Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.95 KB, 29 trang )

Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí
điểm ở trường THPT.
I. Mục đích khảo sát
I.1. Tầm quan Chương trọng của việc khảo sát
Như đã nói, những tiền đề lí luận (đã khái quát ở chương một) là
những tiền đề đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện
đề tài của người viết. Nó giúp cho người viết tiếp cận đúng, không bị chệch
hướng trong nội dung và trong cách thức thực hiện.
Tuy nhiên, việc tiếp cận bất kì một tác phẩm nào (đặc biệt là tác phẩm
hay và khó) để tìm ra phương hướng giảng dạy hợp lý, phù hợp với điều
kiện và đối tượng giảng dạy... không đơn thuần chỉ là dựa vào những vấn đề
lí luận chung (dù việc làm ấy là quan trọng và cần thiết). Nếu công việc chỉ
dừng lại ở đó sẽ dẫn tới bệnh “lý thuyết suông”, xa vời thực tế và khó đạt
(thậm chí là không thể đạt được) kết quả như mong muốn.
Muốn làm tốt công việc này, bên cạnh cơ sở lí luận làm nền, nhất thiết
phải có cơ sở thực tiễn – tức xuất phát từ chính thực trạng dạy và học tác
phẩm đó. Hơn nữa Tấm Cám lại là tác phẩm mới đưa vào chương trình thí
điểm năm 2003. Do đó công việc khảo sát từ thực tiễn lại càng cần hơn bao
giờ hết.
Có thể ví lí luận và thực tiễn là hai bước chân vững chắc giúp người
tìm đường, tìm phương hướng đi đúng, đi sâu và đi xa hơn nữa trên con
đường nghiên cứu của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, người viết tiến hành “Khảo sát và
đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường
THPT”.
I.2. Mục đích khảo sát
Hoàn thành công việc khảo sát này là một cách giúp người viết thực
hiện được những mục đích sau:
Thứ nhất: Có cái nhìn bao quát về thực trạng dạy và học Tấm Cám theo
chương trình thí điểm ở trường THPT.
Thứ hai: Thấy được những mặt đã đạt được, đồng thời chỉ ra những điểm


cần khắc phục trong việc đề ra câu hỏi hướng dẫn học bài, luyện tập của
sách sách giáo khoa, định hướng giảng dạy của sách giáo viên hay sách bài
tập.
Thứ ba: Đánh giá được hứng thú, nhu cầu và mức độ tiếp nhận kiến thức,
đánh giá được năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ của học sinh trong
dạy học Tấm Cám theo chương trình thí điểm. Đồng thời tiếp thu những
nguyện vọng, đề xuất của chính bản thân các em để giờ học đạt kết quả tốt
hơn.
Thứ tư: Nắm được ý kiến của các thầy cô những thuận lợi, khó khăn trong
giảng dạy Tấm Cám, nắm được những mặt đã được, những mặt cần khắc
phục trong việc dạy tác phẩm hiện nay, đồng thời tiếp thu những đề xuất của
thầy cô về hướng khắc phục để đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất.
Tổng quát lại, kết quả của việc khảo sát và đánh giá trên là cơ sở thực
tiễn (hay “bằng chứng thực tế”) quan trọng để người viết có cơ sở khẳng
định, phát triển đề tài của mình. Từ đó mà tìm ra được phương hướng giảng
dạy tích cực, đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đối tượng giảng dạy.
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực tế, người viết tiếp thu sáng tạo
những thành tựu đã đạt được, phát huy những ưu điểm, hạn chế những yếu
kém trong quá trình dạy và học Tấm Cám và tìm ra biện pháp tác động tích
cực. Từ đó tạo điều kiện phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của chủ
thể học sinh ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tài liệu, phát
biểu xây dựng bài đến việc tự đánh giá mình và đánh giá bạn
Như vậy thực hiện đề tài này chính là thực hiện, giải quyết mối quan
hệ biện chứng, quan hệ nhân quả giữa ba yếu tố: Lý thuyết – Thực tiễn –
Phương pháp một cách đúng đắn.
II. Đối tượng và tài liệu khảo sát.
Tấm Cám là truyện cổ tích mới được đưa vào chương trình sách giáo
khoa thí điểm lớp 10 THPT năm 2003. Hiện nay Trường THPT Nguyễn Tất
Thành Hà Nội là một trong những trường đang thực hiện chương trình thí
điểm này. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và thực hiện rộng khắp ở các

