phẩm trong báo cáo của nhóm, … Học sinh đưa ra được các tiên đoán như: + Quy luật phân li thực chất là nói về sự phân li của gen chứ không phải phân li kiểu hình. + Từ kết quả phép lai có thể biện luận được quy luật di truyền. Hoặc nếu biết các gen di truyền theo quy luật nào thì có thể dự đoán sự phân li của đời con + Ý nghĩa thực tiễn của tính quy luật di truyền ………... 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề 3.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1:Nhiễm sắc thể giới tính là gì? Vai trò của nhiễm sắc thể giới tính ? Câu 2:Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính gen tồn tại ở những vị trí nào? Câu 3: Đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp), lấy ví dụ? Câu 4:Mô tả thí nghiệm của Moocgan trên đối tượng ruồi giấm tính trạng màu mắt? Kết quả thí nghiệm? Câu 5: Trình bày thí nghiệm của Coren bag Bo trên đối tượng cây hoa phấn? Kết quả thí nghiệm có gì đặc biệt ? Câu 6: trình bày cơ chế xác đinh giới tính ở người, gà? 3.2. Câu hỏi thông hiểu. 1.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> Câu 1:Giải thích tỉ lệ giới tính cuẩ hầu hết các loài trên quy mô lớn là 1:1? Hậu quả của việc thay đổi tỉ lệ giới tính này ở người trong giai đoạn hiện nay? Câu 2:Nêu ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính ? Trình bày cách phân biệt giới tính gà từ giai đoạn 1 ngày tuổi? Câu 3:Trình bày các đặc điểm của di truyền ngoài Nhiễm sắc thể? Câu 4:Trình bày cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính? Câu 5:Trình bày và giải thích các đặc điểm của tính trạng di truyền do gen nằm trên X đoạn không tương đồng trên Y quy định và gen trên Y đoạn không tương đồng trên X quy định? Câu 6:Giải thích tại sao tính trạng do gen nằm trong tế bào chất được di truyền theo dòng mẹ? 3.3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Làm thế nào để xác định một tính trạng nào đó do gen nằm trên NST thường hay trên NST giới tính đoạn không tương đồng hay do gen nằm trong tế bào chất quy định? Câu 2: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là bao nhiêu? Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên Y là gì? 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Ở mèo tính trạng màu lông được quy định bởi gen nằm trên NST X. Khi ở trạng thái đồng hợp tử trội DD cho lông đen, đồng hợp tử lặn dd cho lông vàng, dị hợp tử Dd cho kiểu hình tam thể. a) Mèo cái tam thể sinh một lứa mèo con gồm 1 mèo đực lông vàng, 2 mèo đực lông đen, 1 mèo cái lông vàng, 2 mèo cái tam thể. Tìm kiểu gen và kiểu hình của mèo bố. b) Mèo cái tam thể sinh một lứa mèo con gồm 3 mèo cái lông đen. Nếu mèo bố lông đen thì trường hợp sinh ra toàn mèo cái lông đen như trên có thể xảy ra ở lần sinh thứ hai với xác suất là bao nhiêu? c) Mèo cái lông vàng sinh một lứa mèo con gồm 2 mèo lông vàng và 3 mèo tam thể. Tìm kiểu gen của mèo bố và giới tính của mèo con. 1.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> d) Giải thích tại sao trong thực tế mèo đực tam thể lại rất hiếm? Câu 2: Lấy ví dụ về các bệnh tật di truyền do gen nằm trên X đoạn không tương đồng trên Y? Giải thích tại sao bệnh máu khó đông xuất hiện chủ yếu ở nam giới? 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể kết luận A. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y B. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. C. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. D. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. Câu 2: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên ? A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái họ họ đều bị bệnh B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cà các con trai của họ đều bị bệnh D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới Câu 3: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây A. XAXAY, XaXaY B. XaY, XAY C. XAXAY, XaY D. XAXaY, XaY Câu 4: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. 1.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là: A.7,5% B. 45,0% C.30,0% D. 60,0% Câu 5: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau: Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có: A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ. C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. Câu 6: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái. B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn. C. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau. D. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen. Câu 7: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất ? A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường B. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X C. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường Câu 8: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen , alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn , chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F 1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng ? 1.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> A. B. C. D.. Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao. 4. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề GV: Tạo tình huống cho học sinh bằng cách cho học sinh một kết quả phép lai hoặc một bài toán, hoặc thông tin về phả hệ HS: Cảm nhận tình huống, thảo luận nhóm đưa ra ý tưởng về chủ đề Các nhóm trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau và thống nhất đưa ra chủ đề của cả lớp Hoạt động 2. Xây dựng nhóm học tập: Học sinh chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh, số nhóm phụ thuộc số học sinh trong lớp. Cách chia: Chia học sinh theo đơn vị xã (Các học sinh thuộc một nhóm là ở cùng một xã). Mỗi nhóm có nhiệm vụ: Tìm hiểu về nội dung, cơ sở khoa học, ý nghĩa của quy luật di truyền liên quan đến bài tập hoặc tình huống được giao. Với mỗi tình huống tương ứng với 1 quy luật tìm hiểu sẽ tiến hành trong thời gian 1 tuần, các nhóm tự nghiên cứu và báo cáo trong 45 phút. CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Nêu được khái niệm và những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền. - Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen. - Trình bày được những đặc điểm và sự di truyền trong quần thể tự phối. 1.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> - Nêu được những đặc trưng di truyền của quần thể giao phối. - Phát biểu được nội dung của đinh luật Hacđi-Vanbec. - Chứng minh được tần số tương đối của các alen và KG trong quần thể ngẫu phối không đổi qua các thế hệ. - Nêu được công thức khái quát khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. - Trình bày được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của đinh luật Hacđi-Vanbec. 2. Bảng mô tả. Nội dung Nhận biết Cấu trúc di Nêu được định nghĩa quần truyền quần thể thể Nêu được định nghĩa: tần số tương đối của các alen và các kiểu gen. Thông hiểu Phân tích được su hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ Phát biểu được nội dung, nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi - Vanbec. Vận dụng thấp Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng. Vận dụng cao Làm các dạng bài tập di truyền quần thể. Định hướng năng lực được hình thành. * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp:. 1.

<span class='text_page_counter'>(166)</span> - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt - Quan sát các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong SGK. - Phân biệt quần thể tự phối, quần thể giao phối gần, và quần thể ngẫu phối - Tìm kiếm mối quan hệ giữa tần số alen và tần số kiểu gen - Đo đạc: Tính toán tần số alen và tần số kiểu gen, trạng thái di truyền của quần thể, xác xuất xuất hiện một kiể hình nào đó trong quần thể 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI THEO CHỦ ĐỀ 3.1. Câu hỏi nhận biết 1. Quần thể giao phối là gì? 2. Thế nào là tần số alen, tần số kiểu gen? 3.2. Câu hỏi thông hiểu 1. Phân biệt quần thể tự phối, giao phối gần và ngẫu phối 2. Phát biểu nội dung định luật Hacdi –Vanbec 3. Nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi –Vanbec 3.3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1 : Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu dị hợp tử và 300 sóc lông trắng. Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định. Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể. Câu 2 : Xét QT gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có KG AA, 200 cá thể có KG Aa, số còn lại có kiểu gen aa . a. Tính tần số các alen A và a của QT. 1.

