Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai 1 Cac cap to chuc cua the gioi song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.72 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 6/8/2017. Ngày dạy: PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG. I. Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. - Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. - Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật. - Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng vẽ sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật. 3. Thái độ: - Chỉ ra được mặc dù thế giới sống đa dạng nhưng có tính thống nhất. - Bảo vệ sinh vật, yêu thiên nhiên. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, viết. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực nghiên cứu khoa hoc.. TIẾT 1 - BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC THẾ GIỚI SỐNG. I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. - Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các cấp bậc. - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân. 3. Thái độ: - Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất. - Yêu thích môn học. - Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, viết..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực nghiên cứu khoa học. II. Phương tiện dạy học: - Sgk Sinh học 10. - Máy chiếu, bài giảng powerpoint. III. Nội dung trọng tâm: - Các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. - Tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. IV. Phương pháp dạy học: -Vấn đáp, trực quan. -Thảo luận nhóm. V. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá: - Kiểm tra bài cũ (không hỏi bài cũ): Giới thiệu tổng quan về chương trình lớp 10. - Giáo viên đặt vấn đề: Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loài sinh vật khác nhau như động vật, thực vật, vsv…Dù thế giới sống rất đa dạng nhưng nó lại có tính thống nhất rất cao và được tổ chức theo những nguyên tắc chặt chẽ. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay để biết thế giới sống được tổ chức như thế nào? 2. Kết nối: Hoạt động: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống. Hoạt động Giáo viên và Học sinh. Nội dung Giáo viên: Hãy kể tên sinh vật và vật vô sinh I. Các cấp tổ chức của thế giới sống. mà em biết? Từ đó cho biết sinh vật khác vật vô sinh ở chỗ nào? - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc Học sinh: Tư duy trả lời. thứ bậc chặt chẽ: phân tử  đại phân tử  Giáo viên: Em hãy nghiên cứu thông tin bào quan  tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ SGK và hình 1.1, nêu các cấp tổ chức của thế quan  cơ thể  quần thể  quần xã  hệ giới sống? sinh thái  sinh quyển. Học sinh: Quan sát hình vẽ 1.1 nghiên cứu - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống trả lời. bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ Giáo viên: Trong đó cấp tổ chức nào là cơ sinh thái. bản? Học sinh: Tham khảo SGK, quan sát hình và trả lời. Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm : Mô , cơ quan , hệ cơ quan , cơ thể , quần thể , quần xã và hệ sinh thái . Học sinh: Quan sát trả lời. H: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ nên mọi cơ thế sinh vật? thể sinh vật..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh: Tư duy trả lời. Giáo viên: Trong các cấp của thế giới sống tế bào giữ vai trò quan trọng như thế nào? Học sinh: Tư duy trả lời. H: Ý nghĩa của sự đa dạng các cấp tổ chức sống? Học sinh: Tư duy trả lời. Giáo viên: Sự đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật / đa dạng sinh học . H: Để đảm bảo sự đa dạng sinh học chúng ta phải làm gì ? Học sinh: Chúng ta phải bảo vệ các loài sinh vật và bảo vệ môi trường sống. VI. Thực hành luyện tập: Giáo viên chiếu slide: Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ? a. Quần thể b. Quần xã c. Cơ thể d. Hệ sinh thái Câu 2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là : a. Sinh quyến b. Hệ sinh thái c. Loài d. Hệ cơ quan Câu 3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành : a. Hệ cơ quan b. Mô c. Cơ thể d. Cơ quan VII. Hướng dẫn học bài: Về nhà nghiên cứu: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………... TIẾT 2 - BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC THẾ GIỚI SỐNG. I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. +) Nêu khái niệm nguyên tắc thứ bậc và đặc tính nổi trội, và ví dụ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> +) Nêu khái niệm hệ thống mở. +) Giải thích sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân. 3. Thái độ: - Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất. - Yêu thích môn học. - Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, viết. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực nghiên cứu khoa học. II. Phương tiện dạy học: - Sgk Sinh học 10. - Máy chiếu, bài giảng powerpoint. III. Nội dung trọng tâm: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức thế giới sống. IV. Phương pháp dạy học: -Vấn đáp, trực quan. -Thảo luận nhóm. V. