Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.21 KB, 4 trang )
Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc
(Phần cuối)
Sử dụng những bàn đạp để thăng tiến
Các nhà phân tích kinh doanh và thị trường thế giới đã phải kinh ngạc trước
bước tiến của các công ty Trung Quốc vào thị trường thế giới và khả nǎng cạnh tranh
của họ trên thị trường bằng lợi thế giá rẻ. Phân tích các thủ thuật của các công ty
Trung Quốc, các nhà phân tích xác nhận rằng các công ty Trung Quốc đã sử dụng
nhiều thị trường để làm bàn đạp, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh, phân phối hàng hóa
và dịch vụ sau bán hàng để vươn ra các thị trường lớn hơn.
Các công xứ sở Đại Lục giành chỗ đứng ở những thị trường bàn đạp bằng cách
bán các sản phẩm của họ qua các nhà nhập khẩu. Các công ty nhập khẩu bán hàng hóa
Trung Quốc với nhãn hàng hóa riêng của họ. Khi đã đứng chân vững chắc, các công ty
Trung Quốc mới bắt đầu giành lại nhãn hiệu hàng hóa của họ. Hiện nay, các tên Trung
Quốc như Khonka Group Ltd; Sichuan Changhong Electrics Co.; TCL International
Holdings Ltd. đang nhanh chóng bành trướng ra khắp Đông Nam Á. TCL International
Holdings Ltd thiết lập các vǎn phòng, thậm chí cả nhà máy, ở Phillipines và Indonesia
trong 3 nǎm qua. Terry Yi, Tổng giám đốc của TCL Overseas Marketing Ltd nói rằng
mục tiêu của TCL là thiết lập nhãn hàng hóa toàn cầu và đây mới thực sự là kinh
doanh của tương lai. Nǎm 2002, TCL đã mua công ty Schneider Electronics AG, một
công ty đang phá sản của Đức và nay TCL đang sǎn tìm mua công ty ở Mỹ. Trong khi
TCL bỏ qua đối tác Khind của Malaysia, công ty đã từng bán vô tuyến truyền hình
giúp TCL dưới nhãn hàng hóa của Khind, thì các công ty Trung Quốc khác như Konka
và Sichuan Changhong, hai công ty khổng lồ sản xuất vô tuyến truyền hình của Trung
Quốc bắt đầu bán hàng hóa của họ ở thị trường này.
Paul Temporal, nhà tư vấn về nhãn hiệu hàng hóa Singapore cho rằng người
Trung Quốc có kỹ nǎng sản xuất tầm cỡ thế giới và họ đang học kỹ nǎng tiếp thị tầm
cỡ thế giới từ việc cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như
Motorola. Cánh cửa hy vọng đang đóng lại nhanh chóng đối với các công ty của
những nước còn chậm chạp trong việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho riêng mình.
Sau khi đã tạo đà ở thị trường Đông Nam Á - một thị trường có uy tín trên thế