<span class='text_page_counter'>(167)</span> b. Tính tần số các KG của QT, từ đó suy ra cấu trúc di truyền của QT. Câu 3: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa Tính tần số các alen A, a của quần thể 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Cho QT có cấu trúc DT là 0,7AA + 0,2 Aa + 0,1 aa = 1 Xác định cấu trúc DT của QT sau 6 thế hệ ngẫu phối. Câu 2: Một quần thể người đạt cân bằng di truyền. Xét gen quy định tính trạng nhóm máu gồm 3 alen là I A, IB và Io. Biết tần số các alen IA , IB, Io lần lượt bằng 0,3; 0,5; 0,2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 3: Tần số tương đối của các nhóm máu trong QT người là: Máu A: 0,45; B: 0,21; AB: 0,3; O: 0,04. Biết quần thể đạt cân bằng di truyền. a. Tính tần số các alen IA, IB và Io. b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 4: Ở loài mèo nhà, cặp alen D và d quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X. DD: lông đen; Dd: lông tam thể; dd: lông vàng. Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau: Mèo đực: 311 lông đen, 42 lông vàng. Mèo cái: 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 lông tam thể. Biết quần thể đạt cân bằng di truyền. a. Hãy tính tần số các alen D và d. b. Viết cấu trúc di truyền của quần thể. Giải a. Áp dụng công thức ở trên, ta có 2 x 277  54  311 Tần số alen D = 2 x351  353 = 0,871. 1.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> 2 x 20  54  42 Tần số alen d = 2 x351  353 = 0,129. b. Cấu trúc di truyền của quần thể 1/2(0,8712XDXD +2x0,871x0,129 XDXd +0,1292 XdXd)+1/2(0,871 XDY+0,129XdY) = 1 Hay 0,3793205 XDXD + 0,112359 XDXd +0,0083205 XdXd+0,4355 XDY+0,0645 XdY = 1 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tỉ lệ nhóm máu A của quần thể, biết cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng. A. 0,45. B. 0,30. C. 0,25 D. 0.15. Câu 2: Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B. A. 56%; 15% B. 62%; 9% C. 49%; 22% D . 63%; 8% Câu 3: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C 1: nâu, C 2: hồng, C 3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen C 1, C 2, C 3? Biết quần thể cân bằng di truyền. A. 0,4; 0,4; 0,2 B. 0,2 ; 0,5; 0,3 C. 0,3; 0,5; 0,2 D. 0,2; 0,3; 0,5 4. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC 4.1/ Dạy học dự án: - Mô tả dự án : Con cái không chỉ thừa hưởng ở cha mẹ những đặc điểm về ngoại hình, mà có rất nhiều bé sơ sinh còn “sao chép” y nguyên một số bệnh của cha mẹ. Hiểu rõ về những một truyền cũng là một cách giúp bạn bảo vệ cho con mình một cách tốt nhất. Sau đây là một số bệnh có khả năng di truyền và nguyên nhân gây bệnh 1 Bệnh máu khó đông (Hemophilie A): Thông thường ở những người bình thường, nếu bị đứt tay hay trầy xước thì cơ thể sẽ tạo ra những cục máu đông để ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra để tránh tình trạng mất máu, tuy nhiên ở những người mắc bệnh này thì cơ thể không tạo ra cục máu đông nên rất khó để cầm máu dẫn đến tình trạng mất máu. Đây là một trong những 1.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> bệnh có tính chất di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X vì gen sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bé trai (bộ sắc thể XY) khi nhận sắc thể X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn bé gái (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều mang gen bệnh. Vì vậy bệnh máu khó đông hầu thường thấy ở bé trai. Hiện nay để điều trị bệnh này chủ yếu là truyền máu và huyết tương để bù đắp và làm tăng yếu tố VIII trong máu có chức năng tạo chất kết dính ngăn chảy máu ồ ạt. 2. Bệnh đái tháo đường: Nhiều người không biết rằng nếu bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì có khả năng di truyền sang con cái. Các nhà khoa học còn phát hiện rằng những biến thể trong gen cũng có khả năng gây bệnh tiểu đường do đó nếu bố/mẹ có những biến thể này thì cho dù chưa có biểu hiện của bệnh trước khi mang thai nhưng khả năng con bị bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra do bệnh di truyền theo gen. Còn nếu bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường type 1 từ trước thì tỉ lệ di truyền là 1/4, riêng với tiểu đường type 2 thì nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh, tỉ lệ di truyền là 1/7 – 1/3, nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ này là 50% đến 70%’ 3. Cận thị: Nếu bố hoặc mẹ khi sinh ra bị cận thị bẩm sinh thì tỷ lệ di truyền cho con là rất cao. Ngoài ra mức độ di truyền này có phụ thuộc vào độ cận thị, nếu bố mẹ bị cận thị nhưng không phải do di truyền bẩm sinh mà là bị cận thị do thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ thấp, nhưng nếu bố hoặc mẹ bị cận thị độ cận thị cao từ 6 đi ốp trở lên thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ cao. 4. Bệnh Thalassemia (bệnh Huyết tán bẩm sinh): Đây là một trong những bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân là do bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ mang có gen gây bệnh này. Bình thường gen lặn trên nhiễm sắc thể (tức người mang gen bệnh không có biểu hiện bệnh) và chỉ biểu hiện khi có hai gen bệnh kết hợp với nhau (khi hai người có cùng gen bệnh kết hôn) thì khi có thai, khả năng mắc bệnh và mang gen bệnh lên đến 75%. Biểu hiện của bệnh là người bệnh bị thiếu máu nặng cần phải điều trị truyền máu, nếu thừa sắt thì điều trị để thải sắt. Do thừa sắt và cơ thể thiếu máu nên nếu không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng như: biến dạng xương mặt, sạm da, gan lách to, suy tim… Điều trị bệnh hiện nay chỉ có thể truyền máu và uống chất thải sắt, hoặc ghép tế bào gốc chi phí điều trị rất tốn kém. Do đó để phòng tránh bệnh cần thiết phải làm kiểm tra tiền hôn nhân xe có mang gen bệnh hay không, việc thực hiện các xét nghiệm này là để tránh cho hai người mang gen bệnh lấy nhau.. 1.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> 5. Bệnh mù màu: Biểu hiện là trẻ nhưng không phân biệt được màu sắc. Tuỳ từng trường hợp, có người chỉ không phân biệt được màu đỏ, xanh tuy nhiên cũng có người lại không thể phân biệt được màu sắc, chỉ có thể cảm nhận tất cả màu sắc thành kiểu trắng đen. Bệnh liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ là XX, nam là XY) và phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng để phân biệt màu sắc nên nếu người mẹ mang gen bệnh (bản thân không bệnh nhưng mang gen bệnh) thì khi sinh con, là con trai thì sẽ mắc bệnh mù màu do nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.Nếu sinh con gái thì chỉ khi cả bố lẫn mẹ đều có gen bệnh thì bé gái mới mắc bệnh. Dựa vào kiến thức về di truyền quần thể, Em hãy đóng vai trò là nhà tư vấn di truyền đưa ra những lời khuyên cho những cặp vợ chồng trước khi muốn có con? Trong trường hợp một bệnh nào đó nếu biết trước tỉ lệ mắc bệnh trong quần thể có thể tính được tỉ lệ mắc bệnh ở đời con không? Các bệnh di truyền này có liên quan gì đến luật hôn nhân gia đình khi luật cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời ) kết hôn với nhau? 4.2. Dạy học bằng bài tập tình huống Bước 1: GV nêu tình huống học tập liên quan đến chủ đề Bước 2: GV chia nhóm HS, yêu cầu nghiên cứu tư liệu, thảo luận và giải quyết tình huống; GV có thể gợi ý bằng hệ thống câu hỏi. Bước 3: HS làm việc nhóm hoặc cá nhân, trả lời câu hỏi và giải quyết tình huống. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và kết luận kiến thức.. CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Biết được nguồn vật liệu cho chọn giống từ tự nhiên và nhân tạo. - Biết được vai trò của biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. 1.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> - Trình bày qui trình taọ giống mới bằng phương pháp gây đột biến và tác động của các tác nhân vật lí, hóa học. - Trình bày được các công nghệ TB trong chọn giống và động vật. - Hiểu được bản chất các khái niệm công nghệ gen, kĩ thuật chuyển gen. - Nắm được qui trình chuyển gen. - Nêu được những thành tựu chọn giống VSV, TV, ĐV bằng công nghệ gen. 2. Bảng mô tả. Nội dung Chọn giống vật nuôi caay trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào Tạo giống nhờ công nghệ gen. Nhận biết Nêu được các nguồn vật liệu chon giống bằng phương pháp lai giống và gây đột biến nhân tạo Nêu các nguyên tắc và ứng dụng của công nghệ gen trong chọn giống. Thông hiểu Vận dụng thấp Phát biểu khái niệm, về Giải thích một số công nghệ tế bào thực vật quy trình nuôi và động vật cùng với các cấy mô, nhân kết quả của chúng bản vô tính động vật Phát biểu khái niệm về công nghệ gen. Vận dụng cao Giải thích và nêu một số ứng dụng về tạo giống biến đổi gen. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập.. 1.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt - Quan sát các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong SGK. - Phân biệt tạo giống bằng các phương pháp khác nhau: Tạo biến dị tổ hợp, gây đột biến, công nghệ tế bào, biến đổi gen - Tìm kiếm các ứng dụng của các phương pháp tạo giống mới 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề 3.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào? Câu 2: Thế nào là ưu thế lai? Nêu phương pháp tạo giống bằng ưu thế lai? 3.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau? C âu 2: Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quy định một tính trạng khồn mong muốn (dễ mắc bệnh X ) Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X Câu 3: Hệ gen của VSV có thể biến đổi bằng những cách nào? 3.3. câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Có 2 giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có 2 gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Giải thích cách tiến hành thí nghiệm. Biết rằng, gen quy định bệnh X và bệnh Y nằm trên hai NST tương đồng khác nhau 1.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> Câu 2: Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xoma Câu 3: Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này 3.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Phân tích ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp ứng dụng di truyền? Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được sản phẩm ứng dụng di truyền? 3.5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Bạn đã thấy con dê nào sản xuất ra tơ nhện chưa trong sữa của nó chưa ? Đó là những con dê biến đổi gen nó chứa gen quy định protein tơ nhện. Người ta có thể kéo tơ nhện từ sữa dê để sản xuất áo giáp chống đạn đấy.. 1. Dựa vào kiến thức về tạo giống biến đổi gen, em hãy trình bày quy trình công nghệ tạo những con dê biến đổi gen nói trên? 2. Hãy sưu tầm tài liệu nói về thành tự của tạo giống biến đổi gen ở động, thực vật, vi sinh vật tương tự như trên(bao gồm cả hình ảnh) Câu 2: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là: A. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng hiện có B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có C. Tạo ra các giống mới năng suất cao, sản lượng, phẩm chất ngày càng tăng, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của con người D. A và C đúng E. B và C đúng Câu 3: Khoa học chọn giống nghiên cứu ..... (B: hiện tượng biến dị, Đ: hiện tượng đột biến, Q: các quy luật đặc thù) trong sự tiến hoá của vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật để có thể ..... (D: dự đoán, C: chủ động điều khiển định hướng) sự biến đổi, phát triển của chúng theo hướng phục vụ đời sống con người: A. B, D B. Đ, D C. Q, C D. Q, D E. B, C 4. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề 1.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> 4.1/ Dạy học theo dự án: Thời gian dự kiến 2 tuần Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS sưu tầm tài liệu hình ảnh về các thành tựu của các phương pháp tạo giống bằng gây biến dị tổ hợp, gây đột biến, công nghệ tế bào và công nghệ gen Có thể chia nhóm để HS sưu tầm theo từng phương pháp GV gợi ý những nguồn tài liệu sưu tầm và cách sưu tầm tài liệu Bước 2: HS tìm hiểu và lập báo cáo sản phẩm dưới dạng word hoặc PowerPoint (thời gian 1 tuần) về cơ sở khoa học, quy trình và ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp tạo giống. Bước 3: HS báo cáo sản phẩm (thời gian 3 tiết học) Bước 4: Kết luận kiến thức. 4.2. Dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: GV nêu tình huống liên quan đến chủ để học tập Bước 2: GV gợi ý giải quyết tình huống bằng hệ thống câu hỏi. Bước 3: HS làm việc nhóm hoặc HS làm việc cá nhân nghiên cứu tư liệu, thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 4: GV chỉnh sửa, bổ sung và cùng HS kết luận kiến thức. CHỦ ĐỀ 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Các bệnh di truyền ở người: Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa bệnh. - Khả năng ứng dụng những hiểu biết về di truyền ở người vào y học và đời sống. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. - Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học. 2. Bảng mô tả Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> Di truyền y học. Hiểu được sơ lược về di Giải thích được Vận dụng để phân tích Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh truyền y học, di truyền y học nguyên nhân gây sơ đồ phả hệ tìm ra di truyền và thành tựu hạn Bảo vệ vốn gen tư vấn, liệu pháp gen. một số tật, bệnh di quy luật di truyền chế, trong việc điều trị bệnh của loài người và Nêu được một số tật, bệnh di truyền trong sơ đồ ấy hoặc tật di truyền. một số vấn đề xã truyền ở người hội của di truyền học Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt - Quan sát các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong SGK. - Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền và tật bệnh trong sơ đồ ấy - Sưu tầm tư liệu về tậ bệnh di truyền và thành tựu, hạn chế trong việc điều trị các tật bệnh di truyền 1.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề Câu hỏi nhận biết Câu 1: Di truyền y học là gì? Câu 2: Nêu một số vấn đề xã hội của di truyền học? Câu 3: Nêu một số biện pháp bảo vệ vốn gen của laoif người? Câu 4. Di truyền y học phát triển, sử dụng phương pháp và kỹ thuật hiện đại cho phép chuẩn đoán, xác định một số bệnh, tật di truyền từ giai đoạn: A. Trước sinh. B. Sơ sinh. C. Trước khi có biểu hiện rõ ràng ở cơ thể trưởng thành. D. Thiếu niên. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh pheninketo niệu ở người? Câu 2: Trình bày cơ chế gây hội chứng Đao. Câu 3: Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được hiểu như thế nào? Câu 4. Liệu pháp gene là gì? Kỹ thuật thực hiện và tình hình sử dụng phương pháp này hiện nay? Câu 5: Kể tên 1 số vấn đề xã hội của di truyền học? Nêu rõ tác động việc giải mã bộ gen người. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào? Câu hỏi vận dụng Câu 1: Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân thừa các NST số 1, số 2 (những NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST của người? Câu 2: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiến ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm cả gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư Câu 3: Ở một gia đình bị bệnh đái tháo đường di truyền do Insulin mất hoạt tính, người ta lập được sơ đồ:. 1.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> a) Hãy cho biết bệnh này do gen trội hay gen lặn quy định? b) Bệnh này có liên kết với giới tính hay không ? c) Kiểu gen của tất cả các cá thể có thể được xác định chắc chắn từ sơ đồ trên ? Câu 4. giải quyết trường hợp sau: Tình huống 1.Tâm sự của chị gái Anh ấy bị máu khó đông trong khi gia đình có chị gái, bố, mẹ, ông bà nội ngoại đều không ai bị bệnh này. Còn nhà mình, ông bà nội, ngoại, bố mẹ và chị em mình bình thường cả mà, có mỗi anh trai mình bị bệnh này thôi. Nếu chị mà lấy anh ấy thì tỉ lệ con của vợ chồng chị bị máu khó đông là bao nhiêu? Câu 5: Tư vấn di truyền là gì? Ý nghĩa? Phân biệt sàng lọc trước khi sinh và sau khi sinh? Ý nghĩa và kỹ thuật thực hiện. Hình dưới đây là kĩ thuật nào?. Câu 6. Đưa ra tình huống Nếu trong lớp em hoặc hàng xóm của em có 1 người bị nhiễm HIV và đang bị những người xung quanh xa lánh. Em sẽ làm gì để giúp người bị bệnh HIV đó có thể hoà nhập được cộng đồng và vẫn sống có ích cho xã hội? 1.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> Câu 7. Nêu tình hình chất lượng dân số của địa phương, đề xuất các số biện pháp nâng cao chất lượng dân số? Câu 8. Cho số liệu thống kê tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ như sau:. Tuổi các bà Tỉ lệ % trẻ sơ sinh mắc bệnh mẹ Đao 20 - 24 0.02 - 0.04 25 - 29 0.04 - 0.08 30 - 34 0.11 - 0.13 35 - 39 0.33 - 0.42 40 và cao hơn 0.8 - 1.88 a. Em có nhận xét gì từ bảng số liệu trên? b.Phụ nữ sinh con ở độ tuổi nào là hợp lí?Vì sao? c.Chị Lan năm nay 26 tuổi, chị ấy vừa sinh một cháu trai đầu lòng nhưng chẳng may cháu mắc hội chứng Đao (trong khi gia đình nhà chị ấy và gia đình nhà chồng chưa từng có ai mắc hội chứng Đao). Chị ấy rất lo lắng không biết những lần sinh sau con chị ấy có mắc Đao nữa không? Em hãy giải thích giúp chị Lan hiểu rõ hơn về vấn đề này? 4. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề 4.1/ Dạy học theo dự án: Thời gian dự kiến 2 tuần Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS sưu tầm tư liệu về các tật bệnh di truyền ở người Sưu tầm các tư liệu về thành tựu và những hạn chế trong điều trị bệnh di truyền ở người Có thể chia nhóm để HS sưu tầm theo từng nhóm tật, bệnh GV gợi ý những nguồn tài liệu sưu tầm và cách sưu tầm tài liệu. 1.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> Bước 2: HS tìm hiểu và lập báo cáo sản phẩm dưới dạng word hoặc PowerPoint (thời gian 1 tuần) về nguyên nhân và cơ chế gây các tật bệnh di truyền, các phương pháp phòng tránh, điều trị cũng như những hạn chế trong việc điều trị - Tìm hiểu và đề xuất các phương pháp bảo vệ vốn gen của loài người Bước 3: HS báo cáo sản phẩm (thời gian 2 tiết học) Bước 4: Kết luận kiến thức. 4.2. Dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: GV nêu tình huống liên quan đến chủ để học tập Bước 2: GV gợi ý giải quyết tình huống bằng hệ thống câu hỏi. Bước 3: HS làm việc nhóm hoặc HS làm việc cá nhân nghiên cứu tư liệu, thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 4: GV chỉnh sửa, bổ sung và cùng HS kết luận kiến thức. CHỦ ĐỀ 6: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa. - Trình bày được các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của AND và protein của các loài . - Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. - Nêu đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. - Trình bày được vai trò của đột biến đối với tiến hóa nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.. 1.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> - Trình bày được vai trò của giao phối (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - Nêu được vai trò của di- nhập gen đối với tiến hóa nhỏ. - Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên. - Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hóa nhỏ. - Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền). - Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: hình thái, địa lí- sinh thái, sinh lí- hóa sinh, di truyền). - Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hóa. 2. Bảng mô tả. Nội dung Các bằng chứng tiến hóa. Nhận biết - Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.. Học thuyết - Nêu được những luận điểm cơ Đacuyn bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li. Thông hiểu - Trình bày được các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của AND và protein của các loài . Phân biệt được chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 1. Vận dụng thấp Lấy được ví dụ minh họa về cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.. Vận dụng cao Giải thích các vấn đề thực tiễn. Nêu được ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn. Giải thích các hiện tượng tự nhiên theo quan điểm của Đacuyn..