trường THPT.
Tài liệu thí điểm môn Ngữ văn lớp 10 – THPT hiện nay gồm có:
* Sách giáo khoa :
Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm ban KHXH và Nhân văn (Bộ 1) Trần
Đình Sử (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm ban KHXH và Nhân văn (Bộ 2) Phan
Trọng Luận (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
* Sách giáo viên :
Sách giáo viên – Ngữ văn 10 – Tập I – Bộ 1. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên)
– NXB Giáo dục – 2003.
Sách giáo viên - Ngữ văn 10 - Tập I - Bộ 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ
biên) - NXB Giáo dục – 2003.
* Sách bài tập :
Bài tập ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm ban KHXH và Nhân văn (Bộ 1)
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
Bài tập ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm ban KHXH và Nhân văn (Bộ 2)
Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
Song, hiện nay trường THPT Nguyễn Tất Thành tiến hành học và dạy
theo sách giáo khoa – Bộ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên.
Tôi tiến hành khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo
chương trình thí điểm ở trường THPT Nguyễn Tất Thành. Đối tượng và tài
liệu khảo sát bao gồm:
II.1. Giáo viên đứng lớp
Giáo viên hiện đang giảng dạy lớp 10 – Trường THPT Nguyễn Tất Thành
gồm:
1. Thầy Nguyễn ái Học – Dạy lớp 10A
12.
Cô Phạm Thị Thu Hiền – Dạy lớp 10A
10.
Cô Đinh Hoài Thanh – Dạy lớp 10A

11
và một số thầy cô khác.
II.2. Học sinh
Khảo sát việc học của học sinh 3 lớp: 10A
10
, 10A
11
, 10A
12
Trường THPT
Nguyễn Tất Thành.
(Phát phiếu điều tra cho học sinh lớp 10A
12
, trao đổi với học sinh lớp 10A
10
,
10A
11
)
II.3. Tài liệu khảo sát (Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập)
Trường Nguyễn Tất Thành đang học sách giáo khoa thí điểm – Bộ 2 nên tài
liệu khảo là:
Sách giáo khoa: Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân
văn (Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)- NXB Giáo dục – 2003.
(Viết tắt là: SGK thí điểm Bộ 2)
Sách giáo viên - Ngữ văn 10 – Tập I - Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân
văn (Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
(Viết tắt là: SGV thí điểm Bộ 2)
Sách bài tập - Ngữ văn 10 – Tập I - Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân văn
(Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.(Viết tắt

là: SBT thí điểm Bộ 2)
Trong quá trình khảo sát, ở những chỗ cần thiết tôi sẽ tiến hành so sánh với
sách giáo khoa lớp 7 – THCS trước chương trình chỉnh lý năm 1995 (là sách
chọn học truyện Tấm Cám) và sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân văn – Bộ 1 – Trần
Đình Sử (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.
III. Hình thức khảo sát
Để tiến hành khảo sát và đánh giá, tôi sử dụng các hình thức chủ yếu sau:
III.1. Khảo sát tài liệu
III.1.1 Tài liệu là sách giáo khoa
Khảo sát, đánh giá ở những mặt:
Mục “Kết quả cần đạt”
Văn bản tác phẩm (Bản kể được lựa chọn).
Các câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu”.
Các câu hỏi trong phần “Luyện tập”.
III.1.2. Tài liệu là “Sách giáo viên”
Khảo sát đánh giá ở những mặt:
Phần “Mục tiêu bài học”.
Phần “Những điểm cần chú ý”.
Mục:
+ Nội dung.
+ Phương pháp, hình thức và tiến trình tổ chức dạy học.
+ Kiểm tra, đánh giá, gợi ý giải bài tập.
III.1.3. Tài liệu là sách bài tập
Khảo sát và đánh giá ở các mặt:
Phần câu hỏi bài tập.
Phần gợi ý giải bài tập.
III.2. Trao đổi với giáo viên và học sinh
Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Tất
Thành – Hà Nội.

III.3. Sử dụng hình thức phiếu điều tra
III.3.1. Phiếu điều tra đối với học sinh
Phát phiếu điều tra cho học sinh lớp 10A
12
– Trường THPT Nguyễn Tất
Thành – Hà Nội.
Nội dung câu hỏi của phiếu điều tra: gồm 10 câu hỏi. Cụ thể là:
Câu 1: Em có thích học truyện cổ tích không?