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá: - Kiểm tra bài cũ: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản. Giáo viên đặt vấn đề: Các cấp tổ chức sống ngoài được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ còn có những đặc điểm nào chúng ta cùng tìm hiểu phần II. 2. Kết nối: Hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. Hoạt động của Giaó viên – Học sinh Nội dung Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: học sinh quan sát kênh hình và kênh chữ trả 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: - Nguyên tắc thứ bậc: lời các câu hỏi. + Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây Nhóm 1, 2: Tìm hiểu mục 1 phần II và trả lời dựng nên tổ chức sống cấp trên. các câu hỏi sau: + Ví dụ: Tế bào cấu tạo nên mô, các mô H: - Nguyên tắc thứ bậc là gì? Cho ví dụ tạo thành cơ quan… minh họa? Bào quan  tế bào  mô  cơ quan  cơ - Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đặc điểm nổi trội do đâu mà có? - Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì? Nhóm 3: Tìm hiểu mục 2 phần II và trả lời các câu hỏi sau: H: - Hệ thống mở là gì? Ví dụ? - Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào? Câu hỏi mở rộng: - Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong môi trường? - Tại sao ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến phát sinh bệnh? - Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ động trong điều hòa cân bằng nội môi ? Nhóm 4: Tìm hiểu mục 3 phần II và trả lời các câu hỏi sau: H: Tại sao các sinh vật đều có đặc điểm chung? - Tại sao thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú? * Để thế giới sống đa dạng và phong phú chúng ta phải làm gì? Học sinh: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời các câu hỏi. Giáo viên: Nhận xét và bổ sung kiến thức. Giáo viên lấy ví dụ: Động vật lấy thức ăn, nước uống ở môi trường, hít thở không khí để sinh trưởng và phát triển, xong nó thải cặn bã vào môi trường. Nếu mật độ quần thể quá đông môi trường không đủ sức chứa sinh vật sẽ cạnh tranh nhau làm môi trường bị ảnh hưởng, bị phá hủy Giáo viên liên hệ: +Trong trồng trọt và chăn nuôi cần tạo điều kiện tốt cho sv sinh trưởng và phát triển. + Con người tác động, khai thác môi trường, cải tạo môi trường nhưng khai thác quá mức làm môi trường cạn kiệt, ôi nhiễm môi. thể… - Ngoài đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội: + Trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng, và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hóa thích nghi với môi trường sống. + Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , nhưng tập hợp của nhiều tế bào thần kinh tạo nên bộ não con người , làm cho con người có trí thông minh và trạng thái tình cảm.. 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Khái niệm hệ thống mở: + Sinh vật thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường , góp phần làm biến đổi môi trường . + Ví dụ: Quá trình quang hợp của cây xanh - Khái niệm hệ tự điều chỉnh: + Sinh vật có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống , giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trường. *KL: Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất , giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các cấp tổ chức sống trong môi trường.. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa: - Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung. - Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú.. VI. Thực hành luyện tập: Giáo viên chiếu slide: Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống: A. Một hệ thống mở B. Có khả năng tự điều chỉnh C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường D. Cả a, b, c, đều đúng Câu 2: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật. B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi. C. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống. D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 4: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì A. Chúng sống trong những môi trường giống nhau . B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào . C. Chúng đều có chung một tổ tiên . D. Tất cả các điều trên đều đúng . VII. Hướng dẫn học bài: - Làm bài tập 3, 4 sgk trang 9. -Về nhà nghiên cứu bài 2 trang 10: Các giới sinh vật. VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. * Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ 3: Khi trời nóng, cơ thể có cơ chế đều hòa thân nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, tăng tiết mồ hôi, giảm quá trình dị hóa . Khi trời lạnh, cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da, giảm tiết mồ hôi, tăng quá trình dị hóa Ví dụ 4: Động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ sẽ tự điều chỉnh số lượng và phụ thuộc vào nhau. khi động vật ăn cỏ phát triển mạnh (linh dương chẳng hạn) thì những loài ăn thịt sẽ có nhiều thức ăn như sư tử, báo, linh cẩu... và vì vậy mà số lượng của chúng cũng sẽ tăng lên/ điều ngược lại khi loài ăn cỏ có số lượng ít thì những loài ăn thịt cũng tự điều chỉnh số lượng giảm theo. Ví dụ 5: Cơ thể thực vật tự điều chỉnh lượng nước thoát hơi qua lá nhờ cơ chế đóng mở khí khổng, tăng giảm độ dày của lớp cutin, ....

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×