<span class='text_page_counter'>(181)</span> tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. Học thuyết Tóm tắt được sự hình thành tiến hóa thuyết tiến hóa tổng hợp. tổng hợp Nêu được các nguồn nguyên liệu hiện đại của tiến hóa. Nêu được khái niệm NTTH và các NTTH. Loài. Nêu được khái niệm loài sinh học. Quá trình hình thành loài. Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài. Phân biệt được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Trình bày được vai trò của từng NTTH trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất, từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các NTTH. Nêu được các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc. Nêu được các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, hình thái, lai xa và đa bội hóa. 1. Giải thích được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.. Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay.. Lấy ví dụ minh họa và giải thích các cơ chế cách li trước và sau hợp tử. Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài và tại sao ở các đảo đại dương lại hay có các loài đặc hữu. Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa. Biết được tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Quan sát, phân tích, so sánh thông qua hình 24.1, 24.2, 25.1, 29- SGK. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các bằng chứng tiến hóa với mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, mối quan hệ giữa các nhân tố tiến hóa, giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. - Đưa ra các định nghĩa về bằng chứng tiến hóa, nhân tố tiến hóa, loài, quá trình hình thành loài, tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn. - Đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học thông qua những tóm tắt của Enst Mayer về các quan sát và suy luận của Đacuyn. - Kĩ năng hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức. 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập. 1.

<span class='text_page_counter'>(183)</span> Nhận biết. Thông. Câu 1: Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc. Câu 2 : Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn Câu 3: Câu nào trong số các câu dưới đ ây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn ? a. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể. B. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen. c. CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau. d. Cả a, b và c. Câu 4: Thế nào là loài sinh học? Câu 5: Trình bày các cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hóa. Câu 6: Hiện tượng di nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể ? Câu 7 : Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào ? Câu 8 : Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa ? a. Phản ánh sự tiến hóa phân li b. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy c. Phản ánh sự tiến hóa song hành d. Phản ánh nguồn gốc chung Câu 9 : Học thuyết tế bào cho rằng a. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động thực vật đều được cấu tạo từ tế bào b. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào c. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào d. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào Câu 10 : Cơ quan tương tự là bằng chứng chứng tỏ a. Sự tiến hóa đồng quy b. Sự tiến hóa cùng nguồn c. Sự tiến hóa phân li d. Sự phân li tính trạng Câu 1. Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và CLNT 1.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> hiểu. Câu 2. Tại sao khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng? Câu 3: Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích? Câu 4 . Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới. Câu 5. Từ một loài sinh vật, không có sự cách li địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích? Câu 6:Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa? Câu 7. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì: a. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST. b. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n. c. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ. d. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n. Câu 8. Câu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là đúng nhất? a. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. b. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. c. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản. d. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li. Câu 9. Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau? a. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh. b. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. c. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau. d. Hai cá thể đó không giao phối với nhau. 1.

<span class='text_page_counter'>(185)</span> Vận dụng thấp. Câu 10 : Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại. a. I và II b. I và III c. III và IV d. II và III Câu 11: Thế nào là cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự? Cho ví dụ minh họa. Câu 12. Quan điểm của Đacuyn về vai trò của CLNT hình thành các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng với nhu cầu kinh tế, thị hiếu của con người. Câu 13: Cơ sở ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn trong thuyết tiến hóa tổng hợp. Câu 14: Muốn phân biệt hai loài thân thuộc người ta dựa vào tiêu chuẩn nào? Đối với những loài giao phối, tiêu chuẩn nào là chủ yếu? Câu 15: Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nguyên nhân chủ yếu nào? Câu 1: Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa? Câu 2. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN? Câu 3: Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật? Câu 4: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52. 1.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> Vận dụng cao. Định hướng năng lực. Câu 5: Vì sao hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di động xa? Câu 1. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ? Câu 2: Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn? Câu 3: Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? Câu 4: Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới? Câu 5: Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật? Câu 6: Giả sử có một quần thể của loài mọt bột gồm 1000 cá thể. Bình thường các con mọt có màu đỏ tuy nhiên quần thể này là đa hình nên có một số đột biến gen trên NST thường quy định màu thân đen có kiểu gen kí hiệu là b/b. Màu đỏ là trội so với màu đen do vậy kiểu gen B/B và B/b cho màu đỏ. Giả sử rằng quần thể là cân bằng Hacđi- Vanbec với pB = 0,5 và qb = 0,5. a. Tần số alen B và b là bao nhiêu nếu có 1000 con mọt đen nhập cư vào quần thể này.(Giả sử tất cả các điều kiện khác cho cân bằng Hacđi- Vanbec đều được thỏa mãn) b. Tần suất B và b là bao nhiêu nếu hiện tượng thắt cổ chai quần thể xảy ra và chỉ có 4 cá thể sống sót: 1 con cái đỏ dị hợp tử và 3 con đực đen? Câu 1. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng? Câu 2: Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác? Giải thích? Câu 3: Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy?. 1.

<span class='text_page_counter'>(187)</span> Câu 4: Bảng dưới đây cho biết kích thước hệ gen và số lượng gen (tính trung bình) trên một triệu nucleotit trong hệ gen ở các sinh vật khác nhau. Bảng số liệu này nói lên điều gì? Hãy giải thích. Loài sinh vật Kích thước hệ gen (triệu cặp nu) Số lượng gen trung bình/ 1 triệu cặp nu Vi khuẩn H. influenzae. 1,8 950 Nấm men 12 500 Ruồi giấm 180 100 Người 3200 10 Câu 5: Ở vùng Bắc Mĩ có hai loài ruồi giấm cùng tồn tại: Drosophila pseudoobscura và Drosophila persimilis. D. pseudoobscura thường gặp nhiều hơn D. persimilis ở độ cao thấp, vùng nóng khô; D. pseudoobscura hoạt động mạnh nhất vào buổi chiều còn D. persimilis hoạt động chủ yếu vào buổi sáng. Trong phòng thí nghiệm, người ta bố trí cho những ruồi cái còn trinh thuộc cả hai loài nói trên sống chung với ruồi đực D. pseudoopscura rồi theo dõi tỉ lệ ruồi cái được thụ tinh. Số liệu thu được như sau:. D. pseudoobscura cái D. persimilis cái Được thụ tinh 84,3% 7% Không được thụ tinh 15,7% 93% Trong thiên nhiên hiếm khi thấy hai loài ruồi dấm này lai với nhau; các con lai đực thường không có khả năng sinh sản, các con lai cái có thể sinh đẻ nhưng con của chúng không có khả năng sống. Dựa vào phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có những cơ chế cách li nào đã tách D.pseudoobscura và D.persimilis thành hai loài khác nhau? Câu 6: Có 4 bạn học sinh lớp 12 cùng thảo luận về vấn đề: Điều gì là đúng đối với cả các yếu tố ngẫu nhiên và CLTN? Xuân: Chúng đều là các cơ chế tiến hóa Hoa: Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.. 1.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> Thu: Chúng đều dẫn đến sự thích nghi. Lan: Chúng đều ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền của quần thể. Hãy phân tích các ý kiến trên . 4. Gợi ý tổ chức dạy học.. Nội dung Giới thiệu chủ đề. Gợi ý tổ chức dạy học GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề. Các bằng chứng tiến hoá. 1/ Phương án dạy học: tìm tòi – khám phá HS quan sát hình vẽ trong SGK và phân tích các ví dụ để hình thành khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa. HS tự tìm kiếm các bằng chứng về sinh học phân tử và tế bào chứng minh các loài sinh vật có chung nguồn gốc. 2/ Phương án dạy học bằng giải quyết vấn đề: - Mô tả tình huống: “Trước thế kỉ XVIII, khoa học chưa phát triển, con người đã giải thích sự tồn tại của muôn loài là do thượng đế, chúa trời tạo ra... Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh: các loài sinh vật hiện nay có chung nguồn gốc và được phát sinh từ giới vô cơ.” - Phát biểu vấn đề: Để chứng minh các loài sinh vật hiện nay đều được xuất phát từ một nguồn gốc chung có thể căn cứ vào các bằng chứng nào? - Các nhóm HS tìm hiểu và báo cáo vấn đề nghiên cứu. - Sau đó, GV thống nhất và kết luận kiến thức.. 1.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn.. 1/ Phương án dạy học bằng giải quyết vấn đề: - Mô tả tình huống: Khoa học hiện đại đã chứng minh tất cả các loài sinh vật đa dạng ngày nay đều được bắt nguồn từ một tổ tiên chung - Phát biểu vấn đề: Vậy tại sao từ một nguồn gốc chung ban đầu lại hình thành nên thế giới sống đa dạng phong phú như ngày nay? Đacuyn đã giải thích vấn đề này như thế nào? - Các nhóm HS tìm hiểu và báo cáo vấn đề nghiên cứu. - Sau đó, GV thống nhất và kết luận kiến thức. 2/ Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - Các nhóm học sinh sưu tầm tư liệu như các hình ảnh, số liệu về học thuyết Đacuyn cũng như quá trình nghiên cứu hình thành nên học thuyết của ông. - HS tự trình bày những “Công trình tập thể nhóm” của mình trong khuôn khổ của giờ học, nếu không đủ thời gian cho tất cả các nhóm thì GV có thể cho phép HS treo các báo cáo của mình trên tường lớp học trong vòng 1 tuần lễ.. Học thuyết 1. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: tiến hóa tổng - Nêu vấn đề:Học thuyết tiến hóa của Đacuyn đã có nhiều đóng góp như: giải thích sự hình thành đặc điểm hợp hiện đại thích nghi, xây dựng luận điểm nguồn gốc chung của các loài, phát hiện vai trò của CLTN... Tuy nhiên, học thuyết Đacuyn vẫn còn những điểm tồn tại. Vậy học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã giải quyết những vấn đề tồn tại của học thuyết Đacuyn, giải thích sự tiến hóa như thế nào? - Giải quyết vấn đề: Các nhóm HS nghiên cứu bài học và trình bày vấn đề. Sau khi các nhóm thảo luận, GV nhận xét và kết luận vấn đề. 2. Phương án dạy học tìm tòi – khám phá - GV sử dụng PHT, các ví dụ dưới dạng bài tập có số liệu cụ thể - HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK, giải các bài tập để li tìm ra phần kiến thức cần lĩnh hội. 1.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> Loài. Quá trình hình thành loài - Hình thành loài khác khu vực địa lí. 1.Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1. Nêu vấn đề: Đơn vị tổ chức cơ bản của sinh giới là loài. Trong tự nhiên có những loài khác nhau nhưng lại có hình thái rất giống nhau hoặc có những cá thể thuộc cùng một loài nhưng hình thái lại khác nhau do môi trường sống khác nhau hoặc do ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Vậy loài là gì? Làm thế nào để phân biệt được các loài với nhau? Bước 2. Giải quyết vấn đề: - Các nhóm HS nghiên cứu bài học, tìm hiểu thông tin và thảo luận, trình bày vấn đề. Bước 3. Tổ chức thực hiện Các nhóm trình bày vấn đề và phản hồi Bước 4. Kết luận: Sau khi nghe các nhóm trình bày và phản biện, GV nhận xét và kết luận 2/ Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - Các nhóm học sinh sưu tầm tư liệu như các hình ảnh, ví dụ về loài, tiêu chuẩn phân biệt các loài, các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài. - HS tự trình bày các vấn đề theo phần tìm hiểu của nhóm. - GV nhận xét và kết luận. 1. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1. Nêu vấn đề: Khi loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới, có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lí như sông, núi, dải đất liền... Trong những điều kiện địa lí khác nhau có thể dẫn tới hình thành loài mới. Vậy quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí diễn ra như thế nào? Cách li địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài? Bước 2. Giải quyết vấn đề: - Các nhóm HS nghiên cứu bài học, tìm hiểu thông tin và thảo luận, trình bày vấn đề. 1.