Không
Vì sao ……………………………………………………………
Câu 2: Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc xong truyện cổ tích Tấm Cám.
Rất thích thú.
Bình thường.
Không thích.
Vì sao .....................................................................................
Câu 3: Theo em nội dung chính của truyện cổ tích Tấm Cám là gì?
Phản ánh số phận nhỏ bé, bất hạnh của cô Tấm.
Phản ánh sức sống, sức trỗi dậy của con người trước sự vùi dập của thế lực
thù địch.
Trình bày niềm lạc quan và mơ ước về sự công bằng, hạnh phúc của người
lao động.
Cả ba nội dung trên.
Câu 4: Truyện Tấm Cám sử dụng yếu tố nào để giải quyết mâu thuẫn xung
đột.
Sự phán xét của nhà vua.
Quá trình tự đấu tranh của nhân vật chính.
Sử dụng yếu tố thần kì.
Câu 5: Trong các yếu tố dưới đây của truyện Tấm Cám, đâu là yếu tố thần
kì?

Nhân vật Bụt.
Con gà trống.
Đàn chim sẻ.
Cả bốn yếu tố trên.
Câu 6: Tác dụng của yếu tố thần kì trong thế giới truyện cổ tích Tấm Cám
là gì.
Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
Phản ánh hiện thực cuộc sống.
Thể hiện ước mơ lạc quan, lành mạnh của nhân dân: ở hiền gặp lành.
Cả 3 tác dụng trên.
ý kiến khác ..............................................................................
Câu 7 : Yếu tố thần kì có tác dụng gì đối với thế giới tinh thần của bản thân
em?
Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn.
Giúp nhận thức được những triết lý nhân sinh của nhân dân (“ở hiền gặp
lành”, “ác giả ác báo”)
Lý do khác ...............................................................................
Câu 8 : Nếu được quyền chọn học một trong hai truyện cổ tích sau, em sẽ
chọn truyện nào?
Tấm Cám.
Trầu Cau.
Vì sao ......................................................................................
Câu 9 : Nên kết thúc truyện Tấm Cám như thế nào:
Tấm đổ nước sôi giết chết Cám rồi làm mắm gửi cho dì ghẻ.
Cám đào hố, nhờ người đổ nước sôi. Dì ghẻ chết vì thương con.
Nhà vua nhận ra Tấm và rước nàng về cung.
(Cắt phần cuối, không nhắc đến Cám và mụ gì ghẻ).
Cách kết thúc khác ..................................................................
Vì sao ......................................................................................
Câu 10: Theo em, làm thế nào để tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn?

Đọc diễn cảm.
Đóng kịch.
Vẽ tranh minh hoạ.
Thảo luận những vấn đề nổi bật.
ý kiến khác .............................................................................
III.3.2. Phiếu điều tra đối với giáo viên
Phát phiếu điều tra cho giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 10 trường
THPT Nguyễn Tất Thành.
Nội dung cụ thể là:
Câu 1: ý kiến của thầy (cô) về việc chọn học tác phẩm Tấm Cám ở lớp 10
THPT.
Thích hợp.
Không thích hợp.
Vì sao .....................................................................................
Câu 2: ý kiến của thầy (cô) về những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy
Tấm Cám.
Về học sinh.
Về tài liệu hướng dẫn.
Thuận lợi: …………………………………………………………
Khó khăn: ..............................................……………………………..
Câu 3: Theo thầy (cô) nên soạn giảng Tấm Cám theo hướng nào?
Phân tích theo nhân vật (Tấm – mẹ con Cám).
Phân tích theo chủ đề, theo mô típ.
(- Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng.
- Sự hóa thân.
- Sự trừng phạt.).
Phân tích theo tiến trình của cốt truyện.
Vì sao ………………..............................................................
Câu 4: ý kiến của thầy (cô) về tình hình giảng dạy Tấm Cám hiện nay.
Đạt yêu cầu.