<span class='text_page_counter'>(191)</span> Bước 3. Tổ chức thực hiện Các nhóm trình bày vấn đề và phản hồi Bước 4. Kết luận: Sau khi nghe các nhóm trình bày và phản biện, GV nhận xét và kết luận 2/ Phương án dạy học: Tìm tòi – khám phá - GV cung cấp thông tin: Loài chim sẻ ngô Parus major phân bố khắp đại lục châu Âu, châu Á, Bắc Phi và trên các đảo vùng Địa Trung Hải. Do phân bố rộng, trong loài đã hình thành nhiều nòi địa lí. Có 3 nòi chính: nòi châu Âu sải cánh dài 70- 80mm, lưng màu xanh, bụng màu vàng; nòi Trung Quốc sải cánh 60- 65mm, lưng vàng, gáy xanh; nòi Ấn Độ sải cánh 55- 70mm, lưng và bụng đều xám. Tại nơi tiếp giáp giữa nòi châu Âu và nòi Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ và Trung Quốc đều có dạng lai tự nhiên. Nhưng tại vùng thượng lưu sông Amua, nòi châu Âu và nòi Trung Quốc cùng tồn tại mà không có dạng lai. Có thể xem đây là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang loài mới. - HS nghiên cứu SGK, tài liệu để giải thích sự hình thành loài mới ở loài chim sẻ ngô từ đó nêu được con đường hình thành loài mới bằng cách li địa lí. - Hình thành loài cùng khu vực địa lí. 1.Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1. Nêu vấn đề: Sự cách li địa lí là rất cần thiết cho quá trình hình thành loài mới. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không? Bước 2. Giải quyết vấn đề: - Các nhóm HS nghiên cứu bài học, tìm hiểu thông tin và thảo luận, trình bày vấn đề. Bước 3. Tổ chức thực hiện Các nhóm trình bày vấn đề và phản hồi Bước 4. Kết luận: Sau khi nghe các nhóm trình bày và phản biện, GV nhận xét và kết luận 2/ Phương án dạy học bằng bài tập tình huống Bước 1: Nêu tình huống và chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> - GV đưa ra tình huống: Hai bạn Lan và Mai tranh luận: Lan: Loài mới chỉ được hình thành khi có sự cách li về mặt địa lí. Mai: Ngay trong cùng một khu vực địa lí quá trình hình thành loài mới vẫn có thể xảy ra bằng các con đường khác nhau. Vậy ý kiến của em như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu về các con đường hình thành loài cùng khu vực địa lí. Bước 3: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ HS báo cáo kết quả nghiên cứu và giải quyết thắc mắc, lắng nghe ý kiến phản hồi Bước 4: Kết luận GV nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức.. CHỦ ĐỀ 7: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. - Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại Cổ Sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật. - Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh đăc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.. 1.

<span class='text_page_counter'>(193)</span> - Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại. 2. Bảng mô tả: Nội Các mức độ nhận thức dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nguồn Trình bày được quan Trình bày được nội, kết quả, Giải thích được vì sao Tìm hiểu về một số giả thuyết gốc sự niệm hiện đại về nhân tố tác động vào từng giai ngày nay sự sống không khác về sự xuất hiện chất hữu sống nguồn gốc sự sống đoạn trong quá trình phát sinh thể hình thành từ chất cơ đầu tiên trên Trái Đất. sự sống: tiến hóa hóa học, tiến vô cơ theo phương thức hóa tiền sinh học hóa học Sự Nêu được khái niệm Ảnh hưởng của hiện tượng trôi Giải thích được sự phát Chứng minh được sự tiến hóa phát hóa thạch và sự hình dạt lục địa đến sự tiến hóa của sinh, phát triển và diệt của sinh giới có quan hệ chặt triển thành hóa thạch từ đó sinh giới. vong của một số ngành, chẽ với sự thay đổi các điều sinh rút ra ý nghĩa của hóa Phân định các đại, các kỉ cùng lớp chính theo quan kiện vô cơ, hữu cơ trên quả đất. giới thạch trong việc các sinh vật điển hình. niệm hiện đại. qua nghiên cứu lịch sử các đại phát triển của sinh vật địa và lịch sử vỏ quả đất chất Sự Trình bày được các Giải thích được nguồn gốc động Trình bày được vai trò Giải thích được tại sao con phát giai đoạn chính trong vật của loài người dựa trên các của tiến hóa văn hóa đối người ngày nay lại là nhân tố sinh quá trình phát sinh bằng chứng giải phẫu so sánh, với sự phát triển của quan trọng quyết định đến sự loài loài người trong đó phôi sinh học so sánh đặc biệt là con người và xã hội loài tiến hóa của các loài khác. Nêu. 1.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> người. phản ánh được điểm sự giống nhau giữa người và người. Mối quan hệ được trách nhiệm của HS đối đặc trưng của mỗi giai vượn người. giữa tiến hóa sinh học với việc phòng chống các nhân đoạn: các dạng vượn và tiến hóa văn hóa. tố xã hội tác động xấu đến con người hóa thạch, người và xã hội loài người. người tối cổ, người cổ, người hiện đại. Định hướng năng lực được hình thành * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập lên qua đến chủ đề. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi phù hợp với chủ đề học tập. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu -Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. * Năng lực chuyên biệt. - Đưa ra định nghĩa về tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, hóa thạch. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống trên quả đất, mối quan hệ giữa điều kiện địa chất , khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất, mối quan hệ giữa các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài. 1.

<span class='text_page_counter'>(195)</span> người . - Quan sát sơ đồ hình 32, 34.1, 34.2- SGK - So sánh: So sánh tiến hóa hóa học với tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. - Hình thành giả thuyết khoa học 3. Hệ thống câu hỏi 3.1. Câu hỏi nhận biết: Câu 1: Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ? Câu 2: Nêu thí nghiệm chứng minh các protein nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã? Câu 3: Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh giới. Câu 4: Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới? Câu 5: Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào? Câu 6: Loài người hiện đại đã tiến hóa qua các loài trung gian nào? 3.2. Câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hóa tạo nên lớp màng bán thấm. Câu 2: Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại? Câu 3: Hãy tìm các đặc điểm giống nhau giữa người và các loài linh trưởng. Câu 4: Những đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa? Câu 5: Phân biệt tiến hóa sinh học với tiến hóa văn hóa? Câu 6: Phân biệt tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học? Câu 7: Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hóa thạch tại sao có thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại? 3. 3.Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào? Câu 2: Đi thẳng bằng hai chân đã đem lại cho vượn người những ưu thế tiến hóa gì? 1.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> Câu 3: Nêu các ví dụ để chứng minh hóa thạch là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành vỏ quả đất? 3. 4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Giải thích tại sao loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác. Câu 2: Tại sao thực vật lên cạn hàng loạt ở kỉ Xilua? Câu 3: Vì sao kỉ than đá có lớp than đá dày? Câu 4: Vì sao sự chuyển biến từ đời sống ở nước lên cạn lại có ý nghĩa trong tiến hóa? Câu 5: Tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác? 3. 5. Câu hỏi định hướng năng lực Câu 1: Giả sử ở một nơi nào đó trên Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các chất nàu có thể tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai như đã từng xảy ra trong quá khứ? Giải thích? Câu 2. Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy do con người? Câu 3. Cho ví dụ về một số nhân tố xã hội tác động xấu đến các sinh vật khác, đến con người và xã hội loài người? Câu 4. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người? 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung Giới thiệu chủ đề. Gợi ý tổ chức dạy học GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề. - Nguồn gốc sự sống. 1. Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá - HS nghiên cứu tư liệu SGK, tài liệu tham khảo, quan sát và phân tích hình ảnh minh họa để tìm hiểu về các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. - HS báo cáo vấn đề nghiên cứu và nghe phải hồi 1.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> - GV nhận xét và kết luận 2. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. Các loài sinh vật hiện nay đều có chung nguồn gốc. Vậy tổ tiên của muôn loài có nguồn gốc từ đâu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các giai đoạn trong quá trình phát sinh và tiến hóa của sự sống. Bước 3: HS trình bày vấn đề và nghe ý kiến phản hồi Bước 4: Kết luận - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.. 1. Phương án : Dạy học tìm tòi – khám phá - Các nhóm học sinh sưu tầm tư liệu, các hình ảnh về hóa thạch, các sinh vật sống trong các đại địa chất. - HS tự trình bày các vấn đề theo phần tìm hiểu của nhóm. - GV nhận xét và kết luận. 2. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. Từ khi tạo thành cho đến nay Trái Đất đã trải qua nhiều biến đổi sâu sắc, bộ mặt của sinh giới ngày nay cũng khác xa so với lúc sự sống mới được hình thành. Vậy căn cứ vào đâu để tìm hiểu về sự phát triển của sinh giới và qua từng giai đoạn địa chất khác nhau bộ mặt của sinh giới có đặc điểm như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về hóa thạch, vai trò của hóa thạch và lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất . Bước 3: HS trình bày vấn đề và nghe ý kiến phản hồi 1.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> Sự phát sinh loài người. Bước 4: Kết luận 1. Phương án dạy học tìm tòi- khám phá: - Các nhóm HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm về các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. - HS nghiên cứu SGK, hình vẽ để tìm hiểu về các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người, sự tiến hóa văn hóa. 2. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1: Nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ học tập. Sự kiện nổi bật của kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh là sự xuất hiện loài người. Vậy loài người được phát sinh như thế nào, tại đâu, dựa vào các bằng chứng nào để khẳng định nguồn gốc của loài người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về các bằng chứng động vật của loài người, các dạng vượn người hóa thạch, địa điểm phát sinh loài người, sự tiến hóa văn hóa. Bước 3: HS trình bày vấn đề và nghe ý kiến phản hồi Bước 4: Kết luận. CHỦ ĐỀ 8: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. - Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). - Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn. - Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. - Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. - Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. - Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể. 1.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> - Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể; lấy được ví dụ minh họa, nêu được nguyên nhân - ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó. - Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất và đời sống. - Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể. - Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng quần thể. - Phân tích được những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể. - Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó. - Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và không theo chu kì. - Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 2. Bảng mô tả: Nội Nhận biết (Mô tả mức độ Thông hiểu (Mô tả mức độ Vận dụng thấp (Mô tả Vận dụng cao (Mô tả dung cần đạt) cần đạt) mức độ cần đạt) mức độ cần đạt) Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. -Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật. - Phân biệt được hai nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: vô sinh và hữu sinh - Giải thích được các nhân tố môi trường tác động trực tếp - Nêu được một số quy luật hoặc gián tiép tới cơ thể sinh vật tác động của các nhân tố sinh - Giải thích vì sao, trong giới thái hạn sinh thái của một NTST nhưng sinh vật lại có phản ứng -Nêu được khái niệm nơi ở và thích nghi khác nhau?. 1. - Vận dụng chỉ ra các loại môi trường sống chủ yếu của cơ thể sinh vật - Lấy được ví dụ về giới - Lấy được ví dụ chỉ ra hạn sinh thái của một số sự thích nghi của Độngsinh vật Thực vật theo giới hạn của các nhân tố sinh thái vô sinh.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> ổ sinh thái. - Phân biệt được nơi ở và ổ sinh thái. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến các tổ chức của thế giới sống. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các cấp tổ chức của thế giới sống. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến môi trường sống và các nhân tố sinh thái. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 35.1 sgk,35.2sgk, phân tích được khoảng giới hạn sinh thái của sinh vật và mô tả ổ sinh thái và kích thước thức ăn của 2 loài khác nhau - Kĩ năng đưa ra các khái niệm vê môi trường sống, nhân tố sinh thái, nơi ỏ và ổ sinh thái. Quần thể sinh vật -Trình bày được thế nào là - Giải thích sự khác - lấy được ví dụ minh HS tự sưu tầm tài liệu và mối quan hệ một quần thể sinh vật. nhau của các mối quan họa về quần thể. trình bày về các mối giữa các cá thể -Nêu được các mối quan hệ hệ. nguyên nhân và ý -lấy được ví dụ minh quan hệ của cá thể trong trong quần thể hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh nghĩa sinh thái của các họa về các mối quan hệ quần thể. 2.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> trong quần thể. mối quan hệ đó * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến đặc điểm và mối quan hệ của hệ thống phân loại 5 giới. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới.. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến quàn thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 36.1., 36.2., 36.3., 36.4sgk và bảnh 36 sgk sgk, tự giải thích và lấy ví dụ về biểu hiện, ý nghĩa về các mối quan hệ - Kĩ năng đưa ra các đặc điểm chính của các mối quan hệ trong quần thể. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các đặc trưng cơ bản của quần thể. Mối quan hệ giữa tăng trưởng của quần thể người với vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên… - Đưa ra tiên đoán về xu hướng phát triển của quần thể sinh vật nói chung và quần thể người nói riêng trong điều kiện cụ thể. Các đặc -Nêu được các đặc trưng Nguyên nhân nào làm cho -lấy ví dụ minh họa về đặc trưng cơ cơ bản về cấu trúc dân số thành phần nhóm tuổi của quần trưng cơ bản cấu trúc quần. 2.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> bản của của quần thể sinh vật. quần thể -Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất và đời sống. -Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể. -Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể.. thể bị thay đổi?. thể. Phân biệt các kiểu phân bố cá -Phân tích được những thể trong quần thể? Ý nghĩa ảnh hưởng của ngoại cảnh của mỗi kiểu phân bố đó? đến quần thể. -Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người, Người ta vận dụng nghiên cứu lấy vd minh hoạ, từ đó phân bố cá thể vào sản xuất -lấy ví dụ minh họa hai thấy được ý nghĩa thực như thế nào ? kiểu tăng trưởng quần thể. tiễn của nó. -Giải thích vì sao mật độ các Điều gì sẽ xảy ra nếu thể của quần thể là một đặc KTQT xuống dưới mức trưng cơ bản nhất? tối thiểu hoặc vượt quá - liên hệ vẽ được đường Hậu quả của tăng dân số quá mức tối đa? Nguyên nhân cong tăng trưởng của quần nhanh? dẫn đến hiện tượng đó? thể sinh vật.. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến các tổ chức của thế giới sống. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các cấp tổ chức của thế giới sống. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. 2.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 37.1.,37.2., 37.3., 38.1.,38.2.,38.3.,38.4sgk, phân tích được tháp tuổi, cấu trúc tuổi., các kiểu phân bố của quần thểphân tích được các nhan tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể, và phân tích được đường cong tăng trưởng của quiần thể. - Kĩ năng sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.. -Nêu được khái niệm và các - Giải thích được vì sao quần - Lấy ví dụ thực tế về dạng biến động số lượng của thể luôn có xu hướng điều sự biến đổi số lượng quần thể: Theo chu kì và chỉnh số lượng cá thể của quần thể vận dụng làm bài tập về không theo chu kì. - Phân biệt quần thể với quần quần thể -Nêu được cơ chế điều chỉnh tụ ngẫu nhiên các cá thể ở địa số lượng cá thể của quần thể phương * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến đặc điểm và mối quan hệ của hệ thống phân loại 5 giới. Đề xuất được một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu ra. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới.. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu,. 2.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến biến động số lượng cá thể trong quần thể . b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích hình 39.1., 39.2., 39.3sgk phân tích được sự biến động số lượng cá thể trong quần thể - Kĩ năng đưa ra khái niệm biến động số lượng cá thể: theo chu kì và không theo chu kì. - Tìm kiếm mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với biến động số lượng cá thể của quần thể. 3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề. Nhận biết Câu 1. Thế nào là giới hạn sinh thái? Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: môi trường sống.,nhân tố sinh thái., ổ sinh thái., quần thể.,các mối quan hệ trong quần thể.,tỉ lệ giới tính.,mật độ số lượng cá thể của quần thể., mức độ sinh sản và mớc độ tử vong., biến động theo chu kì và không theo chu kì. Câu 3: Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thể nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu4: một quần thể có kích thước ổn định thì 4nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư fvaf xuất cư có quan hệ với nhau như thế nào? Câu 5: Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gi? Câu 6: Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể? Thông Câu 1: Lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.. 2.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> hiểu. Câu 2 : Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường ? Câu 3: Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào? Câu 4 : Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh họa. Câu 5: Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư. Câu 6: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khác với tăng trưởng thực tế như thế nào? Câu 7: Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng? Vận dụng Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu quần thể cá(cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá tăng quá cao? thấp Câu 2: Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn đinh? Câu 3: Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ ở việt nam để minh họa. Câu 4: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó? Câu 5: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? cho ví dụ minh họa. Vận dụng Câu 1: Vì sao nói: trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân cao bằng? Câu 2: Hãy liên hệ trong thực tiễn các quần thể chăn nuôi biến động số lượng như thế nào trong điều kiện môi trường bất lợi và đề xuất biện pháp khắc phục. 4. Gợi ý tổ chức dạy học. Nội dung. Gợi ý tổ chức dạy học. 2.

<span class='text_page_counter'>(206)</span> Giới thiệu chủ đề. GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. 1. Phương pháp vấn đáp – gợi mở Mục I: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: - HS quan sát các hình ảnh do GV chuẩn bị, liên hệ với kiến thức đã học ở các năm học trước và kiến thức thực tế thiên nhiên, trả lời các câu hỏi do GV đặt ra: + Loài A nói trên trong quá trình sống chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào trong môi trường? + Loài B nói trên trong quá trình sống chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào trong môi trường? ....... + Các nhân tố tác động đến loài A, B... có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó hãy khái quát thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có mấy loại môi trường? + Thế nào là nhân tố sinh thái? Phân biệt môi trường và nhân tố sinh thái? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? - Sau khi HS thảo luận, trả lời, HS khác góp ý, bổ sung - GV nhận xét và kết luận kiến thức Mục II: Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái - GV yêu cầu HS lấy thêm nhiều ví dụ về giới hạn sinh thái trong SGK và hỏi đáp để HS rút ra khái niệm giới hạn sinh thái; khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu; ý nghĩa thực tiễn của giới hạn sinh thái... - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, phân biệt các khái niệm: Ổ sinh thái về một nhân tố sinh thái, ổ sinh thái của loài và nơi ở. Mục III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống - GV yêu cầu HS quan sát tranh, kết hợp liên hệ thực tế và trả lời theo câu hỏi gợi ý do GV đặt ra - Các HS khác nhận xét, góp ý. Sau đó GV chỉnh sửa và kết luận. 1. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Quần thể. 2.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu Bước 2: GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu, vận dụng kiến thức đã học để trả lời: Ví dụ: - Hãy nhắc lại khái niệm quần thể là gì? Lấy ví dụ minh họa. - Trong số các tập hợp dưới đây (tư liệu bằng tranh, ảnh, thông tin.. do GV cung cấp) tập hợp nào là quần thể? Giải thích tại sao? - Quá trình hình thành quần thể trải qua những giai đoạn chủ yếu nào? - Nghiên cứu thông tin SGK và cho biết: Thế nào là quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh, ý nghĩa của từng mối quan hệ đó trong quần thể. Cho ví dụ minh họa. Bước 3: HS thảo luận, trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: GV chỉnh sửa, kết luận kiến thức 1. Phương pháp vấn đáp – gợi mở Bước 1: GV nêu một số ví dụ đặt tình huống cho nội dung học tập Bước 2: GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, hoặc khai thác câu hỏi SGK. Ví dụ: - Tỉ lệ giới tính là gì? Hãy điền thông tin để hoàn thành bảng về các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính? Từ đó rút ra nhận xét và ý nghĩa. - Phân biệt các khái niệm: Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể? Nhóm tuổi của quần thể là ổn định hay biến động? Giải thích? - Căn cứ và yếu tố nào để xây dựng tháp tuổi? Điền tên cho 3 dạng tháp tuổi theo SGK và cho biết ý nghĩa của tháp tuổi? - Phân biệt các kiểu phân bố của quần thể về đặc điểm phân bố nguồn sống; mức độ cạnh tranh và mức độ hấp dẫn giữa các cá thể trong quần thể. - Mật độ quần thể là gì? Mật độ có ảnh hưởng như thế nào đến quần thể? - Kích thước của quần thể là gì? Thế nào là kích thước tổi thiểu, kích thước tối đa và ý nghĩa của nó đối với quần 2.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> thể? Tại sao những loài động vật bị săn bắn quá mức thường dễ dẫn tới tuyệt chủng? - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể từ đó giải thích trạng thái cân bằng của quần thể trong tự nhiên. - Sự khác nhau giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng thực tế của quần thể? Liên hệ với sự tăng trưởng của quần thể người và ảnh hưởng của nó tới môi trường. Bước 3: HS làm việc nhóm hoặc cá nhận, nghiên cứu thông tin, thảo luận và trìn bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý. Bước 4: GV chỉnh sửa và kết luận. Biến động số 1. Phương pháp vấn đáp – gợi mở lượng cá thể Bước 1: GV nêu một số ví dụ đặt tình huống cho nội dung học tập của quần thể Bước 2: GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, hoặc khai thác câu hỏi SGK. Ví dụ: sinh vật - Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Thế nào là biến động theo chu kì và không theo chu kì? - Hoàn thành bảng 39-SGK về những nguyên nhân gây biến động theo chu kì và không theo chu kì? Từ đó hãy nêu các nguyên nhân gây biến động số lượng các thể của quần thể? - Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh tác động gây biến động số lượng quần thể có gì khác nhau? Lấy ví dụ minh họa. - Tại sao quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể? Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? Ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng này?. CHỦ ĐỀ 9: QUẦN XÃ SINH VẬT 1.Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Định nghĩa được khái niệm quần xã. 2.

<span class='text_page_counter'>(209)</span> - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Trình bày được diễn thế sinh thái( khái niệm, nguyên nhân, và các dạng diễn thế, ý nghĩa của diễn thế sinh thái). 2. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Quần xã - Nêu được khái - phân tích được các đặc - lấy ví dụ quần xã -Sưu tầm các tư liệu đề cập sinh vật và niệm quần xã. trưng cơ bản của quần xã. - lấy ví dụ minh hoạ các đặc các mối quan hệ giữa các một số đặc -Nêu được các mối - Phân biệt mối quan hệ hỗ trưng cơ bản của quần xã. loài và ứng dụng các mối trưng cơ bản quan hệ sinh thái trợ và quan hệ đối kháng. - liên hệ chỉ ra được ý nghĩa quan hệ trong thực tiễn. của quần xã. trong quần xã và - chỉ ra sự khac nhau giữa của việc nghiên cứu diễn - Ứng dụng giải bài tập về đặc điểm của loài ưu thế và loài đặc trưng. thế sinh thái. quần xã. chuíng * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến các nguyên tố hoá học và nước. Liệt kê được các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các thành phần các nguyên tố hoá học có trong tế bào, các câu hỏi liên hệ thực tế về vai trò và đặc tính lí hoá của nước. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp., Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm. 2.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 40.1 và 40.2.,40.3.,40.4 ., bảng 40 sgk từ đó nắm rõ khái niêmk quàn xã, các đặc trưng cơ bản của quần xã, quan hệ giữa các loài trong quần xã, từ đó vận dụng giải thích được các vấn đề liên quan đến thực tiễn. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các khái niệm vê quần xã, loài ưu thế và loài đặc trưng, các mối quan hệ trong quần xã. Nội dung Diễn thế sinh thái.. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nêu được khái niệm về - Phân biệt được diễn - Lấy ví dụ minh hoạ về Liên hệ để khắc phục những diễn thế sinh thái. thế nguyên sinh và diễn thế sinh thái, diễn thế diễn biến bất lợi của môi - Nêu được nguyên nhân diễn thế thứ sinh. nguyên sinh và diễn thế trường. của diễn thế sinh thái. thứ sinh. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cacbohidrat và lipit. Liệt kê và phân loại được các loại đường và lipit có trong cơ thể động – thực vật. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến các loại đường và lipit,vai trò của chúng đối với đời sống động – thực vật, các câu hỏi liên hệ thực tế về vai trò của chúng đối với đời sống con người - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(211)</span> - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan diễn thế sinh thái. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 41.1 và 41.2, 41.3 sgk, từ đó nắm rõ các loại diễn thế sinh thái. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các khái niệm về: diễn thế sionh thái.,diễn thế nguyên sinh., diễn thế thứ sinh và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.. 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập. Nhận biết. Câu 1:Thế nào là một quần xã sinh vật ? Câu 2: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã. Câu 3: Thế nào là diễn thế sinh thái?. Thông hiểu Câu 1. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 2. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng. Vận dụng thấp. Vận dụng. Câu 1: Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết. Trong một khu rừng nhiệt đới có các bầy gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to ở giữa rừng bị đổ tạo nên khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó. Câu 1: Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn các loài ca nuôi như. 2.