Bình thường.
Chưa đạt yêu cầu.
Vì sao ....................................................................................
Câu 5: ý kiến của thầy (cô) về hướng khắc phục để có hiệu quả tốt nhất
khi giảng dạy Tấm Cám.
Về thời gian giảng dạy (tăng hay giảm số tiết):
Vì sao …..…….........................................................................
Về biện pháp giảng dạy ………………………………………...
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể việc khảo sát và kết quả khảo sát.
IV.Khảo sát và kết quả khảo sát
IV.1. Khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát
Tài liệu khảo sát (SGK, SGV, SBT) là những tài liệu được học sinh và
giáo viên sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy và học. Tài liệu tốt, chất
lượng đảm bảo câu hỏi mang tính gợi mở, sáng tạo... là một trong những
điều kiện quyết định đầu tiên đến chất lượng dạy và học.
Việc khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát giúp ta thấy được những
ưu, nhược điểm của tài liệu, từ đó có những kiến giải hợp lý. Đó cũng là một
việc làm mang ý nghĩa “vì học sinh, cho học sinh”.
IV.1.1. Sách giáo khoa
IV.1.1.1 Mục “kết quả cần đạt”
Mục này đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để học sinh tự định hướng
trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá. Về mục này, SGK đã đưa ra
được những tiêu chí quan trọng, phù hợp và sát với nội dung bài học, định
hướng cho học sinh khai thác tác phẩm về cả mặt nội dung và mặt nghệ
thuật.
Nếu so sánh với SGK – Bộ 1, ta thấy SGK – Bộ 2 đã đưa các tiêu chí
một cách gián tiếp theo kiểu gợi mở (SGK – Bộ 1 đưa ra trực tiếp những nội
dung và nghệ thuật mà học sinh cần nắm được). Đây là một cách kích thích
học sinh phải suy nghĩ, phải tìm tòi mới trả lời được.
Đây cũng có thể coi là một cách “nêu vấn đề” ngay từ khâu định

hướng ban đầu (“kết quả cần đạt”) để học sinh tự hình thành những thắc mắc
cá nhân trong quá trình đọc văn bản. Những băn khoăn ấy của các em sẽ dần
được làm sáng rõ trong quá trình tiếp xúc với văn bản và dần được tháo gỡ
khi trả lời các câu hỏi phần “Đọc-hiểu”. Rồi những tri thức ấy lại được định
hướng đúng và củng cố ở phần “Ghi nhớ”. Kết qủa là các em sẽ tự hiểu rõ
và hiểu đúng nếu làm việc tích cực và nghiêm túc.
Mục này còn có tác dụng định hướng cho giáo viên giúp các em khai
thác đúng giá trị của tác phẩm bằng những hoạt động cụ thể.
Tóm lại, so với sách giáo khoa trước thí điểm, việc đưa thêm mục
“Kết quả cần đạt” là việc làm cần thiết và đúng đắn. Những tiêu chí đưa ra
đã đạt được yêu cầu: giúp học sinh tự định hướng, tự đánh giá ban đầu.
IV.1.1.2. Văn bản tác phẩm (Bản kể được chọn)
Sách giáo khoa đã lựa chọn bản kể theo Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, NXB Khoa học xã hội, 1975) nhưng lại cắt
bỏ phần kết thúc truyện (Phần mẹ con Cám bị trừng phạt).
Theo ý kiến của riêng tôi thì việc làm này là không nên. Bản kể lựa
chọn trong sách giáo khoa vẫn nên để kết thúc mẹ con Cám bị trừng phạt
theo hình thức cao nhất: Bị chết. Có thể lựa chọn bản kể theo Chu Xuân
Diên – Lê Chí Quế (Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam- NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1996) như SGK – Bộ 1 đã lựa chọn:
Khi Tấm được vua nhận ra và đón về cung (từ quán nước của bà lão)
Cám “vờ không biết chuyện gì, hỏi Tấm:
Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị dầm sương dãi nắng, đi vắng giờ khá lâu, sao giờ
chị trắng?
Tấm đáp:
Có muốn trắng chị bày cách cho.
Cám hí hửng bằng lòng ngay.
Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và ngồi ở dưới,
rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo.
Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theo”