<span class='text_page_counter'>(212)</span> cao. Định hướng năng lực. thế nào? Câu 2:Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệ chôn mình” của diễn thế sinh thái được không ? Tại sao ? 1. Khi tham quan vùng biển ở Nha Trang Khánh Hòa, Nam đã chụp được bức hình sau:. 1.1. Tập hợp sinh vật trong bức hình Nam chụp có phải là quần xã sinh vật hay không? Vì sao? 1.2. Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. 1.3. Lấy các ví dụ về quần xã sinh vật ở địa phương em? 2. Quần xã có những đặc trưng nào? 3. Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? Lấy ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng trong các quần xã một số quần xã mà em quan sát được. 4. Nhận xét độ đa dạng của quần xã sinh vật em quan sát được. 5. Độ đa dạng của quần xã có ý nghĩa gì đối với các loài và con người? Em sẽ làm gì để giữ và làm tăng độ đa dạng trong quần xã “của em”? 6. Có mấy kiểu phân bố cá thể trong không gian? Sự phân bố này có lợi hay bất lợi như thế nào đối với quần xã? Gia đình em có biểu hiện nào ứng dụng sự phân tầng này trong trồng trọt, nuôi cá? 7. Phân biệt mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ. 8. Các mối quan hệ sinh thái có ý nghĩa gì đối với sinh vật? Mối quan hệ này có ý nghĩa với con người không? Đã có sự vận dụng mối quan hệ giữa các loài trong thực tế trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình như thế nào? 9. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học là gì? Em hãy cho một ý tưởng để diệt trừ sâu hại trên rau cải ở gia đình em bằng khống chế sinh học. 2.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> 10. Thế nào là diễn thế sinh thái? Lấy các ví dụ về diễn thế sinh thái ở các môi trường khác nhau. 11. Trình bày nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Nguyên nhân nào có tác động lâu dài, mạnh mẽ nhất? Con người có thể có những tác động nào đến quá trình biến đổi của quần xã? tích cực hay tiêu cực? Nêu rõ hậu quả của các tác động ấy. 12. Có những hình thức diễn thế sinh thái nào? Giữa các hình thức diễn thế có mối quan hệ với nhau như thế nào? 13. Vì sao nói diễn thế sinh thái mang tính quy luật? Con người vận dụng tính quy luật này trong trồng rừng như thế nào?. 4. Gợi ý tổ chức dạy học: GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề 4.1. Phương án dạy học giải quyết vấn đề: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm từ tiết trước với các nhiệm vụ đã chuyển giao: 1- Quan sát các quần thể cùng sống trong cùng một không gian ( mỗi nhóm một sinh cảnh. Gợi ý các sinh cảnh: một ao nuôi cá, một đầm tôm, một ruộng lúa, một khu ràng ngập mặn ven biển) và tìm hiểu các vấn đề: - Các loài sống trong sinh cảnh đó. Nhận xét số lượng loài. - Nhận xét số lượng cá thể của mỗi loài, so sánh số lượng cá thể các loài. - Sự phân bố các loài trong sinh cảnh - Mối quan hệ giữa các loài trong sinh cảnh đó. 2- Chọn một sinh cảnh và “chụp ảnh” (tìm hiểu) các quần thể đang tồn tại, các quần xã tồn tại trước đó, các quần xã sẽ xuất hiện ở sinh cảnh đó, và tìm hiểu: - Các quần thể cùng xuất hiện trên một sinh cảnh qua các giai đoạn. - Vì sao trên cùng một sinh cảnh lại có hiện tượng quần thể này bị thay thế bằng một quần thể khác? 2.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> Hoạt động 1: Tìm hiểu quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khái quát về quần xã 1.1. Khái niệm quần xã - Yêu cầu hs: + Mô tả sinh cảnh mà các nhóm quan sát được theo bài tập giờ - Mỗi nhóm mô tả sinh cảnh của mình theo yêu cầu. trước. + Liệt kê các loài có trong quần xã.. Mô tả đời sống, vị trí của - Rút ra được khái niệm quần xã. chúng trong quần xã. - Nêu các ví dụ quần xã sinh vật. hỏi: Quần xã sinh vật là gì? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh - Phân biệt quần xã và quần thể. vật và quần xã sinh vật. Lấy các ví dụ về quần xã sinh vật. 1.2. Điều kiện hình thành quần xã Hỏi: - Từ điều kiện hình thành quần thể, hình 40.1 và những điều - Điều kiện hình thành hình thành quần thể là gì? quan sát được, nêu được điều kiện hình thành quần xã. ( hình - Để hình thành quần xã cần những điều kiện gì? thành quần thhể, hình thành mối quan hệ giữa các quần thể với nhau, giữa quần thể với môi trường) 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã 2.1. Đặc trưng về thành phần loài - Yêu cầu hs: + Nhận xét số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài - Xác định loài ưu thế và loài đặc trưng trong quần xã quan sát được. trong các quần xã quan sát được.  hỏi: + Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? Lấy ví dụ về - Trả lời đặc trưng về thành phần loài.. 2.

<span class='text_page_counter'>(215)</span> loài ưu thế, loài đặc trưng trong các quần xã khác. + Thế nào là độ đa dạng của quần xã? Nhận xét độ đa dạng trong quần xã quan sát được. Độ đa dạng của - Mỗi nhóm trả lời và nhận xét được độ đa dạng trong quần xã từng quần xã có ý nghĩa gì đối với các loài và con người? nhóm. Em sẽ làm gì để giữ và làm tăng độ đa dạng trong - Có thể nêu được các biện pháp khác nhau để tăng độ đa dạng của quần xã “của em”? quần xã. 2.2. Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã Hỏi: + Hãy mô tả sự phân phân bố các loài trong quần xã “ - Mỗi nhóm mô tả kiểu phân bố của quần xã nhóm mình. Có thể có của em”. Có mấy kiểu phân bố? các kiểu phân bố khác nhau.  Hình thành được kiểu phân bố theo + Nêu ví dụ về quần xã và xác định các kiểu phân bố chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang. trong các quần xã đó. - Xác định kiểu phân bố trong các quần xã khác nhau: rừng mưa nhiệt đới, ao nuôi cá, ven biển... + Sự phân bố này có lợi hay bất lợi như thế nào đối với - Nêu được ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian. quần xã? Em thấy gia đình em có biểu hiện nào ứng - Chỉ ra một số biểu hiện vận dụng sự phân tầng trong thực tế: nuôi dụng sự phân tầng này trong trồng trọt, nuôi cá? cá, trồng cây.... 3. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã 3.1. Các mối quan hệ sinh thái - Hỏi: + Giữa các loài trong quần xã quan sát được có quan hệ - Kết hợp kết quả phát hiện và sgk: với nhau không? Chúng ảnh hưởng đến nhau như thế + Nêu được các mối quan hệ trong quần xã nào? + Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ và lấy ví dụ trong quần xã mỗi + Kết hợp sgk và cho biết có những mối quan hệ nào nhóm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> giữa các loài trong quần xã? - Yêu cầu: + Tìm ra các mối quan hệ đó trong quần xã của các nhóm. + Phân tích mối quan hệ của các loài trong quần xã. + So sánh các mối quan hệ hỗ trợ, các mối quan hệ đối kháng. -Hỏi: Các mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sinh vật? Đã có sự vận dụng mối quan hệ giữa các loài trong thực tế trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình như thế nào? 3.2. Hiện tượng khống chế sinh học - Hỏi: Nếu trong quần xã “của em” một loài bị tiêu diệt thì có ảnh hưởng đến loài nào? (Ví dụ trong quần xã sinh vật đồng ruộng ếch nhái bị săn bắt hết thì gây ra hiênh tượng gì?) Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học là gì? Em hãy cho một ý tưởng để diệt trừ sâu hại trên rau cải ở gia đình em bằng khống chế sinh học. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình diễn thế sinh thái Hoạt động của giáo viên 1. Khái niệm diễn thế sinh thái - Cho học sinh chơi trò chơi “ chụp hình diễn thế” theo. + Phân biệt các mối quan hệ đối kháng và lấy ví dụ trong quần xã mỗi nhóm. + Nêu được ý nghĩa mối quan hệ này đối với sinh vật, đặc biệt là mối quan hệ hỗ trợ. + Nhận biết một số biểu hiện vận dụng các mối quan hệ trong sản xuất của từng gia đình.. - Học sinh có thể nêu được nhiều hậu quả khác nhau nếu một loài bị tiêu diệt. Từ đó nêu được hiện tượng khống chế sinh học và nêu được ý nghĩa của hiện tượng. - Có thể đưa ra các ý tưởng để vận dụng hiện tượng này trên quần xã đồng ruộng, hoặc sinh cảnh mà các em quan tâm.. Hoạt động của học sinh - Học sinh có thể hiểu từ “chụp hình” theo nhiều cách: bằng. 2.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> yêu cầu bài tập giờ trước: tìm ra các quần thể tồn tại trước và sau quần thể hiện tại. Tìm ra nhóm có cách chụp dễ nhất, ảnh đẹp nhất.  Yêu cầu: Kết hợp với hình 41.1, 41.2, nêu khái niệm diễn thế sinh thái. Lấy các ví dụ về diễn thế sinh thái ở các quần xã sinh vật của nhóm. 2. Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái - Hỏi: + Vì sao trên một sinh cảnh lại có các quần xã khác nhau lần lượt xuất hiện? + Trình bày nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Nguyên nhân nào có tác động lâu dài, mạnh mẽ nhất? + Con người có thể có những tác động nào đến quá trình biến đổi của quần xã? tích cực hay tiêu cực? Nêu các tác động cụ thể trong các quần xã của mỗi nhóm. 3. Các hình thức diễn thế sinh thái - Yêu cầu: + Nhận xét chiều hướng diễn thế sinh thái trong các quần xã ( tích cực hay tiêu cực) + Kết hợp sgk, nêu các hình thức diễn thế. - Phát phiếu học tập minh họa bảng 41-sgk. Yêu cầu học sinh điền thông tin. - Hỏi:. phương tiện media, bằng dự đoán... Tìm ra nhóm chụp ưu việt nhất là chụp bằng phương tiện media và chụp quần xã sinh vật rừng ngập mặn, vì tồn tại các giai đoạn quần xã khác nhau trong quá trình bồi tụ ven biển. - Từ đó nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.. - Trên các quần xã đã quan sát được, kết hợp với sgk, học sinh trả lời được: + Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. + Tác động tiêu cực và tích cực của con người trong diễn thế sinh thái. (chung) + Các tác động cụ thể của con người trong các sinh cảnh cụ thể, chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực.. - Học sinh có thể đưa ra nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng khi kết hợp với sgk, đưa ra 2 chiều hướng: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh. - Hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn diễn thế sinh thái. - Nêu được một số khả năng diễn thế của quần xã, một quần xã có. 2.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> + Một quần xã đang ở một giai đoạn nào đó, với điều có thể từ diễn thế nguyên sinh  diễn thế thứ sinh và ngược lại. kiện nào quần xã đó sẽ diễn thế nguyên sinh, với điều kiện nào quần xã sẽ diễn thế thứ sinh? Giữa hai hình thức diễn thế có mối quan hệ với nhau như thế nào? 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái - Hỏi: + Vì sao nói diễn thế sinh thái mang tính quy luật? - Đọc sgk, kết hợp thực tế quan sát quần xã của nhóm quan sát, + Con người vận dụng tính quy luật này trong trồng rừng trả lời các câu hỏi. như thế nào? - Yêu cầu trả lời lệnh sgk-trg 184. - Trả lời lệnh trong sgk. 4.2. Phương án dạy học dự án GV đưa ra tình huống có vấn đề Tình huống về Chiến dịch diệt chim sẻ (tiếng Trung Quốc: Đả ma tước vận động) từ năm 1958 đến năm 1962. Chiến dịch được Mao Trạch Đông, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát động. Chim sẻ bị liệt kê vào trong danh sách phải tiêu diệt vì chúng ăn hạt thóc lúa, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Theo quyết định thì tất cả các nông dân tại Trung Quốc nên đập gõ nồi, niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng sợ sệt bay đi. Ổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập vỡ, các chim con trong tổ bị giết chết. Chỉ trong một thời gian ngắn không còn thấy bóng dáng của chim sẻ trên đất nước Trung Hoa. Mùa vụ năm sau được khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ ăn thóc lúa, tuy nhiên năm sau đó mùa màng lại mất mùa, năm sau nữa mất mùa càng trầm trọng hơn và kéo theo sau là một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc. Mao Trạch Đông nói là "hãy quên nó đi", và ra lệnh ngưng diệt chim sẻ. Tuy nhiên việc đó quả muộn.Từ năm 1959 đến 1961, ước lượng có đến 30 triệu người chết đói trong Nạn đói lớn ở Trung Quốc.. 2.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> Tại sao khi tiêu diệt hết chim sẻ, mùa màng lại mất mủa? Vai trò của chim sẻ trong nông nghiệp?... HS sẽ được giải đáp sau khi học xong chuyên đề quần xã sinh vật Hoạt động 1: quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Tên dự án: “Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã sinh vật tại địa phương ” - Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, clip về sự đa dạng các loài sinh vật trong quần xã tại địa phương, chỉ ra được các đặc trưng của quần xã sinh vật tại địa phương.. Nội dung Hoạt động của GV Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về vai trò của đa dạng sinh học, tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học. Tìm hiểu về lý - Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu: thuyết Sách giáo khoa và các nguồn học liệu bổ sung do giáo viên chuẩn bị Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình tiểu chủ đề/ý thành các tiểu chủ đề. tưởng - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề.. Hoạt động của HS - Nhận biết chủ đề dự án. - Xác định sản phẩm sau dự án - Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của dự án: Khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ. + Các loài sinh vật trong quần xã, sự đa dạng loài ( Nhóm 1) + Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường (Nhóm 2) + Các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng sinh vật trong quần xã. (Nhóm 3) Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các thực hiện dự án. hiện của dự án. nhiệm vụ phải thực hiện.. 2.

<span class='text_page_counter'>(220)</span> - GV gợi ý về nội dung cần thực hiện. + Thu thập số liệu + Xử lý số liệu + Trình bày số liệu. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm). + Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Viết báo cáo + Lập kế hoạch tuyên truyền. Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) - Thu thập thông tin - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Điều tra, khảo sát hiện nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, trạng câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...) - Thảo luận nhóm để xử - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về lý thông tin và lập dàn ý thông tin, cách trình bày sản phẩm cách trình bày sản phẩm. báo cáo của các nhóm) - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm - Hoàn thành báo cáo của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương – 1 tiết Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi - Trình chiếu Powerpoint.. 2.

<span class='text_page_counter'>(221)</span> - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho - Trình chiếu dưới dạng các tập san, file video. các nhóm khác. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. Nhìn lại quá trình thực - Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. hiện dự án dương nhóm, cá nhân. Nêu ý tưởng về chiến - Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến lược bảo vệ các loài - GV cho cac nhóm thảo luận và lựa dịch tuyên truyền ở địa phương... sinh vật tại địa phương chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện Hoạt động 2: Tìm hiểu về diễn thế sinh thái - Tên dự án: “ Tìm hiểu sự biến đổi của quần xã sinh vật do tác động môi trường ” - Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, clip về sự biến đổi của quần xã sinh vật do tác động môi trường, chỉ ra các loại diễn thế và nguyên nhân của diễn thế sinh thái.. Nội dung Hoạt động của GV Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về sự biến đổi của các quần xã do tác động của môi trường, tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. Tìm hiểu về lý - Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu: Sách giáo thuyết khoa và các nguồn học liệu bổ sung do giáo viên chuẩn bị. 2. Hoạt động của HS - Nhận biết chủ đề dự án. - Xác định sản phẩm sau dự án - Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của dự án: Khái niệm diễn thế sinh thái, các loại diễn thế sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(222)</span> Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. tiểu chủ đề/ý các tiểu chủ đề. - Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ: tưởng - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề. + Sự biến đổi của các loại diễn thế do tác động của môi trường bên ngoài (Nhóm 1) + Sự biến đổi của các loại diễn thế do tác động của môi trường bên trong (Nhóm 3) + Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái (Nhóm 2) Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS thực hiện dự án. dự án. nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - GV gợi ý về nội dung cần thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ + Thu thập số liệu (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương + Xử lý số liệu pháp, phương tiện; Sản phẩm). + Trình bày số liệu + Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Viết báo cáo + Lập kế hoạch tuyên truyền. Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) - Thu thập thông tin - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Điều tra, khảo sát hiện (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trạng trong phiếu điều tra, cách thu thập thông. 2.

<span class='text_page_counter'>(223)</span> tin, kĩ năng giao tiếp...) - Thảo luận nhóm để xử lý - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao thông tin và lập dàn ý báo tin, cách trình bày sản phẩm của các đổi về cách trình bày sản phẩm. cáo nhóm) - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm - Hoàn thành báo cáo của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương – 1 tiết Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi - Các nhóm báo cáo kết quả - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm - Trình chiếu Powerpoint. khác. - Trình chiếu dưới dạng các tập san, file video. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. Nhìn lại quá - Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. trình thực hiện nhân. dự án Nêu ý tưởng về - Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến lược bảo - GV cho cac nhóm thảo luận và lựa chọn một ý tưởng chiến dịch tuyên truyền ở địa phương... vệ các loài sinh tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện vật tại địa. 2.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> phương 4.3. Phương pháp vấn đáp – gợi mở.. Nội dung Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Diễn thế sinh thái. Gợi ý tổ chức dạy học Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu, kết hợp kiến thức đã học ở lớp dưới, trả lời các câu hỏi gợi ý do GV đặt ra. Ví dụ: - Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ minh họa và chỉ ra được các thành phần cấu trúc của quần xã đó. - Phân tích các đặc trưng cơ bản của quần xã. Với mỗi đặc trưng hãy lấy ví dụ minh họa. - HS quan sát tranh hoặc các ví dụ, chỉ ra mối quan hệ phù hợp và ý nghĩa của từng mối quan hệ đó đối với quần xã sinh vật và đối với thực tiễn sản xuất - Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu Bước 2: HS thảo luận và trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 3: GV cùng HS chỉnh sửa và kết luận kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu, kết hợp kiến thức đã học ở lớp dưới, trả lời các câu hỏi gợi ý do GV đặt ra. Ví dụ: - Phân tích 2 ví dụ về diễn thế hình thành rừng cây gỗ lớn và diễn thế ở đầm nước nông về các giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, giai đoạn cuối; mối quan hệ giữa biến đổi thành phần thực vật, động vật với khí hậu môi trường trong diễn thế. - Từ những phân tích đó, hãy rút ra khái niệm về diễn thế sinh thái - Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Cho ví dụ minh họa. - Nêu các nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái. Phân biệt nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. - Nêu tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. Bước 2: HS thảo luận và lần lượt trình bày câu trả lời cho từng nội dung. Các nhóm HS khác phản biện và bổ. 2.

<span class='text_page_counter'>(225)</span> sung. Bước 3: GV cùng HS chỉnh sửa và kết luận kiến thức.. CHỦ ĐỀ 10: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng -Nêu được định nghĩa hệ sinh thái - Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo) - Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. - Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá: nước, cacbon, nitơ. - Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái( do9ngf năng lượng) - Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên trái đất( trên cạn và dưới nước) - Trình báy được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người., tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển., quản lí tài nguyêncho phát triển bền vững, những biện pháp cụ thể bảo vệư đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường - Biết lập sơ đồ về lưới và chuỗi thức ăn -Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương. - Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. 2. Bảng mô tả.. Nội dung Hệ sinh thái. Nhận biết -Nêu được khái niệm hệ sinh. Thông hiểu - Chỉ ra được mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu. Vận dụng thấp Liên hệ nêu một số ví dụ về hệ sinh thái nhân. 2. Vận dụng cao Vận dụng đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(226)</span> thái trong hệ sinh thái. tạo hệ sinh thái. - Nêu các thành - So sánh hệ sinh thái tự nhiên phần của hệ và hệ sinh thái nhân tạo sinh thái * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến cấu trúc của tế bào vi khuẩn.. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào vi khuẩn. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến hệ sinh thái b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát,phân tích hình 42.1, 42..2., 42.3sgk, từ đó nắm rõ về các hệ sinh thái - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: khái niệm hệ sinh thái, hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nội dung Trao đổi vật. Nhận biết Thông hiểu -Nêu được mối quan hệ -Vẽ được sơ đồ chuỗi. 2. Vận dung thấp Vận dụng cao Lấy vd chuỗi và lưới - Vận dụng trong thực tiễn: sản.

<span class='text_page_counter'>(227)</span> chất trong hệ sinh thái.. dinh dưỡng: chuỗi và lưới và lưới thực ăn, từ đó thức ăn. xuất và chăn nuôi thức ăn, bậc dinh dưỡng. chỉ ra được các bậc -Nêu được các loại tháp dinh dưỡng trong sinh thái chuỗi và lưới thức ăn. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến trao đổi chất trong hệ sinh thái. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến chủ đề. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến trao đổi chất trong hệ sinh thái. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh hình 43.1.,43..2., 43.3sgk, từ đó nắm rõ về quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: mối quan hệ giữa chuỗi thức an, lưới thức ăn với quá trình trao đổi vất chất. Nội dung. Nhận biết. Thông hiểu. 2. Vận dụng thấp. Vận dụng cao.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> -Nêu được khái niệm chu Phân tích được các Liên hệ nêu một số Liên hệ giải thích một số Chu trình sinh trình sinh địa hoá nguyên nhân làm cho biện pháp sinh học làm hiện tượng thực tế địa hoá và - Trình bày được các chu nồng độ CO2 trong bầu tăng lượng đạm trong sinh quyển trình sinh địa hoá: nước, khí quyển tăng,nguyên đất. cacbon và nitơ. nhân làm ảnh hưởng tới - Biết được sinh quyển là chu trình nước trong tự gì? nhiên. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến chu trình sinh địa hóa trong bài học - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến nội dung trong chủ đề. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến chu trình sinh địa hoá và sinh quyển. b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình 44.1; 44.2.,44.3.,44.4.,44.5 sgk, từ đó nắm rõ về chu trình trao đổi chất nói chung và các loại chu trình: cacbon, nitơ và nước noi riêng. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: trao đổi chất qua chu trình sinh địa hoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ và chu trình nước. 2.

<span class='text_page_counter'>(229)</span> Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Dòng năng -Trình bày được quá trình - Chỉ ra được các sinh Giải thích được vì sao Liên hệ giải quyết các vấn lượng trong chuyển hoá năng lượng trong vất sản xuất trong hệ năng lượng truyền lên đề thực tiễn liên quan. hệ sinh thái và hệ sinh thái. sinh thái.,các s các bậc dinh dưỡng hiệu suất sinh -Nêu được khái niệm về hiệu càng cao thì càng nhỏ thái. suất sinh thái. dần. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập liên quan đến dòng năng lượng và hiệu suất sinh thái. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến dòng năng lượng và hiệu suất sinh thái - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình 45.1.,45.2.,45.3.,45.4sgk, từ đó nắm rõ về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái. - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức về: phân bố năng lượng trên trái đất, dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.. 2.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> Nội dung Thực hành: quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Nhận biết - Nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiênđang được sử dụng chủ yếu hiện nay.. Thông hiểu - Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiênkhông khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Vận dụng thấp -Lấy vd minh hoạ về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng .. Vận dụng cao - Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững - Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có các biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường.. * Năng lực hướng tới a. Năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập, thu thập được thông tin một cách khoa học và trong quá trình học tập biết tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện vấn đề học tập trong quá trình tìm hiểu về tài nguyên và sử dụng tài nguyên. - Năng lực sáng tạo: HS đặt ra được các câu hỏi liên quan đến tài nguyên và sử dụng tài nguyên. - Năng lực tự quản lí: HS có khả năng nhận thức được các yếu tố tác động đến quá trình học tập, tự lực nghiên cứu tài liệu, SGK và tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, trình bày, diễn đạt được nội dung học tập. - Năng lực hợp tác: HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực, phối hợp với nhau trong thảo luận và hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng CNTT để tra cứu tư liệu liên quan đến các loại tài nguyên thiên nhiên và cách sử dụng chúng hiệu quả và bền vững b. Năng lực chuyên biệt. - Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình ảnh từ máy chiếu, từ đó nắm rõ về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta và trên thế giới. 2.

<span class='text_page_counter'>(231)</span> - Kĩ năng thảo luận, trình bày, tổng hợp kiến thức và khái quát đưa ra được các kiến thức đẻ hoạn thành vào bảng 46.1.,46.2 sgk 3. Hệ thống câu hỏi và bài tập. Nhận biết Câu 1:Thế nào là một hệ sinh thái ? Câu 2: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho 2 ví dụ minh hoạ về chuỗi thực ăn. Câu 3: Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên trái đất. Câu 4: Hãy mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh hoạ trong hình 45.4 Thông Câu 1. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. hiểu Câu 2. Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống? Câu 3: Phân biệt 3 loại tháp sinh thái Câu 4: Ánh sáng mặt trời có vai trì như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi cây trồng. Câu 5: Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái? Câu 6: Giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không kéo dài (quá 6 mắt xích) Vận dụng Câu 1: Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước, phân tích thành phần cấu trúc của thấp hệ sinh thái đó. Câu 2: cho ví dụ về các bậc dinh dưỡngvề 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo. Câu 3: Haỹ nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và năng suất cây trồng. Câu 4: Những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục.. 2.