Việclựa chọn như vậy đã được giải thích rất kĩ trong mục II.2.2. “Về
mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản” ở Chương một. ở đây chỉ xin nêu
một số ý chính.
Đặc trưng của văn học dân gian nói chung, của truyện cổ tích nói riêng
là tính truyền miệng và dị bản. Tấm Cám là một truyện cổ tích có tính dị
bản lớn. (Theo thống kê có đến 500 kiểu truyện Tấm Cám trên thế giới và
có đến hàng chục kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam.
Có thể liệt kê một số bản kể về Tấm Cám của dân tộc Kinh như:
Bản kể của Đỗ Thận.
Bản kể của Vũ Ngọc Phan.
Bản kể của Nguyễn Đổng Chi.
Bản kể của Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế.
Chính những tranh cãi về phần kết thúc truyện đã đóng vai trò quyết
định khi lựa chọn bản kể Tấm Cám trong SGK thí điểm.
Nếu cắt bỏ phần kết thúc, trước hết là đã cắt bỏ sự hoàn chỉnh vốn có
của một truyện cổ tích hay bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian nước
ta.
Thứ hai : đã cắt bỏ một đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kì
là lý giải hiện thực theo quan điểm, mơ ước của nhân dân: Cái ác phải bị
tiêu diệt triệt để, cái tốt phải được hưởng hạnh phúc tột cùng.
Thứ ba: Sẽ gây ra độ “hẫng” và sự băn khoăn trong các em học sinh
(vì các em vốn đã biết truyện này từ nhỏ, và tư duy tự nhận thức, tư duy lý
luận của các em đã phát triển).
Từ những lý do đó, không nên cắt bỏ phần kết thúc của truyện và phải
hướng cho giáo viên đưa ra những kiến giải phù hợp để định hướng cho sự
tranh luận của học sinh.
IV.1.1.3. Các câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu”
SGK đưa ra 4 câu hỏi:
1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của
mẫu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám (Lưu ý các đoạn về

cái yếm đỏ, con bống, thử giầy, cái chết của Tấm, chim vàng anh và chiếc
khung cửi)
2. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện. (Tấm và mẹ con Cám
đại diện cho các lực lượng đối lập nào trong gia đình và ngoài xã hội?)
3. Quá trình biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì?
Vai trò của nhân vật Bụt trong tiến trình phát triển của truyện:
Bụt đã giúp Tấm giải quyết các tình huống khó khăn như thế nào?
Bụt đã đền bù cho Tấm những gì?
Sự giúp đỡ, đền bù của Bụt đối với Tấm thể hiện quan niệm gì của người
bình dân xưa?
Trước khi đi vào đánh giá hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi xin
trình bày khái quát vai trò và tầm quan trọng của nó và đưa ra một số cơ sở
để đánh giá hệ thống câu hỏi:
*) Vai trò và tầm quan trọng
Hệ thống câu hỏi của SGK trong hoạt động dạy học nói chung và trong
phương hướng đổi mới phương pháp giảng văn hiện nay có vai trò và tầm
quan trọng rất lớn:
Thứ nhất: Giúp học sinh thâm nhập, tìm hiểu và cảm thụ đúng tác phẩm
văn học. Từ đó hình thành và rèn luyện năng lực tự chiếm lĩnh tác phẩm văn
học.
Thứ hai: Hình thành và rèn luyện cho học sinh cách thức và phương pháp
tiếp cận, phương pháp phân tích và bình giá văn học.
Thứ ba: Giúp người giáo viên lựa chọn, xây dựng cho mình một hệ thống
câu hỏi và phương hướng khai thác tác phẩm phù hợp, đúng đắn, thích hợp
với điều kiện và đối tượng giảng dạy.
*) Do đó hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa phải đảm bảo những yêu
cầu sau đây
Phải tập trung vào giá trị riêng, đặc sắc của tác phẩm về cả nội dung và nghệ
thuật
Phải chú ý tới nhu cầu và hứng thú của cá nhân học sinh.

Phải tập trung chú ý nhiều tới loại câu hỏi sáng tạo.
Phải giúp học sinh hình thành được kỹ năng tự tiếp nhận, tự đọc, tự khám
phá tác phẩm văn học.
Phải phân hoá được trình độ của học sinh.
Phải có cách diễn đạt trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn.
*) Từ việc khảo sát và cơ sở đánh giá trên, ta thấy, hệ thống câu hỏi
trong SGK thí điểm – Bộ 2 đã có những ưu điểm sau
SGK Văn 7 (Vũ Ngọc Khánh – Chủ biên -NXB Giáo dục - 1978) chủ yếu
đưa ra những câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức như:
Những việc sai bảo của mẹ Cám cho thấy mụ ta có thái độ và thủ đoạn gì?
Tấm có bị bơ vơ thật không? Những gì xuất hiện để giúp Tấm?
thì.
Còn SGK thí điểm - Bộ 2 đưa ra những câu hỏi có sự biến đổi về chất
Với phương châm giúp học sinh từ “đọc” đến “hiểu” tác phẩm, SGK đã chú
ý đưa ra những câu hỏi về nội dung (Câu1,2) và về nghệ thuật (Câu 3, 4);
Chú ý hướng học sinh vào việc tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đích thực,

×