<span class='text_page_counter'>(232)</span> Câu 5: Hậu quả và cách hạn chế nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng. Vận dụng Câu 1: Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh họ trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống cao phía Nam của trái đất. Câu 2: Hệ sinh thái nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với con người? Theo em cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hệ sinh thái nông nghiệp? Câu 3: Tại sao khi quy hoạch thành phố hay khu công nghiệp phải kết hợp trồng cây xanh ở vành đai? Định Bài 1. Khi điều tra một khu vực đồng ruộng ở phía nam Hải Lăng-Tỉnh Quảng Trị. Một nhóm học sinh đã phát hiện hướng một số sinh vật sau: Lúa, ếch nhái, châu chấu, cua đồng, giun đất, muỗi,chim sâu, sâu ăn lá, cá rô, rắn, các vsv. năng lực Tại đây cũng có nhiều yếu tố sinh thái khá thuận lợi cho các sinh vật trên phát triển ở mức độ bình thường như lượng nước cùng với phù sa được bồi đắp hằng năm, nhiệt độ ,độ ẩm khá ổn định mặc dầu khí hậu trên toàn cầu đang thay đổi. Do đó hằng năm năng suất lúa ở địa phương này đạt khoảng 3 tấn/ha. Câu hỏi: 1/ Theo em, khu vực đồng ruộng nói trên có phải là hệ sinh thái không? Vì sao? 2/ Hãy kể tên cụ thể các thành phần có trong hệ sinh thái trên. 3/ Từ các loài sinh vật trên, em hãy lập tối thiểu 5 chuổi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái đó. 4/ Theo em, các sinh vật trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau như thế nào? Ý nghĩa của mối quan hệ đó đối với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. 5/ Trong các loài sinh vật trên, những sinh vật thuộc nhóm SVSX là…. 6/ Từ các chuổi thức ăn trên, hãy lập một lưới thức ăn đơn giản có thể có trong hệ sinh thái đó. 7/ Trong các yếu tố trên, yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa? Từ đó hãy đề ra biện pháp nhằm ổn định năng suất lúa trong tương lai. 8/ Dựa vào lưới thức ăn đó, em làm gì để phát triển hệ sinh thái một cách bền vững. Bài 2. Một nhóm học sinh ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị khi tham quan thiên nhiên ở địa phương đẫ ghi lại một số. 2.

<span class='text_page_counter'>(233)</span> hình ảnh về các hệ sinh thái như sau: (Hình ảnh) Câu hỏi: 1. Hãy quan sát hình ảnh và chú thích tên của các hệ sinh thái đó. 2. Hãy sắp xếp các hệ sinh thái đó thành từng nhóm tương ứng. 3. Hệ sinh thái nào có chủ yếu ở huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị? 4. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến HST nông nghiệp ở điạ phương? 5. Em có thể làm những gì để góp phần phát triển bền vững HST nông nghiệp ở địa phương? 6. Hãy dự đoán trong tương lai, HST nông nghiệp ở huyện Hải Lăng – Quảng Trị sẽ như thế nào? Bài 3. Sau đây là một số hình ảnh về các hệ sinh thái ở Hải Lăng – Quảng Trị (Hình 1(Đồng lúa), Hình 2(Hồ sen nuôi cá), Hình 3(Vùng biển ven bờ), Hình 4(Ao hồ bị ô nhiễm)…… Câu hỏi: 1. Hãy cho biết đâu là hệ sinh thái nông nghiệp? 2. Trình bày các biện pháp nhằm phát triển bền vững các hệ sinh thái nông nghiệp có trong hình ảnh đã quan sát được. 3. Theo em, hệ sinh thái nông nghiệp nào của Huyện Hải Lăng-Quảng trị có tiềm năng cho năng suất và chất lượng cao. Hãy lập kế hoạch để phát triển bền vững hệ sinh thái đó. Bài 4. Từ tư liệu sưu tầm. Câu hỏi: 1. Từ tranh ảnh và tư liệu, em hãy chỉ ra đâu là HST bị thoái hóa, đâu là HST không bị thoái hóa? 2. Nêu các biện pháp và phân tích hiệu quả của các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa. 3. Ở gia đình em đã và đang chú trọng đến biện pháp nào trong các biện pháp trên để cải tạo và phát triển các hệ sinh thái hiện có ở địa phương. 4. Bản thân em sẽ làm gì để góp phần duy trì và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp của địa phương. 4. Gợi ý tổ chức dạy học 2.

<span class='text_page_counter'>(234)</span> GV giới thiệu khái quát nội dung và nhiệm vụ học tập của chủ đề, mục tiêu cần đạt được và dự kiến phương pháp học tập chủ đề 4.1. Dạy học bằng dự án GV đưa ra tình huống về sự khai thác khoáng sản trái phép tại Cao Bằng: Nhìn lại việc khai thác vàng và quặng trái phép năm 2006 tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng (huyện Thạch An) và một số xã thuộc huyện Nguyên Bình cho thấy: Việc khai thác khoáng sản ồ ạt, đã làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của Cao Bằng, huỷ hoại môi trường sống tự nhiên, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Cụ thể: 9% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đang càng ngày bị thu hẹp do những khu vực sau khi khai thác không thể dùng để sản xuất được, vì lớp đất màu, dinh dưỡng đã bị đào đổ đi hoặc bị rửa trôi xuống sông, suối. Theo đó, toàn bộ các nguồn nước tại đây (nhất là sông Hiến và sông Bằng Giang) luôn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng do nước thải từ việc xử lý tách quặng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Canh Tân, trung bình một ngày có khoảng hơn 20 nhóm khai thác (mỗi nhóm từ 3 – 5 người), khai thác bằng phương pháp thủ công. Điểm khai thác là lòng suối, bãi bồi, ruộng gần bờ suối. Tại các xã Minh Khai, Quang Trọng (huyện Thạch An) và khu vực CaMi, Phia, Oắc (huyện Nguyên Bình) tình hình khai thác diễn ra còn nghiêm trọng hơn với khoảng trên 30 nhóm khai thác, chủ yếu đào bới trên đất ruộng và một số điểm trên sườn đồi bằng phương pháp đào lò. Tại sao khi khai thác khoáng sản trái phép lại làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến cả đời sống nhân dân? Vai trò của tài nguyên khoáng sản?... HS sẽ được giải đáp sau khi học xong chuyên đề “ Tìm hiểu Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”. - Tên dự án: “ Tìm hiểu Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”. - Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, ảnh, video clip về sự đa dạng các hệ sinh thái tại địa phương đề ra được các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.. Nội dung Hoạt động của GV Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết. Hoạt động của HS. 2.

<span class='text_page_counter'>(235)</span> Nêu tên dự án. - Nêu tình huống có vấn đề về vai trò của đa dạng sinh học, của tài nguyên thiên nhiên, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Cao Bằng. Tìm hiểu về lý - Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu: Sách thuyết giáo khoa và các nguồn học liệu bổ sung do giáo viên chuẩn bị Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình tiểu chủ đề/ý thành các tiểu chủ đề. tưởng - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề.. - Nhận biết chủ đề dự án. - Xác định sản phẩm sau dự án. - Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của dự án: Khái niệm HST, các thành phần cơ bản của HST. - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ. + Các thành phần của HST + Các kiểu HST + Các biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu thực hiện dự án. của dự án. ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - GV gợi ý về nội dung cần thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm + Thu thập số liệu vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, + Xử lý số liệu phương tiện; Sản phẩm). + Trình bày số liệu + Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Viết báo cáo + Lập kế hoạch tuyên truyền.. 2.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) - Thu thập thông tin - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Điều tra, khảo sát hiện (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trạng trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...) - Thảo luận nhóm để xử - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao lý thông tin và lập dàn ý tin, cách trình bày sản phẩm của các đổi về cách trình bày sản phẩm. báo cáo nhóm) - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm - Hoàn thành báo cáo của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền về quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở địa phương – 1 tiết Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và - Các nhóm báo cáo kết quả phản hồi - Trình chiếu Powerpoint. - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các - Trình chiếu dưới dạng các tập san, file video. nhóm khác. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. Nhìn lại quá trình thực - Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. hiện dự án nhóm, cá nhân. Nêu ý tưởng về chiến - Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về. 2.

<span class='text_page_counter'>(237)</span> lược bảo vệ các loài - GV cho các nhóm thảo luận và lựa chọn chiến dịch tuyên truyền ở địa phương... sinh vật tại địa phương một ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện 4.2. Dạy học bằng vấn đáp – gợi mở. Nội dung Hệ sinh thái. Gợi ý tổ chức dạy học. Mục I: Khái niệm hệ sinh thái - HS quan sát các hình ảnh về HST do GV chuẩn bị, kết hợp với kiến thức đã học ở lớp dưới, phân tích các thành phần cấu tạo HST và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó phát biểu khái niệm. Mục II: Các thành phần cấu trúc HST HS nghiên cứu SGK, phân tích và lấy ví dụ minh họa cho từng thành phần: + Thành phần vô sinh + Thành phần hữu sinh: Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân giải Mục III: Các kiểu HST - HS nghiên cứu SGK, nêu các kiểu HST; phân biệt HST tự nhiên và HST nhân tạo - Từ những nội dung học trong SGK về các HST tự nhiên và nhân tạo, HS vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương để nhận ra các kiểu HST đó. Trao đổi vật Mục I: Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật chất trong hệ - GV yêu cầu HS phân tích ví dụ SGK về vị trí, mối quan hệ và vai trò của mỗi loài trong chuỗi thức ăn. Từ đó sinh thái phát biểu khái niệm. - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ khác SGK, đồng thời phân biệt giữa 2 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự. 2.

<span class='text_page_counter'>(238)</span> Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Dòng năng lượng trong HST và hiệu. dưỡng và chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ. Mục II: Tháp sinh thái - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, làm rõ khái niệm bậc dinh dưỡng. Sau đó GV gợi ý HS sắp xếp theo thứ tự các bậc dinh dưỡng thì được tháp sinh thái. - HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu khái niệm tháp sinh thái, phân tích ưu và nhược điểm của từng loại tháp sinh thái; ý nghĩa của thápsinh thái. Mục I: Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, kết hợp phân tích hình 44.1-SGK để HS nhận biết được chu trình sinh địa hóa là gì, gồm những giai đoạn nào? Ý nghĩa của chu trình sinh địa hóa? Mục II: Một số chu trình sinh địa hóa GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS phân tích một số chu trình. Ví dụ: + Dạng vật chất đi vào chu trình là gì? Bằng cơ chế nào? + Chất đó tuần hoàn trong QXSV dưới dạng nào, bằng cơ chế nào? + Chất đó truyền trả lại môi trường dưới dạng nào? Bằng cơ chế nào? + Ý nghĩa của chu trình? Mục III: Sinh quyển - Trong mục này, GV nhấn mạnh yếu tố sinh vật, sinh quyển chỉ gồm những nơi có sinh vật sống trong các quyển đó. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, kết hợp hình 44.1 ghi nhớ tên và các đặc điểm chủ yếu của các biôm trên cạn và các khu sinh học nước ngọt, nước mặn. Mục I: Dòng năng lượng trong HST GV yêu cầu HS phân tích hình 43.1-SGK (bài 43), hình 45.1 và 45.2 cho biết: - Tại sao càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần?. 2.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> suất sinh thái - Các dạng năng lượng truyền trong HST là gì? Nhận biết dòng năng lượng là một chiều. - Chỉ ra dòng năng lượng trong 1 chuỗi hoặc lưới thức ăn. Mục II: Hiệu suất sinh thái. - Từ hiểu biết về thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng, HS hiểu được thế nào là hiệu suất sinh thái, cách tính hiệu suất sinh thái? Quản lí và - GV chia nhóm HS, nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế để hoàn thành bẳng 46.1; 46.2; 46.3. sử dụng bền - HS viết báo cáo theo hướng dẫn SGK, có thể tự đưa ra thêm các biện pháp và ví dụ khác ở địa phương và liên vững tài hệ với bản thân về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. nguyên thiên - GV lưu ý những kiến thức trọng tâm và kết luận kiến thức. nhiên. 2.

<span class='text_page_counter'>(240)</span>

×